V. Hàng hoá chất lượng môi trường
2. Tài nguyên sở hữu chung
2.6. Tài nguyên Sở hữu chung – Quyền tự do khai thác
Giảđịnh rằng nếu ngư trường là tài sản chung, thì khi đó quyền sở hữu không được phân định rõ ràng. Nếu quyền sở hữu không được phân định, thì ngư trường thuộc
http://www.ebook.edu.vn
về tất cả mọi người và bất kỳ ai cũng có thể vào trong địa phận này đánh bắt cá. Vậy, một ngư dân đơn lẻ sẽ quyết định đưa bao nhiêu tàu đánh bắt cá vào ngư
trường?
Một ngư dân đơn lẻ sẽ tiếp tục đưa thêm các tàu vào ngư trường cho đến khi anh ta có thể trang trải được hết chi phí, có nghĩa là đến điểm hoà vốn. Vì vậy, ngư dân này sẽ còn đưa thêm tàu đánh bắt cá của mình ra miễn là lợi nhuận bình quân của một tàu, ∏(Q)/Q = ∏(Q) không âm, nghĩa là:
∏(Q)/Q = ∏(Q)≥0
Mọi người sẽ tiếp tục vào ngư trường chừng nào có thể kiếm được lợi nhuận. Ngược lại, việc tham gia đánh bắt sẽ giảm khi đánh bắt cá không còn mang lại lợi nhuận cho họ.
Như thế, ta sẽ quyết định cho bao nhiêu tàu vào ngư trường khi ngư trường là tài sản sở hữu chung? Việc tham gia đánh bắt sẽ còn tiếp tục cho tới khi lợi nhuận thu
được từ đánh bắt bằng 0: Qp: ∏(Q) = 0 ∏(Q) = p*f(Q) – cQ = 0 pf(Q)/Q= C Hoặc Qp:AR = MC Thay phương trình ta có: 300 – 25Qp = 150 Qp = 6 Qpđược biểu diễn trên biểu đồ hình 2.2 2.7. Những kết luận đáng chú ý
1. Khi một nguồn tài nguyên được quản lý để tối đa hoá lợi ích kinh tế thì thuế
khan hiếm hay còn được gọi là thuế tài nguyên của nguồn tài nguyên đó sẽ tăng. 2. Khi một nguồn tài nguyên không được quản lý, thì quyền sở dụng tự do sẽ dẫn tới việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên đó. Quá nhiều tàu đánh bắt trên cùng một địa phận ngư trường sở hữu chung sẽ dẫn đến giá trị Qp > Q*.
3. Việc khác thác quá mức tài nguyên sở hữu chung sẽ dẫn tới việc tiêu hao thuế
khan hiếm. Việc gia nhập vào ngư trường sẽ còn tiếp diễn cho đến khi lợi nhuận giảm tới mức bằng 0, vì vậy thuế khan hiếm sẽ không còn.
http://www.ebook.edu.vn