1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Lao Động – Việc Làm Của Người Dân Sau Tái Định Cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi)

28 624 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 905,39 KB

Nội dung

Để đáp ứng nhu cầu giải phớng mặt bằng cho sự phát triển các khu công nghiệp thì vấn đề di dân và tái định cư, đặc biệt về lao động - việc làm của người dân sau tái định cư là vấn đề vẫn

Trang 1

- o0o -

TRẦN ĐÔNG Y

TRỰC TRẠNG LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM

CỦA NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ

(Nghiển cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi)

Chuyên ngành: Xã hội học

Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Tuấn Nhân

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, 2009

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

2.1 Ý nghĩa khoa học 2

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục đích nghiên cứu 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Khách thể nghiên cứu 4

4.3 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Phương pháp luận 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 7

6.1 Giả thuyết nghiên cứu 7

6.2 Sơ đồ khung lý thuyết 8

7 Kết cấu luận văn 9

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 10

1.2 Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng nghiên cứu đề tài 13

1.2.3 Các quan điểm về tái định cư và lao động - việc làm 18

1.3 Một số khái niệm 22

1.3.1 Khái niệm lao động 22

Trang 3

1.3.3 Khái niệm tái định cư 25

ơ Chương 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ 2.1 Quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất 28

2.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên Khu kinh tế Dung Quất 28

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất 30

2.1.3 Tình hình Kinh tế - xã hội các xã Khu kinh tế Dung Quất 36

2.1.4 Tình hình tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất 39

2.2 Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư 42

2.2.1 Cơ cấu tuổi của người dân tại khu tái định cư 42

2.2.2 Giới tính của người dân tại khu tái định cư 43

2.2.3 Trình độ học vấn của người dân tại khu tái định cư 44

2.2.4 Trình độ chuyên môn của người dân tại vùng tái định cư 47

2.2.5 Việc làm phân theo trình độ chuyên môn 48

2.2.6 Việc làm phân theo tuổi 50

2.2.7 Việc làm phân theo lĩnh vực ngành nghề 53

2.2.8 Việc làm trước và sau tái định cư 54

2.3 Thực trạng đời sống kinh tế-xã hội của người dân khu tái định cư 58

2.3.1 Thu nhập các hộ sau tái định cư 58

2.3.2 Phương tiện, đồ dùng chủ yếu 60

2.3.3 Nhà ở của các hộ sau tái định cư 62

2.3.4 Sức khoẻ của các hộ dân sau tái định cư 63

2.3.5 Môi trường 65

2.4 Quan điểm của người dân sau tái định cư 69

Trang 4

NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ TẠI KHU KINH TẾ DUNG QUẤT GIAI ĐOẠN

2010 – 2015

3.1 Tập trung đào tạo nghề để chuyển đổi việc làm cho người dân sau tái định cư

73

3.2 Phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động sau tái định cư 76

3.2.1 Đẩy mạnh thực hiện các mô hình khuyến nông 76

3.2.2 Giải pháp phát triển thủy sản 78

3.2.3 Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển Thương mại – dịch vụ 79

3.2.4 Đẩy mạnh phát triển Thương mại - dịch vụ 81

3.3 Tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm 83

3.4 Xây dựng đồng bộ các chính sách, cơ chế hỗ trợ người dân sau tái định cư 85 PHẦN III: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 91

2 Khuyến nghị 93

Trang 5

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta trãi qua hơn 20 năm đổi mới, sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang từng bước phát triển toàn diện Đặc biệt, từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO); nền kinh tế ngày càng chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới Đây là cơ hội cho những đối tác ở nước ngoài hợp tác đầu tư vào Việt Nam Để đáp ứng nhu cầu giải phớng mặt bằng cho sự phát triển các khu công nghiệp thì vấn đề di dân và tái định cư, đặc biệt về lao động - việc làm của người dân sau tái định cư là vấn đề vẫn còn bất cập

Đây là một trong những vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, bởi lẽ trong quá trình chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế, kinh tế khu vực, có nhiều địa phương đã và đang chuyển giao ruộng đất cho các khu công nghiệp, các khu kinh tế Điều này, đã và đang tạo sự chuyển đổi về cơ cấu kinh tế, về kết cấu hạ tầng và đời sống của nhân dân ở khắp các vùng, miền trong cả nước, trước hết là các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng nằm trong các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp Đồng thời, với những chuyển biến tích cực đó, đã nãy sinh nhiều vấn đề phức tạp, trong đó có vấn

đề di dân tái định cư và giải quyết việc làm sau tái định cư tại các khu kinh tế Khu kinh tế Dung Quất là một trong những khu kinh tế trọng điểm của miền Trung cũng nằm trong những điều kiện chung đó

Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn 06 xã: Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và một phần diện tích đất của các xã: Bình Hòa, Bình Phước, Bình Phú của huyện Bình Sơn với tổng diện tích quy hoạch 10.300ha, chiếm trên 22% diện tích toàn huyện; dân số trong vùng quy hoạch (điều tra đến ngày 30/9/2007) có 55.346 người với 13.853 hộ (chiếm 30,74% so với dân số toàn huyện)

Thực tế quá trình xây dựng và phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian qua, đã có hơn nghìn hộ dân cư sở tại bị thu hồi đất sản xuất, đất ở

để giải phóng mặt bằng thi công các công trình, các dự án; đó là quá trình di dân - tái định cư, sau tái định cư đã nảy sinh các nhóm đối tượng khác nhau:

Có nhóm người đời sống khá hơn nơi ở cũ, nhưng cũng có nhóm người không

Trang 6

có việc làm, đời sống khó khăn hơn Đây là vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo để có giải pháp thích hợp

Khu kinh tế Dung Quất (KKTDQ) đang trong giai đoạn tăng tốc đầu tư,

do đó tốc độ thu hồi đất sẽ diễn ra ngày càng nhanh, đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, nhất là vấn đề lao động - việc làm của người dân sau tái định cư Xuất phát từ nhu cầu vừa cấp bách vừa chiến lược của vấn đề giải quyết việc làm cho người dân sau tái định cư ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu chế xuất, các khu công nghiệp nói chung, Khu kinh tế Dung Quất nói riêng, đòi hỏi phải có khảo sát, điều tra, nghiên cứu nhằm giải quyết vấn

đề một cách có căn cứ khoa học Vì lẽ đó, đề tài “Thực trạng lao động - việc

làm của người dân sau tái định cư” (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh

tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) góp phần làm sáng tỏ thực trạng lao động -

việc làm và đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định đời sống kinh tế - xã hội cho người dân sau tái định cư

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1 Ý nghĩa khoa học

Phân tích một số quan điểm của lý thuyết cơ cấu - chức năng, lý thuyết phát triển, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta để luận giải cũng như những yếu tố tác động đến đời sống của những người sau tái định cư, đặc biệt

là về vấn đề lao động - việc làm của họ sau tái định cư Trên cơ sở đó, luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu về lao động - việc làm của những người dân sau tái định cư

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn làm rõ thực trạng về lao động - việc làm của những người dân sau tái định cư.Từ thực trạng cụ thể đó, luận văn đề xuất những giải pháp và khuyến nghị có tính khả Đồng thời, có thể vận dụng đối với quá trình thực hiện di dân - tái định cư của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất khác có điều kiện tương tự

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thực trạng lao động - việc làm của những người dân sau tái định

cư, trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi

Tìm hiểu những nhân tố tác động đến lao động - việc làm

Trang 7

Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo cơ hội cho những người lao động có việc làm, tăng thu nhập để đời sống của người dân sau tái định cư được bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích cơ sở lý thuyết và phương pháp cho việc nghiên cứu về lao động-việc làm của những người dân sau tái định cư để vận dụng

- Xây dựng các khái niệm công cụ phục vụ đề tài như: Lao động, việc làm, tái định cư

- Khảo sát, điều tra, thu thập, phân tích số liệu

- Đánh giá thực trạng, phân tích những nguyên nhân và các nhân tố căn bản tác động đến lao động - việc làm của cư dân tại KKTDQ sau tái định cư

- Nghiên cứu chính sách, cơ chế đối với người dân sau tái định cư

4 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi

4.2 Khách thể nghiên cứu

- Cộng đồng dân cư phải di dời và tái định cư để xây dựng KKTDQ

- Các chính sách có liên quan về tái định cư, đời sống kinh tế - xã hội cũng như về lao động - việc làm của người dân sau tái định cư

Trang 8

biến đổi, phát triển không ngừng Tác giả vận dụng các quan điểm này để làm

cơ sở cho việc xem xét, giải thích các sự kiện xã hội trong mối quan hệ biện chứng và trong quá trình phát triển của lịch sử Tác giả rút ra quan điểm toàn diện về lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển để xem xét và phân tích nội dung nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở quán triệt phương pháp luận chung đó, đề tài chủ yếu dựa trên hướng tiếp cận lý thuyết cấu trúc - chức năng, lý thuyết phát triển và sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong quá trình thực hiện đề tài luận văn

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phân tích số liệu thống kê, các bài viết, công trình trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu; tham khảo và phân tích các văn bản luật, các nghị định của chính phủ, các quyết định của tỉnh có liên quan đến tái định cư Ngoài ra, còn thu thập số liệu từ các báo cáo chính thức của cấp xã, huyện và tỉnh cũng như thu thập tư liệu tại các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước liên quan đến việc tái định cư, lao động - việc làm sau tái định cư

5.2.2 Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung

Thông tin được thu thập trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu thông qua 7 lần thảo luận nhóm tập trung (1 xã thảo luận nhóm tập trung 1 lần và 1 lần thảo luận với cán bộ quản lý các cấp) và phỏng vấn sâu 24 cá nhân (chủ hộ gia đình, đại diện hộ gia đình, cán bộ làm công tác về tái định cư, cán bộ quản lý

xã, huyện, tỉnh) nhằm thu thập các thông tin định tính

5.2.3 Phương pháp điều tra bảng hỏi

Chọn 300 phiếu khảo sát phân bổ đủ khắp các khu tái định cư tại 6 xã của địa bàn nghiên cứu

Bảng tổng hợp các hộ được điều tra

Trang 9

Công cụ phân tích và xử lý số liệu là phần mềm SPSS 11.5

6 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

6.1 Giả thuyết nghiên cứu

- Những người dân sau tái định cư thường thiếu việc làm, nhất là nhóm người không có trình độ chuyên môn

- Điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng khu tái định cư tác động trực tiếp đến lao động - viêc làm của người dân sau tái định cư

- Chính sách, cơ chế về tái định cư chưa đảm bảo cho cuộc sống của người dân sau tái định cư bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

Trang 10

6.2 Sơ đồ khung lý thuyết

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chuyên đề nghiên cứu “Đánh giá thực trạng, hoàn thiện và cụ thể hoá chính sách bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm” (Viện Kinh tế TPHCM-2005)

Quá trình phát triển Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi

Giải pháp

LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH

Trang 11

Sách “Tái định cư trong các dự án phát triển: chính sách và thực tiễn” của

TS Phạm Mộng Hoa và TS Lâm Mai Lan, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2002 do PGS.TS Nguyễn Quốc Tế chủ biên

“Phân bổ và xử dụng nguồn lao động theo vùng và vấn đề giải quyết việc làm trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường ở Việt Nam”

Sách “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên” (2005) do TS Nguyễn Hữu Dũng chủ biên

Luận án Tiến sĩ “Di động xã hội trong cộng đồng khoa học”, tác giả Võ Tuấn Nhân, năm 2001, trường ĐHKHXH và NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; lần đầu tiên nghiên cứu về di động xã hội trong cộng đồng khoa học, với phạm vi điều tra, khảo sát tại 3 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2007 do TS Võ Tuấn Nhân chủ biên “Nhận diện thị trường tiêu thụ tại Khu kinh tế Dung Quất” đã nghiên cứu nhận diện Khu kinh tế Dung Quất dưới góc độ thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá mà Quảng Ngãi có thể đáp ứng

Luận án Tiến sĩ “Sự biến đổi cơ cấu lao động - việc làm ở nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, tác giả Lê Hải Thanh, năm

2006, trường ĐHKHXH và NV

Ngoài ra, còn rất nhiều văn bản pháp qui, nhiều bài báo, các cuộc Hội thảo

có liên quan đến vấn đề di dân, tái định cư và cuộc sống của người dân sau tái định cư

Trang 12

1.2 Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng nghiên cứu đề tài

1.2.1 Lý thuyết cấu trúc - chức năng

Theo H Spencer, qui mô của cơ thể xã hội ảnh hưởng tỷ lệ thuận đối với nhu cầu về sự phân hoá dẫn đến hình thành và phát triển các quá trình xã hội Trong đó có quá trình điều tiết và kiểm soát, vận hành và duy trì hoạt động, và quá trình phân chia các nguồn lực giữa các bộ phận cấu thành nên xã hội Cùng thời với Spencer, E Durkheim đã góp phần phát triển quan điểm lý thuyết cấu trúc - chức năng Ngoài Spencer và E Durkheim ra còn có nhà xã hội học người Mỹ là T Parsons T Parsons chịu nhiều ảnh hưởng của các nhà nhân chủng học như: B.Malinowski, R Brow Ông đã nghiên cứu và xây dựng nên lý thuyết cơ cấu - chức năng, có ảnh hưởng rất lớn lúc bấy giờ Ông

là người đặt nền móng cho nghiên cứu về cơ cấu xã hội và trong đó có cơ cấu lao động - việc làm

Khi xem xét về lao động - việc làm của những người dân sau tái tái định

cư trong sự phát triển các khu kinh tế dù ở qui mô nào, chúng ta cũng thấy được các chức năng mới xuất hiện và có những chức năng cũ sẽ bị triệt tiêu vì không có cơ sở để tồn tại dẫn đến sự biến đổi về kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư và những người dân sau tái định

đủ, lành mạnh và lâu dài”

Vận dụng lý thuyết phát triển vào việc nghiên cứu về lao động - việc làm của những người dân sau tái định cư nhằm đề xuất những giải pháp tạo ra cuộc sống của họ ngày một tốt hơn, nơi ở mới có nhiều cơ hội về việc làm, mức sống và các dịch vụ xã hội tốt hơn.Từ các luận điểm của lý thuyết phát triển giúp ta có hướng lý giải và có những giải pháp phù hợp

Trang 13

1.2.3 Các quan điểm về tái định cƣ và lao động - việc làm

1.2.3.1 Quan điểm tái định cư của Ngân hàng Thế giới

Mục tiêu chính sách tái định cư của tổ chức Ngân hàng là nhằm “đảm bảo cho người dân bị ảnh hưởng có được cuộc sống ngang bằng hoặc tốt hơn trước khi dự án được triển khai” Mục tiêu này cũng khá gần với nguyên tắc tái định cư của Việt Nam, mặc dù giữa chính sách và thực tiễn vẫn là một khoảng cách lớn Tuy nhiên, điều mấu chốt là chính sách của Ngân hàng đòi hỏi bên vay phải xây dựng một chương trình phục hồi thu nhập, sinh kế để thực hiện mục tiêu trên Việc thoái thác hoặc không cam kết thực hiện chương trình hỗ trợ tái định cư sẽ có thể là nguyên nhân dẫn đến việc rút vốn, dừng công trình dự án

1.2.3.2 Quan điểm tái định cư của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Nghị định 22/1998/NĐ-CP có những quy định liên quan đến tái định cư và chính sách hỗ trợ, cung cấp hướng dẫn thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo về đền bù, ổn định thu nhập và cuộc sống cho các hộ phải di chuyển

Luật sửa đổi đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và

có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2004 Đây là một văn kiện quan trọng trong việc bồi thường tái định cư cho những người bị mất nơi ở và phải tái định cư không tự nguyện Trong Luật sửa đổi đất đai năm 2003 có điều qui định, khu

tái định cư được lựa chọn và phải đáp ứng yêu cầu và điều kiện phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ

Đối với việc đền bù và tái định cư, Nghị định 197/2004/NĐ-CP quy định

về bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm quy định tại điều 29, được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho số lao động trong độ tuổi lao động của các hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện bằng hình thưc hỗ trợ một phần chi phí học nghề tại các cơ sở dạy nghề ở địa phương Mức hỗ trợ cụ thể do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế địa phương

b) Trường hợp ở địa phương chưa tổ chức được việc đào tạo chuyển đổi nghề và chủ dự án sử dụng đất thu hồi không thể tổ chức được đào tạo nghề hoặc người được hưởng hỗ trợ đào tạo nghề không muốn tham gia đào tạo

Trang 14

nghề thì thực hiện hỗ trợ bằng tiền ; mức hỗ trợ bằng tiền cụ thể do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương

1.3 Một số khái niệm

1.3.1 Khái niệm lao động

Có nhiều định nghĩa khác nhau về lao động Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo

ra sản phẩm vật chất và tinh thần”

Trong luận văn này, lao động được dùng để chỉ hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra sản phẩm (vật chất, tinh thần, văn hoá) để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình ; Lao động còn được dùng để chỉ người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 - 60; nữ từ 15 - 55) và những người trong độ tuổi này, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo việc làm cho họ

1.3.2 Khái niệm việc làm

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), người có việc làm là người làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng thì: “Việc làm” gồm (1) Hành động, điều

đã làm, phải làm ; (2) Công việc được giao theo nghề nghiệp, có thù lao và chế độ

1.3.3 Khái niệm tái định cƣ

Kế hoạch tái định cư

Là một kế hoạch hành động có giới hạn thời gian gồm các nội dung như chiến lược tái định cư, mục tiêu, ảnh hưởng, quyền lợi, khảo sát kinh tế - xã hội, khung chính sách, khung pháp lý, biện pháp giảm thiểu các ảnh hưởng, khu tái định cư, bồi thường, phục hồi thu nhập

Bồi thường - tái định cư

Bồi thường là việc thay thế giá trị các tài sản bị mất bằng hiện vật hoặc bằng tiền

Người (hộ) dân bị ảnh hưởng

Ngày đăng: 22/07/2014, 11:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp các hộ được điều tra - Thực Trạng Lao Động – Việc Làm Của Người Dân Sau Tái Định Cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi)
Bảng t ổng hợp các hộ được điều tra (Trang 8)
Bảng hỏi được thiết kế sẵn với 22 câu hỏi chứa đựng các nội dung thông  tin cần thu thập phục vụ mục đích nghiên cứu - Thực Trạng Lao Động – Việc Làm Của Người Dân Sau Tái Định Cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi)
Bảng h ỏi được thiết kế sẵn với 22 câu hỏi chứa đựng các nội dung thông tin cần thu thập phục vụ mục đích nghiên cứu (Trang 9)
6.2. Sơ đồ khung lý thuyết - Thực Trạng Lao Động – Việc Làm Của Người Dân Sau Tái Định Cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi)
6.2. Sơ đồ khung lý thuyết (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w