1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

DSpace at VNU: Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi)

17 226 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 386,75 KB

Nội dung

Thực tế quá trình xây dựng và phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian qua, đã có hơn nghìn hộ dân cư sở tại bị thu hồi đất sản xuất, đất ở để giải phóng mặt bằng thi công các cô

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- o0o -

TRẦN ĐÔNG Y

TRỰC TRẠNG LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM

CỦA NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ

(Nghiển cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 60.31.30

Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Tuấn Nhân

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, 2009

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

2.1 Ý nghĩa khoa học 2

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục đích nghiên cứu 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Khách thể nghiên cứu 4

4.3 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Phương pháp luận 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 7

6.1 Giả thuyết nghiên cứu 7

6.2 Sơ đồ khung lý thuyết 8

7 Kết cấu luận văn 9

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 10

1.2 Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng nghiên cứu đề tài 13

1.2.3 Các quan điểm về tái định cư và lao động - việc làm 18

1.3 Một số khái niệm 22

1.3.1 Khái niệm lao động 22

Trang 3

1.3.2 Khái niệm việc làm 23

1.3.3 Khái niệm tái định cư 25

ơ Chương 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ 2.1 Quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất 28

2.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên Khu kinh tế Dung Quất 28

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất 30

2.1.3 Tình hình Kinh tế - xã hội các xã Khu kinh tế Dung Quất 36

2.1.4 Tình hình tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất 39

2.2 Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư 42

2.2.1 Cơ cấu tuổi của người dân tại khu tái định cư 42

2.2.2 Giới tính của người dân tại khu tái định cư 43

2.2.3 Trình độ học vấn của người dân tại khu tái định cư 44

2.2.4 Trình độ chuyên môn của người dân tại vùng tái định cư 47

2.2.5 Việc làm phân theo trình độ chuyên môn 48

2.2.6 Việc làm phân theo tuổi 50

2.2.7 Việc làm phân theo lĩnh vực ngành nghề 53

2.2.8 Việc làm trước và sau tái định cư 54

2.3 Thực trạng đời sống kinh tế-xã hội của người dân khu tái định cư 58

2.3.1 Thu nhập các hộ sau tái định cư 58

2.3.2 Phương tiện, đồ dùng chủ yếu 60

2.3.3 Nhà ở của các hộ sau tái định cư 62

2.3.4 Sức khoẻ của các hộ dân sau tái định cư 63

2.3.5 Môi trường 65

2.4 Quan điểm của người dân sau tái định cư 69

Chương 3: GIẢI PHÁP VỀ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM NHẰM ỔN ĐỊNH

ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ TẠI KHU KINH TẾ

DUNG QUẤT GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

Trang 4

3.1 Tập trung đào tạo nghề để chuyển đổi việc làm cho người dân sau

tái định cư 73

3.2 Phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động sau tái định cư 76

3.2.1 Đẩy mạnh thực hiện các mô hình khuyến nông 76

3.2.2 Giải pháp phát triển thủy sản 78

3.2.3 Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển Thương mại – dịch vụ 79

3.2.4 Đẩy mạnh phát triển Thương mại - dịch vụ 81

3.3 Tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm 83

3.4 Xây dựng đồng bộ các chính sách, cơ chế hỗ trợ người dân sau tái định cư 85

PHẦN III: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 91

2 Khuyến nghị 93

Trang 5

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta trãi qua hơn 20 năm đổi mới, sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang từng bước phát triển toàn diện Đặc biệt, từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO); nền kinh tế ngày càng chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới Đây là cơ hội cho những đối tác ở nước ngoài hợp tác đầu tư vào Việt Nam Để đáp ứng nhu cầu giải phớng mặt bằng cho sự phát triển các khu công nghiệp thì vấn đề di dân và tái định cư, đặc biệt về lao động - việc làm của người dân sau tái định cư là vấn đề vẫn còn bất cập

Đây là một trong những vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, bởi lẽ trong quá trình chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế, kinh

tế khu vực, có nhiều địa phương đã và đang chuyển giao ruộng đất cho các khu công nghiệp, các khu kinh tế Điều này, đã và đang tạo sự chuyển đổi

về cơ cấu kinh tế, về kết cấu hạ tầng và đời sống của nhân dân ở khắp các vùng, miền trong cả nước, trước hết là các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng nằm trong các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp Đồng thời, với những chuyển biến tích cực đó, đã nãy sinh nhiều vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề di dân tái định cư và giải quyết việc làm sau tái định cư tại các khu kinh tế Khu kinh tế Dung Quất là một trong những khu kinh tế trọng điểm của miền Trung cũng nằm trong những điều kiện chung đó Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn 06 xã: Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và một phần diện tích đất của các xã: Bình Hòa, Bình Phước, Bình Phú của huyện Bình Sơn với tổng diện tích quy hoạch 10.300ha, chiếm trên 22% diện tích toàn huyện;

Trang 6

dân số trong vùng quy hoạch (điều tra đến ngày 30/9/2007) có 55.346 người với 13.853 hộ (chiếm 30,74% so với dân số toàn huyện)

Thực tế quá trình xây dựng và phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian qua, đã có hơn nghìn hộ dân cư sở tại bị thu hồi đất sản xuất, đất ở

để giải phóng mặt bằng thi công các công trình, các dự án; đó là quá trình

di dân - tái định cư, sau tái định cư đã nảy sinh các nhóm đối tượng khác nhau: Có nhóm người đời sống khá hơn nơi ở cũ, nhưng cũng có nhóm người không có việc làm, đời sống khó khăn hơn Đây là vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo để có giải pháp thích hợp

Khu kinh tế Dung Quất (KKTDQ) đang trong giai đoạn tăng tốc đầu tư,

do đó tốc độ thu hồi đất sẽ diễn ra ngày càng nhanh, đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, nhất là vấn đề lao động - việc làm của người dân sau tái định cư Xuất phát từ nhu cầu vừa cấp bách vừa chiến lược của vấn đề giải quyết việc làm cho người dân sau tái định cư ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu chế xuất, các khu công nghiệp nói chung, Khu kinh tế Dung Quất nói riêng, đòi hỏi phải có khảo sát, điều tra, nghiên cứu nhằm giải

quyết vấn đề một cách có căn cứ khoa học Vì lẽ đó, đề tài “Thực trạng lao

động - việc làm của người dân sau tái định cư” (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) góp phần làm sáng tỏ thực

trạng lao động - việc làm và đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định đời sống kinh tế - xã hội cho người dân sau tái định cư

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu “Thực trạng lao động- việc làm của người dân sau tái định

cư” có nhiều cách tiếp cận và vận dụng các lý thuyết xã hội học khác nhau

Nhưng trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung phân tích một số quan điểm của lý thuyết cơ cấu - chức năng, lý thuyết phát triển, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta để luận giải, vận dụng vào nghiên cứu đề tài

Trang 7

nhằm tìm hiểu thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư; những yếu tố tác động đến đời sống của những người sau tái định cư, đặc biệt là về vấn đề lao động - việc làm của họ sau tái định cư Trên cơ sở đó, luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu về lao động - việc làm của những người dân sau tái định cư

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Qua nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn sẽ góp phần làm rõ thực trạng về lao động - việc làm của những người dân sau tái định cư.Từ thực trạng cụ thể đó, luận văn đề xuất những giải pháp và khuyến nghị có tính khả thi nhằm giải quyết những bất cập hiện nay, những bức xúc của người dân sau tái định cư trong quá trình hình thành và phát triển Khu Kinh tế Dung Quất Đồng thời, có thể vận dụng đối với quá trình thực hiện di dân - tái định cư của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất khác có điều kiện tương tự

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thực trạng lao động - việc làm của những người dân sau tái định

cư, trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi

Tìm hiểu những nhân tố tác động đến lao động - việc làm của những hộ dân tại địa bàn nghiên cứu theo các hướng tích cực và tiêu cực

Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo cơ hội cho những người lao động có việc làm, tăng thu nhập để đời sống của người dân sau tái định cư được bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích cơ sở lý thuyết và phương pháp cho việc nghiên cứu về lao động-việc làm của những người dân sau tái định cư để vận dụng

Trang 8

- Xây dựng các khái niệm công cụ phục vụ đề tài như: Lao động, việc làm, tái định cư

- Khảo sát, điều tra, thu thập, phân tích số liệu có liên quan đến lao động - việc làm và đời sống kinh tế - xã hội của các hộ thuộc diện di dời và sau tái định cư (thông qua nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi)

- Đánh giá thực trạng, phân tích những nguyên nhân và các nhân tố căn bản tác động đến lao động - việc làm của cư dân tại KKTDQ sau tái định cư

- Nghiên cứu chính sách, cơ chế hiện hành đối với người dân sau tái định cư trong quá trình phát triển Khu kinh tế để có cơ sở đề xuất giải pháp hữu hiệu

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi

4.2 Khách thể nghiên cứu

- Cộng đồng dân cư phải di dời và tái định cư để xây dựng Khu kinh tế Dung Quất

- Các chính sách có liên quan về tái định cư, đời sống kinh tế - xã hội cũng như về lao động - việc làm của người dân sau tái định cư và thái độ của cán bộ các cấp có trách nhiệm về lao động - việc làm của người dân sau tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài “Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư”

có phạm vi rất rộng, với nhiều cách tiếp cận, nhiều nội dung và cả thời

Trang 9

gian, không gian nghiên cứu Trong điều kiện hạn hẹp về thời gian, kinh phí và tài liệu nên luận văn xin được giớí hạn:

Về thời gian: Nghiên cứu về lao động - việc làm của người dân sau tái định cư tại KKTDQ từ năm 2000 đến nay, chủ yếu tập trung trong những năm gần đây

Về không gian: Địa bàn nghiên cứu về lao động - việc làm của người dân sau tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất, gồm các xã: Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định mọi

sự vật và hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và chúng luôn vận động, biến đổi, phát triển không ngừng Tác giả vận dụng các quan điểm này để làm cơ sở cho việc xem xét, giải thích các sự kiện xã hội trong mối quan hệ biện chứng và trong quá trình phát triển của lịch sử Tác giả rút ra quan điểm toàn diện về lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển để xem xét và phân tích nội dung nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở quán triệt phương pháp luận chung đó, đề tài chủ yếu dựa trên hướng tiếp cận lý thuyết cấu trúc - chức năng, lý thuyết phát triển và sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong quá trình thực hiện

đề tài luận văn

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phân tích số liệu thống kê, các bài viết, công trình trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu; tham khảo và phân tích các văn bản luật, các

Trang 10

nghị định của chính phủ, các quyết định của tỉnh có liên quan đến tái định

cư Ngoài ra, còn thu thập số liệu từ các báo cáo chính thức của cấp xã, huyện và tỉnh cũng như thu thập tư liệu tại các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước liên quan đến việc tái định cư, lao động - việc làm sau tái định cư

5.2.2 Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung

Thông tin được thu thập trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu thông qua 7 lần thảo luận nhóm tập trung (1 xã thảo luận nhóm tập trung 1 lần và 1 lần thảo luận với cán bộ quản lý các cấp) và phỏng vấn sâu 24 cá nhân (chủ hộ gia đình, đại diện hộ gia đình, cán bộ làm công tác về tái định cư, cán bộ quản lý xã, huyện, tỉnh) nhằm thu thập các thông tin định tính

5.2.3 Phương pháp điều tra bảng hỏi

Hiện tại, có 17 khu tái định cư (xem bảng 2 Tổng hợp tình hình tái định cư) có 789 hộ dân đã di dời đến nơi ở mới, nhưng do điều kiện khó khăn về kinh phí cũng như về mặt thời gian nên tác giả chỉ chọn 300 phiếu khảo sát phân bổ đủ khắp các khu tái định cư tại 6 xã của địa bàn nghiên cứu Cụ thể trong bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Bảng tổng hợp các hộ được điều tra

Trang 11

Bảng hỏi được thiết kế sẵn với 22 câu hỏi chứa đựng các nội dung

thông tin cần thu thập phục vụ mục đích nghiên cứu (Xem phụ lục 1)

5.2.4 Xử lý số liệu

Công cụ phân tích và xử lý số liệu là phần mềm SPSS 11.5

6 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

6.1 Giả thuyết nghiên cứu

- Những người dân sau tái định cư thường thiếu việc làm, nhất là nhóm người không có trình độ chuyên môn

- Điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng khu tái định cư tác động trực tiếp đến lao động - viêc làm của người dân sau tái định cư

- Chính sách, cơ chế về tái định cư chưa đảm bảo cho cuộc sống của người dân sau tái định cư bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

Trang 12

6.2 Sơ đồ khung lý thuyết

Quá trình phát triển Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi

Tình hình kinh

tế - xã hội Khu

kinh tế Dung

Quất

Các chính sách có liên quan

Giải pháp

LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH

Trang 13

7 Kết cấu luận văn

Luận văn gồm 3 phần chính Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chia làm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Nội dung của chương nêu tổng quan vấn đề nghiên cứu; cơ sở lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu thực hiện luận văn; xác định một số khái niệm công cụ cơ bản + Chương 2: Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định

cư Chương này trình bày tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất; tập trung phân tích thực trạng lao động - việc làm; làm

rõ thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của người dân sau tái định cư

+ Chương 3: Nghiên cứu đề xuất những giải pháp cơ bản về lao động - việc làm nhằm ổn định đời sống của người dân sau tái định cư giai đoạn

2010 - 2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Quý An (1992), “Những quan điểm chủ yếu về môi trường và phát

triển tại Hội nghị Rio-92”, Tạp chí Thông tin Môi trường năm 1992

2 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, “Cứu lấy trái đất, Chiến lược

cho cuộc sống bền vững”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỷ thuật, Hà Nội

năm 1993

3 Tống Văn Chung, “Xã hội học nông thôn”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội – 2000

4 Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, “Xã hội học”, Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội - 2001

5 Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền “Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội”, Nxb Khoa học xã hội và kỷ thuật - Hà Nội 2000

Ngày đăng: 16/12/2017, 03:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w