1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đánh giá cổ phiếu IJC

28 2,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 118,35 KB

Nội dung

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt.Chứng khoán là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính. Chứng khoán gồm các loại: chứng khoán cổ phần (ví dụ cổ phiếu phổ thông của một công ty), chứng khoán nợ (như trái phiếu nhà nước, trái phiếu công ty...) và các chứng khoán phái sinh (như các quyền chọn, hợp đồng quy đổi Swap, hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ hạn). Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế nơi mà thị trường chứng khoán mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn.cần dẫn nguồnTrong tiếng Việt, chứng khoán còn được hiểu theo nghĩa hẹp là chứng khoán cổ phần và các chứng khoán phái sinh, ví dụ như trong từ sàn giao dịch chứng khoán.Công ty hay tổ chức phát hành chứng khoán được gọi là đối tượng phát hành.Chứng khoán có thể được chứng nhận bằng một tờ chứng chỉ (certificate), bằng một bút toán ghi sổ (bookentry) hoặc dữ liệu điện tử.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

- -ĐỀ TÀI: Phân tích và đánh giá cổ

phiếu IJC

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn dài hạn; là chỉ báo quan trọng của kinh tế vĩ mô, nên tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô Nhìn tổng quan và lấy mốc từ năm 2005 – khi giai đoạn trì đọng của kinh tế Việt Nam còn đi ngang, thì cho đến năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đã tạo nên hai đỉnh Đỉnh thứ nhất có thế năng lớn nhất, được lập vào năm 2007; còn đỉnh thứ hai vào năm 2009 Hai đỉnh này đã được xem là kết thúc cho biểu đồ tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Việt Nam từ năm 1991 – thời điểm mở cửa kinh tế – cho đến nay

Năm 2008, các nhà đầu tư đã hiểu thế nào là khủng hoảng tài chính và thế nào là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Cũng giống như thị trường chứng khoán các nước trên thế giới, thị trường chưng khoán Việt Nam sụp giảm thảm hại, nhiều quan điểm của các chuyên gia và giới đầu tư kêu gọi bảo vệ, cứu nguy thị trường chứng khoán, nhưng cũng không thể cứu nổi, nhiều nhà đầu tư đã trắng tay và trở thành con nợ, nhiều công ty, tổng công ty bị thua lỗ nặng vì đầu tư tài chính Năm 2009, cùng với sự hồi sinh của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, các nhà đầu tư học được bài học về sử dụng đòn bẩy tài chính, thị trường tăng điểm đã kiến các nhà đầu tư mờ mắt, liên tục yêu cầu mức đòn bẩy cao hơn và đổ tiền vào thị trường Khi mức đòn bảy

đã quá cao, thị trường chứng khoán điều chỉnh trở lại thì nhiều nhà đầu

tư đã nếm mùi “cháy“ tài khoản, đòn bẩy tài chính đã làm cho các nhà đầu tư thua lỗ nhanh hơn, mọi công sức kiếm tiền trong vài tháng chỉ cần một tuần giảm điểm là hết sạch Năm 2010, các nhà đầu tư Việt Nam đã trở nên dè dặt hơn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, các nguồn tiền từ ngân hàng, các tổng công ty, Việt Kiều và cả nước ngoài

đổ vào chứng khoán Việt Nam không còn mạnh mẽ như trước, số lượng

Trang 4

các công ty niêm yết trên sàn và số lượng cổ phiếu phát hành cũng tương đối lớn Năm 2012 đây là một năm có nhiều biến động Thị trường chứng khoán là tấm gương phản ánh rõ rệt biến động của nền kinh tế Việt Nam, năm qua được đánh giá là một năm khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất, lãi suất ngân hàng cao, tồn kho lớn, nợ xấu

Những thay đổi trên được đánh giá khá tích cực cho nền kinh tế nhưng có lẽ vẫn là trong dài hạn Dự báo trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ

có những xáo trộn và thay đổi nhất định, theo đó thị trường chứng khoán có thể phải hứng chịu những tác động xấu không mong muốn nhưng bù lại điều này là cần thiết cho một nền tảng phát triển bền vững

và lâu dài

Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán, qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu

đề tài “ Phân tích và đánh giá cổ phiếu IJC” nhằm đưa ra kết luận

cá nhân về khả năng phát triển của công ty trong năm 2012 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp này

Nội dung chính của bài gồm:

- Phần I : Sơ lược về Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng

Kỹ thuật

- Phần II: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và

hoạt động kinh doanh của công ty Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật giai đoạn 2009-2013

- Phần III : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu IJC

Trang 5

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN

HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1.1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC) được thành lập từ phương án cổ phần hóa theo Quyết định số 3736/QĐ-UBND ngày 21/08/2006 của UBND tỉnh Bình Dương về việc cổ phần hóa Dự án quốc

lộ 13 thuộc Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC Corp); Quyết định số 1131/QĐ-UBND ngày 01/03/2007 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt phương án và chuyển Dự án Quốc lộ 13 trực thuộc Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp thành công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật

- Tên tiếng Anh: Becamex Infrastructure Development Joint Stock Company

- Tên viết tắt: BECAMEX IJC

- Vốn điều lệ: 2.741.945.250.000 đồng (ba mươi bốn tỷ đồng chẵn)

Trang 6

- Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà Becamex Tower, số 230 Đại lộ Bình Dương, phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

- Website: www.becamexijc.com.vn

1.2. Lĩnh vực kinh doanh

• Duy tu, sửa chữa, khai thác thu phí giao thông;

• Xây dựng và thi công dân dụng và công nghiệp; công trình giao

thông; các công trình công cộng; các công trình kỹ thuật hạ tầng

• Tư vấn và giám sát các công trình dân dụng, công cộng, công nghiệp, giao thông, công trình kỹ thuật hạ tầng Tư vấn và lập quy hoạch chi tiết, tổng dự toán, lập, thẩm định dự án đầu tư các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông;

• Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công

nghiệp, khu dân cư và khu đô thị Kinh doanh bất động sản và cho thuê nhà ở, căn hộ, nhà xưởng và văn phòng Dịch vụ nhà ở công nhân Mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản;

• Thực hiện kinh doanh các dự án đầu tư xây dựng theo phương thức BOT, BT;

• Dịch vụ môi giới, định giá, sàn giao dịch, tư vấn, đấu giá, quảng cáo, quản lý bất động sản;

• Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước;

• Khai thác và chế biến khoáng sản;

• Sản xuất vật liệu xây dựng;

• Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn;

Trang 7

• Mua bán vật liệu xây dựng

• Mua bán các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn;

• Sản xuất vật tư, nguyên liệu và hàng hóa phục vụ cho sản xuất tiêu dùng;

• Mua bán vật tư, nguyên liệu và hàng hóa phục vụ cho sản xuất tiêu dùng;

• Dịch vụ trồng cây xanh, vườn hoa, cây cảnh;

• Dịch vụ chăm sóc cây xanh, vườn hoa, cây cảnh;

• Thu gom rác thải, vệ sinh môi trường;

• Xử lý rác thải, vệ sinh môi trường

II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOAT ĐỘNG KINH

DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

2.1. Thị trường kinh doanh

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, tình hình thị trường bất động sản năm

2013 đã có xu hướng ấm lên, thể hiện qua lượng giao dịch trên thị trường những tháng cuối năm đã tăng nhiều so với những tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng bất động sản cao hơn so với tăng trưởng tín

Trang 8

dụng chung, các dự án dở dang tiếp tục được triển khai và mở bán, niềm tin của khách hàng vào thị trường dần được hồi phục.

Tuy nhiên, dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng trong năm vẫn gặp nhiều khó khăn như: Chủ đầu tư thực hiện không đúng quy trình, thủ tục gây chậm chễ trong thanh toán, quyết toán cho khối lượng công việc đã hoàn thành, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Tiến độ giải ngân của một số dự án, công trình mặc dù có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu Thời tiết diễn biến phức tạp với mưa lớn kéo dài tại nhiều vùng trên cả nước ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản còn lượng hàng tồn kho lớn, khó khăn trong việc huy động vốn để tiếp tục triển khai các dự án đang triển khai dở dang Một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động cầm chừng, không phát huy hết công suất của các nhà máy, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt thấp, lượng tồn kho lớn, kinh doanh không hiệu quả

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, năm 2013, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn khó khăn; các doanh nghiệp trong ngành đã tập trung thực hiện tái cơ cấu, chủ động khắc phục khó khăn, từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động Các doanh nghiệp trong ngành đã

có đủ năng lực đảm nhiệm việc thiết kế, thi công nhiều công trình quy

mô lớn, phức tạp ngang tầm khu vực; sản xuất được các loại vật liệu xây dựng chủ yếu có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới

Trang 9

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 770,4 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 92,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 12%; khu vực ngoài Nhà nước 644,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 33,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,4%.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo giá so sánh 2010: Ước tính đạt 626,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2012, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, giảm 1,4%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 521,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,5 nghìn tỷ đồng, tăng 34,3%

2.2. Vị thế của công ty trong ngành

Trong mấy năm quan BECAMEX đã vươn lên trong kinh doanh bất động sản và đầu tư xây dựng, khai thác các dự án giao thông theo phương thức BOT BECAMEX đã trở thành một công ty có nhiều đóng góp tích cực cho TP.Bình Dương và các địa phương khác ở Nam Bộ trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ngoài Công ty đang thực hiện thu phí giao thông trên tuyến đại lộ Bình Dương còn có Công ty cổ phần Lâm sản xuất nhập khẩu tổng hợp Bình Dương đang thu phí trên tuyến tỉnh lộ ĐT 743; Công ty vật liệu và xây dựng Bình Dương (M & C) đang thu phí trên tuyến tỉnh lộ ĐT 745 và một số đơn vị đang thực hiện thu phí giao thông đường bộ trên các tuyến giao thông tỉnh lộ ngắn hơn trên địa bàn Tuyến giao thông quốc lộ 13 là tuyến giao thông huyết mạch nối liền tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, và các tỉnh Tây Nguyên với Tp.HCM cũng như các tỉnh thành phía Nam Lưu lượng giao thông tập trung qua đại lộ Bình Dương là đông nhất Do đó, xét trên phương diện doanh thu thu phí, thì công ty đứng vị trí số 1 trên địa bàn tỉnh

Trang 10

IJC là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, công ty là chủ đầu tư của hầu hết các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, biệt thự và cao

ốc văn phòng tại Bình Dương Với lợi thế là công ty con của Becamex IDC, vốn là doanh nghiệp nhà nước, vì thế IJC được hưởng nhiều ưu đãi

về quĩ đất sạch và vốn từ công ty mẹ Bên cạnh mảng bất động sản, hoạt động thu phí giao thông cũng tạo ra nguồn thu ổn định cho IJC trong những năm qua Năm 2013, kinh doanh bất động sản đóng góp 65%, hoạt động thu phí chiếm 32% tổng doanh thu, còn lại là doanh thu các lĩnh vực nhỏ lẻ khác

Ngoài hoạt động quản lý thu phí giao thông, Công ty Cổ phần Phát triển

Hạ tầng Kỹ thuật mở rộng đầu tư hoạt động kinh doanh bất động sản nhằm đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư và tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai của Công ty Thông tin tổng hợp được trình bày dưới đây:

Bảng 1: Tổng hợp các dự án của BECAMEX IJC

Tổng vốn đầu tư (triệu đồng)

Becamex City Center

Gồm Văn phòng Becamex Tower, chung cư cao cấp Sunrise, dãy nhà phố thương mại 30/4, khu thương mại dịch vụ New Star và cụm căn

Phố Thương mại &

Biệt thự cao cấp The

Hơn 1100 căn nhà phố và biệt thự 1,500,000

Trang 11

Green River

Tổ hợp Căn hộ Cao

cấp IJC AROMA

Gồm 4 block cao từ 17 - 20 tầng gồm 449 căn hộ có Dt từ 70-152 m2 và gần 3,000 m2 sàn căn hộ

2011 Ngân Hàng Nhà Nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đặc biệt là hạn chế hạn mức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực bât động sản biểu hiện qua chỉ thị 01/CT-NHNN trong đó hạn chế tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất Chính sách của NHNN đã làm thị trường bất động sản cả nước bước vào giai đoạn sụt giảm khá nghiêm trọng về giá và đóng băng giao dịch Hiện nay, lãi suất cho vay đầu tư bất động sản đang ở mức cao một năm song không phải công ty nào cũng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng

b Rủi ro từ thị trường bất động sản

Trang 12

Thị trường bất động sản thường chịu tác động lớn bởi chu kì kinh tế Trên thực tế cầu nhà và đất của các nhà đầu tư phụ thuộc chặt chẽ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm thì hoạt động sản xuất kinh doanh của BECAMEX IJC sẽ suy giảm theo do nhu cầu nhà ở, văn phòng suy giảm Hiện tại, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố không thuận lợi như lãi suất cao, hạn mức tín dụng thu hẹp, cung tăng mạnh vượt cầu đặc biệt ở phân khúc sản phẩm cao cấp, tính đầu cơ cao của thị trường vào thời gian trước, thông tin không minh bạch… đang tác động cùng một lúc.

c Rủi ro chính sách

Nghị định 69/2009/NĐ- CP: Nghị định có hiệu lực từ năm 2009 vẫn tiếp tục gây khó khăn cho một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản Nhưng khó khăn trong việc xác định giá đất đền bù giải tỏa mặt bằng dự án, nhiều khả năng chi phí giải phóng mặt bằng tăng lên khi áp dụng giá thị trường làm căn cứ nộp thuế và đền bù

Nghị định 71/2010/NĐ- CP: Nghị định có hiệu lực từ 8/8/2010, Thông tư hướng dẫn thực hiện cũng được ban hành Thị trường phản ứng khá tích cực với những quy định chặt chẽ và rõ ràng trong việc huy động vốn phát triển dự án, tăng thêm tính minh bạch cho thị trường bất động sản và giảm bớt rủi ro cho khách hàng mua sản phẩm

Thông tư 22/2010/TT- NHNN: Theo quy định các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản thuộc loại tài sản “có” có hệ số rủi ro bằng 250% Về dài hạn, nguồn vốn cho vay bất động sản ngày vẫn bị hạn chế khi Thông tư này có hiệu lực

d Rủi ro của công ty BECAMEX IJC

Trang 13

IJC đầu tư khá nhiều dự án cùng một lúc Điều này có khả năng sẽ khiến Công ty gặp khó khăn về nguồn vốn triển khai các dự án trong bối cảnh nguồn vốn cho bất động sản đang khó khăn

Theo ước tính của Công ty, các dự án của Công ty đòi hỏi một lượng vốn đầu tư là 14,526 tỷ VNĐ Nguồn vốn đầu tư của Công ty sẽ bao gồm hai nguồn chủ yếu là vốn vay, vốn huy động của khách hàng khi bán sản phẩm tại các dự án và vốn huy động của cổ đông Trong điều kiện thị trường bất động sản đang trầm lắng và tín dụng vào bất động sản bị thu hẹp, Công ty sẽ khó lòng huy động nguồn vốn để triển khai các dự

án Điều này sẽ khiến cho các dự án của Công ty có khả năng bị chậm tiến độ

Ngoài ra, lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Công ty hiện nay là thu phí giao thông và kinh doanh bất động sản, vì thế ngoài những rủi

ro đã nêu trong hoạt động của Công ty còn gặp những rủi ro đặc thù khác

Một là, trong lĩnh vực thu phí giao thông: đặc điểm của lĩnh vực thu phí giao thông của Công ty là tổ chức thu phí tại những địa điểm cố định trên Đại lộ Bình Dương (trạm thu phí Vĩnh Phú và trạm Suối Giữa), do

đó, trong điều kiện quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhanh chóng như hiện nay, việc đầu tư mở rộng, đầu tư mới cơ sở hạ tầng, đường sá là tất yếu:nhiều tuyến đường sẽ được mở rộng, làm mới.Việc các lái xe tìm các đường tránh, đường vòng để luồn lách né trạm qua những tuyến đường này là điều có thể xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu thu phí của công ty

Hai là, Trong lĩnh vực bất động sản: rủi ro về tài chính và rủi ro cạnh tranh trên địa bàn hoạt động là hai rủi ro chính trong lĩnh vực này của Công ty

Trang 14

2.4. Phân tích doanh nghiệp

Dựa trên cơ sở phân tích toàn diên mọi khía cạnh của Công ty IJC, chúng tôi cho rằng IJC đang có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức như sau:

a Điểm mạnh:

- Sở hữu các dự án bất động sản tiềm năng tại Bình Dương

- Hoạt động vận hành, khai thác thu phí trên quốc lộ 13 đem lại nguồn thu rất ổn định cho Công ty

b Điểm yếu:

- Triển khai nhiều dự án cùng một lúc do đó có nhiều dự án chưa đạt được tiến

độ đặt ra, đông thời gây ra căng thẳng về nguồn vốn

- Tăng vốn điều lệ quá nhanh nhằm huy động vốn trả nợ vay ngắn hạn khiến sức

ép cổ tức cao

c Cơ hội:

Về dài hạn nhu cầu nhà ở tại các đô thị của Việt Nam vẫn rất cao nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định thúc đẩy quá trình đô thị hoá và nâng cao mức sống của người dân

d Thách thức:

Áp lực cạnh tranh trên thị trường bất động sản sẽ ngày một lớn khi số lượng các công ty tham gia vào lĩnh vực này đang ngày một tăng

2.5. Phân tích báo cáo tài chính

Đến thời điểm hiện tại chưa có báo cáo tài chính năm 2013 của công ty nên bài phân tích sẽ tập trung đánh giá hoạt động của công ty từ năm

2009 đến hết năm 2012 Các số liệu được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm của công ty

Ngày đăng: 23/07/2014, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w