Mô hình thị trường cho dịch vụ quản lý chất thải rắn đô thị

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps (Trang 94 - 96)

VI. Kinh tế chất thải 1 Nguyên lý kinh tế chất thả

1.4 Mô hình thị trường cho dịch vụ quản lý chất thải rắn đô thị

Trong thị trường cho dịch vụ MSW, các hàng hoá có liên quan thực sự là kết hợp của một vài hoạt động đặc trưng riêng biệt - bao gồm thu gom, vận chuyển và phân huỷ rác thải đô thị. Dựa vào cơ sở xác định đầu ra này, chúng ta xây dựng một mô hình thị trường các dịch vụ MSW theo hình 2.32, trong đó sử dụng đường cầu giả

thuyết (D) hoặc đường lợi ích cá nhân cận biên (MPB) và đường cung (S) hoặc

đường cung chi phí cá nhân cận biên (MPC). Hai đường này xác định giá cân bằng cạnh tranh hoặc chi phí cho dịch vụ MSW, Pc và lượng cân bằng Qc.

157 P Pc' Pc Qc' Qc Lưọng của dịch vụ MSW D=MPB S=MPC S'=MPC'

http://www.ebook.edu.vn

Hình 2.40: Mô hình thị trường cho dịch vụ rác thải đô thị. - Đường cung các dịch vụ MSW.

Đường cung của thị trường dịch vụ MSW là đường đại diện các quyết định về sản xuất của các công ty theo hợp đồng đã ký với các thành phố và thị trấn hoặc chính quyền các khu đô thị nơi cung cấp các dịch vụ này trực tiếp cho cộng đồng. Trong thị trường này, các chi phí cho sản xuất phản ánh bao gồm chi phí thu gom rác, vận hành đội xe chở rác, quản lý bãi rác hoặc các thiêu huỷ rác thải và tất cả nhân công trong lĩnh vực này. Theo giả định thông thường về sản xuất và hoàn trả giảm dần,

đường MPC có dạng dốc lên. Trong các yếu tố phi giá cả ảnh hưởng tới đường cung trong thị trường này có cả diện tích đất và quy định của Chính phủ.

Ví dụ: Do diện tích đất chôn lấp rác ởđô thị hạn chế, buộc thành phố phải cắt giảm các bãi chôn lấp rác và phải vận chuyển đi xa, do vậy giá cả cho việc chôn lấp rác sẽ buộc phải tăng lên, hình 2.32 cho thấy kết quả thể hiện trên mô hình là việc dịch chuyển lên trên của đường MPC, và đã làm tăng mức giá lên điểm Pc' và giảm lượng cân bằng xuống Qc'.

- Đường cầu các dịch vụ MSW

Đường cầu của thị trường dịch vụ MSW đại diện các quyết định trả giá của các cơ

sở tạo ra rác thải MSW. Trong bối cảnh này, lượng cầu phản ánh các thay đổi về

giá cả sẽ có một ý nghĩa quan trọng cho thấy rác thải được quản lý như thế nào. Để

hiểu được điều này, chúng ta cùng xem xét lại việc giảm lượng cầu từ Qc đến Qc' do việc tăng giá gây ra bởi quy định của chính quyền thành phố như đã nêu ra ở

trên. Vậy làm thế nào để các cơ sở tạo ra rác thải có khả năng thay đổi hành vi của họ đểđạt được việc giảm lượng rác thải về mức này? Một khả năng có thể xảy ra là họ vẫn tạo ra một lượng rác thải như vậy nhưng cần ít các dịch vụ hơn bởi vì họ sẽ

tái chế rác thải. Cuối cùng, họ cũng có thể duy trì được mức độ sản sinh rác thải như cũ cũng như cùng một mức độ tái chế, nhưng lại có thể tiến hành tiêu huỷ rác thải không đúng theo quy định của luật pháp nhằm tránh phải chi trả giá cao hơn cho dịch vụ MSW, hiện tượng này đã từng xảy ra ở một số doanh nghiệp của Việt Nam là việc đốt rác trong bức tường rào của doanh nghiệp sản xuất. Vậy giải pháp nào được chọn phụ thuộc vào tính sẵn có của nó đối với cơ sở sản xuất sinh ra rác thải và các mức giá của các giải pháp đó tương đương hay ngang bằng với mức giá các dịch vụ MSW. Nhận ra được phản ứng thị trường tự nhiên của các cơ sở có nhu cầu đối với các dịch vụ MSW giá cao hơn, chính quyền địa phương có thể khuyến khích tái chế bằng cách đưa ra một chương trình chi phí hiệu quả cho dân cư ở khu vực đó. Nếu thiếu một chương trình như vậy, một số cơ sở sản sinh ra rác thải có thể có động cơ tiêu huỷ rác thải của họ một cách bất hợp pháp.

Đường cầu hay MPB, của các dịch vụ rác thải đô thị cũng có phản ứng với sự thay

đổi phi giá cả nhất định. Ví dụ, những cá nhân giàu có ở đô thị có xu hướng sản 158

http://www.ebook.edu.vn

sinh ra một lượng rác thải lớn hơn, vì họ mua nhiều sản phẩm hàng hoá hơn và thay

đổi chúng thường xuyên hơn. Như vậy, cầu về dịch vụ MSW có thể sẽ dịch chuyển sang bên phải khi thu nhập của cộng đồng tăng lên, với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên. Một nhân tố phi giá cả khác của nhu cầu là sở thích và thị hiếu. Khi các cơ sở sản sinh, rác thải có trách nhiệm hơn với môi trường, chúng ta có thể hy vọng nhu cầu của họ về các dịch vụ này sẽ giảm, vì họ điều chỉnh mua bán những sản phẩm ít cần bao gói hơn. Nói tóm lại, các cơ sở sản sinh rác thải ở mỗi cộng

đồng có thể sẽ có một đường cầu với hình dáng của riêng mình theo những thay đổi về giá và phi giá cả.

Nếu các thị trường MSW thực sự hành động theo mô hình này và nếu không có ngoại ứng, chúng ta có thể kết luận rằng thị trường MSW sẽ đạt được giải pháp hiệu quả tại điểm mà MPC = MPB.

Tuy nhiên, phải chăng trong thị trường MSW những điều kiện này hoàn toàn bị vi phạm. Kết quả sự phân bổ sai các nguồn lực do nó gây ra là một vấn đề quan trọng

đòi hỏi cần phải có thêm các cuộc điều tra.

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps (Trang 94 - 96)