skkn một số biện pháp quản lý đồ dùng dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường thpt 4 thọ xuân

19 1.5K 6
skkn một số biện pháp quản lý đồ dùng dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường thpt 4 thọ xuân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo chương trình đổi mới giáo dục, cách dạy và học của giáo viên và học sinh đều đã khác. Giáo viên chỉ là người tổ chức lớp, còn học sinh trở thành nhân vật trung tâm, tự tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và đưa ra kết luận tổng hợp kiến thức thông qua hoạt động thực hành. Nhiều khi ngôn ngữ dạy học của giáo viên không thể diễn tả hết ý tưởng khoa học cốt lõi của một định luật vật lý, của một phản ứng hóa học, của một bài học lịch sử,…. Để thực hiện được điều này, đồ dùng dạy học (ĐDDH) góp một phần hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thế nên khi không có TBDH học sinh sẽ không thể thực hành, bài học không khắc sâu, kiến thức sẽ rất trừu tượng, lơ mơ; Còn giáo viên sẽ phải tự thuyết minh kiến thức một chiều, áp đặt học sinh nghe và chép một cách bị động. Vì vậy, ĐDDH là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình dạy học, giúp thầy giáo lựa chọn phương pháp dạy học tối ưu nhất để đem lại hiệu quả cao trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học. Vậy thì vấn đề đặt ra đối với cán bộ quản lý ĐDDH là gì? Làm thế nào để quản lý tốt ĐDDH ? Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học? Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý đồ dùng dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT 4 Thọ Xuân” để nghiên cứu. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý TBDH ở trường THPT. 1.1. Cơ sở lý luận: Để đổi mới giáo dục và đào tạo thì giải pháp trọng tâm là phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. 1 Một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học là đồ dùng dạy học. - Khái niệm ĐDDH: ĐDDH là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục. Vai trò của ĐDDH trong quá trình dạy học: ĐDDH đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, là điều kiện để thực hiện nguyên lý “trực quan” và nguyên lý “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”. Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì ĐDDH đóng vai trò hỗ trợ tích cực, chúng trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trong từng tiết học nên được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới về nội dung và phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. Vị trí của ĐDDH: Quá trình dạy học, giáo dục cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau. Sơ đồ sau đây diễn tả các thành tố cấu thành quá trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng: 2 Học sinhGiáo viên Phương phápNội dung Đồ dùng dạy học Mục tiêu Như vậy ĐDDH là một bộ phận cấu thành của quá trình dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. - Khái niệm quản lý ĐDDH: Là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống ĐDDH phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo. Nguyên tắc quản lý ĐDDH: Trang bị đầy đủ và đồng bộ các ĐDDH. Bố trí hợp lí ĐDDH trong khu trường, trong lớp học, trong phòng thực hành, thí nghiệm, phòng bộ môn,… Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động giáo dục. Nội dung quản lý ĐDDH: Bao gồm phòng thí nghiệm, phòng thực hành, đồ dùng dạy học các môn học, các tài liệu trực quan (tranh ảnh, bản đồ, bản trong, bảng biểu, mô hình, các dụng cụ thí nghiệm, …), đồ dùng dạy học tự làm, Chức năng của quản lý ĐDDH: Lập kế hoạch sử dụng, trang bị, sữa chữa, bảo quản ĐDDH, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và có các điều chỉnh thích hợp để có kế hoạch thực hiện được các mục tiêu đề ra. Vì vậy, quản lý ĐDDH tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. 1.2. Cơ sở pháp lý: - Chương IV Điều lệ trường trung học về quy chế thiết bị giáo dục trường học quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học: “ Tất cả các thiết bị giáo dục của một cơ sở giáo dục, phải được xắp xếp khoa học, dễ sử dụng và phải có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm, …), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chống cháy”. 3 “ Thiết bị dạy học phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục”. “Thiết bị dạy học phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng, định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao”. “Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước về quản lý tài sản”. - Hướng dẫn thực hiện thông tư số 26/2004/TT-BGD&ĐT ngày 10/8/2004 về việc ban hành quy chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia, ban hành theo quyết định số 32/2004/QĐ- BGD&ĐT ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo có quy định: Điều 5: Thiết bị dạy học + Phải đảm bảo đủ TBDH cho từng môn học theo danh mục TBDH tối thiểu. + Có bản hướng dẫn các thiết bị dạy học chuyên dụng. + Ngoài các TBDH quy định, hàng năm phải bổ sung các TBDH tự làm của giáo viên và học sinh. Điều 9-10: Về quản lý phòng học bộ môn + bảo quản + Kiểm kê + Thanh lý - Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2006-2007 cấp trung học phổ thông của Bộ GD&ĐT về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất nêu rõ: “Cơ sở vật chất (trước hết là phòng học và thiết bị dạy học) là điều kiện rất quan trọng bảo đảm thực hiện chương trình phân ban THPT. Các cơ sở GD&ĐT và các trường THPT cần chủ động chuẩn bị theo yêu cầu thực hiện chương trình phân ban”. Như vậy việc quản lý ĐDDH đã có đủ cơ sở pháp lý để tiến hành thực 4 hiện, đảm bảo việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nhằm thực hiện tốt mục tiêu chương trình giáo dục. 2. Thực trạng của việc quản lý TBDH ở trường THPT. 2.1. Đặc điểm chung của trường. Trường THPT tôi đang công tác đóng tại một xã lẻ của Huyện là một trong những xã có nền kinh tế còn nhiều khó khăn, khoảng 90% số hộ dân làm nông nghiệp. - Đội ngũ CB, GV, nhân viên : Hiện tại: CBQL: 3 người GV: 39 người Nhân viên: 6 người ( trong đó hợp đồng trường 3 người). - Học sinh: 19 lớp. Khối 10: 7 lớp: 292 HS Khối 11: 6 lớp: 273 HS Khối 12: 6 lớp: 261 HS Tổng số: 826 HS - Cơ sở vật chất: Trường có diện tích 11.06 ha, 2 dãy nhà tầng với 24 phòng học, hai phòng máy tính với 38 máy đang hoạt động. 2 phòng giảng dạy ứng dụng CNTT. Có khu nhà tập thể cho giáo viên với 8 phòng và có công trình phụ đảm bảo qui cách. Phòng TBDH, phòng thư viện đang phải mượn phòng học. - Đồ dùng dạy học: 5 ĐDDH của nhà trường đến nay còn nghèo nàn, được các cấp lãnh đạo quan tâm nhưng do tài chính của nhà trường còn hạn hẹp nên việc mua sắm, bổ sung đang còn ít . Chính vì vậy công tác quản lý ĐDDH là một vấn đề lớn cần được nhà trường đặc biệt quan tâm. 2.2. Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý ĐDDH Công tác quản lý ĐDDH những năm gần đây đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm hơn trước và đưa ĐDDH vào hoạt động có hiệu quả, quy củ, nề nếp cụ thể như sau: + Có đầy đủ giá treo tranh, giá để thiết bị, hoá chất được xắp xếp và phân loại khoa học, dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm. + TBDH được bảo quản, lau chùi và vệ sinh theo định kỳ + Lập sổ theo dõi, kiểm kê ĐDDH theo định kỳ. + Cán bộ quản lý ĐDDH đúng chuyên môn. + Đầu năm giáo viên đã có sổ “Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học” + Cuối tuần giáo viên nộp phiếu báo sử dụng ĐDDH cho tuần tiếp theo. + 100% giáo viên sử dụng ĐDDH. 2.3. Một số vấn đề cấp thiết về công tác quản lý ĐDDH Hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước “ học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn”, một số vấn đề cấp thiết đặt ra cho cán bộ quản lý ĐDDH là phải: + Xây dựng ĐDDH đủ số lượng, đảm bảo chất lượng. + Làm thế nào để quản lý tốt ĐDDH. + Tránh lãng phí (không sử dụng) ĐDDH sẵn có và khai thác tối đa TBDH tối thiểu sẵn có trong nhà trường. 6 + Tạo thành thói quen trong giáo viên việc mượn ĐDDH trong các giờ lên lớp. + Lãnh đạo nhà trường theo dõi được việc mượn ĐDDH của giáo viên trong các tiết lên lớp. Đề ra một số biện pháp quản lý ĐDDH hữu hiệu để công tác dạy và học của nhà trường thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả, thiết thực; Góp phần đưa giáo dục của địa phương vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước từng bước đi lên theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Một số biện pháp quản lý ĐDDH ở trường THPT. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý ĐDDH tôi đã tìm ra một số biện quản lý cụ thể như sau: 3.1. Lập sổ “Sổ thiết bị giáo dục” Hàng năm các ĐDDH được bổ sung từ các nguồn như: Được cấp, tự mua sắm, tự làm, được tặng, … Những ĐDDH này đều được vào “Sổ thiết bị giáo dục”. Sổ thiết bị giáo dục được phân ra theo từng khối, từng môn như: Môn toán, vậy lý, hoá học, … và thiết bị giáo dục dùng chung. Để quản lý ĐDDH hiệu quả việc cần thiết đầu tiên là phải lập sổ thiết bị giáo dục. Mẫu “Sổ thiết bị giáo dục”: (xem trang 14) Ưu điểm: Lãnh đạo nhà trường dễ dàng kiểm tra việc quản lý ĐDDH. Giúp cho Cán bộ quản lý thiết bị nắm bắt được số lượng thiết bị hiện có theo từng năm học hoặc có sự thay đổi về Cán bộ quản lý thiết bị thì người mới nhận nhiệm vụ cũng biết được số lượng thiết bị hiện có trong nhà trường. 3.2. Phân loại và sắp xếp ĐDDH. TBDH nhập về được phân loại theo: Dụng cụ, hóa chất, tranh ảnh, bảng biểu, … theo khối, theo môn và thiết bị dùng chung. Được sắp xếp khoa học, đẹp mắt và mất ít thời gian khi tìm kiếm, dễ quản lý. 7 Khi sắp xếp TBDH cần chú ý: - Không để hóa chất chung với các thiết bị như: Máy vi tính, máy chiếu, …vì dễ bị oxi hóa làm hư hỏng. - Các hóa chất được để trong giá kính tránh bị bay mùi làm mất độ chính xác của hóa chất và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. - Các dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh, các hóa chất dạng dung dịnh được xắp đặt ở ngăn thấp nhất trên giá vì chúng dễ vở và tránh bị đổ hóa chất và người. Sau cùng là dán tiêu đề (dán nhãn) lên phía trên cùng của kệ, của giá thiết bị theo khối, theo môn để dễ tìm. (Ví dụ: Tranh địa lý khối 10; Tranh sinh học khối 12; Vật lý khối 11 – Thiết bị thực hành; Vật lý khối 12 – Thiết bị biểu diễn; Thiết bị dùng chung; …) Ưu điểm: Manh tính khoa học, tính thẫm mỹ, tính tiện dụng. 3.3.3. Lên kế hoạch sử dụng ĐDDH theo phân phối chương trình - Ngay từ đầu năm nhà trường đã triển khai đến các tổ chuyên môn “Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học” theo từng khối, từng môn. Trong sổ kế hoạch này tổ chuyên môn đã nêu được: Sẽ sử dụng thiết bị gì cho tiết nào? Thiết bị dạy học đó sẽ khai thác ở đâu? (Thiết bị hiện có của trường hay tự làm) để có những kiến nghị, đề xuất với nhà trường. Mẫu “Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học”: (Trang 15) Ưu điểm: Dựa vào kế hoạch của từng tổ chuyên môn cán bộ phụ trách ĐDDH sẽ có kế hoạch chung về việc sử dụng ĐDDH cho toàn trường. - Lên kế hoạch sử dụng ĐDDH theo tuần: Để có thời gian chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ, hoá chất thực hành theo yêu cầu của giáo viên bộ môn. Vào thứ 6 cuối tuần giáo viên nộp lại “Phiếu báo sử dụng thiết bị” cho tuần kế tiếp, để cán bộ quản lý thiết bị có thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học theo đúng tiết mượn của giáo viên. 8 Mẫu “Phiếu báo sử dụng thiết bị ”: (Trang 16) Ưu điểm: Bố trí được thời gian chuẩn bị đồ dùng, tránh mượn trùng lặp một loại đồ dùng trong cùng một tiết dạy mà số lượng đồ dùng lại ít. 3.3.4. Làm công tác cho mượn Mỗi giáo viên bộ môn đã có trong tay danh mục ĐDDH. Khi chuẩn bị thiết kế bài giảng trên lớp, giáo viên tra cứu vào danh mục ĐDDH biết được tiết học cần chuẩn bị những ĐDDH nào để phục vụ tiết dạy và đăng ký theo mẫu “Phiếu báo sử dụng thiết bị ” ở trên. Cán bộ phụ trách thiết bị sẽ chuẩn bị sẵn đồ dùng, dụng cụ, hoá chất thực hành,…. Giáo viên bộ môn chỉ việc đến nhận đồ dùng và kí mượn vào sổ “Sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học”. Mẫu “Sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học”: (Xem trang 17). Khi sử dụng xong giáo viên mang đồ dùng đến xác nhận tình trạng thiết bị và kí trả. Cán bộ phụ trách có trách nhiệm làm sạch và bảo quản các thiết bị sau khi đã sử dụng. Ưu điểm: Dễ quản lý, biết được tình trạng thiết bị sau khi sử dụng. 3.3.5. Khắc phục những TBDH hư hỏng Những ĐDDH qua thời gian sử dụng không tránh khỏi hư hỏng, rách nát. Có thể khắc khục bằng cách: + Mua phụ tùng về thay thế, sữa chữa. + Dùng hồ dán, keo dán, băng dính, … để khắc phục. Ưu điểm: Bảo tồn được ĐDDH qua nhiều năm sử dụng, làm kho ĐDDH ngày càng phong phú hơn. 3.3.6. Vệ sinh phòng TBDH Theo quy định vệ sinh phòng ĐDDH 2 lần/1 tuần vào các ngày thứ 2 và thứ 5 hàng tuần. Cụ thể các công việc như sau: - Quét dọn. 9 - Lau bụi bám trên các đồ dùng, dụng cụ, tranh ảnh, … - Thau rửa các dụng cụ, ống nghiệm thực hành. Ưu điểm: Vệ sinh phòng ĐDDH sạch sẽ là điều kiện mang lại sự thành công trong thí nghiệm, luôn thu hút được giáo viên đến mượn thiết bị dạy học. 3.3.7. Bảo quản TBDH Cán bộ quản lý ĐDDH muốn bảo quản ĐDDH được tốt phải có kế hoạch đề phòng các tác nhân gây hại như: - Đề phòng tại nạn thiên tai: Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để phòng TBDH được đặt ở tầng II tránh bão lụt. Chuẩn bị sẵn các vật che phủ, phương tiện chống ẩm đề phòng mưa bão hắt nước vào đồ dùng, dụng cụ, hoá chất. - Đề phòng hoả hoạn: Phòng ĐDDH là nơi chứa nhiều thiết bị , hoá chất dễ cháy nổ vì thế không được đun nấu dưới bất kì hình thức nào trong phòng. Trong phòng luôn luôn phải có dụng cụ phòng cháy chữ cháy đề phòng bất chắc. - Đề phòng côn trùng gây hại như: Mối, mọt, chuột, dán, … bằng cách: Thường xuyên kiểm tra các góc nhà; Kiểm tra tủ, giá để thiết bị, các thùng (hòm) đựng hoá chất để kịp thời phát hiện ổ bệnh. - Đề phòng kẻ xấu gây hại (Con người) bằng cách: Kiểm tra lại phòng TBDH, buộc cửa sổ, đóng cầu giao, khoá cửa chắc chắn trước khi ra về. Ưu điểm: Tránh được các tác nhân gây hại. các dụng cụ, hoá chất luôn đảm bảo chất lượng, mang lại hiệu quả cao trong công tác phục vụ dạy và học. 3.3.8. Kiểm kê TBDH Các thiết bị dạy học được kiểm kê theo định kỳ 2 lần/1năm (vào cuối học kỳ I và cuối học kỳ II). Để Cán bộ phụ trách ĐDDH biết được số lượng 10 [...]... GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1 1 Cơ sở khoa học của công tác quản lý TBDH ở trường THPT 1 1.1.Cơ sở lý luận 1.2 Cơ sở pháp lý 2 Thực trạng của việc quản lý TBDH ở trường THPT4 Thọ Xuân 1 3 5 2.1 Đặc điểm chung của trường 2.2 Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý TBDH 2.3 Một số vấn đề cấp thiết về công tác quản lý TBDH 5 6 6 3 Một số biện pháp quản lý TBDH ở trường THPT4 Thọ Xuân 7 3.1 Lập sổ “Sổ thiết... Kết luận: Xuất phát từ cở sở lí luận, cơ sở pháp lí, sau khi phân tích thực trạng công tác quản lý ĐDDH theo đề tài Một số biện pháp quản lý đồ dùng dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT 4 Thọ Xuân tôi đã tập trung nghiên cứu và đề xuất được 9 biện pháp quản lý ĐDDH vừa mang tính thực tiễn, vừa có thể áp dụng trực tiếp vào trường THPT4 Thọ Xuân trong năm học 2012- 2013 và những... mã xuất tính 3 4 VN 5 Bộ Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Năm học 2012-2013 khi lập sổ Đơn giá Số còn lại Tổng số 6 255.887đ 7 4 4 4 4 4 4 4 4 Hỏng Tăng Giảm 8 9 10 sau năm học Tổng Hỏng số 11 12 4 4 4 4 4 4 4 4 Mẫu “Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học : MÔN: ĐỊA LÝ KHỐI LỚP: 12 (cơ bản) 14 Tiết PPCT TÊN THÍ NGHIỆM HOẶC TBDH CẦN CÓ TB TB Trình Có nhưng Chưa được cấp tự làm chiếu hỏng có (4) (5) (6) (7)... chức quản lý ĐDDH hiệu quả, khoa học, qui củ, nề nếp, có kế hoạch để phù hợp với việc quản lý nhà trường trong hiện tại Qua các biện pháp quản lý ĐDDH ở trên đã tạo cho giáo viên thói quen sử dụng TBDH, xem việc sử dụng ĐDDH trong tiết học là một yêu cầu không thể thiếu Trách nhiệm của người quản lý ĐDDH là tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên sử dụng, khai thác tối đa ĐDDH góp phần nâng cao chất lượng. .. dụng một số biện pháp quản lý ĐDDH vào thực tiễn trường THPT Thọ Xuân 4, đã thu hút đượcc số giáo viên đến mượn ĐDDH của năm sau cao hơn năm trước Kết quả được thể hiện qua bảng thống kê số tiết mượn TBDH của 3 năm 2010-2011; 2011-2012; 2012-2013 cụ thể như sau: Số TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Năm học Năm học Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Máy Máy Máy hiện ĐDDH ĐDDH ĐDDH chiếu chiếu chiếu có Hoá học. .. chiếu hỏng có (4) (5) (6) (7) (1) (2) (3) 2 Lược đồ các quốc gia Đông nam á cổ và phong kiến X 2 Bản đồ các nước trên thế giới 5 Bản đồ Việt Nam Địa lý tự nhiên 10 Lược đồ gió mùa đông ở khu vực Đông nam á X 10 Lược đồ gió mùa hạ ở khu vực Đông nam á X 19 Bản đồ Hành chính Việt Nam X 19, 20 Bản đồ Việt Nam Dân cư X X X … 15 Trường THPT 4 Thọ Xuân Số: 22 / TX4 PHIẾU BÁO SỬ DỤNG THIẾT BỊ Tuần: 32 Họ và tên... 3 272 8 305 11 Sinh học 2 132 4 170 12 226 23 Công nghệ 1 19 2 17 2 12 5 Địa lý 2 162 3 170 4 182 8 TD-GDQP.AN 4 315 0 42 1 0 46 3 0 Vật lý 4 223 7 203 12 267 16 Tin học 2 140 82 120 120 179 179 Toán 8 8 0 12 2 16 14 Ngữ văn 4 3 3 6 24 15 32 Lịch sử 2 95 0 105 87 127 11 GDCD 2 0 14 0 35 0 60 Bộ môn GV 11 12 T.Anh Tổng cộng 4 38 81 1389 10 128 67 1563 12 238 113 1905 27 386  Bài học kinh nghiệm rút ra... người của đất nước Nâng cao được khả năng chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, cách vào sổ cho mượn, cách phân loại, xắp xếp các loại thiết bị, … và tiếp tục cũng cố trau dồi chuyên môn nghiệp vụ sư phạm Qua tìm hiểu thực tiễn việc quản lý ĐDDH ở trường THPT4 Thọ Xuân giúp tôi thuận lợi hơn trong công tác phụ tá thí nghiệm và rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích từ công tác quản lý ĐDDH Là hành trang... tài, đề xuất được hết những biện pháp quản lý ĐDDH Vì vậy rất mong có được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để đề tài có tính hiệu quả và ứng dụng thực tế cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học 13 Mẫu “sổ thiết bị giáo dục”: (Môn Toán Khối 12) Số lượng TB Số TT 1 1 2 3 4 5 6 7 … Ký, TÊN THIẾT BỊ GIÁO DỤC Nước Đơn sản vị hiệu 2 Dụng cụ tạo mặt tròn xoay: Hộp đựng Bộ khung Bản phẳng... lượng dạy học 2 Đề xuất: Trong thời gian ngắn ngủi nhưng tôi đã hết sức cố gắng, nghiên cứu đề tài một cách thận trọng, nghiêm túc, đã đề xuất được 9 biện pháp quản lý ĐDDH mang tính ứng dụng thực tiễn Tuy nhiên, với khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy, sáng kiến kinh nghiệm không thể đi sâu vào phân tích mọi khía cạnh của đề tài, đề xuất được hết những biện pháp quản lý ĐDDH Vì vậy rất mong có được sự góp . nào để nâng cao chất lượng dạy học? Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài Một số biện pháp quản lý đồ dùng dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT 4 Thọ Xuân để nghiên. từ cở sở lí luận, cơ sở pháp lí, sau khi phân tích thực trạng công tác quản lý ĐDDH theo đề tài Một số biện pháp quản lý đồ dùng dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT 4 Thọ. 1 1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý TBDH ở trường THPT 1 1.1.Cơ sở lý luận 1 1.2. Cơ sở pháp lý 3 2. Thực trạng của việc quản lý TBDH ở trường THPT4 Thọ Xuân 5 2.1. Đặc điểm chung của trường

Ngày đăng: 18/07/2014, 17:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan