Phân tích và đánh giá cổ phiếu ctcp xi măng hoàng mai.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam có lịch sử không lâu đời Ngày 11-7-1998Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chínhthức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam Từ đó cho đến 2005, thịtrường luôn ở trong trạng thái gà gật Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coilà mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nammột diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sởgiao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC Năm2007 đánh dấu một giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ Cùng trong xu thếchung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.Cùng với những diễn biến phức tạp cả trong nước và trên trường quốc tế, năm2009 trôi qua với những sự lên xuống khó lường của những mã cổ phiếu Vậy là,chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, thị trường chứng khoán đã trải qua hầunhư mọi giai đoạn thịnh suy kéo theo đó là đủ cung bậc cảm xúc của nhà đầu tư.Tuy nhiên, có một thực tiễn là nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam khá đôngnhưng số người thực sự hiểu biết về phương pháp đầu tư chứng khoán lại khôngnhiều Đa phần trong số họ đều hành động theo cảm tính và bị tâm lý số đông lấnáp Điều này chính là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thị trường khikhông thể định giá cổ phiếu theo đúng cách.
Từ thực tiễn đó, nhóm sinh viên xin mạnh dạn thực hành những kiến thức đượctiếp thu vào việc định giá một mã cổ phiếu trên thị trường Cổ phiếu chúng tôichọn là mã HOM của công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai - một mã cổ phiếu mớichính thức được lên sàn vào tháng 7/2009 và đã ngay lập tức thu hút được sự quantâm của các nhà đầu tư.
Trang 2MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần I: Giới thiệu về công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai và mã cổ phiếu HOM1.1Giới thiệu chung về doanh nghiệp 3
1.2 Giới thiệu mã cổ phiếu 5
Phần II: Phân tích và định giá cổ phiếu2.1 Phân tích cơ bản 8
2.1.1 Phân tích vĩ mô nền kinh tế 8
2.1.2 Phântích ngành 15
2.1.3 Phân tích công ty 19
2.1.3.1 Phân tích cơ bản về công ty 19
2.1.3.2 Phân tích tài chính 21
2.2 Định giá cổ phiếu HOM 28
2.2.1.Phương pháp chiết khấu cổ tức 28
2.2.2.Phương pháp chiết khấu luồng tiền DCF 31
2.2.3.Định giá theo phương pháp P/E và P/B 38
2.2.3.1.Phương pháp P/E 38
2.2.3.2.Phương pháp P/B 39
2.2.4.Định giá dựa trên giá trị tài sản ròng 40
Phần III: NHẬN XÉT VỀ MÃ CỔ PHIẾU HOM3.1.Nhận xét về mã cổ phiếu HOM 40
Trang 33.2 Khuyến nghị với các nhà đầu tư 41Danh mục tài liệu tham khảo 43Kết luận 45
Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHÂNG XI MĂNGHOÀNG MAI VÀ MÃ CỔ PHIẾU HOM
1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp:
Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộcTổng Công ty xi măng Việt Nam, trụ sở tại Thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưutỉnh Nghệ An Tiền thân là Công ty xi măng Nghệ An được thành lập ngày 07tháng 10 năm 1995, sau các bước triển khai theo quy định về đầu tư xây dựng,ngày 15 tháng 4 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 216/TTg phêduyệt đầu tư dự án nhà máy xi măng Hoàng Mai - Nghệ An công suất 4.000 tấnclinker/ngày (tương đương 1,4 triệu tấn xi măng/năm) Hiện nay, Công ty là thànhviên duy nhất thuộc khu vực Miền Trung của T ổng công ty Công nghiệp xi măngViệt Nam (VICEM).
Ngày 09/03/2007, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 367/QĐ-BXD về việcthực hiện cổ phần hóa các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Côngty Xi măng Việt Nam (nay là Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam).Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhànước, công ty xi măng Hoàng Mai đã thành lập Ban cổ phần hóa phối hợp vớiCông ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt triển khai thực hiện các thủ tục ngay từ
Trang 4đầu năm 2007 Đến tháng quý III/2007 các thủ tục cổ phần hóa hoàn thành, ngày30/11/2007 Công ty tổ chức bán đấu giá cổ phiếu cho các cổ đông Ngày03/3/2008 Công ty tổ tức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và thành lập Công tycổ phần xi măng Hoàng Mai và bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Côngty.Ngày 01/04/2008, Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai đã chính thức đi vàohoạt động với số vốn điều lệ 720 tỷ đồng Là một trong 9 thành viên của VICEM,tỷ lệ sở hữu của VICEM trong HOM là 70.96% tương đương 510,918 tỷ đồngtrong đó đại diện sở hữu là các cá nhân.
Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai là đơn vị đầu tiên của Tổng Công ty CNxi măng Việt Nam áp dụng mô hình tiêu thụ sản phẩm qua nhà phân phối chính, ximăng Hoàng Mai đã tận dụng được năng lực của xã hội và xác lập lợi ích hài hòagiữa nhà sản xuất và nhà phân phối Hiện nay công ty có tới 33 nhà phân phốichính trên toàn quốc, trong đó 3 nhà phân phối dự án
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là:- Sản xuất, kinh doanh xi măng và clinker;
- Mua bán xi măng, clinker, thiết bị, phụ tùng, vật tư công nghiệp;- Khai thác, chế biến khoáng sản;
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng;
- Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi;- Kinh doanh vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, phà sông biển;- Kinh doanh đầu tư bất động sản
Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã cung cấp xi măng xây dựng công trìnhcác tầng lớp dân cư và các dự án lớn như: Cầu Vình Tuy (Hà Nội), Thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An), thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh), Trung tâm hội nghị quốc gia (Hà
Trang 5Nội), dự án thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt (Thanh Hóa), Thủy điện Hố Hô (Quảng Bình), Thủy điện Buôn Kơup (Đắc Lắc) v v Với mục tiêu chất lượng là hàng đầu,Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã đạt được nhiều danh hiệu Tháng 8 năm 2004, Công ty đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001:1996 Sản phẩm của Công ty đã đạt nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm tổ chức tại Hà Nội, Thành phố Vinh, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, giải thưởng sao vàng đất Việt năm 2004, giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2004, giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm 2005, giải thưởng vàng chất lượng năm 2005 và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
1.2 Giới thiệu mã cổ phiếu
Ngày 26/05/2009, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HaSTC) chính thức côngbố tiếp nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai.Theo đó, Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Mai sẽ được chấp thuận và chính thứcniêm yết cổ phiếu của mình tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong thời giantới.
Ngày 02/07/2009 ,CTCP Xi măng Hoàng Mai gửi công văn số 1226/TB-TTLKđến Trung tâm Lưu ký Chứng khoán về việc đăng ký cổ phiếu.
Ngày 03/07/2009 Sở GDCK Hà Nội đã có Quyết định chấp thuận niêm yết cổphiếu của CTCP Xi măng Hoàng Mai.
Ngày 9/7/2009, cổ phiếu HOM của CTCP Xi măng Hoàng Mai giao dịch tại SởGDCK Hà Nội (HNX) Theo bản cáo bạch của Xi măng Hoàng Mai và thông tin từHNX, số lượng cổ phiếu HOM đã đăng ký niêm yết là: 72.000.000 cổ phiếu, tương
Trang 6ứng với 720.000.000.000 VND Trong đó, số cổ phiếu thuộc diện hạn chế chuyểnnhượng (cổ phiếu của các thành viên HĐQT, Ban TGĐ, Ban KS) chiếm tới trên70% Như vậy, số lượng cổ phiếu thực tế được phép giao dịch chuyển nhượng chỉlà gần 30%.Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên, giá khớp lệnh cao nhất của HOM đạt18.000 đồng/CP, thấp nhất 15.500 đồng/CP và giá khớp lệnh bình quân đạt 16.600đồng/CP Cổ phiếu Hoàng Mai đã có phiên chào sàn khá thành công với mức giábình quân trong phiên giao dịch đạt 16.600đ/cp, là mức giá cao nhất trong số cácmã cổ phiếu của công nghiệp xi măng Việt Nam Kết thúc phiên giao dịch, đã có367.800 đơn vị cổ phiếu HOM được chuyển nhượng, tương đương với giá trị 6,1 tỷđồng, dư cầu còn lại là 478.100 cổ phiếu Tương quan cung cầu của Hoàng Maitrong phiên đầu giao dịch là khá tích cực khi khối lượng đặt mua lên tới 845.900đơn vị, bằng tới 1,69 lần khối lượng đặt bán Khối lượng đặt mua và khối lượnggiao dịch của Hoàng Mai ở mức cao trong bối cảnh tính thanh khoản toàn thịtrường hạn chế hiện nay thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư đến mã cổ phiếu này Điều này cũng có thể giải thích bởi nhiều nhà phân tích chứng khoán cho rằng vớinhiều thế mạnh cụ thể, HOM là mã cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng và sẽsớm bứt phá.
Kết thúc năm 2009, Công ty ước đạt tổng sản lượng sản xuất 1.340.000 tấnclinker, đạt 100% kế hoạch năm; tổng sản lượng tiêu thụ xi măng là 1.766.000 tấn,doanh thu ước đạt 1.330 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ước đạt trên 150 tỷ đồng.Đây là những kết quả kinh doanh khả quan, tuy nhiên cùng với những biến độngbất ổn của thị trường, mã chứng khoán HOM cũng giảm
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội nhận được Nghị quyết số09/2009/QĐ.HĐQT ngày 02/12/2009 của Hội đồng quản trị CTCP Xi măng Hoàng
Trang 7Mai và công văn số 1695A/XMHM-TCKT ngày 28/12/2009 về việc mua lại cổ
phiếu của công ty làm cổ phiếu quỹ, Từ ngày 7/1 đến ngày 31/3, CTCP Xi măng
Hoàng Mai sẽ thực hiện mua lại cổ phiếu của công ty làm cổ phiếu quỹ với tổng sốlượng đăng ký là 1 triệu cổ phiếu nhằm bình ổn giá cổ phiếu HOM trên thị trường,Công ty sẽ dùng nguồn vốn nhàn rỗi để mua số cổ phiếu này Tuy nhiên cho đếntháng 5/2010, giá mã chứng khoán HOM vẫn dao động khá mạnh, lên đến đỉnh15.500 vào giữa tháng 3 và giảm xuống dưới mức13.000 trong khoảng giữa tháng5Hình ảnh biểu đồ giá mã HOM trong 3 tháng gần đây:
Phần II:PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
2.1 PHÂN TÍCH CƠ BẢN:
2.1.1 Phân tích vĩ mô nền kinh tế:
Trang 8Bối cảnh kinh tế năm 2009 được thể hiện qua một số đặc điểm sau:
-Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng và bắt đầu có dấu hiệu của suygiảm chậm lại.
Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam: Về ngắn và trung hạn:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế suy giảm Xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởngGDP đã bộc lộ rõ qua 2 tháng đầu năm 2009: sản xuất công nghiệp chỉ tăng 2,5%,trong đó riêng khu vực nhà nước còn giảm – 4,4% so với cùng kỳ 2008.
Thứ hai, thương mại giảm sút Nền kinh tế nước ta có độ mở khá lớn (kimngạch xuất nhập khẩu trên GDP vượt quá 170%) nên tác động của việc suy giảmtăng trưởng thương mại thế giới có tác động tiêu cực với tăng trưởng kinh tế trongnước Đặc biệt là việc thu hẹp các “đầu ra” chính cho xuất khẩu hàng hoá của ta làMỹ, EU, Nhật Bản (thường chiếm tổng cộng trên 50% kim ngạch xuất khẩu) sẽlàm giảm động lực tăng trưởng quan trọng này Trong khi đó, Trung Quốc, hiệnchiếm khoảng 7% kim ngạch xuất khẩu và 20% kim ngạch nhập khẩu của ta, lạiđang giảm nhập khẩu nguyên liệu từ Việt Nam, đồng thời tăng mạnh áp lực cạnhtranh về giá cả lên các doanh nghiệp của ta.
Thứ ba, đầu tư nước ngoài sụt giảm Dòng FDI đang giảm mạnh trên toàn cầu,sẽ gây khó khăn cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Namtrong thời gian tới Tính đến 20/2/2009, số dự án FDI giảm 65% còn vốn đăng kýchỉ đạt 1,5 tỷ USD, giảm 69% so với cùng kỳ 2008 Trong khi đó, dòng vốn đầu tưgián tiếp gần như cạn kiệt Dòng kiều hối cũng sẽ sụt giảm.
Trang 9Thứ tư, du lịch và xuất khẩu lao động sa sút Lượng khách nước ngoài vào ViệtNam tháng 1/2009 ước tính đạt 370 ngàn lượt người, giảm 11,9% so với cùng kỳ2008 Trong khi, nhiều lao động xuất khẩu buộc phải về nước trước thời hạn.
Thứ năm, mất cân đối vĩ mô trầm trọng hơn Về vấn đề thất nghiệp, nhiềudoanh nghiệp xuất khẩu phải giãn thợ hay sa thải công nhân góp phần làm giảmviệc làm, tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm thu nhập của một bộ phận người lao động.Theo thông tin tháng 2/2009 của Bộ LĐ-TB-XH, ít nhất có 400 ngàn lao động tạicác doanh nghiệp đã mất việc làm Nghiên cứu của VASS cho biết, có khả năng tỷlệ thất nghiệp năm 2009 sẽ lên đến 6,7% Thâm hụt ngân sách có thể vượt ngưỡngkỷ lục 8% do các nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô, thuế xuất-nhập khẩu, thuế thunhập doanh nghiệp, … giảm mạnh (dự báo có thể giảm 50 đến 90 ngàn tỷ đồngtrong 2009) trong khi nhu cầu chi ngân sách tăng lên do phải kích cầu và hỗ trợ ansinh xã hội Cán cân thương mại và cán cân vãng lai có thể chỉ được cải thiện trongngắn hạn Chính sách tiền tệ chỉ còn một hành lang hẹp: vừa phải nới lỏng, vừaphải đề phòng lạm phát quay trở lại Giải pháp hỗ trợ lãi suất 4% có tác dụng tíchcực giúp DN giảm chi phí vốn, lập lại cân bằng trên bảng kế toán, nhưng lại gâymất cân bằng cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Về dài hạn, chúng ta thấy những nguy cơ và cơ hội như sau: Nguy cơ lạm phát cao và khả năng đình lạm trên toàn cầu Nguy cơ khan hiếm nguồn vốn đầu tư FDI
Nguy cơ thương mại toàn cầu phục hồi chậm và cạnh tranh thương mại giatăng
Và còn có các cơ hội: Cơ hội công nghệ rẻ
Cơ hội hội nhập quốc tế về tài chính ít rủi ro hơn
Trang 10-Các trung tâm kinh tế thế giới tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã dần phục hồi.Nền kinh tế Hoa Kỳ, khu vực đồng Euro, Anh, Nhật Bản đều đã tăng trưởngtrong quý IV/2009 Dù năm 2009 rất khó khăn bởi suy thoái kinh tế trầm trọngnhưng theo giới phân tích, hậu quả của khủng hoảng không quá nặng nề nhưnhững dự đoán được đưa ra trước đó Và những tín hiệu vui xuất hiện vào dịp cuốinăm 2009 sẽ trở thành tiền đề tốt cho năm 2010 Hiện, kinh tế Hoa Kỳ được phụchồi nhờ sự tiếp sức của thị trường lao động dần ổn định và sự gia tăng đôi chúttrong lĩnh vực sản xuất Kinh tế Hoa Kỳ đã tăng trưởng 2,2% trong quý III/2009.Ngoài ra, theo thông tin từ Chính phủ nước này, mới đây, tỷ lệ nộp đơn xin trợ cấpthất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2008.
Với khu vực EU, hầu hết các nước đã bắt đầu tăng trưởng từ quý III/2009 Kinhtế Nga đã tăng trưởng tốt trong quý IV/2009 và dự đoán năm 2010 sẽ đạt mức tăngtrưởng khoảng 3 - 5% Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng dự đoán các nềnkinh tế đang phát triển trong khu vực sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 6,6% năm2010; Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,9%, Ấn Độ 7%.
-Kinh tế khu vực cũng vẫn đang gặp khó khăn, chưa có dấu hiệu của phục hồi rõrệt và tăng trưởng mạnh trở lại
Khi thị trường xuất khẩu toàn cầu sụp đổ, đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảmmạnh, những nước ASEAN nào có nền kinh tế càng mở càng bị tác động nặng nề.Đa số các nền kinh tế trong ASEAN thuộc nhóm 50 nước xuất khẩu lớn nhất thếgiới Trong đó,Malaysia (xuất khẩu bằng 100% GDP), Singapore (xuất khẩu bằng200% GDP) và Thái Lan (xuất khẩu bằng 60% GDP) nằm trong danh sách 10 nướcphụ thuộc nhiều nhất vào xuất khẩu.
Trang 11Tháng 10/2008, Singapore đã trở thành nước châu Á đầu tiên bước vào suythoái Tình hình ngày càng nặng nề sau khi các nền kinh tế lớn trên thế giới lâmvào khủng hoảng, trong đó có các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Singapore nhưLiên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Trong cùng một cảnh ngộ tại vùng Đông Nam Á, có thể kể đến Thái Lan Nếutrước lúc xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, tỷ trọng xuất khẩutrong nền kinh tế nước này chỉ là 40 %, thì hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng lên mức 60%.Với tình trạng kinh tế khó khăn tại ba thị trường nhập khẩu chủ chốt là châu Âu,Hoa Kỳ và Nhật Bản từ sau khi khủng hoảng tài chính bùng phát, rõ ràng xuấtkhẩu của Thái Lan, Singapore và của các nước châu Á khác đều bị tuột dốc.Việt Nam chẳng hạn, đã phải ghi nhận đà sụt giảm của của xuất khẩu kể từ tháng 7năm ngoái đến nay Indonesia, vào tháng 10 vừa qua, đã ghi nhận tỷ lệ giảm 11,6%so với cùng kỳ năm 2007.
Ngoài ra, những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu đã làm giảm mạnhý định đầu tư mạo hiểm vào các thị trường đang nổi lên, kết quả là dòng vốn đầu tưgián tiếp ra nước ngoài giảm mạnh Trong khi đó, các nhà đầu tư thuộc các nướctrong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đang rút vốn về nước để bùđắp cho thua lỗ ở kinh tế nội địa, nên dòng vốn đầu tư tư nhân cũng chưa có dấuhiệu tăng trở lại.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tổng lượng vốn đầu tư toàn cầu sẽ giảm tới47%, chỉ còn 530 tỷ USD trong năm 2009, do kinh tế toàn cầu suy thoái, đầu tưtrực tiếp của nước ngoài có thể còn giảm mạnh hơn.
Nền kinh tế Singapore có nguy cơ thụt lùi với tỷ lệ âm 2% trong năm 2009.Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan năm 2008 chỉ đạt 3%, thấp hơn nhiều so với
Trang 12mức dự kiến 5,1% mà chính phủ nước này đưa ra hồi tháng 9 vừa qua Đà suygiảm sẽ trở nên trầm trọng hơn và nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế Thái Lannăm 2009 chỉ đạt khoảng 1%, mức thấp nhất trong mười năm qua.
Tuy nhiên, khác với cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á cách đây 10 năm, lầnnày Đông Nam Á chỉ nằm ở ngoại vi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Hệthống ngân hàng, cán cân tài chính và dự trữ ngoại tệ của các nước trong vùng kháhơn trước, tạo điều kiện cho các nền kinh tế khu vực chống đỡ được một phần tácđộng xấu từ bên ngoài Phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, các nền kinh tế ĐôngNam Á chỉ khởi sắc khi các thị trường chính hồi phục, dự đoán vào nửa cuối 2009hoặc 2010./.
-Kinh tế trong nước bắt đầu có dấu hiệu phục hồi yếu ớt sau những chao đảo củathời kỳ cuối năm 2008 đầu 2009.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thìmức tăng GDP của Việt Nam năm 2009 là 5,32% là một thành công lớn So vớimức 6,18% của năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay thấp hơn, nhưng đãvượt mục tiêu.
Nếu như hai quí đầu, sức tăng trưởng kinh tế vẫn bị chững lại, chỉ dưới 5% docòn độ trễ của đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, thì hai quí sau, tốcđộ đã nâng dần lên 6,04% và 6,9%.
Trong cơ cấu GDP, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%, khu vựccông nghiệp và xây dựng tăng 5,52% và khu vực dịch vụ tăng 6,63%
Ông Nguyễn Đức Hòa, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thốngkê nhận định, Việt Nam là một trong số ít các nước giữ được tốc độ tăng trưởngdương tương đối cao.
Trang 13-Các chính sách vĩ mô của Chính phủ trong thời gian gần đây là tương đối đúng vàcơ bản là kịp thời nhằm kiềm chế lạm phát
Trong bối cảnh kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, hàng loạt quốc gia tiến hànhthực hiện những gói kích cầu nhiều nghìn tỷ USD Trong khi đó, Chính phủ lựachọn giải pháp hỗ trợ lãi suất mà không chọn giải pháp như gói kích thích kinh tếcác nước, và không chỉ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn hỗ trợ cho cả hộ sảnxuất
Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô và kinh nghiệm kích thích kinh tế của các nước, đểchống suy giảm kinh tế, chính sách tài khoá đóng vai trò cơ bản, còn chính sáchtiền tệ là hỗ trợ.
Tuy nhiên, việc sử dụng các gói kích thích kinh tế ở các nước cũng khác biệtnhau, tuỳ thuộc vào khả năng của ngân sách nhà nước, tình trạng khủng hoảng tàichính và mục tiêu kinh tế vĩ mô của mỗi nước.
Gói kích thích kinh tế của Anh tương ứng 5% GDP, Mỹ (30%), Trung Quốc(30%), Pháp (14%), Thụy Điển (1,5%), Nga (16,3%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,9%), Ấn Độ(0,8%), Malaysia (1,2%), Kazăcxtan (14,3%)
Khi nghiên cứu thực hiện gói kích thích kinh tế 17.000 tỷ đồng, có nhiềuphương án được đặt ra: thứ nhất, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cảvốn lưu động và đầu tư tài sản cố định.
Thứ hai, sử dụng để đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quy mô lớnnhư đường cao tốc, quốc lộ, sân bay, cảng biển.
Thứ ba, xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng, nhà ở cho công nhân khucông nghiệp, nhà ở xã hội, các khu ký túc xá sinh viên; nhà ở cho người nghèo, lậpQuỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cấp bù lãi suất tín dụng đầu tưphát triển nhà nước và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trang 14Quá trình thảo luận giữa các cơ quan hữu quan cho thấy, nếu sử dụng 17.000 tỷđồng cho quá nhiều đối tượng sẽ làm phân tán nguồn lực, không tạo nên tính độtphá và việc giải ngân chậm nguồn vốn kích cầu còn làm xấu hơn tình hình kinh tế -xã hội.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 17/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đãquyết định phương án tối ưu là sử dụng toàn bộ 17.000 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất4%/năm cho khoản vay ngân hàng bằng VND của doanh nghiệp, hộ sản xuất (dựkiến lan tỏa dư nợ khoảng 630.000 tỷ đồng) bắt đầu thực hiện từ tháng 2/2009, đốivới hầu hết các ngành, lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế Lãi suất tiền vay sau khiđược hỗ trợ còn khoảng từ 4 - 6%/năm, tương đương với lãi suất tiền vay bằngđồng bản tệ ở nhiều nước (Thái Lan 7%/năm, Malaysia 6,5%/năm, Mỹ 6%/năm,Trung Quốc 7%/năm).
Việc thực hiện hỗ trợ lãi suất đã tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thươngmại không hạ lãi suất cho vay, kết hợp không hạ thấp tiêu chí cho vay, không tănglãi suất huy động mà vẫn tiếp tục huy động vốn từ thị trường để cho vay Thực tếcho thấy quyết sách của Chính phủ là đúng đắn.
Tuy nhiên, theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, việc thực thi chính sách tiền tệ “nớilỏng” để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nếu sử dụng dài hạn thì không làm tăng trưởngkinh tế mà tác động làm tăng lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn sảnlượng tiềm năng, nói cách khác lớn hơn mức tăng sản lượng mà nền kinh tế sửdụng tối đa các nguồn lực, sẽ dẫn đến lạm phát cao, ngược lại thì lạm phát thấp.Bảy tháng đầu năm 2009, kinh tế nước ta dần lấy lại được đà tăng trưởng khi 6tháng GDP tăng 3,9%, tháng 7, sản xuất nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ tiếptục gia tăng, lạm phát là 3,22%.
Trang 15Trong những tháng cuối năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưngsản xuất - kinh doanh có chiều hướng thuận lợi hơn, nhưng lạm phát có xu hướngtăng do tác động của chính sách tài khoá, tiền tệ nới lỏng, Nhà nước điều chỉnhtăng lương và giá một số vật tư đầu vào
2.1.2 Phân tích ngành:
-Sơ lược về lịch sử phát triển của ngành xi măng trên thế giới:
Từ xa xưa, con người đã biết dùng những vật liệu đơn sơ như đất sét, đất bùnnhào rác, dăm gỗ, cỏ khô băm …để làm gạch, đắp tường, dựng vách cho chỗ trúngụ của mình.
Có thể tóm lược các bước hình thành xi măng như sau: Người Ai Cập đã dùng vôi tôi làm vật liệu chính.
Người Hy Lạp trôn thêm vào vôi đất núi lửa ở đảo Santorin, hỗn hợp này đã được cácnhà xây dựng thời đó ưu ái nhiều năm.
Người La Mã thêm vào loại tro – đất núi lửa Vésuve miền Puzzolles Về saunày, phún – xuất – thạch núi lửa được dùng làm một loại phụ gia hoạt tínhchịu cách nhiệt và cách âm, và trở thành danh từ chung “Pozzolana” (Anh),“Pouzzolane” (Pháp)
Vào năm 1750, kỹ sư Smeaton người Anh, nhận nhiệm vụ xây dựng ngọnhải đăng Eddystone vùng Cornuailles Ông đã thử nghiệm dùng lần lượt cácloại vật liệu như thạch cao, đá vôi, đá phún xuất… Và ông khám phá ra rằngloại tốt nhất đó là hỗn hợp nung giữa đá vôi và đất sét.
Hơn 60 năm sau, 1812, một người Pháp tên Louis Vicat hoàn chỉnh điềukhám phá của Smeaton, bằng cách xác định vai trò và tỷ lệ đất sét trong hỗnhợp vôi nung nói trên Và thành quả của ông là bước quyết định ra công thứcchế tạo xi măng sau này.
Ít năm sau, 1724, một người Anh tên Joseph Aspdin lấy bằng sáng chế xi
Trang 16măng (bởi từ latinh Caementum : chất kết dính), trên cơ sở nung một hỗnhợp 3 phần đá vôi + 1 đất sét
Chưa hết, 20 năm sau, Isaac Charles Johnson đẩy thêm một bước nữa bằngcách nâng cao nhiệt độ nung tới mức làm nóng chảy một phần nguyên liệutrước khi kết khối thành “clinker”.
Từ đây, đã bùng nổ hằng loạt các nhà máy lớn nhỏ với nhiều kiểu lò nung tínhnăng khác nhau: xi măng đã làm một cuộc cách mạng trong lĩnh vực xây dựng.-Ở Việt Nam, xi măng là ngành công nghiệp phát triển sớm nhất (để phục vụ choquá trình cai trị của người Pháp), từ năm 1899 tại Hải Phòng đó cũng là cái nôicủa ngành xi măng Việt Nam hiện nay.
Hiện nay năng lực sản xuất xi măng trong nước của Việt Nam vào khoảng 55triệu tấn Một số nhà máy lớn như: xi măng Nghi Sơn, xi măng Bỉm Sơn, xi măngCẩm Phả, XM Tam Điệp, XM Hoàng Mai, XM Bút Sơn, XM Hoàng Thạch, XMHải Phòng, XM Hà Tiên
Trong bối cảnh cầu vượt cung và nguồn vốn trong nước bị hạn chế cũng nhưvai trò quan trọng ngành công nghiệp xi măng Chính phủ đã khuyến khích các nhàđầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành công nhiệp này dưới hình thức liên doanh.Năm 1994, các tập đoàn Chinfon Global, Lucksvaxi, Holderbank đã nhảy vào vàlập những dự án liên doanh : Chinfon, Văn Xá, Sao Mai Sự bước vào hoạt đọângcủa các công ty liên doanh năm 1997 làm thay đổi cơ cấu thị trường, từ một thịtrường độc quyền chuyển sang thị trường thiểu số độc quyền Nền tảng và cơ sởcho việc phân tích thị trường và chiến lược doanh nghiệp ở thị trường thiểu số độcquyền này dựa trên ba yếu tố chính: chi phí sản xuất, hàng rào ngăn cản các nhàđầu tư nhảy vào và sự phản ứng mang tính chiến lược giữa các công ty trong ngànhxi măng này Sự chuyển sang cơ cấu thị trường thiểu số độc quyền làm tăng sức
Trang 17cạnh tranh trong ngành qua việc giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sảnphẩm, cải thiện phong cách phục vụ của các công ty, mang lại cho người tiêu dùngnhiều thuận lợi Hơn nữa, việc xuất hiện những liên doanh đã loại bỏ được việcchảy máu ngoại tệ do việc nhập khẩu, sử dụng nguồn tài nguyên trong nước cũngnhư việc tận dụng nguồn lực từ nước ngoài.
-Các yếu tố tác động tới cạnh tranh của ngành:
Tác động của người mua tới các DN trong ngành: địa bàn tiêu thụ, triểnvọng ngành xây dựng
Tác động của người bán tới các DN trong ngành: nguồn nguyên liệu tựnhiên, diễn biến giá nhiên liệu
Ảnh hưởng của sản phẩm thay thế: xi măng là nguyên liệu không có tínhthay thế hoặc có chăng là rất thấp vì rất khó có thể tìm được nguyên liệuthay thế hoàn hảo nào
Ảnh hưởng của các sản phẩm mang tính hỗ trợ: xi măng là nguyên liệu chủyếu trong quá trình xây dựng, mặc dù hiện nay xuất hiện khá nhiều sảnphẩm mang tính hỗ trợ, nhưng cũng chỉ mang tính ngắn hạn và độ bền kémhơn nhiều
Nguy cơ của đối thủ mới gia nhập: lợi thế địa lý, rào cản ngừng thành lậpmới các nhà máy xi măng
Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành: sự gia tăng các nhà máy sản xuấtxi măng, lợi thế về hệ thống phân phối và giá bán cạnh tranh
-Cấu trúc ngành thuộc dạng thiểu số độc quyền
Sự cạnh tranh làm cho giá xi măng giảm rất nhiều so với trước đây nhưng sovới thế giới và khu vực thì giá xi măng Việt Nam còn rất cao Hiện tại, giá thành
Trang 18bình quân của sản phẩm xi măng Việt Nam cao hơn giá thành bình quân của thếgiới và khu vực là 25% Vậy các công ty xi măng Việt Nam, một mặt nên kéo dàithời gian hoàn vốn đầu tư; mặt khác, quản lý tốt hơn về vận tải, phân phối, sử dụngvật tư, nhiên liệu để giảm giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của ngành.
2.1.3 Phân tích công ty:
2.1.3.1.Phân tích cơ bản về công ty:
Triển vọng phát triển:
Thời gian qua, sản lượng sản xuất/năm của HOM đã không ngừng tăng, riên 11tháng đầu năm 2009, sản lượng đã đạt 96% kế hoạch năm Với định hướng giatăng sản xuất, phấn đấu hàng năm đạt và vượt công suất thiết kế, hoàn chỉnh môhình tiêu thụ, mở rộng thị trường, lành mạnh tình hình tài chính và nâng cao chấtlượng cán bộ CNV Đây là những định hướng hết sức hợp lý và đúng đắn với bấtkỳ công ty sản xuất nào.
Với hiệu suất sử dụng lò chưa đạt công suất thiết kế, công ty sẽ triển khai thựchiện đầu tư dự án dây chuyền sản xuất đá xây dựng có công suất 100 tấn/giờ vớitổng mức đầu tư 6.68 tỷ đồng và hiệu quả dự kiến khoảng 2 tỷ đồng/năm Và thờigian tới nếu tình hình thuận lợi sẽ thực hiện dự án dây chuyền xi măng Hoàng Mai2 với công suất thiết kế 4.5 triệu tấn xi măng/ năm Dự kiến thời gian đầu tư dự ántrong giai đoạn 2010-2014
Về phương hướng tập trung vốn, cùng với quá trình sản xuất và không ngừngmở rộng, nợ vay của HOM sẽ tiếp tục tăng lên Việc vay vốn trong khi vốn lưuđộng luôn trong tình trạng âm, mặc dù có được cải thiện hơn theo thời gian nhưng
Trang 19sẽ là một rào cản lớn do ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của mình Tuy vậy, lượngtiền mặt đang có xu hướng tăng lên nên mức độ rủi ro thanh toán sẽ được giảmthiểu.
Trái với tình hình nợ vay các quý năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu đang có xuhướng tăng do tăng lợi nhuận chưa phân phối Hiện HOM duy trì tỷ lệ chi trả cổtức ở mức khá thấp (10%) trong khi không tiến hành trích lập các quỹ Do đó, lợinhuận giữ lại để phục vụ tái đầu tư sẽ là rất lớn.
Năng lực cạnh tranh:
Là thành viên duy nhất thuộc khu vực miền Trung của Tổng công ty Côngnghiệp xi măng Việt Nam (VICEM), HOM có lợi thế trong chiếm lĩnh thị trườngkhu vực này và có điều kiện mở rộng thị trường với hệ thống phân phối rộng khắpcả nước Hiện tại trên địa bàn cả nước có trên 60 doanh nghiệp sản xuất xi măngvới sản lượng cung ứng ra thị trường không ngừng tăng Trong đó, tổng công tycông nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) với 9 thành viên chiếm thị phần trên37% lượng tiêu thụ toàn thị trường và HOM là một trong 9 thành viên sản xuất cóquy mô trung bình của VICEM
Là đơn vị đầu tiên của VICEM áp dụng mô hình bán hàng qua nhà phân phốichính thức được đánh giá cao về hiệu quả và tính linh động Hiện nay, công ty có33 nhà phân phối chính trên toàn quốc trong đó có 3 nhà phân phối dự án Hệthồng phân phối rộng khắp cả nước trong đó 57 cơ sở tại khu vực phía Bắc, 36 cơsở tại khu vực miền Trung và 31 cơ sở tại khu vực phía Nam, thiết lập mối quan hệhợp tác với 42 đối tác trong ngành xây dựng
Trang 20Giá bán của HOM hiện cũng thấp hơn khá nhiều so với các thành viên VICEMmà cụ thể là các thành viên ở phía Bắc ( miền Nam cung không đủ cầu nên giá caohơn miền Bắc) Cụ thể, tại thời điểm 25/12/2009 giá xi măng Hải Phòng là 910,000VNĐ/tấn trong khi giá của HOM là 870,000 VNĐ/tấn Trước đó theo thống kê củaVICEM thì xi măng Hải Phòng có giá thấp nhất trong 9 thành viên.Với giá bán kháthấp nên tiến độ bán hàng của HOM khá cao thể hiện ở lượng hàng tồn kho thànhphẩm luôn ở mức thấp Đây cũng là một lợi thế của HOM trong hoạt động bánhàng
HOM tự sản xuất được clinker phục vụ sản xuất xi măng và phân phối cho cácdonah nghiệp khác nên ít chịu ảnh hưởng bởi biến động giá nguyên liệu thế giớinhư một số doanh nghiệp thuộc VICEM nói riêng và trong ngành nói chung.
Doanh nghiệp sản xuất xi măng chịu tác động nhiều từ nguồn nguyên liệu cósẵn trong tự nhiên cũng như mức độ dồi dào của nguồn nguyên liệu này, ngoài rachịu sự tác động của giá nguyên vật liệu mua ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất.HOM có được lợi thế từ vùng đất Nghệ An với 2/3 là núi và nằm trong khu vực haimỏ đá vôi và đất sét lớn với trữ lượng dồi dào và ổn định ( Mỏ đá Hoàng Mai A vàB, mỏ sét Quỳnh Vinh).
Áp dụng công nghệ tiên tiến của Pháp trong sản xuất
Ở miền Trung nên thuận lợi cho việc vận chuyển xi măng đến miền Nam (khuvực cung xi măng đang không đáp ứng đủ cầu) hơn so với các doanh nghiệp phíabắc khi chi phí vận chuyển là một vấn đề lớn
Được sự hỗ trợ của các ngân hàng tại địa phương và Bộ tài chính
2.1.3.2.Phân tích tài chính:
Trang 21a.Phân tích tỷ lệ về khả năng thanh toán
Q3/09 Q2/09 Q1/09 Q3/09 Q2/09 Q1/09 Q3/09 Q2/09 Q1/09Tỷ lệ
Tỷ lệthanhtoánnhanh
( Nguồn số liệu tính toán: Phụ lục)
So với hai doanh nghiệp cùng ngành có quy mô tương đương, khả năng thanhtoán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của HOM là thấp hơn hẳn Điều nàylà do không những tài sản ngắn hạn ở mức thấp, tại thời điểm quý III/2009 tài sảnngắn hạn của HOM chỉ chiếm 23% tổng tài sản trong khi tỷ lệ này ở HT2 và BTSlần lượt là 54%, 50% Hơn nữa, tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm trong tổng nguồn vốn củaHOM ở mức cao hơn, cuối quý III/09 tỷ lệ này là 29% trong khi ở HT2 và BTS lầnlượt là 14% và 19% Nếu loại trừ tính kém lỏng hơn của hàng tồn kho thì khả năngthanh toán nhanh của HOM thấp hơn HT2 nhưng lại cao hơn BTS do tỷ lệ hàngtồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn của HOM lớn hơn HT2 nhưng lại thấp hơnBTS.
Mặc dù khả năng thanh toán thấp nhưng đang có xu hướng tăng lên theo thờigian Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán ở mức thấp nhưng không hẳn là nghiêmtrọng và đáng báo động.