1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa khi dạy nội dung kiến thức bài Định luật bảo toàn động lượng

21 1,7K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 372,66 KB

Nội dung

Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa khi dạy nội dung kiến thức bài Định luật bảo toàn động lượng

Trang 1

Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa khi dạy nội dung kiến thức bài "Định luật

bảo toàn động lượng" Vật lý 10

Abstract: Nghiên cứu các quan điểm dạy học hiện đại, đặc biệt là cơ sở lý luận của

dạy học dự án Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá và hội thi vật lý Phân tích tính ưu việt của việc vận dụng dạy học dự án để tổ chức ngoại khoá cho học sinh Trình bày nội dung bài “Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10 ban cơ bản Từ đó, vận dụng cơ sở lý luận của dạy học dự án để

tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh Xây dựng nội dung ngoại khoá và chương trình hội thi Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả từ đó rút ra kinh nghiệm, sửa đổi, bổ xung để có thể tổ chức nhiều buổi ngoại khoá để bổ sung cho nội

dung kiến thức khác trong chương trình vật lý phổ thông

Keywords: Vật lý; Phương pháp giảng dạy; Định luật bảo toàn động lượng; Dạy học

dự án; Hoạt động ngoại khóa

áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống Quá trình học theo dự án giúp người học củng cố kiến thức, xây dựng các kỹ năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang học tập suốt đời cho người học, đặc biệt là thế hệ trẻ và đối mặt với thử thách trong cuộc sống

Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học, là một dạng hoạt động của học sinh tiến hành ngoài giờ lên lớp chính thức, phạm vi quy định của chương trình nhằm hỗ trợ cho chương trình nội khoá, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách của học sinh

Trang 2

Bài định luật bảo toàn động lượng trong chương trình vật lý lớp 10 Ban cơ bản có thể được củng cố và phát triển nhiều kỹ năng khác cho học sinh bằng hình thức dạy học dự án

thông qua hoạt động ngoại khoá với chủ đề: “Động cơ phản lực và các ứng dụng trong thực tế cuộc sống.”

Chính những lý do trên tôi chọn đề tài: Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá khi dạy học các nội dung kiến thức bài “Định luật bảo toàn động lượng” vật lí lớp 10

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khoá và hội thi cho học sinh khi dạy nội dung kiến thức bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10 ban cơ bản nhằm giúp học sinh vận dụng được các kiến thức vật lý vào thực tế, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các quan điểm dạy học hiện đại, đặc biệt là cơ sở lý luận của dạy học dự án

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá và hội thi vật lý

- Tính ưu việt của việc vận dụng dạy học dự án để tổ chức ngoại khoá cho học sinh

- Phân tích nội dung bài “Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10 ban

cơ bản Từ đó, vận dụng cơ sở lý luận của dạy học dự án để tổ chức hoạt động ngoại khoá cho

học sinh

- Xây dựng nội dung ngoại khoá và chương trình hội thi

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả từ đó rút ra kinh nghiệm, sửa đổi, bổ xung để có thể tổ chức nhiều buổi ngoại khoá để bổ sung cho nội dung kiến thức khác trong

chương trình vật lý phổ thông

4 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung kiến thức bài “Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng” sách giáo khoa Vật

lí lớp 10 ban cơ bản

Hoạt động dạy và học bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10 ban

cơ bản theo dự án thông qua hoạt động ngoại khoá

5 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng cơ sở lý luận của dạy học dự án để tổ chức hoạt động ngoại khoá và hội thi cho học sinh khi dạy nội dung bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10 ban cơ bản thì sẽ giúp học sinh vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế, phát huy tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Trang 3

+ Các tài liệu về cơ sở lý luận của dạy học dự án, của hoạt động ngoại khoá và hội thi vật

lý để làm cơ sở định hướng cho việc thực hiện mục tiêu của nghiên cứu

+ Nghiên cứu chương vật lý lớp 10 đặc biệt quan tâm đến bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo để xác định mục tiêu dạy học

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu việc dạy (Thông qua phỏng vấn, trao đổi)

và việc học (Thông qua trao đổi)nhằm đánh giá tình hình dạy học bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng”

- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu từ đó rút ra kết luận của đề tài

7 Ý nghĩa của đề tài

- Làm rõ cơ sở lý luận về dạy học dự án, về tổ chức ngoại khoá và hội thi trong dạy học vật lý

- Vận dụng cơ sở lý luận của dạy học dự án để tổ chức ngoại khoá và hội thi vật lý cho học sinh khi dạy học nội dung kiến thức bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật

lí lớp 10 ban cơ bản

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương

- Chương 1: Cơ sở lý luận

- Chương 2: Tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khoá và hội thi khi dạy bài

“Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA, HỘI THI VẬT LÍ

1.1 Quan điểm hiện đại về dạy học

1.1.1 Bản chất của hoạt động dạy

Bản chất của hoạt động dạy là hoạt động tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh tìm ra chân lí Muốn tạo ra được tích cực trong hoạt động của HS thì người thầy phải

có khả năng tổ chức và điều khiển hoạt động học Phải làm sao cho các em vừa ý thức được đối tượng cần lĩnh hội, vừa biết cách chiếm lĩnh được đối tượng đó

1.1.2 Bản chất của hoạt động học

Trang 4

Hoạt động học tập là hoạt động chuyển hướng váo sự cải tạo lại tri thức ở người học, hoạt động nhằm tạo ra sự thay đổi về tri thức, kĩ năng, thái độ trong cá nhân người học một cách bền vững, có thể quan sát, bao gồm các hoạt động thể lực và chí tuệ của họ

1.1.3 Mối quan hệ giữa dạy và học

Quan điểm của Vưgotxky L.X (1896-1934) và nhiều nhà giáo dục đương thời, dạy học là quá trình tương tác giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học sinh Dạy và học là hai hoạt động có cấu trúc khác nhau có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau, thực hiện đồng thời với cùng một nội dung và hướng tới cùng một mục đích Sự thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học thể hiện ở nội dung, chương trình, kế hoạch, phương tiện dạy học

1.1.4 Các hình thức tổ chức dạy học ở trường trung học phổ thông

Theo quan điểm hiện đại về dạy học (dạy học bằng hoạt động, thông qua hoạt động của học sinh) thì việc tổ chức dạy học thực chất là tổ chức cho học sinh hoạt động tự lực thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, phát triển lực và hình thành thái độ Trong mỗi hình thức

tổ chức dạy học lại có nhiều cách thức tổ chức hoạt động của học sinh Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nào là tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung, phương tiện dạy học và trình độ học sinh Mỗi hình thức tổ chức dạy học có yếu điểm riêng, đáp ứng được việc thực hiện một số mặt trong mục tiêu chung của dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo ra một chất lượng toàn diện ở học sinh và phát huy được tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh

1.1.5 Các biểu hiện của tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập

1.1.5.1 Tính tích cực học tập

1.1.5.2 Năng lực sáng tạo

“Sáng tạo một loại hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị” (sáng tạo Bách khoa toàn thư Liên Xô Tập 42 trang 54)

1.2 Dạy học dự án

1.2.1 Khái niệm dạy học dự án

DHDA (Project Based - Learning) là một PPDH tích cực trong đó GV hướng dẫn HS thực

hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết và thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả

1.2.2 Đặc điểm của dạy học dự án

- Định hướng vào thực tiễn

- Định hướng người học

- Định hướng sản phẩm

Trang 5

- Mang tính phức hợp

- Cộng tác làm việc

1.2.3 Phân loại dự án

- Phân loại theo chuyên môn:

- Phân loại theo quĩ thời gian:

- Phân loại theo hình thức tham gia:

1.2.4 Yêu cầu của dạy học dự án

Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn kiến thức, kỹ năng và tập trung vào những hiểu biết của HS sau quá trình học

Dự án phải gắn với đời sống thực tế của học sinh, có thể mời các chuyên gia ngoài cùng tham gia để tạo ra những tình huống dạy học Học sinh có thể thể hiện việc học của mình trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trao đổi thông qua công nghệ hiện đại

+ Tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau

+ Thúc đẩy người học sử dụng tư duy, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng

về công nghệ

+ Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;

+ Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học

+ Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;

+ Phát triển khả năng sáng tạo;

+ Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;

+ Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;

Trang 6

+ Rèn luyện năng lực công tác làm việc;

+ Phát triển năng lực đánh giá

1.3 Hoạt động ngoại khoá và vai trò trong dạy học vật lý ở trường THPT

1.3.1 Khái niệm của hoạt động ngoại khoá ở trường THPT

* HĐNK là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc dạy và học trong nhà trường với thực tế xã hội

1.3.2 Tác dụng, ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá

Trong nhà trường phổ thông, HĐNK có ý nghĩa rất to lớn, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học

* Đối với giáo viên: HĐNK là điều kiện thuận lợi để GV có thể thử nghiệm các phương pháp dạy học mới

* Đối với HS:

+ Tác dụng giáo dục:

+ Tác dụng giáo dưỡng:

+ Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp:

1.3.3 Nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khoá ở THPT

* Phải tôn trọng tinh thần tự nguyện tham gia, tính độc lập sáng tạo của học sinh nhưng phải tổ chức, có hướng dẫn chu đáo

* Nội dung hoạt động phải gắn với chương trình học và hình thức hoạt động phải đa dạng, phong phú

1.4 Hội thi vật lí

1.4.1 Khái niệm về hội thi

Hội thi vật lý là một trong cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, đạt hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho người tham gia Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể

1.4.2 Các bước tiến hành hội thi vật lý

* Bước 1: Nêu chủ trương tổ chức hội thi

* Bước 2: Dự thảo kế hoạch tổ chức hội thi

* Bước 3: Thông qua kế hoạch hội thi và triển khai thực hiện nội dung của kế hoạch hội thi

* Bước 4: Tổ chức thi và công bố kết quả (ban tổ chức và ban giám khảo thực hiện)

* Bước 5: Tổng kết hội thi

1.5 Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá

Trang 7

1.5.1 Tiến trình dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá vật lí

1.5.2 Một số kỹ thuật hoạt động nhóm tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá

Kĩ thuật “khăn trải bàn”

Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân

Bản chất của hoạt động dạy, hoạt động học và mối quan hệ giữa hai hoạt động này trong đó nhấn mạnh vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học Chúng tôi cũng đã nghiên cứu các biểu hiện của tính tích cực và năng lực sáng tạo của HS trong học tập

Tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh thể hiện rất rõ khi tham gia học theo

dự án Trong dạy học dự án, chúng tôi có giới thiệu các bước dạy học theo dự án tương ứng với pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề Trong đó có nêu rõ vai trò của học sinh, của giáo viên trong quá trình thực hiện

Tuy nhiên khi dạy học theo dự án, giáo viên gặp phải khó khăn về thời gian, nhưng điều này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu như giáo viên tổ chức qua các HĐNK Đối với ngoại khoá, chúng tôi nghiên cứu một số hình thức tổ chức ở trường phổ thông và nêu rõ các bước cần thực hiện khi tiến hành hội thi vật lí Đây là hình thức chúng tôi sẽ nghiên cứu để tổ chức cho học sinh tham gia trong luận văn này

Trang 8

Tác dụng tích hợp khi tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá được khẳng định ở chỗ: nó gắn kết được giữa lý thuyết với thực hành, làm cho vốn kiến thức của học sinh được liên kết, được mở rộng, được củng cố sâu hơn vì nguồn tư liệu được sưu tầm rất đa dạng

và phong phú, giúp các em bước đầu tập dượt, làm quen với công việc của người nghiên cứu như biết cách xử lý tư liệu, tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề Khi tham gia học theo dự

án qua hình thức ngoại khoá, hoạt động chủ yếu của học sinh là hoạt động nhóm Do vậy, chúng tôi cũng làm rõ khái niệm hoạt động nhóm, một số kĩ thuật tổ chức hoạt nhóm và kĩ thuật lấy phản hồi từ học sinh để qua đó giáo viên có thể điều chỉnh, hợp lí hoá quá trình dạy học

Chương 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN BÀI “ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG” VẬT LÍ LỚP 10 QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ HỘI THI VẬT LÍ

2.1 Nội dung kiến thức bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10

2.1.1 Phân tích nội dung bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10

+ Động lượng:

+ Dạng khác của định luật II Niu-tơn:

+ Định luật bảo toàn động lượng:

- Điều kiện áp dụng: hệ phải là hệ kín

2.1.2 Mục tiêu dạy học bài “Động lượng-Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10

- HS phát biểu được định nghĩa động lượng, viết được công thức tính động lượng, biểu diễn được véc tơ động lượng và nêu được đơn vị của động lượng

- Nêu được khái niệm hệ cô lập và lấy một số ví dụ về hệ cô lập

- Tữ định luật II Niu tơn suy ra định lý biến thiên động lượng Viết và phát biểu định luật

Để có cơ sở thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra tìm hiểu về:

- Tình hình dạy học môn vật lý của GV;

- Tình hình học tập môn vật lý của HS;

- Việc tổ chức hoạt động ngoại khoá cho HS;

- Những khó khăn trong dạy và học bài “Động lượng, định luật bảo toàn động lượng”

2.1.4.1 Phương pháp điều tra

Trang 9

- Trao đổi, phỏng vấn 15 GV môn vật lý ở 3 trường xung quanh địa bàn (THPT Đan Phượng, THPT Tân Lập, THPT Hồng Thái) và nhiều HS thuộc 3 trường trên

- Dự giờ 10 tiết của các GV trong 3 trường trên

- Gặp gỡ với BGH, tổ trưởng chuyên môn, tham quan phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của nhà trường

2.1.4.2 Kết quả thu được

* Về tình hình thực tế dạy học bài “Động lượng, định luật bảo toàn động lượng”

- Phương pháp giảng dạy mà GV sử dụng chủ yếu là thuyết trình Trong các tiết học

GV thường nêu vấn đề sau đó thuyết trình theo trình tự SGK Hầu hết các giờ chúng tôi dự có

sử dụng hoạt động nhóm tuy nhiên vì thời gian ít nên chỉ mang tính hình thức nên chưa hiệu quả đối với HS Các hình thức tổ chức dạy học mới nhiều thầy cô chưa áp dụng, đặc biệt khi được phỏng vấn hơn 80% các thầy cô mới chỉ nghe nói và chưa thực hiện phương pháp dạy học dự án

- Các câu hỏi mà GV đưa ra ít chú ý đến việc gợi mở để HS tìm tòi, tự lực giải quyết vấn đề hoặc thảo luận ý kiến xây dựng bài mà chỉ đòi hỏi HS tái hiện thông thường như phát biểu nội dung định luật hay định nghĩa các đại lượng

- Trong bài “Động lượng, định luật bảo toàn động lượng cần có một số thí nghiệm trong quá trình dạy nhưng qua dự giờ chúng tôi thấy GV chỉ mô tả bằng hình vé hoặc mô tả lại thí nghiệm do thời gian có hạn hoặc dụng cụ thí nghiệm không có dẫn đến HS thụ động trong tiếp thu

- Các bài tập áp dụng các kiến thức đã học cho HS thường là các bài tập áp dụng các công thức định luật: GV làm mẫu, HS làm các bài tập tương tự Gần như không có các bài tập thực tế, các bài tập thí nghiệm trong quá trình dạy học

- Việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn hạn chế, nếu có thì cũng chỉ theo một chiều không có tương tác Thực tế nếu sử dụng các phương pháp phù hợp có thể tương tác tốt đối với HS qua đó rèn luyện được cả kỹ năng sử dụng máy tính của HS

- Việc kiểm tra đánh giá cũng chỉ dừng ở việc đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các bài kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút hay 1 tiết trên lớp dưới hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận GV chưa cho HS tự đánh giá và đánh giá các HS khác

* Về tình hình thực tế học tập kiến thức bài “Động lượng, định luật bảo toàn động lượng”

- HS chủ yếu là lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, việc vận dụng các kiến thức đã học

để xây dựng bài mới rất hiếm khi

Trang 10

- Nội dung kiến thức bài “Động lượng, định luật bảo toàn động lượng” hầu hết các em đều nắm được, kể cả giải bài tập áp dụng định luật, tuy nhiên để sử dụng định luật để giải thích các hiện tượng thực tế các em còn lúng túng, chưa biết cách giải thích được rõ ràng

- HS quan niệm về tích cực học tập là ngồi trong lớp trật tự nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến, học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp

- HS chú ý nhiều đến công thức có được trong bài học và ý nghĩa các đại lượng trong công thức áp dụng vào làm bài tập, ít chú ý đến bản chất các hiện tượng vật lý

- HS tỏ ra lúng túng khi trình bày một vấn đề, biểu hiện trong việc dung từ chưa chính xác, chưa đúng với ý nghĩa vật lý, đặc biệt HS còn e ngại, thiếu tự tin khi trình bày quan điểm riêng trước vấn đề phải lựa chọn

Tóm lại, việc học tập các kiến thức bài “Động lượng, định luật bảo toàn động lượng” của

HS mới chỉ dừng lại ở mức ghi nhớ, áp dụng để giải các bài tập đơn giản, tương tự mà chưa hiểu rõ bản chất hiện tượng vật lý cũng như chưa áp dụng vào thực tiễn

* Về tổ chức ngoại khoá cho HS

- Mặc dù ngoại khoá là hoạt động nằm trong kế hoạch của nhà trường Tuy nhiên, việc

tổ chức ngoại khoá nói chung, và ngoại khoá môn vật lý nói riêng là rất hãn hữu Thực tế, nhà trường thường lên kế hoạch mỗi tổ bộ môn thực hiện 1 buổi ngoại khoá trong 1 học kỳ, ngoài

ra còn có các buổi ngoại do Đoàn TN tổ chức với các chủ đề thường là hướng nghiệp, các vấn

đề xã hội…Nói chung việc tổ chức HĐNK vật lý cho HS còn rất hạn chế và chưa phát huy được vai trò, tác dụng vốn có của nó trong quá trình dạy học vật lý

- Lãnh đạo nhà trường và GV bộ môn chưa chú trọng đến việc tổ chức HĐNK, vì đay không phải là nội dung bắt buộc và không có trong các kỳ thi nên GV chưa có sự đầu tư cho hoạt động này

- Kinh phí tổ chức cho HĐNK còn ít

- Trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức HĐNK

- GV còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức HĐNK

- Tuy nhiên, đa số các em HS khi được hỏi thì tỏ ra rất thích được tham gia HĐNK đặc biệt là môn vật lý vì theo các em môn vật lý có nhiều ứng dụng trong thực tế và nó rất gần gũi với các hiện tượng tự nhiên nhưng khối lượng kiến thức SGK quá nhiều, các giờ dạy trên lớp của GV chỉ vừa đủ thời gian, không còn chỗ cho việc áp dụng để giải thích các hiện tượng

tự nhiên

* Những khó khăn trong dạy học nội dung kiến thức bài “Động lượng, định luật bảo toàn động lượng”

Ngày đăng: 14/03/2013, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Trọng Bái (Chủ biên). Các định luật bảo toàn trong vật lý THPT. Nxb Giáo dục 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các định luật bảo toàn trong vật lý THPT
Nhà XB: Nxb Giáo dục 2007
2. Lương Duyên Bình(Tổng chủ biên kiêm chủ biên). SGK Vật lí 10. Nxb Giáo dục, 2006 3. Lương Duyên Bình(Tổng chủ biên ). Sách bài tập Vật lí 10. Nxb Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Vật lí 10". Nxb Giáo dục, 2006 3. Lương Duyên Bình(Tổng chủ biên ). "Sách bài tập Vật lí 10
Nhà XB: Nxb Giáo dục
4. Lương Duyên Bình(Tổng chủ biên kiêm chủ biên). Sách giáo viên Vật lí 10. Nxb Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Vật lí 10
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Lương Duyên Bình, Phạm Quý Tư (Đồng chủ biên kiêm chủ biên). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10, môn vật lí. Nxb Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10, môn vật lí
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học(Xuất bản lần thứ 14) Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
8. Nguyễn Ngọc Hƣng. Thí nghiệm vật lí với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và vỏ non. Nxb Đại học sư phạm, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thí nghiệm vật lí với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và vỏ non
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
9. Nguyễn Diệu Linh. Tổ chức dạy học dự án qua hoạy động ngoại khoá khi dạy nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 ban cơ bản. Luận văn thạc sĩ sư phạm vật lý Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học dự án qua hoạy động ngoại khoá khi dạy nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 ban cơ bản
10. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng. Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lý ở trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lý ở trường phổ thông
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
11. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng, Phạm Xuân Quế. Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học sư phạm, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
12. Đỗ Văn Thông. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nxb Giáo dục, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Nguyễn Phúc Thuần, Trần Văn Quang. Những bài tập định tính về vật lý sơ cấp. Nxb Giáo dục, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài tập định tính về vật lý sơ cấp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
15. Phạm Hữu Tòng. Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ sáng tạo và tư duy khoa học. Nxb Đại học sư phạm, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ sáng tạo và tư duy khoa học
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
16. Phạm Hữu Tòng. Lý luận dạy học vật lý oẻ trường trung học. Nxb Giáo dục, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học vật lý oẻ trường trung học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Đỗ Hương Trà. Phát triển năng lực học tập vật lí cho học sinh phổ thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới. Tập bài giảng chuyên đề Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh cao học. Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới. Tập bài giảng chuyên đề Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh cao học
18. Dự án Việt –Bỉ. Tài liệu tập huấn về ba phương pháp dạy học tích cực, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn về ba phương pháp dạy học tích cực
19. V.G.Ramoxki. Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí(Bản dịch). Nxb Giáo dục Matxcova, 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: học vật lí(Bản dịch)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Matxcova

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w