Giải pháp nào cho nạn ô nhiễm môi trường Nguồn nước ô nhiễm đang lấn sâu vào các kênh rạch gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Tháng 12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Trang 1Nguy cơ gia tăng suy thoái môi trường ven
biển nước ta
Hiện Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong 10 nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới, với tổng giá trị năm 2007 trên 3 tỷ USD Song do
kỹ thuật và công nghệ khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản lạc hậu, công tác quản lý còn yếu kém nên đã và đang làm suy thoái môi trường ven biển, dẫn đến nguồn lợi thủy sản gần bờ cạn kiệt nếu không sớm có chính sách bảo vệ hợp lý
Theo báo cáo của Hội khoa học kỹ thuật biển Việt Nam: Khoảng trên 70% các chất gây ô nhiễm từ nguồn lục địa đổ ra vùng cửa sông và ven biển, sau đó do sự tương tác ở vùng biển, các chất nguy hại này bị tích lũy lại với hàm lượng ngày càng cao tại ven bờ
Trang 2Biển bãi Rạng, Đà Nẵng.
Qua kết quả quan trắc ở những khu vực lân cận thuộc các cảng biển, tỷ lệ nước biển ở đây ô nhiễm dầu, mỡ đều vượt chuẩn cho phép Chẳng hạn như Đà Nẵng 24,6 mg/lít, Ninh Thuận 18,1, Phú Yên 14,7 và Khánh Hòa 14,6 mg/lít, đó là chưa kể trên vùng biển nước ta bình quân mỗi năm xảy ra từ 5-7 vụ tai nạn tràn
dầu đổ vào biển hàng chục nghìn tấn
Cũng do áp lực tăng năng suất và sản lượng cây trồng, từ năm 2000 đến nay, mỗi năm ngành nông nghiệp tiêu thụ trung bình 30.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại, phần lớn số thuốc này bằng nhiều cách lại trôi ra biển Chỉ tính riêng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở các vùng cửa sông châu thổ sông Hồng có trong nước biển, lẫn trong trầm tích bãi triều và chứa trong sinh vật 2 vỏ đều cao hơn hẳn những vùng biển khác hàng chục lần
Ô nhiễm môi trường ven biển gia tăng, cộng thêm phương pháp đánh bắt theo lối hủy diệt như dùng hóa chất độc hại, sử dụng chất nổ, lưới mắt nhỏ, khai thác tôm
cá trái vụ đang làm giảm mạnh chất lượng hệ sinh thái Trong đó 17 loài cá biển,
57 loài cá nước ngọt có nguy cơ tuyệt chủng; các rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn cũng bị phá hủy nghiêm trọng do phát triển kinh tế ở vùng ven biển và trên lưu vực các con sông gây ra
GS.TSKH Phan Nguyên Hồng (Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập
Trang 3mặn-Bộ Giáo dục và Đào tạo) cảnh báo: Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt, có giá trị
và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh vật đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế Nhưng vì lợi ích trước mắt, người dân ở nhiều địa phương ven biển đã và đang lấn chiếm nghiêm trọng vùng nước lợ và diện tích rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, với tốc độ tàn phá tới 15.000 ha mỗi năm, nên cả nước chỉ còn khoảng 280.000 ha rừng ngập mặn, giảm khoảng 120.000 ha so với năm 1943
Do nuôi trồng thủy sản ở nước ta phát triển theo lối tự phát, thiếu hẳn quy hoạch bền vững, nên nó vừa là "nạn nhân" vừa là "thủ phạm" của tình trạng ô nhiễm Bởi hầu hết những vùng nuôi trồng thủy sản đều không có hệ thống thủy lợi hoặc hệ thống xử lý chất thải dư thừa, diện tích nước nuôi trồng bị tù đọng làm biến đổi chất lượng do hàm lượng ôxy hòa tan thấp, lượng chất hữu cơ tăng, chất
sunphuahydro vượt ngưỡng cho phép hàng chục lần Nên chỉ sau một năm sử dụng, các đầm, ao nuôi thả thủy sản đều giảm năng suất rõ rệt, đồng thời bùng phát dịch bệnh làm cho vật nuôi chết hàng loạt trên phạm vi rộng lớn, làm hàng vạn hộ gia đình ven biển Cà Mau, Phú Yên, Đà Nẵng, Khánh Hòa lâm vào cảnh nợ nần, không ít hộ buộc phải bỏ hoang hóa đầm, ao do họ không thể xử lý được
nguồn nước nuôi trồng bị ô nhiễm nặng
Để ngăn chặn và đầy lùi tình trạng suy thoái môi trường ven biển hiện nay, trước hết các Bộ, ngành chức năng cần tăng cường phối hợp theo cơ chế liên ngành tham gia bảo vệ môi trường biển Qua đó thiết lập hệ thống quốc gia về các khu bảo tồn, khu vực cấm khai thác có thời hạn, khu dự trữ thủy sản và các khu bảo vệ ở các vùng ven biển để phục hồi lại các hệ sinh thái nhạy cảm có giá trị về nguồn gen; từng bước giảm dần số lượng tàu khai thác thủy sản có công suất dưới 45 CV Nhất
là tăng cường vai trò của cộng đồng tham gia giám sát môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Trang 4Gắn trách nhiệm của hộ gia đình, chủ trang trại, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản vào quản lý môi trường Đặc biệt là nhân rộng việc phục hồi rừng ngập mặn theo
mô hình rừng phòng hộ môi trường Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh), và mô hình Vườn quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy-Nam Định) nhằm bảo tồn đa dạng sinh vật, cải thiện môi trường ven biển, vừa ngăn ngừa hiện tượng "biển tiến" do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra
Giải pháp nào cho nạn ô nhiễm môi trường
Nguồn nước ô nhiễm đang lấn sâu vào các kênh rạch gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Tháng 12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020 Nhiều tỉnh cũng có nhiều biện pháp để đối phó với đại nạn này, nhưng nhiều doanh nghiệp hình như đã “lờn thuốc”
Trong khi đó, ở nhiều tỉnh, thành, nhất là tại TP.HCM, dù hằng năm UBND Thành phố đã chi trên 2 tỷ đồng cho mỗi việc thu dọn và vớt rác trên kênh rạch, nhưng
“đâu rồi cũng lại vào đấy” Thay vì chăm chút cho công việc bảo vệ môi trường cho thành phố hiện đại này, thì rất nhiều người dân vô ý thức đã làm ngược lại, khiến đường phố, kênh rạch lúc nào cũng nhếch nhác và bẩn thỉu
VỨT RÁC KHẮP NƠI
Nhiều người dân Thành phố rất bàng quan, họ xem việc giữ gìn vệ sinh đường phố
là công việc của ai đó, của chính quyền chứ không phải của mình Sáng, chiều hay bất cứ lúc nào họ cũng có thể thản nhiên vứt rác ra đường hay xuống kênh rạch, mãi rồi hành động đó trở thành thói quen và bình thường
Rác sinh hoạt vương vãi khắp nơi, ruồi nhặng bay tán loạn, trong khi cạnh đó nhiều hàng quán thức ăn vẫn bày bán và thực khách vẫn vô tư, say sưa ăn uống Nhiều công trình xây dựng dở dang cũng là nơi tập kết của rác rưởi, vật liệu xây dựng bị chìm lấp dưới cùi bắp, vỏ dừa, bịch ni-lông, bàn ghế cũ nát Dưới chân là
Trang 5rác, trên đầu cũng rác, bên cạnh cũng rác… chỉ không muốn bỏ ra ít tiền để đổ rác hằng tháng mà nhiều người chọn cách… tống rác ra khỏi nhà mình, rồi ai bị ra sao thì mặc kệ
Nhiều người nước ngoài khi đến thăm Việt Nam nhân cơ hội… không nơi nào có hình ảnh này… bèn chụp hình… thay vì chụp những bức ảnh về danh lam, thắng cảnh thì họ chụp những bức ảnh người dân vứt rác ra đường, tắm giặt ngoài phố…
Họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy những hành động không văn minh ấy không bị phạt gì hết
CHẤT THẢI RẮN
TP.HCM vừa đưa thêm 2 địa điểm xử lý chất thải rắn vào hoạt động, một ở Phước Hiệp huyện Củ Chi và một ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh Hai nơi này có kết cấu hệ thống ổn định và đều thi công theo tiêu chuẩn của Mỹ và Hà Lan
Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước thời gian đầu bị bốc mùi trên các tuyến đường dẫn vào bãi rác, tuy nhiên dần dần nó đã được khắc phục Còn ở khu Phước Hiệp (Củ Chi), theo nhận định của Công ty Môi trường Đô thị, thì bãi rác này sẽ không xãy ra sự cố gì trước mắt và lâu dài Cuối năm 2008, Công ty Môi trường Đô thị sẽ khởi công xây bãi rác số 3 và theo đó, TP.HCM quyết tâm từ năm 2010 trở đi, đầu ra cho việc xử lý rác trên địa bàn Thành phố sẽ được đảm bảo ít nhất trong 10 năm tới
NHỮNG DÒNG SÔNG… ĐAU KHỔ
Tại hội nghị “Triển khai đề án bảo vẹâ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai” diễn ra vào ngày 26/2/2008, có nhiều báo cáo về ô nhiễm môi trường của các tỉnh khiến người nghe… phải giật mình
Trang 6Theo công bố mới nhất của Cục Bảo vệ Môi trường, đoạn sông Đồng Nai từ Nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại (thuộc khu vực Đồng Nai) đã bắt đầu ô nhiễm
từ các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng Nhiều khu vực sông đã bị nhiễm mặn, nước sông không thể sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu Hệ thống sông Đồng Nai gồm sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ, sông Thị Vải, một số sông nhánh như sông Bé, Đa Nhim- Đa Dung, chất lượng nước ở hạ lưu đang diễn biến theo chiều hướng xấu, hàm lượng sắt rất cao, vượt tiêu chuẩn nguồn nước loại A
từ 10-12 lần, khiến việc cung cấp nước sinh hoạt trở nên khó khăn Tại khu vực cầu kênh Xáng thuộc đại phận Tây Ninh, thượng lưu sông Vàm Cỏ Đông là khu vực chịu ô nhiễm nặng nhất, nhiều tháng trong năm có nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp hơn tiêu chuẩn nhiều lần
Có một đoạn của sông Thị Vải dài 10 km đã “chết”, nước có mùi nâu đen, mùi hôi thối nồng nặc khi nước lớn lẫn nước ròng, với nguồn nước như vậy thì không thể một sinh vật nào có thể tồn tại được Cục Bảo vệ Môi trường còn nhấn mạnh: khu vực cảng Vedan, cảng Mỹ Xuân còn phát hiện có chất thủy ngân, loại ô nhiễm độc hại với hàm lượng vượt chuẩn, riêng hàm lượng kẽm vượt chuẩn từ 3 – 5 lần
Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm này là từ các nguồn nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, làng nghề, sinh hoạt y tế, nông nghiệp… Theo thống kê, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xả 50%, kế đến TP.HCM là20% Một quan chức của tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện chỉ có 9/19 khu công nghiệp trên địa bàn này có nhà máy xử lý nước thải tập trung
Còn TP.HCM thì sao? Trong những năm qua, nhiều khu công nghiệp hoạt động nhưng không có nhà máy xử lý nước thải tập trung, gần đây mới được triển khai xây dựng… Cục Bảo vệ Môi trường cảnh báo, lượng nước thải TP.HCM mà các bệnh viện, trung tâm y tế “đóng góp” là do hầu hết những nơi này chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc đã có nhưng chưa xử lý triệt để Giới khoa học cũng cảnh báo, “đây
là nguồn tiềm ẩn nguy cơ lan truyền dịch bệnh qua môi trường nước”
Trang 7CÁ CHẾT NỔI… LỀNH BỀNH
Tại hai tỉnh Long An và Tiền Giang, số phận của các con sông bi đát không kém, Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Bến Lức lâu lâu lại ghi nhận việc cá, tôm chết nổi lềnh bềnh trên sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa bàn xã Thạnh Lợi
Bà Huỳnh Thị Phép, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Long An cho biết, mức độ ô nhiễm nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông, đoạn từ huyện Đức Huệ đến
huyện Bến Lức ngày càng đáng lo Hàm lượng chất rắn lơ lửng tại khu vực Nhà máy đường Hiệp Hòa (Đức Hòa) vượt qui định 22 lần, tại cống xả Công ty Formosa (Bến Lức) vượt qui định 16 lần, tại cống xả Công ty Đa Năng, Bến Lức vượt qui định 2 lần Hàm lượng BOD (nhu cầu oxy sinh học) tại Nhà máy đường Hiệp Hòa vượt quy định tới 465 lần, tại cống xả Formosa vượt 30 lần…
Theo nhận định của Sở Tài nguyên-Môi trường Tiền Giang, nước sông Tiền càng ngày càng bị ô nhiễm, lý do là Ban quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang thừa nhận KCN Mỹ Tho và Cụm Công nghiệp Trung An đến nay chưa có hệ thống xử lý nước thải chung, dù đã hoạt động hơn 10 năm Trong năm 2007, Ban quản lý các khu công nghiệp phối hợp với Sở Tài nguyên- Môi trường kiểm tra 11 doanh
nghiêp và phát hiện xử phạt vi phạm hành chính 8 doanh nghiệp xả nước thải ra sông Tiền
Theo Ban quản lý các khu Công nghiệp Tiền Giang, hiện có 60% doanh nghiệp trong khu công nghiệp Mỹ Tho và cụm công nghiệp Trung An có hệ thống xử lý nước thải cục bộ đạt cột B và C Lẽ ra, số nước thải này được đạt cột A, cột trách nhiệm của Ban quản lý các khu công nghiệp, nhưng do chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, non sông Tiền phải hứng hết nước thải cột B và C, thậm chí nước thải chưa qua xử lý Nguồn nước bị ô nhiễm ở gần khu công nghiệp Mỹ Tho và Bến Chương Dương cũng là nơi Công ty Cấp thoát nước Tiền Giang đặt ống lấy nước mặt xử lý, rồi cung cấp nước sinh hoạt cho TP.Mỹ Tho và các vùng lân cận
Trang 8GIẢI PHÁP NÀO CHO Ô NHIỄM?
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân khẳng định: “Dứt khoát không phê duyệt các dự án có công nghệ lạc hậu, sử dụng lao động giản đơn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”
Theo ông Lê Hoàng Quân, đối với những dự án đầu tư mới, Thành phố sẽ ưu tiên kêu gọi các dự án công nghệ cao, những dự án mang lại giá trị lớn, đồng thời cam kết không để phát sinh doanh nghiệp làm ô nhiễm môi trường mới, riêng các dự án
đã và đang triển khai, ông “hứa”, sẽ chỉ đạo cương quyết di dời hoặc bắt buộc phải hoàn chỉnh biện pháp giảm thiểu môi trường
Đồng tình với ông, các lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu đều nói “không và không” với những dự án có nguy cơ tác động xấu đi môi trường Ông Trần Hồng Hà - Cục Trưởng Cục Bảo vệ Tài nguyên Môi trường cho biết, Bộ Tài nguyên-Môi trường cùng Chủ tịch của 12 tỉnh, thành thuộc khu vực sông Đồng Nai sẽ đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét cho thành lập Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai
Tháng 12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020, theo đó sẽ ưu tiên bảo vệ, gìn giữ
nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các tỉnh cũng mới tiến hành các công việc quan trắc nguồn nước để trao đổi thông tin rồi sau đó mới bàn giải pháp… Hơn nữa, lưc lượng thanh kiểm tra quá mỏng nên không thể phát hiện, xử lý hết những doanh nghiệp cố tình lén xả nước thải xuống sông, chỉ mong các doanh nghiệp vì lợi ích chung mà tự giác chấp hành, còn không thì… đành chịu
Chủ trương thì kiên quyết, nhưng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, như ở Tiền Giang các doanh nghiệp vi phạm thật nhiều, nhưng đến nay chưa đình chỉ bất cứ
Trang 9một đơn vị nào Như vậy, biện pháp tìm giải pháp cho nạn ô nhiễm môi trường xem ra… còn rất mịt mờ