133Chúng ta không c ầ n ph ả i kh ẳ ng đị nh r ằ ng quy ề n s ở h ữ u s ẽ gi ả i quy ế t m ọ i v ấ n đề

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps (Trang 70 - 71)

V. Hàng hoá chất lượng môi trường

2. Tài nguyên sở hữu chung

133Chúng ta không c ầ n ph ả i kh ẳ ng đị nh r ằ ng quy ề n s ở h ữ u s ẽ gi ả i quy ế t m ọ i v ấ n đề

về môi trường. Trong những phần sau, khi chúng ta nghiên cứu các giải pháp cho thị trường tư nhân, chúng ta sẽ kiểm nghiệm xem liệu việc ký kết luật bản quyền có

http://www.ebook.edu.vn

thể giải quyết các vấn đề môi trường hay không. Chúng ta sẽ biết được nhiều tài nguyên môi trường không phù hợp với quyền sở hữu cá nhân và điều đó có thể dẫn

đến sự thất bại của những cuộc đàm phán cá nhân về việc sử dụng nguồn tài nguyên.

Một trong những lý do khiến nguồn tài nguyên môi trường không phù hợp với sở

hữu cá nhân là vì nó thể hiện là một tài sản không thể loại trừ: việc loại bỏ con người ta khỏi nguồn tài nguyên môi trường hay khi ngăn chặn con người không

được tận dụng nguồn tài nguyên môi trường, là điều không thể có khi xét về mặt vật chất, đồng thời cũng là không hiện thực khi xét về mặt kinh tế.

Một điều tất nhiên là rất nhiều người có thể sử dụng nguồn tài nguyên môi trường -

đó chính là tài nguyên sở hữu chung.

Định nghĩa: Tài nguyên sở hữu chung là nguồn tài nguyên không phải do đơn lẻ cá nhân hay công ty nào kiểm soát. Nếu việc sử dụng những tài nguyên này không bị hạn chế sẽ dẫn đến việc chúng bị khai thác quá mức bởi những người đến trước chiếm dụng.

Nguồn tài nguyên sở hữu chung là một ví dụ cổ điển về việc tính không thể loại trừ

của tài nguyên môi trường có thể có tác dụng như thế nào trong việc tạo ra chi phí ngoại ứng. Khó khăn của việc sử dụng chung đã tạo nên việc mỗi người sử dụng có thể can thiệp vào người khác, làm giảm khả năng phục vụ của nguồn tài nguyên đối với mỗi người sử dụng. Chúng ta cần phải lý giải tại sao con người lại có ít động cơ đế xử sự theo cách cả xã hội mong muốn đối với nguồn tài nguyên sở hữu chung. Những ví dụ về tài nguyên sở hữu chung bao gồm đáy biển đầy cá của đại dương; những kho dầu hay nguồn nước dưới lòng đất, việc sử dụng không khí và nguồn nước làm chỗ thải các sản phẩm, những cánh rừng nhiệt đới nhiều mưa ở các nước

đang phát triển, những con chim di cư, những động vật hoang dã, v.v…

Chúng ta sẽ xem xét những vấn đề liên quan đến nguồn tài nguyên môi trường thuộc sở hữu chung.

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps (Trang 70 - 71)