Hệ thống đặt cọc hoàn trả và việc tái sử dụng rác thả

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps (Trang 52 - 54)

IV. Kinh tế họ cô nhiễm

5. Các giải pháp của Nhà nước đối với ô nhiễm

5.7 Hệ thống đặt cọc hoàn trả và việc tái sử dụng rác thả

Nếu người tiêu dùng hoặc người sản xuất không phải trả chi phí hoặc phải trả rất ít cho việc vứt bỏ rác thải (chẳng hạn họ chỉ tốn thời gian và chút công sức bỏ rác vào thùng) thì họ sẽ thải ra quá nhiều rác thải. Chi phí thải rác của cá nhân các hộ gia

đình nói chung là không đổi hoặc tăng chậm. Ngược lại chi phí xã hội của việc đổ

rác bao gồm cả chi phí thu gom và các chi phí môi trường do rác vứt bừa bãi (như

làm mất mỹ quan thành phố, các tổn thương có thể có do mảnh thuỷ tinh và các vật sắc nhọn gây ra…) có xu hướng tăng nhanh khi mức thải gia tăng.

Chúng ta sẽ biểu diễn đường chi phí cá nhân và xã hội của việc thải rác trong hình 2.31dưới đây.

Nếu không phải chi phí cho việc vứt rác, các hộ gia đình sẽ thải rác ở mức tối đa, ví dụ như trong hình 2.31là 12 đơn vị / tuần.

Việc thu gom, phân loại để tái chế hoặc tái sử dụng có thể được thực hiện bởi một doanh nghiệp của Nhà nước hoặc tư nhân. Đường chi phí cận biên của việc tái sử

dụng rác MCR ở hình 2.31 được đọc từ phải sang trái, có nghĩa là khi lượng rác thải là 12 đơn vị thì không có việc tái sử dụng và chi phí cận biên tái sử dụng bằng không. Khi lượng chất thải giảm xuống tức là lượng tái sử dụng tăng và chi phí cận biên (và tổng chi phí) của việc tái sử dụng cũng tăng (∗).

115

∗Đường chi phí cận biên của việc tái sử dụng MCR có thểđược giải thích tương tự nhưđường chi phí giảm ô nhiễm cận biên MAC đã phân tích ở các phần trước.

http://www.ebook.edu.vn

Lượng tái sử dụng hiệu quả là 6 đơn vị, tại đó, chi phí cận biên của tái sử dụng rác MCR bằng chi phí cận biên xã hội của việc thải rác MSC (lượng thải là 6 đơn vị) Lượng thải hiệu quả xã hội này thấp hơn lượng rác sẽ phát sinh từ thị trường tư

nhân (8 đơn vị thải).

116MC MC MC + d MSC MCR Chi phí Hình 2..250 : Mức th6ải rác t8 ối ưu và 1h12ệ thống Lđặượng rác tht cọc - hoàn trải ả

Một giải pháp được sử dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới để khuyến khích việc tái sử dụng là tiền đặt cọc có thể được hoàn trả lại. Trong hệ thống đặt cọc - hoàn trả, người tiêu dùng phải trả một khoản tiền cho chủ cửa hàng khi mua các sản phẩm mà sau đó có thể tái chế, tái sử dụng (như bia, nước ngọt đựng trong chai thuỷ tinh, ắc quy ô tô, máy giặt cũ…); khoản tiền này sẽ được hoàn lại nếu sau đó, người tiêu dùng đem trả lại đồ thuỷ tinh, ắc quy ôtô… cho cửa hàng hoặc một điểm thu gom nào đó để tái chế, tái sử dụng.

Việc phải đặt cọc và có thể nhận lại tiền đã tạo ra chi phí cá nhân bổ sung của việc vứt rác, đó là chi phí cơ hội của việc không lấy lại được tiền. Mức tiền có thể được hoàn lại cho mỗi đơn vị thải là d đã làm cho chi phí vứt rác tăng từ MC lên (MC + d). Và như vậy, với chi phí thải rác cao hơn, các cá nhân sẽ giảm mức thải và tăng mức tái sử dụng đến mức tối ưu xã hội.

Hệ thống đặt cọc - hoàn trả, ngoài ưu điểm điều tiết mức thải rác về tối ưu xã hội như đã nêu trên, còn có một ưu điểm khác nữa, đó là tạo ra một thị trường sản phẩm tái sử dụng. ở nhiều nơi, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng như rất nhiều lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức chuyên môn hoá vào hoạt động thu gom, mua bán và vận chuyển vật liệu có thể tái sử dụng. Khi thị trường này lớn hơn và có hiệu quả hơn thì cầu về vật liệu tái sử dụng sẽ tăng lên so với cầu về vật liệu nguyên chất, vì thế sẽ làm tăng tác động tích cực đối với môi trường.

http://www.ebook.edu.vn

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps (Trang 52 - 54)