1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn bộ

19 3K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 483,27 KB

Nội dung

Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn bộ

Trang 1

Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức

"Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn bộ" Vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo

cho học sinh Phạm Hương Giang

Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn: PGS.TS.Đỗ Hương Trà

Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động tổ chức dạy học theo

góc Nghiên cứu việc tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí lớp 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự

chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Keywords: Vật lý; Năng lực sáng tạo; Định luật ôm; Mạch điện; Phương pháp giảng

dạy

Content

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá Mọi ngành nghề đều có những bước thay đổi đáng kể, ngành giáo dục cũng đang có những bước đổi mới mạnh mẽ về mọi mặt, trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học có một vị trí đặc biệt quan

trọng Phải thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy

học tích cực”

Trong đề tài này chúng tôi đề cập đến việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc, hiện đang còn tương đối mới ở Việt Nam Dạy học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi Áp dụng phương pháp dạy học theo góc giáo viên có thể phát huy cao độ tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh

Trang 2

Bắt nguồn từ ý tưởng trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí lớp

11, nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh”

2 Lịch sử nghiên cứu

Gần đây ở nước ta đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và trong dạy học Vật lí nói riêng Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu việc dạy học theo góc để tổ chức dạy học nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ”

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học theo góc để vận dụng vào việc tổ chức hoạt động dạy học nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí lớp 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động dạy và học nội dung kiến thức: “Định luật Ôm đối với toàn mạch, ghép nguồn thành bộ” SGK Vật lí lớp 11

4.2 Khách thể nghiên cứu

- Giáo viên dạy Vật lí tại trường THPT Đan Phượng – Hà Nội

- Học sinh lớp 11 tại trường THPT Đan Phượng – Hà Nội

5 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức: “Định luật Ôm đối với toàn

mạch và ghép nguồn thành bộ”

6 Vấn đề nghiên cứu

7 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng cơ sở lí luận của dạy theo góc cùng với việc đảm bảo những yêu cầu hoạt động của nhận thức Vật lí, có thể tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức “ Định luật Ôm đối với toàn mạch, ghép nguồn thành bộ” Vật lí lớp 11, nhằm phát huy tính tích cực,

tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan

Nghiên cứu nội dung kiến thức “ Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí lớp 11, SGV và các tài liệu khác liên quan

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 3

Tìm hiểu việc dạy thông qua phỏng vấn trao đổi với giáo viên và việc học thông qua trao đổi với học sinh nhằm sơ bộ đánh giá tình hình dạy học nội dung kiến thức “Định luật

Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí lớp 11 từ đó đề xuất giải pháp

8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư pham tiến trình dạy học đã soạn thảo Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài

9 Luận cứ

- Luận cứ lí thuyết:

- Luận cứ thực tế:

10 Những đóng góp mới của luận văn

- Vận dụng cơ sở lí luận về dạy học theo góc để tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức “ Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí lớp 11, nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh

11 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của tổ chức dạy học theo góc

Chương 2: Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch

và ghép nguồn thành bộ” Vật lí lớp 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC

1.1 Phương pháp dạy học tích cực

1.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tọa của người học

1.1.2 Các đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác

Trang 4

- Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu và lợi ích của xã hội

- Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

1.1.3 Một số cơ sở của dạy học tích cực

- Cơ sở tâm lý

- Cơ sở sinh lý thần kinh

1.1.4 Các yếu tố thúc đẩy dạy học tích cực

1.1.4.1 Không khí học tập và các mối quan hệ trong lớp/nhóm:

1.1.4.2 Sự phù hợp với mức độ phát triển của HS

1.1.4.3 Sự gần gũi với thực tế

1.1.4.4 Mức độ và sự đa dạng của hoạt động

1.1.4.5 Phạm vi tự do sáng tạo

1.1.5 Các biểu hiện của tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của HS trong học tập

Một số đặc điểm cơ bản thể hiện tính tích cực học tập của HS:

+ có hứng thú học tập

+ tập trung chú ý tới bài học/ nhiệm vụ học tập

+ mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi thảo luận, ghi chép

+ có sáng tạo trong quá trình học tập

+ thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao

+ hiểu bài và có thể trình bày theo cách hiểu của mình

+ biết vận dụng những tri thức thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

Tính độc lập, tự chủ trong học tập có các đặc điểm chính sau đây:

+ Xác định được các mục đích học tập của bản thân và có các chiến lược học tập hiệu quả để đạt được các mục đích đó

+ Học tốt ở trong lớp học cũng như ngoài lớp học

+ Biết phát triển các tài liệu học tập khác dựa trên các tài liệu học trên lớp

+ Biết sử dụng một cách độc lập, hiệu quả các nguồn học liệu, phương tiện học tập

+ Học có tư duy tích cực

+ Biết điều chỉnh các chiến lược học của bản thân khi cần thiết để có kết quả học tập cao hơn + Biết sắp xếp, bố trí quỹ thời gian dành cho học tập một cách hợp lý

+ Không phụ thuộc, ỷ lại vào giáo viên Tự tin, dựa vào chính mình, có trách nhiệm với việc học tập của mình

Tính sáng tạo là thái độ tích cực cải tạo của chủ thể đối với khách thể, là sự thống nhất của quá trình hoạt động trí tuệ, tình cảm, xúc cảm và ý chí con người nhằm hoàn thiện hay sáng tạo một hoạt động, một sản phẩm mới

Các đặc trưng của tính sáng tạo:

Trang 5

+ Nhìn thấy được những vấn đề mới trong các điều kiện quen biết

+ Nhìn thấy được chức năng mới của đối tượng quen biết

+ Phát hiện được cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu

+ Biết tự lực chuyển các tri thức và kĩ năng sang một tình huống mới

+ Có kĩ năng sáng tạo một phương thức giải độc đáo tuy đã biết những phương thức khác

Để phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh trong học tập thì tổ chừc dạy học theo góc có rất nhiều ưu điểm

1.2 Dạy học theo góc

1.2.1 Khái niệm dạy học theo góc

Dạy học theo góc là một phương pháp dạy học theo đó học sinh thực hiê ̣n các nhiê ̣m vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau

Khi tổ chức dạy học theo góc , chúng ta tạo ra một môi trường học tập trong đó , tại các góc học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu dạy học hoặc có thể thực hiê ̣n cùng một nhiê ̣m vụ nhưng theo các cách tiếp cận khác nhau [11, tr.16,17]

1.2.2 Cơ sở của dạy học theo góc

1.2.2.1 Dạy học đáp ứng các phong cách học tập của người học

1.2.2.2 Dạy học phát triển năng lực tự học, tính chủ động, sáng tạo của học sinh

1.2.3 Đặc điểm của dạy học theo góc

Khi nói tới học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trường học tập có tính khuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất, hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm

Khi tổ chức dạy học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trường học tập trong đó có một cấu trúc cụ thể được đưa vào; dạy học theo góc nhằm khuyến khích họat động và thúc đẩy việc học tập; các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất; hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm

1.2.4 Các loại hình dạy học theo góc

Tổ chức hoạt động học tập tại các góc theo cách luân chuyển

Tổ chức hoạt động học tập tại các góc vượt khỏi phạm vi lớp học

Tổ chức hoạt động học tập theo góc dưới hình thức “hội thảo học tập”

Tổ chức hoạt động học tập tại các góc là các góc tự do…

1.2.5 Qui trình của dạy học theo góc

1.2.5.1 Chọn nội dung, không gian lơ ́ p học phù hợp

1.2.5 2 Thiết kế kế hoa ̣ch bài học

Trang 6

1.2.5.3 Tổ chư ́ c dạy học theo góc

a) Đi ̣nh hướng hoạt động học của học sinh

b) Tổ chư ́ c không gian học theo góc

c) Tổ chư ́ c tư liê ̣u trong học theo góc

1.2.6 Vai trò của GV và HS trong dạy học theo góc

Vai trò của GV

GV có vai trò đảm bảo môi trường học tập phong phú, chọn nội dung bài học sao cho phù hợp, thiết kế kế hoạch bài học bao gồm các nhiệm vụ , tư liệu tại các góc, và là người tổ chức hoạt động tại các góc cho HS

Vai trò của HS

HS là chủ thể chủ động tìm kiếm tri thức, tích cực và sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề nhằm chiếm lĩnh tri thức HS - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của

hoạt động học tập

1.2.7 Tiêu chí học theo góc

Tiêu chí “phù hợp”

Tiêu chí “sự tham gia của học sinh”

Tiêu chí “tương tác”

1.2.8 Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo góc

Ưu điểm: Dạy học theo góc tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải

mái của học sinh; tạo ra sự tương tác cao giữa học sinh với học sinh, với giáo viên và môi trường học tập; phép điều chỉnh phù hợp với trình độ và nhịp độ học tập của mỗi học sinh; học sinh hiểu sâu, nhớ lâu

Hạn chế :Tuy nhiên, để tổ chức được những tiết học theo phương pháp dạy học theo góc

cần có rất nhiều các yếu tố về không gian, thời gian, cơ sở vật chất, và cả sự đầu tư chuẩn bị công phu của giáo viên cũng như của học sinh

1.2.9 Khả năng vận dụng dạy học theo góc vào dạy học ở trường Phổ thông

1.2.9.1 Điều kiện vận dụng dạy học theo góc

Dạy học theo góc đạt hiệu quả khi đảm bảo điều kiện: nội dung bài học phù hợp, không

gian lớp học phù hợp với số góc học tập, thiết bị đồ dùng, phương tiện dạy học và tư liệu phải

được đảm bảo đầy đủ các thiết bị, giáo viên có năng lực về chuyên môn,, số lượng học sinh

phù hợp với không gian lớp học

1.2.9.2 Loại kiến thức áp dụng đối với dạy học theo góc

Phương pháp dạy học theo góc có thể áp dụng cho rất nhiều các loại nội dung kiến thức như:bài thực hành, các nội dung mới, kiến thức mới có thể tiếp cận bằng các cách khác nhau như: quan sát, thí nghiệm, xây dựng bằng lý thuyết, bài luyện tập các kĩ năng cơ bản của một nội dung, kiến thức nào đó…

1.2.10 Sự khác biệt giữa dạy học theo quan niệm truyền thống và dạy học theo góc

Trang 7

Với dạy học theo quan niệm truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh

là khách thể

Với dạy học theo góc, kế hoạch bài học được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò, trong đó nhấn mạnh đến các phong cách học khác nhau Ưu điểm của nó là rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng việc tự học, tự khám phá, coi trọng hứng thú và coi trọng sự phù hợp của nhịp độ học, phong cách học ở học sinh

Dạy học theo góc có ưu thế khác biệt với các phương pháp dạy học truyền thống:

- Tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của học sinh

- Học sinh được học sâu và hiệu quả bền vững

- Dạy học theo góc sẽ tạo nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực Các nhiệm vụ và hình thức học tập được thay đổi tại các góc tạo hứng thú và kích thích tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng năng lực sang tạo cho HS

- Giáo viên có nhiều thời gian hơn để hỗ trợ cá nhân Dạy học theo góc mặc dù có những ưu điểm như vậy, song bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định

- Không gian lớp học là một vấn đề cần quan tâm khi tổ chức học theo góc: Giáo viên cần thiết kế số góc phù hợp với không gian lớp học

- Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập

- Giáo viên cần nhiều thời gian cho chuẩn bị: Thiết kế nhiệm vụ học tập, phương tiện

đồ dùng học tập cho mỗi góc, bố trí sắp xếp lại không gian lớp học

1.3 Tìm hiểu thực tế dạy học nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí 11 ở trường phổ thông

1.3.1 Mục đích điều tra

1.3.2 Phương pháp điều tra

1.3.3 Kết quả điều tra

Kết luận chương 1

Giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sau:

- Cần nghiên cứu đặc điểm của nội dung kiến thức cần dạy để thiết lập được sơ đồ biểu đạt logic của tiến trình nhận thức khoa học đối với kiến thức cần dạy

- Nghiên cứu nội dung kiến thức để lựa chọn nội dung phù hợp cho từng góc học tập, đảm bảo tính vừa sức, tạo hứng thú học tập đồng thời tạo điều kiện để học sinh tích cực, tự giác, chủ động tham gia vào việc xây dựng kiến thức mới

- Thiết kế nhiệm vụ học tập tại các góc đa dạng về hình thức, phong phú về tư liệu phương tiên học tập để kích thích sự sáng tạo của học sinh

- Tìm hiểu thực tế tình hình dạy và học các kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí 11 ở một số trường học tại Huyện Đan Phượng và trường trung học phổ thông Đan Phượng - Đan Phượng - Hà Nội, góp phần đưa ra định hướng cho việc thiết kế tiến trình hoạt động dạy học mà đề tài đang nghiên cứu

Trang 8

Chương 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO GÓC NỘI DUNG KIẾN

THỨC “ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH VÀ GHÉP NGUỒN THÀNH BỘ” VẬT LÍ 11

2.1 Nội dung kiến thức và kĩ năng cần hình thành bài “Định luật Ôm đối với toàn mạch

và ghép nguồn thành bộ”

2.1.1 Vị trí tầm quan trọng kiến thức của bài “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ”

2.1.3 Kiến thức kĩ năng học sinh cần có khi học nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối

với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ”

2.2 Phân tích nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành

bộ”

2.3 Thiết kế tiến trình dạy học dạy học bài: “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí lớp 11

2.3.1 Bài “Định luật Ôm đối với toàn mạch”

2.3.1.1 Kiến thức cần xây dựng và câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng

2.3.1.3 Mục tiêu bài học

2.3.1.4 Các thiết bị, đồ dùng dạy học

2.3.1.5 Thiết kế các nhiệm vụ ở mỗi góc

GÓC

TRẢI

NGHIỆ

M

PHIẾU HỌC TẬP 1 (Góc “trải nghiệm”) – Thời gian 9 phút

1 Mục đích: Vẽ đồ thị biểu diễn U theo I khi R2 thay đổi

2 Nhiệm vụ:

2.1 Làm thí nghiệm ảo trên máy tính

- Cho R2 thay đổi, đo giá trị U tương ứng với I và điền vào bảng số liệu:

U(V)

2.2 Vẽ đồ thị : Biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông milimet (có sẵn) sự phụ thuộc của U vào I

GÓC

PHÂN

PHIẾU HỌC TẬP 2 (Góc “phân tích”) – Thời gian 9 phút

1 Mục đích: Tìm mối liên hệ giữa I và các đại lượng khác dựa vào kết quả thí

nghiệm và đồ thị

2 Nhiệm vụ: Nhiệm vụ cá nhân HS đọc mục II SGK, rồi thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi sau: - Đồ thị có dạng………

- Lập luận để suy ra dạng công thức toán học của U phụ thuộc theo I:

UN = -aI+ b (1) với b là …

- Đặt R = R0 + R1 ,viết công thức định luật Ôm cho mạch ngoài: U = …(2)

- So sánh (1) và (2) suy ra E ……(3)Suy ra biểu thức định luật Ôm: I =

Trang 9

TÍCH - Điền vào chỗ trống: “Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ ………với suất điện

động của nguồn điện và tỉ lệ …… với điện trở toàn phần của mạch”

+ Khi điện trở mạch ngoài R  0, nhận xét giá trị cường độ I? Khi đó I phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao sẽ rất có hại cho ắc-quy nếu xảy ra hiện tượng đoản mạch?

Trợ giúp: Phương trình liên hệ U và I có dạng hàm bậc nhất trong toán học: y = -ax+b

với x =…., y = … , a>0, b>0, b =……

- Trong (3) ta thấy a phải cùng đơn vị với điện trở, vậy a phải là r

GÓC

ÁP

DỤNG

PHIẾU HỌC TẬP 3 Góc “áp dụng”) – Thời gian 9 phút

1 Mục đích: Tìm mối liên hệ giữa I và các đại lượng khác dựa vào định luật bảo toàn

và chuyển hóa năng lượng

2 Nhiệm vụ: a) Xây dựng biểu thức định luật Ôm

Khi có nguồn điện tạo thành mạch kín thì trong mạch có dòng điện, vậy trong mạch

có sự biến đổi năng lượng, năng lượng hao hụt của nguồn điện chuyển hóa thành nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch

- Tìm năng lượng hao hụt của nguồn điện trong khoảng thời gian t (chính là công nó thực hiện trong khoảng thời gian t đó): A=?

- Tính nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch, ở điện trở ngoài R và điện trở trong r cũng trong khoảng thời gian t đó: Q = ?

- Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: A = Q Biến đổi suy ra

=……

b) Từ biểu thức định luật Ôm xây dựng biểu thức:

- Hiệu điện thế mạch ngoài: UN = ………

- Trong những trường hợp nào thì hiệu điện thế UAB giữa hai cực của nguồn điện

bằng suất điện động E của nó

- Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài

là một điện trở 2,5 Ω Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:

2.2.1.6 Thiết kế tiến trình dạy học các góc

Thảo luận và giao nhiệm vụ cho học sinh trước khi học bài mới trên lớp:

Kiểm tra, chuẩn bị điều kiện xuất phát:

Đặt vấn đề vào bài:

Giải quyết nhiệm vụ bài học :

2.3.2 Bài “Ghép các nguồn điện thành bộ”

2.3.2.1 Kiến thức cần xây dựng và câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng:

a) Đơn vị kiến thức 1: Định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện

Biểu thức:

r R

U

b) Đơn vị kiến thức 2: Định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa máy thu điện Biểu thức:

U

I

R r

Trang 10

c) Đơn vị kiến thức 3: Công thức tổng quát của định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch

UAB = E I(R+r)  Từ biểu thức của U ta suy ra I

d) Đơn vị kiến thức 4: Ghép các nguồn điện thành bộ

+ Bộ nguồn mắc nối tiếp:

E b = E1+ E2+ +En, rb= r1+ r2+ rn, E b = nE, rb= nr

+ Bộ nguồn mắc xung đối: E b = E1 - E2, rb= r1+ r2

+ Bộ nguồn mắc song song: E b = E các nguồn giống nhau, rb=

n r

+ Bộ nguồn mắc hỗn hợp đối xứng: Eb= mE, rb=

n mr

2.3.2.6 Tổ chức các hoạt động dạy học theo góc

* Tổ chức và ổn định lớp học (0.5 phút)

* Kiểm tra bài cũ, chuẩn bị kiến thức xuất phát (3 phút)

* Nhiệm vụ hoạt động chung và hoạt động cụ thể ở mỗi góc

Nhiệm vụ quan của bài học này là áp dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn, chứa máy thu, trường hợp tổng quát và ghép các nguồn thành bộ

Với mục đích để các em được thực hành, khám phá và thử nghiệm qua nhiều hoạt động khác nhau, nhiệm vụ học tập này sẽ được các em thực hiện bằng việc học theo góc Cô giáo chia không gian lớp học thành 3 góc với các nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng hướng đến mục đích chung là xây dựng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn, chứa máy thu, trường hợp tổng quát và ghép các nguồn thành bộ

Cụ thể các góc như sau:

* Hướng dẫn của Giáo viên:

Đó là nhiệm vụ của 3 góc, các em sẽ theo hướng dẫn cụ thể có sẵn trên PHIẾU HỌC TẬP đặt ở mỗi góc để thực hiện nhiệm vụ của mình và thể hiện kết quả lên phiếu học tập, mối

em 1 phiếu ứng với 1 góc Mỗi em được lựa chọn góc xuất phát, thời gian thực hiện mỗi góc

là 9 phút (hết thời gian giáo viên nhắc học sinh chuyển góc) sau khi thực hiện xong 1 góc các

em chuyển sang góc tiếp theo, theo đúng sơ đồ hướng dẫn trên bảng (quay góc theo chiều kim đồng hồ)

Tổng thời gian thực hiện là 27 phút Cô sẽ thu phiếu học tập ngay sau đó

* Kiểm tra kết quả học tập theo góc của các nhóm (11 phút)

* Củng cố (3.5 phút)

Ngày đăng: 14/03/2013, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục. NXB Tư pháp, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Nhà XB: NXB Tư pháp
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11. NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010. NXB Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Vật lí. NXB Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Vật lí
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Nguyễn Lăng Bình, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng, Đỗ Hương Trà, . Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
6. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh. Vật lí 11 cơ bản. NXB Giáo dục, năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 11 cơ bản
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường. Lí luận dạy học hiện đại – Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học. Tài liệu học tập, Potsdam – Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học hiện đại – Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học
8. Phan Dũng. Phương pháp luận sáng tạo. NXB Khoa học – Kỹ thuật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận sáng tạo
Nhà XB: NXB Khoa học – Kỹ thuật
9. Dự án Việt – Bỉ. Tài liệu tập huấn Dạy và học tích cực và sử dụng thiết bị dạy học. Tài liệu tập huấn, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn Dạy và học tích cực và sử dụng thiết bị dạy học
10. Dự án Việt – Bỉ. Tài liệu tập huấn về 3 phương pháp dạy và học tích cực ( Học theo hợp đồng, theo góc và theo dự án ). Tài liệu tập huấn, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn về 3 phương pháp dạy và học tích cực ( Học theo hợp đồng, theo góc và theo dự án )
11. Dự án Việt – Bỉ. Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học sư phạm.2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm.2009
12. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Giáo dục, năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: NXB Giáo dục

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Bảng thống kê kết quả kiểm tra: - Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn bộ
1. Bảng thống kê kết quả kiểm tra: (Trang 13)
4. Bảng phân phối:                                      Bảng 3.4 - Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn bộ
4. Bảng phân phối: Bảng 3.4 (Trang 14)
Bảng 3.3 tổng hợp các tham số - Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn bộ
Bảng 3.3 tổng hợp các tham số (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w