Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành bốn chương: Chương 1: giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về KTQT CPSX và giá thành sản phẩm trong d
Trang 1TÓM TẮT LUẬN VĂN
KTQT nói chung và KTQT CPSX, giá thành sản phẩm nói riêng trong các doanh nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thiết lập hệ thống thông tin một cách chi tiết phục vụ cho việc điều hành và quản lý nội bộ trong doanh nghiệp Tuy nhiên, do đặc thù
về hoàn cảnh ra đời cũng như mục đích trong cung cấp thông tin, cho đến nay khái niệm
về KTQT nói chung và KTQT CPSX, giá thành sản phẩm nói riêng vẫn đang còn là một vấn đề tương đối mới mẻ trong hầu hết các doanh nghiệp Điều này cho thấy, công tác về quản trị trong hệ thống kế toán ở nước ta còn chưa thật phát huy được vai trò của mình, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn có cái nhìn đúng đắn để có thể sử dụng thông tin một cách hữu ích nhất và ra quyết định một cách chính xác nhất
Hiện nay tại Công ty TNHH MTV Dược Khoa – Trường đại học Dược Hà Nội việc ứng dụng KTQT CPSX vào hoạt động quản lý chưa được quan tâm một cách đúng mức Hệ thống kế toán CPSX tại công ty vẫn chưa hướng vào việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá việc lập kế hoạch nội bộ công ty
còn rất hạn chế Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, em chọn đề tài: “ Kế
toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược Khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội “ làm luận văn tốt nghiệp của mình
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành bốn chương:
Chương 1: giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về KTQT CPSX và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng KTQT CPSX và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược Khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội ( DK Pharma )
Chương 4: Thảo luận về kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác KTQT CPSX và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược Khoa – Trường Đại học Dược Hà Nội ( DK Pharma )
Trang 2Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, nêu rõ được tính cấp thiết của đề tài Tác giả đã tham khảo các luận văn thạc sĩ về KTQT chi phí như:
“Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Nam Hà (2009) của tác giả Trần Thị Chung, Luận văn thạc sĩ : “ Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1 (2012)… để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn về KTQT CPSX và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Luận văn đã nêu rõ được mục tiên nghiên cứu của đề tài, đặt ra những câu hỏi nghiên cứu để trả lời trong luận văn, chỉ rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu là KTQT CPSX và giá thành sản phẩm tại Công ty DK Pharma
Trong chương 2 luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về KTQT CPSX và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp:
KTQT chi phí là một bộ phận của hệ thống KTQT nhằm cung cấp thông tin về chi phí phục vụ chức năng quản trị yếu tố nguồn lực tiêu dung cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý
Tác giả đã nêu rõ mục tiêu và vai trò của KTQT CPSX và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp
Tác giả cũng nêu rõ nội dung của KTQT CPSX, giá thành sản phẩm bao gồm: phân loại CPSX: phân loại theo các sắp xếp trên các báo cáo tài chính, phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, phân loại chi phí theo sự ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương án, phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán, theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Luân văn chỉ rõ cách xây dựng định mức và lập dự toán CPSX trong doanh nghiệp Và thông qua định mức, dự toán để phân tích thông tin về CPSX, giá thành sản phẩm : phân tích biến động
CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC để từ đó phân tích thông tin cho việc ra quyết định ngắn hạn ( quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng đặc biệt, quyết định mua ngoài hay
tự sản xuất, quyết định nên bán ngay hay bán thành phẩm…) và quyết định dài hạn ( quyết định về mua sắm máy móc thiết bị mới, quyết định đầu tư mở rộng sản xuất )
Trang 3Chương 2 là những tiền đề lý luận làm căn cứ nghiên cứu và đánh giá thực trạng
và đề xuất giả pháp hoàn thiện KTQT CPSX, giá thành sản phẩm tại công ty DK Pharma
Trong chương 3, tác giả phân tích thực trạng KTQT CPSX và giá thành sản phẩm tại Công ty DK Pharma Công ty TNHH MTV Dược Khoa – Trường đại học Dược Hà Nội ( DK Pharma ) được thành lập theo quyết định số 2334/QĐ-BYT ngày 30/06/2010, trên cơ sở chuyển đổi công ty Dược Khoa trực thuộc trường Đại học Dược Hà Nội ( được thành lập theo QĐ số 1633/QĐ-BYT ngày 24/05/2001 ), là công ty TNHH MTV do bộ y
tế sở hữu 100% vốn điều lệ Ngành nghề kinh doanh của DK Pharma là sản xuất, buôn bán thuốc
Dược phẩm là loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng Do đó quá trình sản xuất sản phẩm dược tại DK Pharma đòi hỏi điều kiện môi trường sản xuất khắt khe Công ty sản xuất xuất khoảng 40 sản phẩm khác nhau Các sản phẩm sản xuất được tiến hành theo các lô sản xuất Kích cỡ mỗi lô sản xuất cũng rất đa dạng tùy thuộc vào loại thuốc và khả năng tiêu thụ Hiện tại Công ty chỉ
tổ chức bộ phận kế toán tài chính, không có bộ phận kế toán quản trị Nhưng công tác KTQT vẫn được phần nào thực hiện bởi kế toán trưởng
Việc phân tích đánh giá thực trạng sẽ được tiến hành theo các nội dung của KTQT CPSX và giá thành sản phẩm tại Công ty DK Pharma Cụ thể như sau: Về phân loại CPSX và giá thành sản phẩm, về lập dự toán CPSX và giá thành sản phẩm, Về thu thập thông tin về CPSX và tính giá thành sản phẩm, Về phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định
Thông qua phân tích thực trạng, luận văn đã khái quát được tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như tình hình KTQT CPSX, giá thành sản phẩm ở Công ty Một số nội dung đã được triển khai phục vụ cho công tác quản lý song còn rất mờ nhạt, chưa thể hiện được sự phân công rõ rang, mang tính kinh nghiệm xuất phát từ mục đích của Công
ty Phần nghiên cứu này là cơ sở để đưa ra những giải pháp khoa hoàn thiện công tác KTQT tại Công ty DK Pharma
Trong chương 3, luận văn đã đưa ra đánh giá chung thực trạng công tác KTQT CPSX, giá thành sản phẩm, chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại tại
Trang 4Công ty Đồng thời để hoàn thiện công tác KTQT CPSX và giá thành sản phẩm tại Công
ty, luận văn đã đưa ra các giải pháp như: hoàn thiện phân loại chi phí linh hoạt của công
ty, hoàn thiện hệ thống các chứng từ và mẫu báo cáo chi phí để phục vụ việc kiểm soát chi phí, thiết lập hệ thống thông tin phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn, tổ chức công tác KTQT CPSX, giá thành sản phẩm tại công ty Ở chương này, luận văn cũng đã đưa ra được những điều kiện để thực hiện những giải pháp hoàn thiện về công tác KTQT CPSX, giá thành sản phẩm
Nhìn chung, luận văn đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu Tuy nhiên, KTQT còn mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam, việc triển khai công tác KTQT CPSX, giá thành sản phẩm chưa đồng bộ còn mang tính tự phát và kinh nghiệm Tác giả đã gặp không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu Tuy hiên nền kinh tế còn nhiều diễn biến phức tạp trong khi KTQT mới chỉ được đề cấp trong thời gian ngắn, các giải pháp hoàn thiện KTQT CPSX, giá thành snar phẩm tại Công ty DK Pharma được rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn biến động không ngừng Vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu để hoàn thiện và luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn