1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps

105 648 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

http://www.ebook.edu.vn Chương II Kinh tế học chất lượng môi trường I. Đặt vấn đề Chúng ta đang ở thời kỳ những năm đầu của thế kỷ XXI, một trongnhững vấn đề thách thức lớn nhất đó là bảo vệ và bảo quản những nguồn tài nguyên của trái đất cũng như tiếp tục phát triển kinh tế không chỉ trong từng quốc gia mà cả trên qui mô toàn cầu. Hàng trăm năm trước đây, với mục đích tham vọng tăng trưởng kinh tế nhanh và khuy ến khích phát triển công nghệ bằng những thay đổi trong các cuộc cách mạng công nghiệp đã làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên. Sự gia tăng khối lượng của giao thông, quá trình sản xuất; viễn thông và hoá chất nhân tạo đã ảnh hưởng sâu sắc tới cả hai chiều là nâng cao cuộc sống vật chất con người cũng như hưởng thụ xã hội và sự phá huỷ môi trường cũng lớ n hơn mà hiện nay chúng ta đang phải đối mặt. Chúng ta ghi nhận một điều có ý nghĩa là sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường. Nhưng chúng ta không thể chuyển hoá nó cho tương lai. Giải pháp cần được xem xét là mối quan hệ ràng buộc giữa hoạt động kinh tế và chất lượng môi trường tự nhiên và sử dụng thông tin đó để đi đến những quyết định đúng đắn hơn. Dĩ nhiên sẽ luôn luôn có một tổng hợp của sự đánh đổi khối lượng chính xác. Vậy cần phải sử dụng lý thuyết kinh tế gì để bao quát được toàn bộ vấn đề này. Chúng ta không thể mong đợi có được một bầu không khí trong lành hoàn hảo hoặc một nguồn nước tinh khiết đầy đủ, cũng như chúng ta không thể tiếp tục tăng trưởng kinh tế mà không chú ý tới tương lai. Tuy nhiên có m ột giải pháp, thông qua đó đạt được một sự thoả hiệp của các nhóm. Thứ nhất, chúng ta phải quyết định với mức độ chất lượng môi trường như thế nào thì có thể chấp nhận được và thứ hai cần có những điều chỉnh thích hợp gì trong việc ứng xử với thị trường hướng tới phát triển bền vững, đảm bảo về mặt ch ất lượng môi trường trong khả năng phát triển xã hội. Quá trình ứng xử không phải dễ dàng và phụ thuộc vào thời gian, vì xét về mặt xã hội con người vẫn đang tìm hiểu và nghiên cứu, chưa thể hiểu hết về tự nhiên, về cách ứng xử thị trường và về mối quan hệ liên kết giữa tự nhiên và kinh tế. Liệu kinh tế học sẽ đóng góp được những gì trong quá trình nghiên cứu này? nh ững công cụ phân tích sẽ giúp cho việc giải thích mối tương tác của thị trường và môi trường như thế nào và sự liên quan của mối quan hệ đó cũng như những cơ hội tìm 64 http://www.ebook.edu.vn được những giải pháp hiệu quả. Trong chương này, chúng ta bắt đầu đưa ra những giả định với những mô hình đơn giản nhằm minh hoạ mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế và chất lượng môi trường. Cùng với những phân tích có tính minh hoạ về những quyết định thị trường có tính nền tảng như thế nào ảnh hưởng tới môi trường. Chúng ta sẽ khám phá, giải thích những mối quan h ệ cơ bản liên quan đến phân tích kinh tế của những giải pháp môi trường như những vấn đề về hàng hoá chất lượng môi trường; Ngoại ứng; Kinh tế học ô nhiễm; Kinh tế chất thải. Tiếp theo đó là một cách nhìn tổng thể về phát triển chính sách và vai trò của kinh tế học trong đó. II. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế 1. Cung, cầu và cân bằng thị trường 1.1 Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào trong đó tập hợp những người mua và người bán họ tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi, mua bán các loại hàng hoá và dịch vụ. Trong một số trường hợp, người mua và người bán có thể tiếp xúc trực tiếp tại các địa điểm cố định như các thị trường hàng tiêu dùng: thực phẩm, rau quả, quần áo… Trong những trường hợp khác, các công việc giao dịch có thể diễn ra thông qua vô tuyến, điện thoại hoặc các phương tiện viễn thông khác như trong thị trường chứng khoán, giao dịch ngân hàng…. Điểm chung nhất của các thành viên tham gia thị trường là họ đều tìm cách tối đa hoá lợi ích của mình. Người bán (sản xuất) muốn tối đa hoá lợi nhuận, còn người mua (người tiêu dùng) muốn tối đ a hoá sự thoả mãn hay lợi ích mà họ nhận được từ hàng hoá hay dịch vụ mà họ mua. Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán và người mua xác định giá của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định cả chủng loại, số lượng, chất lượng sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Nói cách khác, giá cả là tín hiệu cơ bản phối hợp các hoạt động của người tiêu dùng, người sản xuất và những người sở hữu các nguồn lực khan hiếm. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường. Để hiểu được quá trình này một cách đầy đủ hơn, chúng ta cần một mô hình thị trường điển hình trong đó tậ p trung vào cầu - hành vi của người mua, và cung, hành vi của người bán. Cầu và cung là tên của các mối quan hệ; các mối quan hệ đó có thể được thể hiện bằng các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị hoặc các phương trình (các hàm). 1.2 Cầu là mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cầu (Q) của một loại hàng hoá hoặc 65 http://www.ebook.edu.vn dịch vụ. Đó là lượng hàng hoá / dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Trong những điều kiện như nhau, giá càng thấp thì lượng cầu càng lớn và ngược lại. Nếu biểu thị mối quan hệ này bằng đồ thị ta sẽ có đường cầu. Thông thường, đường cầu dốc xuống từ trái sang phải như trong hình dưới đây: 66 P Q Q 2 Q 1 P 1 P 2 D D 0 Hình 2.1. Đường cầu thị trường. Tại mức giá P 1 , lượng cầu là Q 1 Tại mức giá P 2 , lượng cầu là Q 2 Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng hàm cầu. Ví dụ: Q = 450 - 25P Nếu giá P 1 = 4($), lượng cầu Q 1 = 350 Nếu giá P 2 = 6($), lượng cầu Q 2 = 300 Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân. Các yếu tố cơ bản xác định cầu về hàng hoá / dịch vụ bao gồm: - Giá của bản thân hàng hoá / dịch vụ - Thu nhập của người tiêu dùng - Giá cả của các loại hàng hoá liên quan http://www.ebook.edu.vn - Số lượng người tiêu dùng - Thị hiếu của người tiêu dùng - Các kỳ vọng về các yếu tố trên 1.3 Cung là mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cung (Q) của một loại hàng hoá / dịch vụ. Đó là lượng hàng hoá / dịch vụ mà người bán sẵn lòng và có khả năng cung tại mức giá xác định trong một thời gian nhất định. Trong những điều kiện như nhau, giá càng cao thì lượng cung càng lớn và ngược lại. Chúng ta có thể bi ểu thị mối quan hệ này dưới dạng đồ thị, đó là đường cung. Thông thường, đường cung có độ dốc đi lên từ trái sang phải như trong hình dưới dây: 67 P S S Q Q 2 Q 1 0 P 1 P 2 Hình 2.2. Đường cung thị trường. Tại mức giá P 1 , lượng cung là Q 1 Tại mức giá P 2 , lượng cung là Q 2 Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung bằng hàm cung. Ví dụ Q = -20 + 10P Nếu giá P 0 = 2, lượng cung Q 0 = 0 Nếu giá P 1 = 4, lượng cung Q 1 = 20 Nếu giá P 2 = 6, lượng cung Q 2 = 40 Cung thị trường là tổng hợp các mức cung của từng cá nhân lại với nhau. Các yếu tố cơ bản xác định cung về hàng hoá / dịch vụ bao gồm: - Giá của bản thân hàng hoá / dịch vụ http://www.ebook.edu.vn - Công nghệ - Giá của các yếu tố đầu vào (sản xuất) - Chính sách thuế - Các kỳ vọng về các yếu tố trên 1.4 Cân bằng thị trường Khi cầu đối với một hàng hoá / dịch vụ nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó. Thị trường ở trạng thái cân bằng khi việc cung hàng hoá / dịch vụ đủ thoả mãn cầ u đối với hàng hoá / dịch vụ đó trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có mức giá cân bằng (P*) và sản lượng cân bằng (Q*). Trên đồ thị, mức cân bằng được xác định bằng giao điểm của hai đường cung và cầu. 68 P Q S D E P* Q* 0 Hình 2.3. Cân bằng cung cầu thị trường Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó không được xác định bởi t ừng cá nhân riêng lẻ mà được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua và người bán. Đây chính là cách định giá khách quan theo "Bàn tay vô hình" của cơ chế thị trường ∗ . Tại những mức giá thấp hơn giá cân bằng, sẽ xuất hiện tình trạng dư cầu (thiếu cung); tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm tăng giá. Ngược lại, tại những mức giá ∗ Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp đều là người chấp nhận giá; đường cầu của mỗi doanh nghiệp là hoàn toàn co dãn tại mức giá thị trường hay nói cách khác là các nhà sản xuất phải đối mặt với đường cầu nằm ngang. Rất dễ nhận thấy doanh thu bình quân (AR) và doanh thu cận biên (MR) của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo đều bằng giá cân bằng thị trường. http://www.ebook.edu.vn cao hơn giá cân bằng, sẽ xuất hiện tình trạng dư cung; tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm giảm giá. Khi giá thay đổi, lượng cung và lượng cầu cũng điều chỉnh cho tới khi đạt được trạng thái cân bằng. Mô hình cung - cầu cơ bản có thể được dùng để nghiên cứu nhiều vấn đề môi trường và chính sách. 2. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất 2.1 Lợi ích và thặng dư tiêu dùng 2.1.1 Lợ i ích Thuật ngữ lợi ích được hiểu như là sự vừa ý, sự hài lòng do việc tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ đem lại. Lợi ích toàn bộ (hay tổng lợi ích - TB) là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ đem lại. Lợi ích cận biên (MB) phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sản phẩm đem lại. ∆ Q → MB = lim Sự thay đổi tổng lợi ích Sự thay đổi lượng tiêu dùng Lợi ích cận biên = ∆ TB = TB’ (Q) ∆ Q→0 Khái niệm tổng lợi ích và lợi ích cận biên giải thích vì sao chúng ta lại mua m ột hàng hoá / dịch vụ cũng như vì sao chúng ta lại không mua chúng vào một thời điểm nào đó. Lợi ích cận biên của một hàng hoá / dịch vụ nào đó có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở một thời kỳ nhất định. Như vậy, khi ta tiêu dùng nhiều hơn một loại hàng hoá / dịch vụ nào đó, mà lợi ích cận biên vẫn còn lớn hơn 0, tổng l ợi ích sẽ tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần đi. Lợi ích là một khái niệm trừu tượng dùng trong kinh tế học để chỉ cảm giác thích thú chủ quan, tính hữu ích hoặc sự thoả mãn do tiêu dùng hàng hoá / dịch vụ mà có. Chúng ta không thể đo được lợi ích và lợi ích cận biên bằng các đơn vị vật lý như chiều dài, cân nặng. Tuy vậy, chúng ta có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việ c tiêu dùng: lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hoá / dịch vụ càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó, khi lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn lòng chi trả cũng giảm đi. Nếu vậy, đường cầu cũng chính là đường thể hiện lợi ích cận biên của việc tiêu dùng. 2.1.2 Thặng dư tiêu dùng Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu 69 http://www.ebook.edu.vn dùng khi tiêu dùng một lượng hàng hoá / dịch vụ so với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó. Trong hình 2.4, đường cầu đối với một hàng hoá là D, giá thị trường của hàng hoá đó là P*; người tiêu dùng sẽ tiêu dùng Q D đơn vị hàng hoá P B P* 0 Q D Q D E CS Hình 2.4. Thặng dư tiêu dùng Tổng lợi ích của việc tiêu dùng là diện tích nằm dưới đường cầu từ gốc toạ độ đến sản lượng cân bằng, tức là diện tích OBEQ D . Người tiêu dùng là người tối đa hoá lợi ích nên sẽ tiêu dùng hàng hoá cho đến khi lợi ích cận biên của đơn vị hàng hoá cuối cùng bằng với giá phải trả cho đơn vị hàng hoá đó. Người tiêu dùng không mua nhiều hàng hoá hơn Q D vì lợi ích cận biên của những đơn vị hàng hoá này (cũng đồng thời là sự sẵn lòng chi trả cho những đơn vị hàng hoá này) nhỏ hơn mức giá mà người tiêu dùng sẽ phải trả nếu tiêu dùng chúng. Đối với những đơn vị hàng hoá nhỏ hơn Q D , người tiêu dùng, vì được hưởng lợi ích cận biên lớn hơn P* nên cũng sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn P* cho việc tiêu dùng hàng hoá. Nhưng thực tế, người tiêu dùng chỉ phải trả giá P*, cho tất cả các đơn vị hàng hoá. Thặng dư tiêu dùng xuất hiện do người tiêu dùng được hưởng nhiều hơn mức họ phải trả. Tổng thặng dư tiêu dùng (ký hiệu là CS) được thể hiện bằng diện tích tam giác BEP* (phần gạch chéo) trong hình… 2.2 Chi phí và thặng dư sản xuất 2.2.1. Chi phí Chi phí đối với một doanh nghiệp được hiểu là các khoản chi trả mà doanh nghiệp phải thực hiện để duy trì việc sản xuất một số lượng hàng hoá / dịch vụ. • Tổng chi phí (TC) của việc sản xuất một lượng hàng hoá bao gồm giá thị trường 70 http://www.ebook.edu.vn của toàn bộ các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra lượng hàng hoá đó. Có thể phân biệt hai loại chi phí: cố định và biến đổi. • Chi phí cố định (FC) là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi, đó chính là những chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán dù không sản xuất hoặc sản xuất rất ít; ví dụ tiền thuê nhà xưởng, khấu hao thiết bị, bảo dưỡng thiết bị, tiền l ương của bộ máy quản lý. • Chi phí biến đổi (VC) là những chi phí tăng hoặc giảm cùng với mức tăng hoặc giảm của sản lượng, ví dụ như tiền mua nguyên vật liệu, nhiên liệu năng lượng, tiền lương công nhân… Tổng chi phí là tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi. Vì tổng chi phí cố định không thay đổi nên sự tăng giảm của tổng chi phí phụ thuộc vào các chi phí biến đổi. • Chi phí cận biên (MC) là chi phí phải chi bổ xung để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng hàng hoá / dịch vụ: Sự thay đổi tổng chi phí Sự thay đổi tổng sản lượng Chi p hí c ậ n biên = Như đã nói ở trên, trong ngắn hạn chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi, vì thế khi sản xuất thêm một đơnvị sản phẩm, chỉ có chi phí biến đổi tăng lên. Vì vậy, chúng ta cũng có thể nói rằng chi phí cận biên là chi phí biến đổi bổ xung để s ản xuất thêm một đơn vị sản phẩm bổ xung. Nhìn chung, đường chi phí cận biên có hình dáng chữ U, song trong nhiều trường hợp nó cũng có thể có hình dạng khác như dạng bậc thang, nằm ngang hoặc tăng liên tục. Đường chi phí cận biên đi lên là kết quả trực tiếp của quy luật năng suất cận biên giảm dần ∗. Chi phí cận biên càng cao, người sản xuất càng đòi hỏi mức giá bán sản phẩm cao tương ứng. Với một đường chi phí cận biên xác định thì khi giá thay đổi, lượng hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Người sản xuất tối đa hoá hợi nhuận sẽ sẵn lòng cung cấp hàng hoá / dịch vụ cho thị trường đến chừng nào giá bán đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng đúng với chi phí cận biên để sản xuất ra đơn vị sản phẩm ấy (P = MC). Vì thế đường chi phí cận biên cũng chính là đường cung của doanh nghiệp. 71 ∗ Năng suất cận biên được hiểu là mức gia tăng của tổng sản lượng khi sử dụng bổ xung một đơn vị đầu vào biến đổi như lao động chẳng hạn. http://www.ebook.edu.vn Nếu chúng ta cộng theo chiều ngang toàn bộ các đường cung một loại hàng hóa của các doanh nghiệp thì chúng ta sẽ thu được đường cung của thị trường. 2.2.2 Thặng dư sản xuất Thặng dư sản xuất là khái niệm phản ánh mức chênh lệch giữa số tiền mà người sản xuất thực sự nhận được từ việc cung cấp một lượng hàng hoá / dịch vụ so với số tiền tố i thiểu mà anh ta sẵn sàng chấp nhận chi trả. Trong hình 2.5 đường cung đối với một hàng hoá là S, giá thị trường của hàng hoá đó là P*, người sản xuất sẽ sẵn lòng cung cấp Q S đơn vị hàng hoá. 72 Hình 2.5 Thặng dư sản xuất P* Q S Q P PS E A 0 S Vì đường cung phản ánh chi phí cận biên của sản xuất; đồng thời nếu chi phí cơ hội của tất cả các nguồn lực của sản xuất đã được tính đầy đủ, thì tổng chi phí xã hội của sản xuất chính là diện tích nằm dưới đường cung từ gốc toạ độ đến sản lượ ng cân bằng, tức là diện tích OAEQ S . Trong hình 2.5, tại bất kỳ điểm nào dọc theo đoạn đường cung AE, các nhà sản xuất cũng sẵn sàng cung ứng một lượng hàng hoá nhất định với giá thấp hơn giá cân bằng thị trường P*, nhưng thực tế họ vẫn bán được sản phẩm với mức giá P*. Thặng dư xuất hiện do người sản xuất nhận được nhiều hơn mức chi phí họ đã b ỏ ra. Tổng thặng dư sản xuất (ký hiệu là PS) được thể hiện bằng diện tích tam giác AEP* (phần gạch chéo) trong hình . 2.3 Lợi ích ròng xã hội Chúng ta vừa đề cập đến những vấn đề liên quan đến lợi ích và chi phí. Tổng lợi ích xã hội (TSB) của việc tiêu dùng một loại hàng hoá / dịch vụ với một lượng nào đó được xác định là tổng lợi ích của tất cả các cá nhân trong xã hội được hưởng liên quan đến việc tiêu dùng hàng hoá / dịch vụ đó; Tổng lợi ích xã hội cũng được xác định bằng tổng cộng sự sẵn lòng chi trả của các cá nhân trong xã hội cho việc tiêu dùng hàng hoá / dịch vụ. Trên đồ thị TSB được http://www.ebook.edu.vn biểu thị bằng diện tích nằm dưới đường cầu từ gốc toạ độ đến sản lượng cân bằng. Tổng chi phí xã hội (TSC) của việc sản xuất một hàng hoá / dịch vụ được xác định là tổng chi phí của tất cả các nguồn lực cần thiết (kể cả chi phí cơ hội) để sản xuất ra hàng hoá / dịch vụ đó. Trên đồ thị, TSC được biể u thị bằng diện tích nằm dưới đường cung từ gốc toạ độ đến sản lượng cân bằng. Chúng ta có thể xác định lợi ích ròng xã hội (NSB) của việc sản xuất và tiêu dùng một hàng hoá / dịch vụ nào đó bằng hiệu số giữa tổng lợi ích xã hội và tổng chi phí xã hội. NSB = TSB - TSC (1) Rõ ràng, lợi ích ròng xã hội là tổng số của thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS). NSB = CS + PS (2) TSB = diện tích OBEQ* - TSC = diện tích OAEQ* NSB = diện tích ABE CS = diện tích P*BE PS = diện tích P*AE P* PS E 0 Q* Q S ≡ MC CS B P A D ≡ MB Hình 2.6 Lợi ích ròng xã hội Chúng ta có thể dễ dàng chứng minh được rằng tại mức sản lượng cân bằng Q*, lợi ích ròng xã hội là lớn nhất hay còn gọi là phúc lợi xã hội lớn nhất. Nếu hoạt động 73 [...]... đường MNPB Hiệu số MR - MC chính là MNPB và được thể hiện trong hình 2. 11 ( b ) Khi chưa tính đến chi phí môi trường, người sản xuất tối đa hoá lợi nhuận sẽ sản xuất tối đa tại QP vì ở đó MNPB = 0 (MR = MC), tổng lợi nhuận là toàn bộ diện tích nằm dưới đường MNPB và có thể tính theo công thức: QP QP 0 0 ∏ = ∫ MNPB.dQ = ∫ ( P − MC ). dQ = TR ( Qp ) − TC ( Qp ) Nếu tính đủ cả chi phí môi trường, rõ ràng là... ròng cận biên MNPB như sau: Xuất phát từ công thức MNPB = MR-MC, trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì MR = P, vì thế công thức này có thể viết lại là MNPB = P - MC Đường doanh thu biên (trùng với đường gi ) và đường chi phí cận biên được thể hiện như trong hình 2. 11 a dưới đây http://www.ebook.edu.vn 86 P MC MR=P hình ( a ) a 0 Sản lượng QP P MNPB=P-MC hình ( b ) a 0 QP Hình 2. 11: Xây... còn bằng diện tích OAB trong hình (hình số 2. 15 vẽ trang trước) và được tính theo công thức Q* Q* 0 0 ∏ = ∫ (MNPB − MEC )dQ = ∫ ( P − MC − MEC )dQ = TR ( Q *) − TC ( Q *) − TEC ( Q *) 2. 2 Ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hoá chi phí ô nhiễm ở phần trên chúng ta đã giả định rằng mức ô nhiễm có thể được điều chỉnh thông qua việc điều chỉnh sản lượng Tuy nhiên trong thực tế, có thể không nhất thiết phải thay... liệu đầu vào, quản lý nội vi tốt hơn, tái chế các chất thải, xử lý các chất thải…, thậm chí cả cách giảm sản lượng Chúng ta có thể biểu diễn hàm chi phí giảm ô nhiễm cận biên MAC bằng đồ thị như hình vẽ Chi phí MAC (a) MAC (b) MAC (c) A 0 Wm W1 Lượng thải Lượng thải Lượng thải Hình 2. 13: Các loại đường chi phí giảm ô nhiễm cận biên tiêu biểu Chi phí giảm ô nhiễm hay giảm thải cận biên (MAC) thể hiện... để xác định các tiêu chuẩn môi trường cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) được giao nhiệm vụ xem xét lại toàn bộ những nhiệm vụ này và đưa ra kiến nghị chính thức làm thế nào để xác định được các định mức chuẩn, trên cơ sở định mức chuẩn đó được quốc hội quy định thực hiện và được EPA theo dõi và kiểm soát - Các loại tiêu chuẩn môi trường Trong khuôn khổ của luật bảo vệ môi trường các định mức chuẩn được... cần đề cập một số khái niệm có liên quan, đó là chi phí thiệt hại môi trường và chi phí kiểm soát môi trường * Chi phí thiệt hại môi trường: Nói thiệt hại môi trường là nói đến tất cả các tác động bất lợi mà những người sử dụng môi trường gánh chịu do môi trường bị ô nhiễm, suy thoái Những tác động bất lợi này có nhiều dạng khác nhau và hiển nhiên là khác nhau đối với từng hoàn cảnh cụ thể Trong ví... hàm chi phí thiệt hại cận biên - MDC Một hàm chi phí thiệt hại cận biên thể hiện mức thay đổi (hay biến thiên) về những thiệt hại khi lượng chất thải hoặc nồng độ chất gây ô nhiễm trong môi trường thay đổi một đơn vị Độ dốc và hình dạng của đường chi phí thiệt hại cận biên phụ thuộc vào chất gây ô nhiễm và điều kiện môi trường cụ thể Nói chung đường chi phí thiệt hại cận biên có độ dốc đi lên từ trái... hoặc là giảm thiểu tối đa (nếu không phải là ngừng lại) các hoạt động kinh tế, hoặc là phải chi phí rất nhiều cho việc làm giảm ô nhiễm Cả hai cách lựa chọn trên đều không đảm bảo là sẽ có lợi nhất cho xã hội và thực tế xã hội vẫn có thể có lợi nếu ô nhiễm ở một mức độ nhất định Vấn đề mà các nhà kinh tế môi trường nêu ra là: cần phải đạt được mức ô nhiễm tối ưu Kinh tế học môi trường đã chỉ ra hai cách... như thế nào Tính khả thi của định lý Coase: Xét về mặt Kinh tế, phân tích theo mô hình ý tưởng của định lý Coase là một ý tưởng tốt, nó thể hiện được quy luật cơ bản của kinh tế thị trường là quy luật cung cầu và thể hiện tính hiệu quả Pareto trong hoạt động kinh tế Tuy vậy, tính khả thi trong thực tiễn không cao vì 4 lý do cơ bản sau đây: - Việc vận dụng mô hình mặc cả ô nhiễm chỉ đúng trong trường. .. và trồng nhãn Ngoại trong dùng Ngoại ứng tiêu cực ứng - Thu gom vỏ chai tiêu - Sơn sửa nhà cửa - Tiêm vắc xin phòng bệnh - Sử dụng lại túi nilon - Ô nhiễm không khí do nhà máy nhiệt điện… - Tiếng ồn, bụi do xe máy - Hút thuốc lá trong phòng, nơi đông người - Sử dụng CFC trong máy điều hoà nhiệt độ và tủ lạnh - Chặt phá rừng Rõ ràng, đối với môi trường, các hoạt động gây ra ảnh hưởng làm suy thoái môi . ràng, lợi ích ròng xã hội là tổng số của thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS). NSB = CS + PS (2 ) TSB = diện tích OBEQ* - TSC = diện tích OAEQ* NSB = diện tích ABE CS = diện tích. nhiệt độ và tủ lạnh - Chặt phá rừng Rõ ràng, đối với môi trường, các hoạt động gây ra ảnh hưởng làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng tài nguyên và môi trường v.v. tổng thể về phát triển chính sách và vai trò của kinh tế học trong đó. II. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế 1. Cung, cầu và cân bằng thị trường 1.1 Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào

Ngày đăng: 13/08/2014, 06:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Đường cầu thị trường. - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.1. Đường cầu thị trường (Trang 3)
Hình 2.2. Đường cung thị trường. - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.2. Đường cung thị trường (Trang 4)
Hình 2.3. Cân bằng cung cầu thị trường - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.3. Cân bằng cung cầu thị trường (Trang 5)
Hình 2.5 Thặng dư sản xuất - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.5 Thặng dư sản xuất (Trang 9)
Hình 2.6 Lợi ích ròng xã hội - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.6 Lợi ích ròng xã hội (Trang 10)
Bảng 2.1: Ví dụ về ngoại ứng - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Bảng 2.1 Ví dụ về ngoại ứng (Trang 15)
Hình 2.7 a: Ngoại ứng tiêu cực của một ngành công nghiệp - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.7 a: Ngoại ứng tiêu cực của một ngành công nghiệp (Trang 17)
Hình 2.7 b: Ngoại ứng tiêu cực của một doanh nghiệp - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.7 b: Ngoại ứng tiêu cực của một doanh nghiệp (Trang 19)
Hình 2.8: Ngoại ứng tích cực - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.8 Ngoại ứng tích cực (Trang 20)
Hình 2.9: Ô nhiễm tối ưu, trường hợp một ngành công nghiệp - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.9 Ô nhiễm tối ưu, trường hợp một ngành công nghiệp (Trang 22)
Hình 2.10: Ô nhiễm tối ưu: trường hợp một doanh nghiệp - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.10 Ô nhiễm tối ưu: trường hợp một doanh nghiệp (Trang 23)
Hình 2.11: Xây dựng đường MNPB - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.11 Xây dựng đường MNPB (Trang 24)
Hình 2.14: Ô nhiễm tối ưu - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.14 Ô nhiễm tối ưu (Trang 28)
Hình 2.16: Xác định chuẩn mức thải - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.16 Xác định chuẩn mức thải (Trang 36)
Hình 2.18: Thuế ô nhiễm và sự thay đổi lợi nhuận doanh nghiệp - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.18 Thuế ô nhiễm và sự thay đổi lợi nhuận doanh nghiệp (Trang 40)
Hình 2.19: "Tính công bằng" của thuế Pigou - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.19 "Tính công bằng" của thuế Pigou (Trang 41)
Hình 2.20: Phí xả thải và hành vi của doanh nghiệp - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.20 Phí xả thải và hành vi của doanh nghiệp (Trang 42)
Bảng 2.2: Các lựa chọn giảm thải và chi phí của doanh nghiệp - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Bảng 2.2 Các lựa chọn giảm thải và chi phí của doanh nghiệp (Trang 43)
Hình 2..21: Xác định mức phí xả thải tối ưu - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2..21 Xác định mức phí xả thải tối ưu (Trang 44)
Hình 2..22: Sự ưa thích phí thải hơn chuẩn mức thải - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2..22 Sự ưa thích phí thải hơn chuẩn mức thải (Trang 46)
Bảng 2.3: Các lựa chọn giải pháp giảm thải và chi phí của xã hội - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Bảng 2.3 Các lựa chọn giải pháp giảm thải và chi phí của xã hội (Trang 47)
Hình 2..23: Sự lựa chọn giữa chuẩn mức thải và phí thải khi không có đủ thông tin - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2..23 Sự lựa chọn giữa chuẩn mức thải và phí thải khi không có đủ thông tin (Trang 48)
Hình 2..24: Mua bán "quyền được gây ô nhiễm" - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2..24 Mua bán "quyền được gây ô nhiễm" (Trang 50)
Bảng 2.5: So sánh chi phí giảm thải trước và sau khi có giấy phép thải - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Bảng 2.5 So sánh chi phí giảm thải trước và sau khi có giấy phép thải (Trang 51)
Hình 2..25: Mức thải rác tối ưu và 1hệ thống đặt cọc - hoàn trả  0 6 8 12 Lượng rác thải - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2..25 Mức thải rác tối ưu và 1hệ thống đặt cọc - hoàn trả 0 6 8 12 Lượng rác thải (Trang 53)
Hình 2..26. Sự khác biệt về mức sản xuất. - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2..26. Sự khác biệt về mức sản xuất (Trang 60)
Bảng 2.4. Nhóm người thu nhập trung bình. (1) - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Bảng 2.4. Nhóm người thu nhập trung bình. (1) (Trang 66)
Hình 2.27 Đường cầu với các nhóm thu nhập khác nhau - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.27 Đường cầu với các nhóm thu nhập khác nhau (Trang 67)
Hình 2.35: Đường cầu của hai cá nhân đối với đa dạng sinh học - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.35 Đường cầu của hai cá nhân đối với đa dạng sinh học (Trang 85)
Hình 2.38: Xác định thuế Lindahl tại mức hiệu quả - Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps
Hình 2.38 Xác định thuế Lindahl tại mức hiệu quả (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w