Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps (Trang 49 - 50)

IV. Kinh tế họ cô nhiễm

5. Các giải pháp của Nhà nước đối với ô nhiễm

5.5 Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng

Năm 1968, nhà kinh tế học người Canađa là Dales lần đầu tiên đưa ra đề nghị về

một cơ chế trong đó một số lượng nhất định "quyền gây ô nhiễm" (bằng với mức ô nhiễm mà xã hội mong muốn) có thể được mua đi bán lại giữa những người gây ô nhiễm.

"Quyền gây ô nhiễm" của các doanh nghiệp sẽ được ghi nhận bằng các "giấy phép xả thải" do cơ quan quản lý môi trường ban hành. Giả sử cơ quan quản lý môi trường xác định tổng mức ô nhiễm cho phép là 100 đơn vị, họ sẽ phát hành 100 giấy phép, mỗi giấy phép tương đương quyền được thải 1 đơn vị ô nhiễm. Doanh nghiệp chỉđược phép thải trong phạm vi số lượng giấy phép mình có. Nhưng vì có thể mua bán, trao đổi giấy phép nên doanh nghiệp nào muốn thải nhiều hơn sẽ phải mua thêm giấy phép từ những doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng. Ngược lại doanh nghiệp nào có khả năng giảm thải tốt có thể thừa ra một số giấy phép và

được bán số giấy phép thừa đó.

Nói chung doanh nghiệp nên bán giấy phép khi chi phí giảm ô nhiễm cận biên của

http://www.ebook.edu.vn

họ thấp hơn giá giấy phép và ngược lại, nên mua giấy phép nếu chi phí này cao hơn giá giấy phép. Như vậy đường MAC thực tế trở thành đường cầu đối với giấy phép gây ô nhiễm. Động lực của thị trường giấy phép chính là cả người mua và người bán giấy phép đều có lợi; đồng thời tổng chi phí giảm thải của toàn xã hội sẽ giảm xuống.

Ví dụ, có hai doanh nghiệp A và B trong quá trình sản xuất đã thải ra SO2 gây ô nhiễm môi trường. Mức thải hiện tại của mỗi doanh nghiệp là 60 tấn, như vậy tổng

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)