Tiến hành giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dư
Trang 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở
TRƯỜNG MẦM NON
Trang 21 PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm
Vì vậy vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm giữ một vị trí rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, góp phần nâng cao sức lao động phòng chống bệnh tật đem lại hạnh phúc cho mọi người, mỗi gia đình và cộng động xã hội Chất lượng dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là nhiệm vụ của toàn dân
Cùng với lương thực, thực phẩm là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nuôi sống cơ thể Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người Sử dụng thực phẩm không an toàn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người tiêu dùng,
và xa hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của giống nòi, hạn chế sự phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm Các vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng ngày càng tăng Tại các nước đang phát triển, tình trạng lại càng trầm trọng hơn nhiều, hơn 2,2 triệu người tử vong hàng năm do bị nhiểm độc thực phẩm (tiêu chảy), trong đó phần lớn
là trẻ em Theo ước tính của WHO, ở một số nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm chiếm 1/3 đến ½ tổng số trường hợp tử vong
Thực trạng vi phạm an toàn thực phẩm ở nước ta rất đáng báo động Theo báo cáo tổng kết chương trình mục têu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011 toàn quốc đã xảy ra 148 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.700 người mắc, 3663 người nhập viện và có 27 trường hợp tử vong Ngộ độc thực phẩm xảy ra tập trung tại gia đình là 54,1% (80 vụ), bếp ăn tập thể
là 19.6 % (29 vụ) Nguyên nhân do độc tố tự nhiên chiếm 40 vụ (27,0% số vụ), 16 vụ ngộ độc thực phẩm do hóa chất (10,8% số vụ), 41 vụ do vi sinh vật (27,7% số vụ) và 51 vụ (34,5% số vụ) chưa xác định rõ căn nguyên nhân bằng chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm Ngộ độc thực phẩm xảy ra tại 45/63 tỉnh/ thành (71,4%)
Năm 2011, tại Quảng Bình đã xảy ra 05 vụ ngộ độc thực phẩm với
102 người mắc, trong đó có 01 người tử vong do chế biến và bảo quản thực phẩm không đúng quy định Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến song quy trình chế biến thủ công không đảm bảo, việc sử dụng phụ gia, phẩm màu và các chất bảo quản ngoài danh mục
Trang 3Bộ y tế cho phép trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm ngày càng tăng
Kết quả giám sát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2011 cho thấy tỷ lệ mẫu thực phẩm có các chỉ tiêu hóa lý vượt mức cho phép chiếm tỷ lệ 18,9%; mẫu thực phẩm bị nhiễm sinh vật chiếm 25,6% Từ những số liệu trên cho thấy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là hết sức cấp thiết đối với toàn dân nói chung và trẻ em nói riêng Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành học mầm non đã đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non Việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào giảng dạy cho trẻ là một việc rất cần thiết, như vậy sẽ tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng liên tục từ tuổi mầm non đến tuổi học đường Mặt khác ở lứa tuổi mầm non trẻ rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều được dạy bảo Tiến hành giáo dục dinh dưỡng,
vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe, biết lựa chọn một cách thông minh và tự giác các cách ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe của mình Công tác này cũng cần được triển khai rộng tới các bậc phụ huynh và các ban ngành có liên quan; tuyên truyền cho họ các nội dung về giáo dục dinh dưỡng sức khỏe Qua đó họ sẽ tự nguyện phối kết hợp cùng nhà trường trong việc chăm sóc
và nuôi dạy trẻ
Các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn yếu ớt sức đề kháng chưa cao, chưa chủ động ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thực phẩm là một vấn đề có ý nghĩa thực tế và vô cùng quan trọng trong trường mầm non
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Muốn có được những chủ nhân
tương lai của đất nước khoẻ mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi mầm non thì bữa ăn của trẻ tại trường mầm non phải được xây dựng theo khẩu phần thực đơn, các món ăn thường xuyên được thay đổi để trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hoá, hấp thu giúp trẻ phát triển tốt giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng
Từ những quan điểm trên và qua thực tế tìm hiểu thực trạng chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trường mầm non cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên dinh dưỡng còn nhiều hạn chế trong công tác chế biến món ăn, chọn mua thực phẩm, thực hiện công tác vệ sinh trong khi chế biến, việc bảo quản thực phẩm, vệ sinh dụng cụ sử dụng ăn uống trong bếp ăn bán trú nhà trường Nên tôi đã chọn
Trang 4đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non”
* Điểm mới:
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, không
để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm Bảo vệ
và nâng cao sức khỏe thông qua việc “Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn
thực phẩm” cho học sinh tại trường mầm non
Nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để làm tốt công tác giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm Hạn chế tuyệt đối tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
Nâng cao nhận thức về giáo dục dinh dưỡng an toàn thực phẩm trong cộng đồng
Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm ở trường mầm non
1.2 PHẠM VI ÁP DỤNG :
Đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo
dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm” trong trường mầm non Tại
trường mầm non chúng tôi với số lượng 10 nhóm lớp/280 trẻ
2 PHẦN NỘI DUNG
2.1.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
*Quy mô trường lớp
Toàn trường có 10 lớp/280 trẻ
Trong đó: Nhà trẻ: 4 nhóm/75 trẻ; Mẫu giáo: 6 lớp/205 trẻ
*Cơ sở trang thiết bị
Toàn trường có 10 phòng học đảm bảo kiên cố, 2 phòng chức năng khác Có 100% công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn Có 2 cụm với 2 bếp
ăn 1 chiều đảm bảo đúng tiêu chuẩn, có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc nấu ăn, chế biến thực phẩm cho trẻ
*Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Tổng số: 28 đ/c (Ban giám hiệu: 03, giáo viên: 22, nhân viên: 03)
100% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trở lên, trên chuẩn 22/28 đ/c;
tỷ lệ 78,6%
Tổng số học sinh được tổ chức nấu ăn bán trú tại trường là 10 lớp/
280 trẻ, với mức ăn là 9.000đ/ ngày/ trẻ
* Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ:
Trang 5Qua theo dõi cân đo lên biểu đồ tăng trưởng đầu năm học kết quả
cho thấy như sau:
Độ tuổi
Tổn
g
số trẻ
Cân nặng bình thường
Suy dinh dưỡng
độ 1
Suy dinh dưỡng
độ 2
Cao bình thường
Thấp còi
độ 1
Thấp còi
độ 2
Sl Tỷ lệ
%
Sl Tỷ lệ
%
Sl Tỷ
lệ
%
Sl Tỷ lệ
%
Sl Tỷ lệ
%
S
l
Tỷ
lệ
%
Nhà trẻ 75 67 89,3 7 9,3 68 90,6 7 9,3
Mẫugiáo 205 184 89,7 21 10,2 1 0,5 182 88,8 23 11,2
Cộng: 280 251 89,6 28 10,0 1 0,4 250 89,3 30 10,7
Bước đầu thực hiện đề tài bản thân gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau:
Về thuận lợi:
Hoạt động của nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy, UBND, HĐND, HĐGD xã và sự chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của Phòng Giáo dục-Đào tạo Lệ Thủy
Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, đủ phòng học, phòng chức năng, bếp ăn đảm bảo và các trang thiết bị phục vụ bếp ăn và phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình, tân huyết, yêu nghề, mến trẻ, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, có nhiều biện pháp trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Đời sống tương đối ổn định
Khó khăn:
Trong năm học có sự thay đổi cán bộ quản lý, 01 đồng chí hiệu trưởng và 01 đồng chí P.hiệu trưởng mới chuyển đến nên có phần bở ngỡ trong công tác
Đội ngũ trẻ nên có nhiều đồng chí trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ (trong năm có 5 đồng chí nghỉ sinh) nên có phần ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Nhà trường chưa có nhân viên dinh dưỡng, 02 bếp mới chỉ có 02 giáo viên xuống bếp 01 bếp thì được nhà trường phân công nhân viên y tế xuống tiếp phẩm phụ bếp còn 01 bếp thì cắt cử giáo viên các lớp thay phiên nhau tiếp phẩm phụ bếp nên có phần ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Trang 6Được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục, sự giúp đỡ của chính quyền, các ban nghành đoàn thể ở địa phương, sự
nổ lực của bản thân trong quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm Để đạt được điều này, chúng tôi đã tập trung vào một số biện pháp sau:
2.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP :
Biện pháp1 Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm” trong trường mầm non
Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh
an toàn thực phẩm, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của Phòng Giáo dục
và Đào tạo và của ngành học Mầm non về các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ
Làm tốt công tác phân công phân nhiệm, thực hiện có hiệu quả việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đề ra các chỉ tiêu cần đạt về số lượng, chất lượng, nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ Xây dựng kế hoạnh chỉ đạo tốt các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ Vào đầu năm học nhà trường tổ chức họp Ban lãnh đạo nhà trường và Ban đại diện cha mẹ trẻ thống nhất về chế độ ăn uống, xây dựng thực đơn Sau đó mời các nhà cung
cấp thực phẩm (Rau, thịt, gạo, trứng, sữa ) về ký hợp đồng Nguồn thực
phẩm cung cấp phải đủ về số lượng, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý theo thị trường địa phương
Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất đồ dùng, thiết bị cho việc tổ chức nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ
Đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, tăng cường giám sát công tác vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng
Về chất lượng giáo dục: Chỉ đạo các lớp thực hiện đúng quy chế nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ Thực hiện tốt các chuyên đề, đổi mới phương pháp giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm vào các giờ học, các hoạt động khác trong ngày
Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về công tác thực hiện chuyên đề
Đối với giáo viên nấu ăn phải kiểm tra sức khỏe 2 lần/năm (6 tháng/1 lần) Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh
cá nhân Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường có kế hoạch phân công cụ thể giáo viên nuôi dưỡng thay phiên nhau làm thông thoáng phòng cho khí lưu thông, kiểm tra hệ thống điện, nước, chất đốt trước khi hoạt động Thực hiện tốt các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực
Trang 7phẩm, vệ sinh nơi chế biến Nhà bếp luôn luôn sạch sẽ, không để bụi bẩn,
có đủ dụng cụ cho nhà bếp chế biến và đồ dùng ăn uống cho trẻ Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người thực hiện Phân công cụ thể ở các khâu: Chế biến theo thực đơn, theo số lượng trẻ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh
Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ hàng tháng phải tổng vệ sinh xung quanh nhà bếp, vệ sinh bếp, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống nơi sơ chế thực phẩm sống, khu chế biến thực phẩm chín
Nhà trường phối hợp cùng với công đoàn tổ chức trồng rau xanh cung cấp cho bếp ăn của trẻ, góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho trẻ luôn đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm,
Biện pháp 2 Tăng cường công tác bồi dưỡng và tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên – nhân viên về kiến thức nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm trong trường mầm non
Với chức năng là một hiệu phó quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng bán trú trong nhà trường tôi tham mưu với ban giám hiệu đưa nội dung tuyên truyền các tài liệu về vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm lồng ghép trong các cuộc họp, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đối với các cháu suy dinh dưỡng nhà trường phối hợp với các phụ huynh tăng cường nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát triển tốt
Mặt khác tuyên truyền qua tranh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng cung cấp
Bên cạnh đó chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào chương trình giảng dạy theo các chủ đề
Ví dụ 1: Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe vào chủ đề
trường mầm non Ở chủ đề này chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp những nội dung sau:
- Làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, rèn luyện hành
vi văn minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn; ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi
ăn
- Tập tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường: Tự cất, dọn đồ dùng ăn uống sau khi ăn, lấy gối lên giường đi ngủ
- Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui định Giữ gìn vệ sinh môi trường như không khạc nhổ nơi công cộng, vứt rác đúng nơi qui định
Trang 8Ví dụ 2: Khi tổ chức hoạt động góc qua trò chơi “Cửa hàng rau quả” khi
mua hàng các cháu phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, thực phẩm không
bị rập nát Qua trò chơi “Nấu ăn” các cháu biết rửa tay và vệ sinh đồ
dùng, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, phải biết ăn chín uống sôi
Với trò chơi học tập: “Phân nhóm thực phẩm” thì cần phải chuẩn bị những lô tô về các loại thực phẩm (đủ 4 nhóm dinh dưỡng) và trò chơi“Thi
xem ai nhanh” yêu cầu trẻ lấy đúng và xếp nhanh phân loại nhóm dinh
dưỡng theo yêu cầu của cô giáo
Qua các trò chơi giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu các nhóm thực phẩm trẻ biết nhóm nào lên ăn nhiều và nhóm nào ăn hạn chế
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhập thông tin về vệ sinh dinh dưỡng
an toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngũ cấp dưỡng, giáo viên mầm non
Đặc biệt là tập luyện bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện tốt các công tác nâng cao chất lượng giáo dục và vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nhóm lớp, cá nhân và vệ sinh môi trường
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập các lớp trên chuẩn các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn hè, các lớp bồi dưỡng chuyên đề Đối với giáo viên dinh dưỡng phải được tham gia tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm và có chứng nhận
Tăng cường cơ sở vật chất, các điều kiện trang thiết bị, đồ dùng phục
vụ cho việc đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm ở nhà trường Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động nhiệm vụ năm học, triển khai chỉ đạo cán bộ giáo viên nhân viên thực hiện
Thường xuyên kiểm tra đánh giá theo dõi việc thực hiện của giáo viên nhân viên có đánh giá xếp loại hàng tháng
Chỉ đạo tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng đồ chơi, thi cô nuôi giỏi…
Bên cạnh đó phân công giáo viên có tay nghề vững kèm giúp đỡ giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, những cô nuôi giỏi kèm những cô nuôi còn chưa có kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Biện pháp3 Quản lý chỉ đạo công tác giữ vệ sinh phòng ngừa sự ô nhiễm
*Giữ vệ sinh người chế biến thực phẩm và phục vụ ăn uống:
Giáo viên trực tiếp chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống phải được học tập kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và phải nắm vững trách nhiệm đối với công việc của mình, phải khám sức khỏe định kì 6 tháng/1 lần Phải giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt ngắn và giữ sạch móng tay, không được đeo đồ trang sức để không lây truyền các sinh vật gây ngộ độc sang
Trang 9thực phẩm Vì tất cả mội người đều có thẻ mang sinh vật độc hại trong cơ thể đặc biệt trong phân, miệng, mũi, tai và trong vết thương bị nhiễm trùng Người mạnh khỏe cũng có thể mang sinh vật gây ngộ độc
+ Trong khu vực chế biến:
- Không ho hắt xì hơi vào thực phẩm;
- Mặc quần áo sạch sẽ, đeo tạp dề;
- Không ăn uống trong nhà bếp;
- Đội mũ và buộc tóc gọn gàng để tóc không rơi vào thực phẩm;
- Rửa tay sạch và lau khô trước, sau khi chế biến thực phẩm;
- Sử dụng găng tay an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm
+ Cách rửa tay sạch:
- Rửa tay dưới vòi nước sạch, chảy liên tục;
- Rửa tay bằng xà phòng;
- Tráng tay dưới vòi nước sạch, chảy liên tục;
- Lau tay khô bằng khăn khô, sạch
+ Rửa tay: Trước và sau khi làm việc; sau khi đi vệ sinh; sau khi sờ
vào tóc, tai, mũi hay các bộ phận khác của cơ thể; sau khi xì mũi; sau khi
đổ rác hay tiếp xúc với thực phẩm bị ô nhiễm; trước và sau khi chế biến thực phẩm sống; trước và sau khi chế biến thực phẩm các loại khác nhau (thực phẩm sống và thực phẩm chín); sau khi sử dụng hóa chất tẩy rửa, hóa chất diệt động vật
* Giữ vệ sinh nhà bếp:
Nhà bếp, phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặc nơi chưa thực phẩm phải được giữ vệ sinh sạch sẽ;
Thùng chứa rác phải có nắp đậy, không để rác rơi vãi ra xung quanh
và nước thải rò rỉ ra bên ngoài, rác thải phải được tập trung xa nơi chế biến, phục vụ ăn uống phải chuyển đi hàng ngày không để ứ đọng, cống rãnh phải thường xuyên khai thông, thùng chứa nước phải có nắp đậy
*Bảo quản thực phẩm:
+ Để riêng thực phẩm sống và chín: nếu để thực phẩm như thịt, thủy sản, rau quả tiếp xúc với thực phẩm chín, thì các sinh vật gây ngộ độc trong thực phẩm sống có thể nhiễm sang thực phẩm chín
+ Để riêng thực phẩm sống và chín bằng cách:
Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ chứa đựng riêng biệt; sử dụng riêng biệt dụng cụ dùng cho thực phẩm chín và sống; không dùng khăn đã sử dụng trong chế biến thực phẩm sống cho các thực phẩm khác
+ Chế biến thực phẩm đúng cách: Thịt gia súc, gia cầm, trứng và thuỷ sản đều phải nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi sinh vật gây ngộ độc có
Trang 10trong thực phẩm Các loại rau, quả tươi phải được ngâm kỹ và rửa ít nhất 3 lần bằng nước sạch, rửa dưới vòi nước chảy
+ Sử dụng nguyên liệu an toàn:
Mua thực phẩm ở những nơi tin cậy, biết rõ nguồn gốc, cần kiểm tra cảm quan thực phẩm (sự biến đổi về hình dáng bên ngoài, có mùi, bao gói
bị rách, có dấu hiệu của gián, chuột và côn trùng, biến đổi về màu sắc )
Không mua thực phẩm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế Chỉ mua phụ gia thực phẩm nếu trên nhãn có đầy đủ thông tin (tên phụ gia, tên
và địa chỉ nơi sản xuất và có hạn dùng, hướng dẫn sử dụng)
Biện pháp 4 Chỉ đạo giáo viên dinh dưỡng thực hiện nghiêm túc quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn Thực hiện nghiêm túc nội qui trong công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
* Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ chế biến đạt tiêu chuẩn quy định;
- Bếp được thiết kế một chiều;
- Thực hiện chế độ tự kiểm tra Ba bước tại bếp ăn (Ba bước tự kiểm tra bao gồm):
Bước 1 Kiểm tra nguồn nguyên liệu thực phẩm nhập vào: Việc kiểm
tra nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu nhập vào có nguồn gốc, chứng từ rỏ ràng; có tên, địa chỉ cụ thể của người cung cấp thực phẩm; đã được kiểm tra cảm quan
Bước 2 Kiểm tra thực phẩm từ quá trình sơ chế biến đến khi ăn: bao
gồm một quá trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của thực phẩm, từ lúc bắt đầu sơ chế biến, nấu xong, phân phối thức ăn cho đến lúc bắt đầu
ăn Thực phẩm trước và sau khi chế biến phải được đánh giá bằng cảm quan, ghi rỏ thời gian thực hiện từng công đoạn
Bước 3 Kiểm tra mẫu thức ăn lưu: Kiểm tra việc lưu mẫu thực phẩm
để phục vụ cho quá trình điều tra ngộ độc thực phẩm nếu xảy ra Nội dung kiểm tra xác định rỏ thời điểm lưu và hủy thực phẩm đã lưu
* Mỗi cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh trong nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên
tổ chức, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng
Xây dựng kế hoạnh phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong nhà trường
Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường Đặc biệt chú ý các nội dung sau: