V. Hàng hoá chất lượng môi trường
1. Chất lượng môi trường là hàng hoá
1.3 Đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường
Đặt vấn đề:
Xem xét trên hình 2.7 ta thấy, khi
đặt giá một tài nguyên môi trường hoặc hàng hoá nào đó nếu ở mức E'(Q,P) và mức E (Q*,P*) thì sự
khác biệt về quyền quyết định "sản xuất bao nhiêu" làm cho cung cấp hàng hoá là vô hiệu quả.
Hình 2..26. Sự khác biệt về mức sản xuất. MSB MPC MSC 0 Q Q* E' E P P*
Trong nhiều trường hợp, một tài nguyên môi trường có thể cung cấp các loại dịch vụ trái ngược nhau. Chẳng hạn, một vùng đất hoang dã có thể được sử dụng vào những mục đích giải trí mà không hề bị xâm phạm, hoặc khai thác cho mục đích thương mại thông qua việc khai thác gỗ. Mâu thuẫn trong việc sử dụng đất đã trở
nên ngày càng nghiêm trọng trong hơn hai thập kỷ qua. ở nhiều nước, đặc biệt là ở
những nước đang phát triển, chúng ta thấy mâu thuẫn giữa lợi ích của sự phát triển và lợi ích của sự bảo tồn môi trường đã trở nên nghiêm trọng. Sự lựa chọn là không thể tránh khỏi liên quan đến các tài nguyên môi trường nên chúng ta cần phải có một tiêu chí để làm tiêu chuẩn cho việc chọn lựa. Tiêu chí chúng ta sử dụng ở đây là phải cân bằng giữa lợi ích và chi phí kinh tế biên Q*: MSB = MSC hoặc W*: 123
http://www.ebook.edu.vn MAC= MDC.
Tiêu chí này bắt buộc chúng ta phải định ra giá trị tiền mặt của các loại hình dịch vụ mà các tài nguyên môi trường đem lại. Chúng ta phải định ra được mức độ lợi ích và các chi phí trong việc sử dụng các tài nguyên môi trường đểđịnh ra mức độ
sử dụng tối ưu.
Chúng ta sẽđi sâu vào phương thức đánh giá lợi ích thu được từ các tài nguyên môi trường. Sự đánh giá lợi ích này là rất khó. Nói chung việc tính toán các chi phí thì dễ hơn.
1.3.1. Các lợi ích thị trường và lợi ích phi thị trường (i) Các hàng hoá tư nhân
Mối liên hệ giữa lợi ích và bằng lòng chi trả là mối quan hệ ràng buộc tỷ lệ thuận với nhau. Sự bằng lòng chi trả của mỗi cá nhân (đối với một mặt hàng) cho thấy giá trị tiền tệ mà người đó định ra cho mặt hàng đó. Và ngược lại, giá trị tiền tệ cũng cho thấy sức hút của mặt hàng đó với mỗi cá nhân.
Chúng ta thấy tổng số sẵn sàng chi trả của mỗi cá nhân hoặc tổng lợi ích từ việc tiêu thụ hàng hoá như sau:
Tổng WTP = giá thị trường x số lượng cầu + thặng dư tiêu thụ
Vùng bên trái phía dưới đường cầu biểu thị cách đo TWTP hoặc tổng lợi ích thu
được từ việc tiêu thụ một loại hàng hoá. Nếu chúng ta muốn ước lượng TWTP của cá nhân đối với một loại hàng hoá thì ước lượng tốt nhất ban đầu về lợi ích phải là
ước lượng về sức tiêu thụ (của khách hàng) đối với mặt hàng đó. Sức tiêu thụ này cho thấy đánh giá chất lượng ban đầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng. Chúng ta gọi lợi ích này là lợi ích thị trường bởi vì giá trịđược định ra ở trên thị trường.
(ii) “Hàng hoá” môi trường
Việc đánh giá lợi ích thu được từ các loại hàng hoá và dịch vụ từ môi trường hiển nhiên là khó hơn nhiều so với việc đánh giá lợi ích thu được từ các loại hàng hoá cá nhân.
(a) Lợi ích thị trường: việc kiểm soát được mức độ ô nhiễm môi trường sẽ nâng cao chất lượng của môi trường. Điều này có thể dược gọi là lợi ích thị trường. Ví dụ, việc nạo vét một con sông sẽ làm tăng sản lượng cá, tạo ra sức hút lớn đối với các loại hình du lịch; chi phí cho y tế và số ngày nghỉ việc do mắc bệnh từ nước của người lao động sẽđược giảm xuống.
Tất cả các lợi ích này có thể tính được ra thành tiền bởi vì các loại hàng hoá và dịch vụ này đều đã được định giá.
(b) Lợi ích phi thị trường: các hoạt động vui chơi giải trí trên sông ví dụ như bơi 124
http://www.ebook.edu.vn
thuyền, bơi lội, câu cá sẽ tăng lên; chủng loại các loài sinh vật ở sông sẽ đa dạng hơn rất nhiều và số người chết sớm do mắc các bệnh vì nguồn nước bẩn sẽ giảm xuống.
Đáng tiếc là các loại “hàng hoá” trên không được đưa ra kinh doanh trong bất cứ
thị trường nào, do đó chúng không hề được định giá, đó là các loại hàng hoá phi thị
trường. Để đánh giá lợi ích phi thị trường chúng ta phải ước lượng hay suy đoán số
tiền mà mọi người sẵn sàng chi trả (hay sẵn sàng chấp nhận) cho những lợi ích này. Vì vậy, chúng ta phải xác định cách mọi người đánh giá về các lợi ích thị trường và phi thị trường thu được từ các tài nguyên môi trường.
1.3.2. Những khó khăn trong việc đánh giá lợi ích
(1) Các tài nguyên môi trường là loại hàng hoá phi thị trường, không có một thị
trường nào mà người ta trao đổi hay mua bán chất lượng của môi trường, cho nên chúng ta không có giá cả sẵn có trên thị trường để làm thước đo tương đối cho việc đánh giá giá trị hay lợi ích.
(2) Các tài nguyên môi trường đem lại cả lợi ích thị trường lẫn lợi ích phi thị
trường.
(3) Nhu cầu của cá nhân đối với các tài nguyên môi trường nhìn chung là không thể kiểm soát được bởi vì đó là “hàng hoá” phi thị trường.
1.3.3. Giá trị của các hàng hoá môi trường: Tổng giá trị kinh tế
Giá trị, xét về góc độ kinh tế, là một khái niệm nhân tâm, nghĩa là giá trị được xác
định bởi con người trong xã hội chứ không phải do chính quyền hay quy luật của tư
nhiên quy định.
Cách tiếp cận việc đánh giá giá trị gồm có tiếp cận sinh tâm và “học thuyết năng lượng của giá trị”. Tiếp cận sinh tâm không đánh giá giá trị dựa trên sự thoả mãn nhu cầu của con người. Giá trị phải dựa trên vai trò sinh thái hay quan điểm sâu sắc về sinh thái, nghĩa là việc sử dụng các tài nguyên môi trường nhằm thoả mãn bất kỳ
nhu cầu nào của con người, ngoại trừ các nhu cầu cần cho sự sống của con người,
đều là phi đạo đức. Bởi vì tất cả các thành phần của hệ sinh thái, bao gồm hệ sinh thái, đều có giá trị thực chất của nó và có quyền được tồn tại dưới dạng bất biến. “Thuyết năng lượng của giá trị” coi năng lượng như là một đơn vị tiền tệ để trao
đổi và giá trị của bất cứ thành phần nào của hệ sinh thái cũng được tính bằng năng lượng thể hiện trong chính nó. Vấn đề then chốt trong “học thuyết năng lượng” này là ở chỗ nó không coi trọng tính khan hiếm của mỗi thành phần. Ví dụ như một con ngỗng nhà có thể được coi là có giá trị hơn một con sếu là một trong những loài bị đe doạ.
Mặc dù định nghĩa của các nhà kinh tế về giá trị vẫn chưa được hoàn toàn chấp 125
http://www.ebook.edu.vn
nhận, nó vẫn là một đóng góp to lớn khi nó đem đến cho chúng ta một cách nhìn sâu sắc giúp cho chúng ta có những quyết định đúng đắn.
Các nhà kinh tếđã phát triển một nguyên tắc phân loại các giá trị kinh tế khi liên hệ
với môi trường tự nhiên. Có 3 phương pháp khác nhau để đánh giá giá trị: giá trị sử
dụng, giá trị lựa chọn và giá trị tồn tại.
(i) Giá trị sử dụng: các nhà kinh tế phải tính giá trị sử dụng, là loại giá trịđược rút ra từ hiệu quả sử dụng thực của môi trường. Người câu cá, thợ săn, người đi dạo… tất cả đều sử dụng môi trường và thu được lợi ích mà không phải trả tiền thực tiếp. (ii)Giá trị lựa chọn: mỗi cá nhân có thể tự đánh giá cách lựa chọn để sử dụng môi trường hay tài nguyên môi trường trong tương lai. Giá trị lựa chọn là giá trị của môi trường như là lợi ích tiềm tàng trong tương lai khi nó trở thành giá trị thực sử dụng trong hiện tại. Mỗi cá nhân có thể biểu lộ sự sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để chống lại những khả năng sử dụng của một người nào đó trong tương lai. Giá trị lựa chọn còn có thể bao gồm cả giá trị sử dụng của những người khác (nghĩa là lợi ích gián tiếp mà bạn thu được từ giá trị sử dụng của những người khác. Bạn cảm thấy hài lòng khi thấy những người khác cũng thu được những lợi ích nên bạn sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho người khác) và giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai (giá trị truyền lại là sự sẵn lòng chi trả để
bảo vệ môi trường đểđem lại lợi ích cho con cháu của chúng ta).
Giá trị lựa chọn = giá trị sử dụng cá nhân + giá trị sử dụng bởi những người khác + giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai
Tổng giá trị người sử dụng thu được = giá trị thực sử dụng + giá trị lựa chọn
(iii) Giá trị tồn tại: các tài nguyên môi trường đều có giá trị thực nội tại của chính bản thân chúng. Giá trị này không liên quan đến việc sử dụng nên được gọi là giá trị phi sử dụng. Giá trị sử dụng là những vấn đề đạo đức như sự xuống cấp của môi trường, sự cảm thông đối với các loài sinh vật. Ví dụ như mỗi cá nhân đều cảm thấy hài lòng với việc bảo vệ các cá thể còn lại của một số loài như loài cú đốm hay loài cá voi xanh lưng gù. Hầu như tất cả mọi người đều coi trọng sự tồn tại của các loài này hơn là chỉđơn giản thích thú ngắm nhìn chúng. Họ đánh giá cao sự tồn tại của chính các loài vật này.
Tổng giá trị của các tài nguyên môi trường được tính bằng tổng của cả 3 thành phần nói trên:
Tổng giá trị kinh tế = giá trị thực sử dụng + giá trị lựa chọn + giá trị tồn tại = giá trị sử dụng + giá trị không sử dụng
http://www.ebook.edu.vn
1.3.4 Các phương pháp đánh giá giá trị
Đểđánh giá giá trị của hàng hoá môi trường, người ta xem xét các mặt sau:
(i) Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường. Lý tưởng nhất là chúng ta có thể
sử dụng một phương pháp mà đánh giá được cả giá trị sử dụng lẫn giá trị không sử
dụng.
(ii) Lợi ích thu được từ sự thay đổi (tăng lên hay giảm đi) của chất lượng môi trường
Người ta thường sử dụng 2 phương pháp sau đểđánh giá những lợi ích thu được từ
việc cải tạo chất lượng môi trường:
(1) Đánh giá trực tiếp thông qua sự giảm xuống của những thiệt hại về môi trường. Với phương pháp này ta có thể tính được hàm số thiệt hại cận biên. (2) Đánh giá các loại lợi ích (chính sách, WTA, WTP) gián tiếp (giá trị của sức
khoẻ con người được đánh giá thông qua các chi phí bỏ qua; giá trị cuộc sống của con người được tính bằng tỷ lệ dương; giá trị của chất lượng môi trường được tính bằng giá nhà hay còn gọi là định giá khả quan; sự trong lành của môi trường được đánh giá thông qua chi phí đi lại) hoặc trực tiếp (định giá ngẫu nhiên). Với phương pháp này, ta tính được hàm số cầu.
Phương pháp đánh giá gián tiếp, còn gọi là phương pháp tính dựa trên sự lựa chọn của cá nhân, xem xét quyết định của cá nhân dựa trên tính hữu dụng hay độ trong lành của môi trường bởi vì quyết định này cho ta thấy giá trị của độ trong lành. Nhược điểm chính của phương pháp tính gián tiếp này là chỉ đánh giá được giá trị
sử dụng chứ không đánh giá được giá trị không sử dụng.
Phương pháp đánh giá trực tiếp cho ta biết các giá trị bằng cách phỏng vấn trực tiếp các cá nhân. Ưu điểm lớn của phương pháp này là người ta có thể đo được cả
giá trị sử dụng lẫn giá trị không sử dụng.
1.3.5.Hàm số tương quan của MD và WTP
Về phương diện lý thuyết, một hàm số thiệt hại cận biên biểu thị chính xác những thông tin về cầu hoặc là hàm số WTP về chất lượng môi trường.
Tuy nhiên, trong thực tế, những hàm số này sẽ trùng nhau khi và chỉ khi chúng ta
ước lượng chính xác toàn bộ những thiệt hại mà con người hoặc hệ sinh thái phải gánh chịu cũng như toàn bộ những lợi ích tích luỹ được của con người hoặc hệ sinh thái.
Sau đây là những vấn đề gặp phải khi đánh giá thực tế. Để đánh giá được chính xác “những thiệt hại” hay “những lợi ích” chúng ta phải tính được những giá trị thị
trường và phi thị trường. Nhìn chung, đánh giá những thiệt hại phi thị trường khó
http://www.ebook.edu.vn hơn đánh giá những lợi ích phi thị trường.
Ví dụ: những đánh giá những lợi ích thu được từ việc giảm lượng chì trong nước uống.
Khi lượng chì trong nước uống được giảm đi thì sẽ tốt cho sức khoẻ con người. Ví dụ như tỉ lệ mắc phải bệnh huyết áp cao và bệnh tim ở người lớn cũng như giảm trí thông minh ở trẻ em sẽ được giảm xuống. Để xác định được những lợi ích đó chúng ta cần phải:
(i) Đánh giá những thiệt hại về sức khoẻ trực tiếp thông qua việc tính toán sự
tương tác giữa lượng chì có trong nước và tỷ lệ mắc bệnh.
(ii) áp dụng các phương pháp gián tiếp để xác định số lượng tiền các cá nhân
đã thực sự chi trảđể tránh hay ngăn ngừa lượng chì đó.
(iii) Sử dụng phương pháp trực tiếp để suy ra WTP/WTA của mỗi cá nhân để
làm giảm những nguy hại cho sức khoẻ do lượng chì trong nước gây ra. (i) Đánh giá thiệt hại:
Để tính được hàm số thiệt hại môi trường chúng ta cần: 1. Đo lường phát thải
2. Xác định kết quả chất lượng môi trường Các nhà vật lý học 3. Ước tính tình trạng của con người
4. Đánh giá những tác động đến sức khoẻ, thẩm mỹ, giải trí các nhà sinh vật học, các nhà dịch tế học
Sự liên hệ giữa 3 và 4 được gọi là hàm số tương tác. Hàm số này cho ta biết mối quan hệ tương tác giữa sức khỏe con người với các cấp độ tình trạng khác nhau với tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
5. Ước lượng giá trị của những tác động này Các nhà kinh tế
Ví dụ: Đánh giá những thiệt hại về sức khoẻ
Chúng ta có thể đánh giá được những thiệt hại về sức khoẻ do ô nhiễm không khí gây ra (ví dụ như các bệnh viêm phế quản, tràn khí, ung thư phổi có nguồn gốc một phần do sự lưu cữu các chất thải là tác nhân gây ô nhiễm môi trường như khí SO2 và các chất khí khác) bằng cách ước tính mối quan hệ tương tác giữa sức khoẻ con người với các chất thải là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Đáng tiếc là sức khoẻ con người còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như lối sống, chế độăn uống, những yếu tố di truyền. Chúng ta cần những số liệu chuẩn về
nhân tố sức khoẻ để phân loại những tác động của môi trường. Nghiên cứu vấn đề
này cho thấy các kết quả mà ta thu được là tương đối khớp với các số liệu ta đã sử
http://www.ebook.edu.vn
dụng nhưng lại chưa đủ tính thuyết phục. Chúng ta cần phải tìm ra các phương pháp đánh giá khác thuyết phục hơn và hoàn chỉnh hơn. Chúng ta cũng có thể kiểm tra chi phí trả cho dược phẩm và số liệu hiệu suất mất đi đểđo những thiệt hại sức khoẻ. Vấn đề ở chỗ đây là những tiêu chuẩn đánh giá mà qua đó chúng ta đo được giá trị hàng hoá trên thị trường và những dịch vụ chứ không đánh giá được những giá trị phi thị trường của sức khoẻ.
Như đã đề cập trên, hàm số thiệt hại cận biên khi yếu tố phát thải tăng lên chứa
đựng những thông tin như một hàm cầu / hàm số WTP cho các yếu tố phát triển giảm xuống. Vấn đề nổi lên trong việc đánh giá những thiệt hại trực tiếp là chúng ta