BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TIỂU LUẬN ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ Họ tên: Vũ Thị Nhiễu Mã học viên: 1211060 Lớp: Cao học 17 Hà Nội – 2013 MỤC LỤC I ĐẶT VẤN ĐỀ II NỘI DUNG Phần 1: ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRONG UNG THƯ 1.Cơ chế đau do ung thư 2.Đánh giá mức độ đau 3. Phân loại đau do ung thư 4. Nguyên tắc điều trị đau trong ung thư 5. Các thuốc giảm đau điều trị ung thư 5.1. Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau trong ung thư 5.2. Các thuốc giảm đau 5.3. Điều trị đau bằng các phương pháp khác Phần 2: CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ 1. Nôn và buồn nôn 2. Táo bón 3. Các triệu chứng khác 3.1. Cổ trướng 3.2 Khó thở 3.3. Ăn kém, khô miệng IIIKẾT LUẬN IVTÀI LIỆU THAM KHẢO I ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là một loại bệnh do sự phát triển không bình thường của tế bào. Cơ thể của con người được hình thành từ rất nhiều loại tế bào. Bình thường những tế bào được phát triển và phân chia khi cơ thể cần đến. Tuy nhiên đôi khi các tế bào tiếp tục phân chia kể cả khi không cần thiết làm hình thành nên những nhóm mô gọi là khối u. Bệnh ung thư tiến triển âm thầm, ở giai đoạn đầu triệu chứng rất nghèo nàn và mơ hồ, khi phát hiện được thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân ung thư phải gánh chịu hậu quả của bệnh, của hàng loạt biến chứng do bệnh tật, đặc biệt các các cơn đau, biến chứng của các phương pháp trị liệu gây nên. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng khoảng 75% bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn đều có đau ở mức độ trung bình hoặc đau dữ dội.Ở Việt Nam có khoảng 79% bệnh nhân ung thư có đau kể từ lúc được chẩn đoán.Vì vậy điều trị ung thư phải điều trị toàn diện: điều trị bênh ung thư, điều trị giảm đau và các triệu chứng, hỗ trợ và tư vấn tâm lý. Với mục tiêu tất cả bệnh nhân phải được điều trị khi có xuất hiện đau để làm giảm sự đau đớn và các triệu chứng khác để cải thiện chất lượng cuộc sống ở tất cả các giai đoạn trong quá trình bệnh tật của họ. Tiểu luận này đề cập đến một khía cạnh trong điều trị ung thư, đó là vấn đề Điều trị giảm đau và các triệu trứng trong điều trị ung thư
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TIỂU LUẬN ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ Họ tên: Vũ Thị Nhiễu Mã học viên: 1211060 Lớp: Cao học 17 Hà Nội – 2013 1 MỤC LỤC I/ ĐẶT VẤN ĐỀ II/ NỘI DUNG Phần 1: ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRONG UNG THƯ 1.Cơ chế đau do ung thư 2.Đánh giá mức độ đau 3. Phân loại đau do ung thư 4. Nguyên tắc điều trị đau trong ung thư 5. Các thuốc giảm đau điều trị ung thư 5.1. Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau trong ung thư 5.2. Các thuốc giảm đau 5.3. Điều trị đau bằng các phương pháp khác Phần 2: CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ 1. Nôn và buồn nôn 2. Táo bón 3. Các triệu chứng khác 3.1. Cổ trướng 3.2 Khó thở 3.3. Ăn kém, khô miệng III/KẾT LUẬN IV/TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là một loại bệnh do sự phát triển không bình thường của tế bào. Cơ thể của con người được hình thành từ rất nhiều loại tế bào. Bình thường những tế bào được phát triển và phân chia khi cơ thể cần đến. Tuy nhiên đôi khi các tế bào tiếp tục phân chia kể cả khi không cần thiết làm hình thành nên những nhóm mô gọi là khối u. Bệnh ung thư tiến triển âm thầm, ở giai đoạn đầu triệu chứng rất nghèo nàn và mơ hồ, khi phát hiện được thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân ung thư phải gánh chịu hậu quả của bệnh, của hàng loạt biến chứng do bệnh tật, đặc biệt các các cơn đau, biến chứng của các phương pháp trị liệu gây nên. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng khoảng 75% bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn đều có đau ở mức độ trung bình hoặc đau dữ dội.Ở Việt Nam có khoảng 79% bệnh nhân ung thư có đau kể từ lúc được chẩn đoán.Vì vậy điều trị ung thư phải điều trị toàn diện: điều trị bênh ung thư, điều trị giảm đau và các triệu chứng, hỗ trợ và tư vấn tâm lý. Với mục tiêu tất cả bệnh nhân phải được điều trị khi có xuất hiện đau để làm giảm sự đau đớn và các triệu chứng khác để cải thiện chất lượng cuộc sống ở tất cả các giai đoạn trong quá trình bệnh tật của họ. Tiểu luận này đề cập đến một khía cạnh trong điều trị ung thư, đó là vấn đề "Điều trị giảm đau và các triệu trứng trong điều trị ung thư" 3 II/ NỘI DUNG PHẦN 1. ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRONG UNG THƯ Theo Tổ chức Quốc tế nghiên cứu đau định nghĩa: “Đau là cảm giác khó chịu và chịu đựng về mặt cảm xúc có liên quan tới tổn thương mô hiện có hoặc tiềm tàng, hoặc được mô tả như bị tổn thương tương tự” - 1/3 người bệnh ung thư than phiền bị đau trong thời gian bệnh. - 70 - 80% bệnh nhân ở giai đoạn tiến xa: có đau đớn. - Bệnh càng tiến triển nặng, đau đớn càng nhiều hơn nhất là người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối. 1. Cơ chế đau do ung thư - Gây nên bởi chính bản thân ung thư (rất phổ biến) như: sự xâm lấn tới tổ chức mềm, thâm nhiễm tới nội tạng, tới xương, chèn ép thần kinh, tăng áp lực nội sọ - Liên quan tới ung thư: Mô bị tổn thương do bội nhiễm, do thiếu máu cục bộ, co cơ, sưng nề bạch mạch, táo bón, viêm loét do nằm lâu. - Liên quan tới điều trị ung thư: đau do sẹo mãn tính sau phẫu thuật, viêm niêm mạc do điều trị bằng hóa chất - Gây ra bởi một rối loạn đồng thời: thoái hóa cột sống, viêm xương khớp - Các yếu tố tâm lý, những căng thẳng về cảm xúc nặng nề cũng có thể làm cho đau trở nên trầm trọng hơn. Nhiều bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, đau nhiều do sự phối hợp đồng thời nhiều nguyên nhân trên. 2. Đánh giá mức độ đau - Đau do bệnh khác đi kèm với ung thư - Đáp ứng của bệnh nhân với thuốc giảm đau - Khai thác tiền sử của cơn đau: thời gian đau, vị trí đau, tính chất cơn đau (cơn đau kéo dài, đau do cảm giác hay do yếu tố thần kinh, mức độ đau ) Kết quả đánh giá theo thang điểm: + Đau nhẹ: từ 1 đến 3 điểm + Đau vừa: từ 4 đến 6 điểm + Đau nặng: từ 7 đến 10 điểm 3. Phân loại đau do ung thư - Đau cảm thụ thần kinh ngoại biên (Nociceptive pain): Do kích thích các điểm cảm thụ đau hoặc các thần kinh cảm giác điều hòa đau còn nguyên vẹn. - Đau thần kinh (Neuropathic pain): 4 + Gây ra do tổn thương mô thần kinh: thường kéo dài lâu ngày, đau có cảm giác như tê rần, rát bỏng, như dao đâm hoặc như điện giật. + Yếu tố tác động lên thần kinh: phẫu thuật, tổn thương tủy sống, bệnh nhiễm trùng (Herpes, Phong,…), độc tính của Vincristine, Cisplatinum, Chì, Arsenic… hoặc do bệnh phối hợp (viêm xương khớp). - Đau hỗn hợp (mixed pain): do cả 2 cơ chế trên, xảy ra tại nhiều vị trí cơ quan, đau liên tục, dữ dội, ảnh hưởng rõ rệt đến sinh hoạt đời sống, khi bệnh diễn tiến nặng hoặc chấn thương nặng, bệnh ung thư tiến xa. 4.Nguyên tắc điều trị đau trong ung thư: Có 7 nguyên tắc xử trí đau: 1. Mọi bệnh nhân đau đều cần được điều trị và hỗ trợ giảm đau 2. Giảm đau ở mức tốt nhất, tác dụng phụ ở mức ít nhất 3. Tiến hành tại mọi cơ sở y tế, nhà, cộng đồng 4. Hãy tin vào những mô tả của bệnh nhân về đau của họ 5. Áp dụng các biện pháp không thuốc, chú ý vấn đề tâm lý 6. Theo 3 bậc thang của WHO 7. Xử trí tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân Thuốc điều trị đau gồm: + Loại bỏ hoàn toàn cơn đau hoặc ít nhất cũng làm giảm mức độ trầm trọng của cơn + Đau tới một mức độ có thể chịu đựng được. + Phòng ngừa cơn đau tái phát + Làm giảm đau để bệnh nhân có thể thực hiện được các sinh hoạt hằng ngày. Tùy thuộc vào đáp ứng của từng cá thể và có hiệu quả nếu thuốc được sử dụng chính xác: đúng thuốc, đúng liều vào đúng giai đoạn. 5. Các thuốc giảm đau điều trị ung thư 5.1. Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau: - Nguyên tắc chung: ngăn chặn đau tốt hơn là điều trị đau. - Đường dùng thuốc: lựa chọn ưu tiên sử dụng đường uống hơn. Trường hợp bệnh nhân không uống được hoặc cơn đau quá trầm trọng: dùng đường tiêm - Theo giờ: không chờ đến khi bệnh nhân đau một cách chính xác, nên cho thuốc giảm đau đều đặn để liều kế tiếp có tác dụng trước khi cơn đau xảy ra. - Cá nhân hóa điều trị: liều chính xác là liều đủ để giảm đau cho một cá thể. - Theo dõi sát đáp ứng của điều trị để đảm bảo hiệu quả cao nhất và giảm đến mức thấp nhất các tác dụng phụ. - Sử dụng thang điểm giảm đau 3 bậc của WHO: 5 Bậc III: Đau tột bậc Morphin, Pethidine, Oxycodone Bậc II: Đau trung bình Codeine, Tramadol, NSAID’S Bậc I: Đau nhẹ Paracetamol, Aspirine, NSAID’S 5.2. Các thuốc giảm đau điều trị ung thư *Điều trị cơn đau nhẹ (bậc I theo bậc thang của WHO): Dùng các thuốc giảm đau không có opioid:Aspirine, Acetaminophen, thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID’S) thường sử dụng: Tên thuốc- hàm lượng Thời gian giảm đau Liều tối đa Aspirin 650mg 4-6giờ 6000mg/ngày Acetaminophen 650mg 4-6giờ 6000mg/ngày Ibuprofen 400mg 4-6giờ 2400mg/ngày Diclofenac 50mg 4-6giờ 150mg/ngày Naproxen 250mg 9-12giờ 1250mg/ngày Piroxicam 10mg 12-24giờ 20mg/ngày Celecoxib 100mg 12 giờ 400mg/ngày Rofecoxib 25mg 12-24 giờ 50mg/ngày Đây là các thuốc phụ trợ tốt để giảm đau kèm với giảm viêm, đặc biệt là đau liên quan đến xương. Các thuốc NSAID’S đều kích thích dạ dày. Do đó nên uống sau khi ăn và uống kèm các thuốc kháng thụ thể H 2 (thí dụ: ranitidin 150 mg x 2 lần/ngày hay trước khi ngủ) hoặc sucralfat 1g x 4 lần/ngày có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, thận trọng đối với những người suy chức năng gan thận, các bệnh lý về hệ tạo máu. *Điều trị cơn đau trung bình (Bậc II theo thang điểm của WHO) Sử dụng các thuốc opioid nhẹ: Bậc 2 : Aspirin + Codein Acetaminophen + Propoxyphen + Zandol (phối hợp 30 mg codein + 500 mg paracetamol). - Codein phosphat viên 30 mg là 1 loại thuốc phiện nhẹ, có tác dụng hiệp đồng giảm đau cùng với aspirin hay paracetamol, dùng 60 mg/4-6 giờ, liều tối đa 360mg/ngày, dễ gây táo bón nên thường xuyên dùng kèm theo thuốc nhuận tràng. - Dextropropoxyphen thường phối hợp với paracetamol (dextropropoxyphen 30 mg + paracetamol 400 mg) được dùng cho cơn đau vừa phải, có tác dụng giảm đau tốt. 6 - Tramadol: là loại opiod tổng hợp, có tác dụng giảm đau trung ương, dùng đường uống có hiệu quả, tramadol mạnh gấp 2 lần codein viên 50 mg, ít gây táo bón. *Điều trị cơn đau tột bậc(Bậc III theo thang điểm của WHO) : Sử dụng các thuốc opiod mạnh Bậc 3 : Opioids uống tiêm thời gian dùng Morphin 30mg 10mg 2 - 4 giờ Morphine LA 30mg 9-12 giờ Hydromorphon 7,5mg 1,5mg 3- 4 giờ Hydrocodon 30mg 3- 4 giờ Methadon 20mg 10mg 6- 8 giờ Meperidin 300mg 75mg 3- 4 giờ Fentanyl TTS 72 giờ - Morphin sulfat, liều uống: Bắt đầu liều 5mg, đánh giá lại sau 60 phút. Nếu cơn đau vẫn còn trầm trọng, tăng liều lên hằng giờ đến khi có hiệu lực giảm đau, cho liều lượng này mỗi 4 giờ/lần. Có thể gia tăng liều lên 50% hoặc 100% nếu cơn đau vẫn còn dai dẳng. - Morphin phóng thích chậm có kiểm soát (Skennan). Skenan LP 0 mg, 30 mg, 60 mg, 2 lần/ngày uống hoặc bơm qua sonde dạ dày. Thuốc ít gây nôn so với tiêm và kéo dài thời gian làm giảm đau từ 8-12 giờ - Trong trường hợp sử dụng các thuốc Opioids uống cũng không có tác dụng nữa, phải dùng morphin tiêm( tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da). Khắc phục tác dụng phụ của Morphin + Buồn nôn và táo bón: kèm theo thuốc chống nôn (metoclopramid 10 mg) kèm chế độ ăn chống táo bón hoặc các loại thuốc nhuận tràng như: Coloxyl với Senna 2 viên tối, magnesi oxyd5g, ngày 2 lần. + Mê sảng hay hoang tưởng: giảm liều, nếu vẫn còn nghiêm trọng, tiêm morphin dưới da liều thấp . Nên dùng phối hợp xen kẽ với các thuốc khác như Tylenol hoặc codein giữa các lần tiêm morphin. - Fentanyl dán trên da: fentanyl mạnh hơn morphin gấp 50-100 lần. + Chỉ định: Giảm đau mạnh cho bệnh nhân không thể uống thuốc được do nôn mửa, khó nuốt, hoặc bệnh nhân có rối loạn chức năng đường ruột. + Miếng dán Fentanyl phải mất 12 giờ mới có tác dụng giảm đau và kéo dài đến 3 ngày, do đó trong 12 giờ đầu phải dùng các loại giảm đau khác để khống chế cơn đau. + Chống chỉ định: • Không nên dùng ở những bệnh nhân suy mòn không có lớp mỡ dưới da. • Bệnh nhân bị sốt bởi vì sẽ tăng hấp thụ thuốc và gây ra ngộ độc. • Bệnh nhân ra mồ hôi nhiều vì miếng dán sẽ không dính. • Bệnh nhân nghèo không có đủ tiền để mua, nên dùng morphin rẽ hơn. 7 + Tác dụng phụ: hay gặp như với Morphin * Điều trị cắt cơn đau: Bệnh ung thư thường tiến triển theo thời gian làm cho ngưỡng đau ngày càng tăng lên, liều điều trị không còn tác dụng giảm đau, do đó để cắt cơn đau phải tăng liều thuốc giảm đau. Liều tăng thêm thường khoảng 10% liều điều trị. *Điều trị đau do thần kinh: + Amitriptilin : Bắt đầu với liều 10-25mg, một lần trong ngày vào buổi tối. Liều tối đa 200mg/ngày. Quá liều đe dọa ngộ độc tim mạch. + Gabapentin: Bắt đầu với liều 300mg vào buổi tối, tăng liều dần sau 3 ngày với 300mg x 2 lần trong ngày, và 3 ngày kế tiếp với 300mg x 3 lần trong ngày. Liều tối đa không vượt quá 3600mg/ngày. *Các thuốc giảm đau khác: Dùng steroid: Corticosteroid có tác dụng làm giảm tạm thời các phản ứng quanh khối u, giảm sưng và co kéo, do đó làm giảm đè ép các mô mềm quanh khối u. Bằng cách giảm phản ứng viêm của khối u, giảm sản xuất cytokin và prostaglandin, các chất này kích thích các mút tận cùng dây thần kinh cảm giác gây đau. Vì vậy, steroid có giá trị đối với bất kỳ khối u nào. - Dexamethason 4-16 mg/ngày uống 1 lần. - Prednisolon 25-100 mg/ngày nên dùng vào buổi sáng. Dexamethason có tác dụng kháng viêm mạnh hơn so với prednisolon, nó ít giữ muối và tác dụng kéo dài hơn. - Anticholinergic (dùng trong co thắt cơ trơn ống tiêu hóa): scopolamin butylbromid 10- 20mg/6-8 giờ. * Thuốc hỗ trợ chống đau (Co-analgesic adjuvants): - Tăng hiệu lực kiểm soát đau - Giảm liều của thuốc chống đau opioids - Giảm thiểu các triệu chứng đi kèm/ung thư giai đoạn cuối: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, ngủ gật… + Chống trầm cảm (Antidepressants): Amitriptylin, Imipramin 25mg/buổi tối + Chống co giật (Anticonvulsants): Carbamazepin, Phenytoin, Valproic acid, Gabapentin. + Thuốc gây tê tại chỗ (local anesthetics): Lidocain dùng để phong bế tại chỗ + Corticosteroid: Prednison: 30 – 60 mg/uống/ngày Dexamethason: 8 – 16 mg/uống/ngày Cải thiện: giảm đau, ăn ngon, dễ chịu hơn, bớt mệt mỏi… 8 5.3.Điều trị đau bằng các phương pháp khác - Xạ trị chống đau: là biện pháp chống đau có hiệu quả với ung thư, đặc biệt những ung thư khu trú tại chỗ. Xạ trị vừa có tác dụng giảm đau tại khối u, vừa có tác dụng chống chèn ép, chống bít tắc (ung thư tại xương, di căn xương…). Xạ trị chống đau bao gồm xạ trị ngoài, xạ trị trong hoặc xạ trị toàn thân. - Hóa chất chống đau: có tác dụng khống chế các triệu chứng đau, có hiệu quả phá hủy các tế bào ung thư giảm bớt chèn ép, ví dụ 5FU, cyclophossphamid dạng uống… - Thuốc tái tạo xương: sử dụng với trường hợp ung thư di căn vào xương, có phá hủy xương, ví dụ thuốc Aredia. - Phẫu thuật triệu chứng: trong trường hợp ung thư gây biến chứng mà không còn khả năng điều trị triệt để, → phẫu thuật là hiệu quả và nhanh chóng nhất, ví dụ mở thông đại tràng trong ung thư đại tràng bị tắc ruột… - Các biện pháp khác: Xung điện ngoài da; phong bế thần kinh, hạch giao cảm, trung khu thần kinh; gây tê ngoài màng cứng; tâm lý liệu pháp, thôi miên, châm cứu … Phần 2. ĐIỀU TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG UNG THƯ Chăm sóc bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ở giai đoạn cuối dành cho người bệnh trước khi từ trần khoảng 3 tháng, khi mà bệnh tiến triển có tiên lượng xấu, mà sự điều trị tích cực không mang lại hiệu quả gì. Trong giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng do di căn của ung thư làm cho bệnh nhân đau đớn khó chịu. Mục đích của điều trị là làm giảm bớt các triệu chứng, đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho người bệnh. 1. Nôn và buồn nôn Nôn và buồn nôn kéo dài là những triệu chứng gây khó chịu và thường gặp nhất trong ung thư giai đoạn cuối. Có thể có nhiều nguyên nhân gây buồn nôn. Các nguyên nhân thường gặp: - Do sử dụng một số thuốc chống ung thư, morphin để điều trị giảm đau. - Dạ dày chướng hơi, bị chèn ép bởi khối u hoặc bị kích thích. - Tắc ruột, bệnh lý ở gan. - Kích thích tâm lý gây nôn. Để điều trị nôn không nên chỉ dùng một loại thuốc quen thuộc mà phải tìm nguyên nhân gây nôn và lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp. Sự chọn lựa thuốc tùy theo nguyên nhân Nguyên nhân Điều trị Thuốc Bắt đầu sử dụng thuốc chống nôn kèm theo thuốc Opioid NSAID 1,5-5 mg haloperidol x 2-3 lần/ngày. 5-10 mg prochlorperazin (Stemetil) x 2-3 lần/ngày. 9 Thuốc Opioids (60%) Thiethyperazin (Torecan) 10 mg viên, đặt hậu môn hay tiêm 2 lần/ngày. Hóa trị liệu và xạ trị liệu Ondansetron 4 mg x 2 lần/ngày. Domperidon (Motilium) 10 mg x 3 lần/ngày. 10 mg metoclopramid lên đến 3 lần/ngày. Cyclixin 25 - 10 mg x 3 lần/ngày. Tăng áp lực nội sọ Dexamethason 4-8 mg x 2-3 lần/ngày. Prochlorperazin 5 - 25 mg x 3 lần/ngày. Trướng bụng đầy hơi (do tác dụng phụ của thuốc hoặc do suy giảm chức năng gan) Metoclopramid 10 mg x 3 lần/ngày – Steroids. Domperidon (motilium) 10 mg x 3 lần/ngày. Cisaprid (prepulsid) 5-10 mg x 3 lần/ngày. Táo bón và tạo thành cục phân Thuốc nhuận trường - nhiều loại. Tắc ruột Nếu tắc ruột thấp, ăn chế độ ít chất xơ tốt và tiêu hóa được. Nếu tắc ruột hơi cao, nhịn ăn, ngậm đá nhỏ và uống Haloperidol 1,5-5 mg hay hyoscin butylbromid 20mg x 3 lần/ngày. Dexamethazon 8 mg truyền tĩnh mạch. Mở dạ dày qua da bằng nội soi. Rối loạn tiền đình Prochlorperazin 5-25 mg x 3 lần/ngày. Hyoscin 1,5 mg trong 3 ngày liên tiếp. Lo lắng Động viên, thư giãn. Diazepam 5-10 mg x 2 lần/ngày. Truyền dịch midazolam 5-50 mg/24 giờ. Haloperidol 1,5-5 mg x 3 lần/ngày. Tăng Ca + máu Truyền nước. Truyền dung dịch muối. Biphosphonat. Tăng Urê máu Chlorpromazin 25-50 mg x 3 lần/ngày. 2. Táo bón Táo bón thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư + Nguyên nhân: • Ít hoạt động, uống ít nước. • Suy yếu các cơ bụng và sàn chậu làm giảm khả năng bài tiết qua trực tràng. 10 [...]... xạ trị, nghẽn mạch phổi, chèn ép màng ngoài tim cấp 11 + Nguyên tắc điều trị triệu chứng khó thở: - Điều trị nguyên nhân cơ bản: điều trị viêm phổi bằng kháng sinh, sử dụng các thuốc lợi tiểu trong phù phổi, chọc dịch màng phổi trong tràn dịch màng phổi - Điều trị các triệu chứng khó thở bằng các thuốc opioid, các thuốc giải lo âu và bằng các can thiệp không dùng thuốc - Sử dụng ôxy trong điều trị. .. Việt 1 Bộ Y tế (2009), Ung thư học đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam 2 Bộ môn Ung thư (2001), Bài giảng ung thư học, NXB Y học 3 Nguyễn Bá Đức (2003), Chăm sóc và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư, NXB Hà Nội 4 Nguyễn Bá Đức (2003), Hóa chất điều trị bệnh ung thư, NXB Y học 5 WHO (1997), Điều trị đau do ung thư, bản tiếng Việt, NXB Y học, lần 2 6 UICC, 1999 Cẩm nang ung bướu học lâm sàng, nhà... ưu tiên hàng đầu của TCYTTG với 4 nội dung: + Phòng bệnh ban đầu + Sàng lọc phát hiện sớm + Điều trị bệnh có hiệu quả + Chống đau và chăm sóc triệu chứng Chống đau và chăm sóc triệu chứng rất cần thiết trong giai đoạn cuối nhằm cải thiện đời sống, yếu tố tâm lý, tinh thần của bệnh nhân, vì vậy đòi hỏi sử dụng thuốc điều trị giảm đau và các thuốc điều trị triệu chứng hiệu quả, an toàn 13 IV/TÀI LIỆU... miệng: Là triệu chứng thư ng gặp làm bệnh nhân khó chịu, +Nguyên nhân: Các yếu tố liên quan đến suy nhược: mất nước, thở bằng miệng, tưa miệng 12 • Các yếu tố liên quan đến điều trị: xạ trị vùng mặt, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, phenothiazin, thuốc chống co thắt +Điều trị: súc miệng thư ng xuyên 2 giờ/lần với dung dịch súc miệng nước Soda hay Bicarbonat, điều trị nấm Candida bằng cách chà lưỡi... để làm giảm cổ chướng như: spironolacton 50 mg 4 lần/ngày; furosemid 40-120 mg/ngày có thể làm giảm viêm chung quanh khối u và giảm sự xâm nhập huyết thanh vào khoang bụng 3.2 Khó thở Khó thở thư ng chiếm 70% các trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối + Nguyên nhân: thư ng gặp là các bệnh ác tính ở phổi có thể gây: chèn ép đường hô hấp, xẹp thùy phổi hay nhiễm trùng, tắc nghẽn phế quản Các nguyên... một bàn chải mềm và oxy già hòa loãng Cho kem vaselin hay dầu thực vật thoa môi thư ng xuyên III/ KẾT LUẬN Ung thư không phải là bệnh vô phương cứu chữa, 1/3 bệnh ung thư có thể phòng ngừa được; 1/3 có thể chữa khỏi được nếu chẩn đoán sớm và cùng với việc chăm sóc hỗ trợ sẽ làm tăng chất lượng sống thêm cho 1/3 bệnh nhân ung thư còn lại Vấn đề phòng chống ung thư luôn được xem là một trong những chiến...• Dùng các thuốc giảm đau mạnh, thuốc phiện, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholin gây liệt nhẹ đám rối thần kinh của ruột và gây táo bón, nên cho thuốc nhuận tràng (nếu cần) + Điều trị: - Thuốc làm tăng khối lượng phân: Các loại thuốc này làm tăng sự kích thích đường ruột với lượng dịch cho vào được duy trì đều đặn và đủ Nhưng đối với người bệnh giai đoạn cuối uống vào ít và các cơ yếu, hiếm... miệng và ăn kém là 3 triệu chứng dễ đưa đến suy sụp cho bệnh nhân - Ăn kém: Phần lớn bệnh nhân ung thư ăn uống kém, dẫn đến suy nhược Cần loại trừ các nguyên nhân có thể chữa trị như tưa miệng gây đau miệng, tăng Ca + máu, táo bón, nôn do thuốc + Ban đầu cho thuốc chống nôn như metochlopramid 10 mg x 3 lần/ngày + Hay dexamethason 2-4 mg/ngày sẽ giúp nhiều bệnh nhân ăn ngon và cải thiện sức khỏe trong. .. liều thư ng xuyên theo 48h để giữ sự bình tĩnh + Những can thiệp không dùng thuốc đối với khó thở: - Mở cửa sổ, hướng tầm nhìn hướng ra bên ngoài (nếu có thể) - Hạn chế số lượng người trong phòng - Động viên bệnh nhân, làm bớt sự lo lắng - Giảm nhiệt độ phòng - Loại bỏ những kích thích từ môi trường như khói thuốc lá - Thay đổi tư thế 3.3 Các triệu chứng ăn kém, khô miệng Ngoài những triệu chứng thư ng... các cơ yếu, hiếm khi họ thích nghi và có thể làm tăng táo bón - Các thuốc làm mềm phân • Lactulose: Là loại thuốc có tính thẩm thấu, kéo nước vào trong đường ruột Sử dụng 10-30 ml x 3 lần/ngày, có thể dung dung dịch Sorbitol, MgO hay MgSO 4 • Docusat: Là loại thuốc làm phân mềm mà nó tác động như chất hoạt diện, kích thích các chất bài tiết và giúp chúng xâm nhập vào phân Viên Coloxyl 50 mg bất kỳ . 1: ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRONG UNG THƯ 1.Cơ chế đau do ung thư 2.Đánh giá mức độ đau 3. Phân loại đau do ung thư 4. Nguyên tắc điều trị đau trong ung thư 5. Các thuốc giảm đau điều trị ung thư 5.1 đến một khía cạnh trong điều trị ung thư, đó là vấn đề " ;Điều trị giảm đau và các triệu trứng trong điều trị ung thư& quot; 3 II/ NỘI DUNG PHẦN 1. ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRONG UNG THƯ Theo Tổ chức. thuốc giảm đau trong ung thư 5.2. Các thuốc giảm đau 5.3. Điều trị đau bằng các phương pháp khác Phần 2: CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ 1. Nôn và buồn nôn 2. Táo bón 3. Các triệu chứng