Hàng hoá cá nhân khác với hàng hoá công cộng.

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps (Trang 78 - 79)

V. Hàng hoá chất lượng môi trường

3. Hàng hoá công cộng

3.1. Hàng hoá cá nhân khác với hàng hoá công cộng.

Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt hàng hoá công cộng và hàng hoá cá nhân? - Hàng hoá cá nhân (bánh mỳ) có 2 tính chất sau:

+ Chuyên hữu (riêng biệt): thứ hàng hoá đó sẽ là của riêng bạn nếu một khi bạn đã mua nó và sau đó thì không ai ngoài bạn có quyền tiêu dùng nó.

+ Kình địch (cạnh tranh): Thứ hàng hoá đó bị cạnh tranh trong tiêu dùng, ví dụ có một ai đó mua 1 ổ bánh mỳ và tiêu dùng nó và thế là bạn đã bị đẩy ra khỏi phạm vi có thể tiêu dùng cũng chính ổ bánh mỳ ấy. Hàng hoá cạnh tranh là loại hàng hoá bị

suy kiệt. Hệ quả kỹ thuật của tính chất cạnh tranh hay tính suy kiệt được thể hiện ở

chỗ cứ tiêu dùng thêm một số hàng hoá cạnh tranh sẽ phải tốn một số chi phí sản xuất cận biên.

- Trái lại, hàng hoá công cộng (khí quyển, quốc phòng, đại dương…) thể hiện 2 tính chất sau:

+ Phi chuyên hữu (không riêng biệt): hàng hoá được coi là không riêng biệt nếu không có ai bị loại ra khỏi phạm vi hưởng lợi của thứ hàng hoá đó, hay tiêu dùng thứ hàng hoá đó một khi nó đã được sản xuất ra. Tính chất không riêng biệt được thể hiện ở chỗ nó có thể sử dụng hàng hoá mà không phải trả tiền trực tiếp.

+ Phi kình địch (không cạnh tranh): Sự tiêu dùng hàng hoá của 1 người không làm giảm bớt số lượng hay chất lượng hàng hoá có sẵn đối với những người khác. Hàng hoá phi cạnh tranh được gọi là hàng hoá không suy kiệt.

Ví dụ về tín hiệu đài – một khi đài phát thanh phát đi tín hiệu, bất kỳ ai có máy thu

đều có thể bắt được. Bất kỳ cá nhân nào cũng có thể nghe được chương trình phát thanh mà không làm giảm đi sự sẵn có của nó đối với những người khác nghe

http://www.ebook.edu.vn

chương trình phát thanh đó. Hay nói cách khác, thêm một người nghe chương trình phát thanh không cần sử dụng thêm một nguồn chi phí nào và cũng không làm giảm mức tiêu dùng chương trình phát thanh của những người khác. Các phân tích kỹ thuật chỉ ra rằng chi phí xã hội cận biên để sản xuất thêm một người nghe chương trình phát thanh là bằng 0.

Bởi vậy, chúng ta có định nghĩa sau:

Hàng hoá phi kình địch nếu ở bất kỳ mức sản xuất nào đưa ra, chi phí cận biên của việc cung cấp nó cho thêm một đơn vị người tiêu dùng bằng 0 (MC = 0).

Tất cả hàng hoá công cộng đều có tính chất phi chuyên hữu nhưng không có nghĩa là đều có tính chất phi kình địch.

Hàng hoá công cộng có tính phi kình địch được gọi là hàng hoá công cộng thuần tuý, ví dụ đa dạng sinh học.

Hàng hoá công cộng có tính chất phi kình địch được gọi là hàng hoá công cộng không thuần tuý, ví dụ: đánh cá, chiều cầu qua lại

Phân tích kinh tế và quản lý thực tiễn hàng hoá công cộng phụ thuộc vào vấn đề thứ

hàng hoá công cộng đó là thuần tuý hay không thuần tuý. Hàng hoá công cộng

Thuần tuý Không thuần tuý

- Phi chuyên hữu - Phi chuyên hữu - Phi kình địch: những người sử dụng

không can thiệp lẫn nhau mà cũng không làm tăng hiệu quả sử dụng hàng hoá đó đối với mỗi người

- Kình địch: Những người sử dụng gây

ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng hàng hoá của nhau

- Vấn đề tự do khai thác - Sự can thiệp lẫn nhau của những người sử dụng là ví dụ của những ngoại ứng tiêu cực

- Các ví dụ về ngắm phong cảnh và tầng ô-zôn

- Vấn đề tự do tiếp cận

- Các ví dụ về lái xe trên đường cao tốc và đánh cá ngoài biển

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 2 pps (Trang 78 - 79)