Kết quả khảo sát về tình trạng việc làm và phản hồi về chương trình đào tạo của sinh viên tốt nghiệp sẽ phản ánh mức độ đáp ứng của sản phẩm đào tạo với nhu cầu thị trường lao động, đồng
Trang 1Tạp chí NGHIÊN cứu Dược VÀ THÔNG TIN THUỐC SÔ '3 năm 2010
Bàỉ nghiên cứu
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM VÀ PHẢN HÔI CỦA DƯỢC s ĩ ĐẠI HỌC TỐT NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI CÁC NĂM
2006, 2007 VÀ 2008
Nguyễn Mạnh Tuyển, Đào Nguyệt sương Huyền,
Nguyễn Khánh Ly, Nguyễn Thùy Dương
Trường Đại học Dược Hà Nội
S u m m ary
A survey was taken on pharm acists, who graduated from Ha N oi university o f pharm ac/ (HUP) in
2006, 2007, 2008 The survey results were as follow s: tim e to fin d a jo b : A fte r graduation 3 m onths, 6
m onths and 12 m onths, the percentage o f fresh pharm acists finding jo b s is 85.4% , 96.5 and 100%, respectively; jo b distribution: drug distribution: 53.8% , adm inistration o r training: 13.5% , hospital: 5,0% and other areas; average incom e p e r m onth: 5-10 m illion VND; satisfaction levels with current
jo b : 90% satisfied o r accept the current job The feedback o f interview ers on the training activities o f HUP was analyzed which m easures to im prove qu ality training were proposed.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảm bảo chất IƯỢng giáo dục đại học là hoạt
động nhằm trang bị cho sinh viên tốt nghiệp có
trình độ, kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu
xã hội Một trong các cách thức đảm bảo chất
lượng là tiếp cận đánh giá vào sản phẩm đầu ra
(sinh viên đã tốt nghiệp) [4] Kết quả khảo sát về
tình trạng việc làm và phản hồi về chương trình
đào tạo của sinh viên tốt nghiệp sẽ phản ánh
mức độ đáp ứng của sản phẩm đào tạo với nhu
cầu thị trường lao động, đồng thời là nội dung
quan trọng trong hoạt động tự đánh giá theo yêu
cầu của Bộ giáo dục và đào tạo cũng như các
hoạt động đảm bảo chất lượng khác [1] Xuất
phát từ nhu cầu thực tế công tác, đề tài được
thực hiện với các mục tiêu sau:
- Đánh giá tình hình việc làm của dược sĩ đại
học (DSĐH) chính quy tốt nghiệp trường đại học
DƯỢc Hà Nội trong 3 năm (2006 - 2008)
- Phân tích ý kiến phản hồi của dược sĩ đại
học được khảo sát về chất lượng đào tạo của
nhà trường qua một số chi tiêu
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN cứũ
Đối tượng: Sinh viên tốt nghiệp trường Đại
học Dược Hà Nội hệ chính quy các năm 2006,
2007, 2008
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, kết hợp phân tích định tính và định lượng, sử dụng thang đo Liket trong phân tích thông tin phản hồi về chương trình đào tạo của nhà trường [6],
Phương pháp thu thập số liệu: Bộ câu hỏi được thiết kế và gửi tới các đối tượng phỏng vấn thông qua các hình thức: email, thư bưu điện hoặc phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp xử lý số liệu: Thông tin thu được từ các phiếu điều tra được nhập và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 15.0
KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
Căn cứ danh sách do phòng đào tạo cung cấp, tổng số sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy từ năm 2006-2008 là 772 người, trong đó số thu thập được địa chi liên lạc là 514 người Phiếu khảo sát được gửi đến 514 dược sĩ trên Tỷ lệ số phiếu thu về đạt yêu cầu/số phiếu gửi đi đối với từng khoá là: K56 (2006): 86/135 (63,7%); K57 (2007): 132/179 (73,7%); K58 (2008): 126/200 (63,0%) Tỷ lệ phiếu khảo sát thu về qua các hình thức như sau: email 311 (90,93%), bưu điện 27 (7,89%), phỏng vấn trực tiếp 4 (1,18%)
1 Tình hình việc làm của DSĐH
Trang 2Tạp chí NGHIÊN cứu D ược VÀ THÔNG TIN THUỐC Sô '3 năm 2010
1 1 T h ờ i g ia n có v iệ c là m íâ n đ ầ u sa u
k h i t ô i n g h iệ p
Bảng 1 thể hiện số lượng (SL) và tỷ lệ (%)
DSĐH có việc làm lần đầu trong các khoảng thời gian sau khi tốt nghiệp
Hầu hết DSĐH có việc làm lần đầu sau 3
Bảng 1: Thời gian có việc làm lần đầu sau k h i tố t nghiệp
Năm Tổng sô' Trong 3 tháng đâu Từ 3-6 tháng Từ 6-12 tháng
Tổng 342 292 85,4 38 11,1 10 3,5
tháng tốt nghiệp với tỷ lệ 85,4% và 100% có
việc làm sau 12 tháng Tỷ lệ tìm được việc làm
trong 3 tháng đầu giảm dần từ K56 (88,4%),
K57 (86,9%) và K58 (81,7%), tuy sự khác nhau
không lớn nhưng cũng cho thấy cơ hội tìm kiếm
việc làm của các khoá ra trường sau có xu hướng
giảm so với các khoá ra trường trước đó
cô n g tá c
DSĐH có nhiều cơ hội để lựa chọn vào nhiều lĩnh vực công tác khác nhau như: dược bệnh viện, quản lý đào tạo, nghiên cứu phát triển (NC
& phát triển), sản xuất, đảm bảo chất lượng (ĐBCL) Phân bố các DSĐH vào các lĩnh vực công tác thể hiện trong bảng 2
1 2 P h ân b ô ' D SĐ H vào cá c lĩn h vự c
Bảng 2: Phân b ố DSDH vào các lĩn h vực công tác
Năm
Dược Kinh doanh Quản lý đào Sản xuất, NC & phát Lĩnh vực
so
2006 86 3 3,5 46 53,5 10 11,6 11 12,8 11 12,8 6 7,0
2007 130 6 4,6 81 62,3 19 14,6 12 9,2 6 4,6 6 4,6
2008 126 8 6,3 58 46,0 17 13,5 21 16,7 8 6,3 13 10,3
Tổng 342 17 5,0 184 53,8 46 13,5 44 12,9 25 7,3 25 7,3
Đại đa số DSĐH có việc làm đúng với chuyên
môn được đào tạo đào tạo (99,41%) Trong đó
số dược sĩ làm việc trong lĩnh vực kinh doanh
dược phẩm chiếm 53,8% Ngoài ra, DSĐH còn
làm trong các lĩnh vực khác như: quản lý đào
tạo, sản xuất, đảm bảo chất lượng, nghiên cứu
phát triển Chỉ có 5% DSĐH làm việc trong lĩnh vực dược bệnh viện
1 3 M ứ c th u n h ập
Mức thu nhập của các DSĐH tốt nghiệp trong các năm 2006, 2007 và 2008 được thể hiện trong bảng 3
Bảng 3: M ức thu nhập bình quân/ tháng ( vnđ)
Năm Tổng
sô'
Dưới 3 triệu Từ 3-5 triệu Từ 5-10 triệu Trên 10 triệu
SL % SL % SL % SL %
Tổng 333 27 7,9 102 29,8 144 42,1 60 17,5
Trang 3Tạp chí NGHIÊN cứu Dược VÀ THÔNG TIN THUỐC Sô'3 năm 2010
Như vậy, nhóm có thu nhập từ 5-10 triệu
chiếm tỷ lệ cao nhất (42,1%), đặc biệt nhóm có
thu nhập trên 10 triệu cũng chiếm tỷ lệ khá cao
(17,5%), nhóm có thu nhập ít hơn 3 triệu chiếm
tỷ lệ thấp (7,9%)
1 4 M ứ c th u n h ậ p và lĩn h vự c cô n g tá c
Mối liên quan giữa mức thu nhập của các DSĐH và các lĩnh vực công tác được thế hiện trong bảng 4
Bảng 4: M ức thu nhập và lĩn h vực công tác
Thu nhập (vnđ) Lĩnh vực công tác Dưới 3 triệu Từ 3-5 triệu 5-10 triệu Trên 10 triệu
SL % SL % SL % SL %
Kinh doanh dược phẩm 2 7,41 35 34,65 96 66,67 45 75 Quản lý, đào tạo 16 59,26 18 17,82 7 4,86 4 6,67
NC và phát triển 1 3,70 11 10,89 10 6,94 2 3,33
Mức thu nhập trên 10 triệu (vnđ) tập trung
chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm
(75%) Trong khi đó mức lương dưới 3 triệu tập
trung vào lĩnh vực quản lý, đào tạo và dược bệnh
viện (74,07%)
1.5 M ứ c đ ộ h à i lò n g v ớ i cô n g v iệ c h iệ n
tạ i
Tìm hiểu mức độ hài lòng với công việc hiện
tại là một trong những tiêu chí quan trọng trong
việc đánh giá thực trạng sinh viên sau tốt
nghiệp Kết quả khảo sát cho thấy có tới 50%
DSĐH cảm thấy rất hài lòng và hài lòng với công
việc hiện tại, 42,6% cảm thấy chấp nhận được
và chỉ có một số ít cảm thấy ít hài lòng hay chưa
hài lòng với công việc hiện tại Trong nhóm
DSĐH có thu nhập trên 10 triệu có 69,1% cảm
thấy rất hài lòng hoặc hài lòng với công việc hiện
tại, tỷ lệ này ở nhóm thu nhập từ 5-10 triệu là
49,3%, từ 3-5 triệu là 44,5% và dưới 3 triệu là
48,2%
2 Phân tích ý kiến phản hồi của DSĐH
tốt nghiệp các năm 2006, 2007, 2008 về
chất lượng đào tạo của nhà trường
Tiến hành thu thập ý kiến phản hồi về chất
lượng đào tạo của nhà trường trên 5 lĩnh vực:
chương trình đào tạo (CTĐT), đội ngũ giảng
viên, cơ sở vật chất, hoạt động hỗ trợ người học
và ảnh hưởng của khoá học tại trường tới kỹ
năng làm việc, sử dụng thang đo Liket làm công
cụ đánh giá, theo đó với giá trị của mean: <3,00
= mức thấp; 3,00-3,24 = mức trung bỉnh; 3,25- 3,49 = mức trung bình khá, 3,5-3,74 = mức khá tốt; 3,75-3,99 = mức tốt; >4,00 = rất tốt Kết quả đánh giá được thể hiện trong bảng 5 (trang 85)
Nhìn chung, các lĩnh vực được đánh giá tương đối đồng đều và khá cao ở một số tiêu chí, như các tiêu chí về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất Tuy nhiên cũng có một số tiêu chí chỉ được đánh giá ở mức trung bỉnh hoặc dưới trung bình, như: CTĐT tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia (2,93), cấu trúc CTĐT linh hoạt và
thuận lợi (2,84); Thư viện đảm bảo không gian
và chỗ ngồi cho sinh viên (2,89), các hoạt động
hỗ trợ sinh viên chuẩn bị ra trường hiệu quả (2,66) Đây là những vấn đề nhà trường cần có
kế hoạch cải thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học
Khi tiến hành so sánh kết quả đánh giá giữa các khoá thì nhận thấy ở hầu hết các tiêu chí đều được đánh giá theo hướng tích cực đối với các khoá ra trường phía sau, thể hiện rõ nhất thông qua các tiêu chí về giảng viên, cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ người học
BÀN LUẬN
Số phiếu khảo sát thu về là 342 phiếu, trên
514 phiếu gửi đi, đạt tỷ lệ 66,54% Trong đó có
Trang 4Tạp chí NGHIÊN cứu Dược VÀ THÔNG TIN THUỐC sô 3 năm 2010
Lĩnh
vức
Bảng 5: Bảng tổng hợp ý kiến phản h ồ i của các DSĐH về m ột s ố lĩn h vực liên quan
mean/năm TN Tiêu chí 2006 2007 2008 TB
CTĐT đươc phân bố hơp lý giữa lý thuyết và thực hành 3,33 3,30 3,27 3,30
CTĐT Các môn hoc tronq CTĐT đươc tổ chức hơp lý 3,16 3,34 3,26 3,27
CTĐT tao điều kiên cho nqười hoc chủ đônq tham qia 2,81 3,05 2,85 2,93 Cấu trúc CTĐT linh hoat và thuân lơi 2,81 2,89 2,81 2,84
Giảng Hầu hết GV đều có kiến thức chuyên môn vững 3,60 3,66 3,73 3,67
Đảm bảo qiờ lên lớp và kế hoach lên lớp 3,83 3,74 3,93 3,83
vien
Hầu hết qiảnq viên đều lấy ý kiến phản hồi của sinh viên 2,83 2,91 2,97 2,91
Cơ sở Thiết bi công nghê thônq tin phục vụ tốt cho giảng dạy 3,08 3,11 3,33 3,19
Giáo trình, tài liêu đươc cunq cấp đầy đủ, câp nhât 2,98 3,37 3,31 3,25
vật
Các phònq hoc đảm bảo rônq và thoánq mát 3,34 3,48 3,85 3,48
chất
Thư viên đảm bảo khônq qian và chỗ nqồi cho sinh viên 2,97 2,83 2,90 2,89
Hoat Các hoat đônq đoàn hôi có tác dunq tốt và thiết thưc 2,89 3,16 3,22 3,11
đông Nhà trườnq đáp ứnq tốt nhu cầu văn hoá văn nqhê 3,17 3,18 3,27 3,21
hỗ trớ Hoạt động hỗ trợ sinh viên chuẩn bị ra trường hiệu quả 2,49 2,58 2,86 2,66
Kỹ Nâng cao khả nănq tư hoc 3,22 3,32 3,61 3,40
Có lơi thế canh tranh trong công việc 3,14 3,25 3,24 3,22
nang
Tăng khả nănq chiu áp lưc trong công việc 3,20 3,37 3,47 3,37
làm
viẹc
hơn 90% số phiếu được gửi và nhận từ email,
chứng tỏ phương thức này có nhiều ưu điểm
như: phản hồi nhanh và tính hiệu quả cao Tuy
nhiên, khi tiến hành khảo sát còn gặp nhiều khó
khăn trong việc thu thập thông tin, địa chỉ Nên
hệ Vì vậy nhà trường cần có kế hoạch xây dựng
cơ sở dữ liệu của sinh viên trước khỉ ra trường để
tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động liên
quan đến sinh viên tốt nghiệp sau này
Cơ hội việc làm của DƯỢc sĩ tốt nghiệp hệ
chính quy trường đại học Dược Hà Nội các năm
2006, 2007, 2008 cao Tỷ lệ dược sĩ có việc làm
lần đầu trong thời gian 3 tháng sau tốt nghiệp
trên 85% và 100% có việc làm sau 12 tháng
Điều này chứng tỏ nhu cầu xã hội về nguồn nhân
lực dược trình độ đại học lớn Phân bố DSĐH
chính quy không đồng đều vào các lĩnh vực công
tác, trong đó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh
doanh dược phẩm (58,3%) Theo kết quả khảo
sát đối với các dược sĩ tốt nghiệp các khoá từ
2003-2007 của tác giả Lê Viết Hùng và cộng sự
thì tỷ lệ này cũng là cao nhất, chiếm (41,9%)
[2] Như vậy kinh doanh dược phẩm vẫn là lĩnh
vực được lựa chọn nhiều nhất của các dược sĩ
sau khi ra trường và vẫn thê’ hiện xu hướng tăng trong thời gian tới
Mức thu nhập bình quân của DSĐH nằm trong khoảng 5-10 triệu đồng/tháng, đây là mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng thu nhập chung Hầu hết các dược sĩ đều cảm thấy hài lòng hoặc chấp nhận với công việc hiện tại của mình Đánh giá mối liên quan giữa mức độ hài lòng với công việc hiện tại và mức thu nhập cho thấy thu nhập là yếu tố quyết định đến mức
độ hài lòng của cựu sinh viên, cá biệt trong đó
có nhóm thu nhập ít hơn 3 triệu đồng/tháng lại
có tới 48,2% cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại Nhóm này tập trung vào lĩnh vực quản
lý đào tạo và dược bệnh viện, là các lĩnh vực hoạt động trong khu vực nhà nước Điều này chứng tỏ ngoài thu nhập thì môi trường làm việc cũng là yếu tố quan trọng quyết định xu hướng việc làm của DSĐH, phù hợp với nghiên cứu trước đó "có điều kiện làm việc tốt" là lý do được các DSĐH quan tâm nhiều nhất (33,2%) khi lựa chọn công việc [2]
KẾT LUẬN
Hầu hết sinh viên có việc làm lần đầu sau 3
Trang 5Tạp chí NGHIÊN cứu Dược VÀ THÔNG TIN THUỐC SÔ3 năm 2010
tháng tốt nghiệp, tỷ lệ này là 100% sau 12 tháng
tốt nghiệp Đại đa số DSĐH có công việc phù
hỢp với chuyên môn đào tạo
Phân bố DSĐH vào các lĩnh vực công tác:
Kinh doanh dược phẩm (53,8%); Quản lý và đào
tạo (13,5%); sản xuất và đảm bảo chất lượng
(12,9%); Nghiên cứu và phát triển (7,3%); DƯỢc
bệnh viện (5,0%); Lĩnh vực khác (7,3%)
Mức thu nhập bình quân trên tháng: Dưới 3
triệu (7,9%); Từ 3-5 triệu (29,8%); Từ 5-10 triệu
(42,1%); Trển 10 triệu (17,5%)
Phần lớn cựu sinh viên cảm thấy hài lòng
hoặc rất hài lòng với công việc hiện tại, chỉ có
6,2% ít hài lòng và 1,2% không hài lòng với
công việc hiện tại của mình
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Thẩm định, hoàn thiện bộ câu hỏi trên cơ sở
các phiếu điều tra đã thu về được để tiếp tục sử
dụng với các cuộc khảo sát sau này
Triển khai khảo sát thường niên để có cơ sở
dữ liệu phục vụ công tác tự đánh giá và cũng là
một phần của hoạt động đảm bảo chất lượng
Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sinh
viên tốt nghiệp
Tiến hành khảo sát đánh giá của nhà tuyển
dụng về mức độ đáp ứng của sản phẩm đào tạo
của nhà trường đối với yêu cầu công việc
Nghiên cứu những ý kiến phản hồi của cựu
sinh viên để xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung hoạt động, góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, "Hướng dẫn tự đánh giá trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, Số 564/KTKĐCLGD, ngày
9/6/2008
2 Lê Viết Hùng, Nguyễn Thanh Hương và nhóm
nghiên cứu, "Nghiên cứu thực trạng sử dụng
dược s ĩ đại học sau tõt nghiệp giai đoạn 2003- 2007', Tạp chí Nghiên cứu dược và Thông tin
thuốc, số 1/2010, Tr 3-8
3 Ngô Thị Thanh Tùng (2009), "Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tõt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một sõ doanh nghiệp trên địa bàn Hà NỘI', Luận văn thạc sĩ quản lý giáo
dục, ĐH Quốc gia Hà Nội
4 Phạm Xuân Thanh (2005), "Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: sự vận dụng vào thực tiễn của Việt Narrt', Tạp chí giáo dục, số 115,
kỳ 1, tr 12
5 Bureau of higher Education standard (2002),
"Thailand's learning experiences on QA", Bang
kok, Ministry of University Affairs
6 http://www.uq.edu.au/quality
Phân loại thông tin và nhu cầu thông tin thuốc (tiếp trang 93)
Tài liệu tham khảo
8 Pradhan s.c (2002) "The performance of Drug Information Center at the University of Kansas Medical
Center, Kansas city, USA- Experiences and evaluations" Indian J Pharmacol 34: 123-29.
9 Seaboldt 3.A and Kuiper R (1997) "Comparison of information obtained from a Usenet newsgroup
and drug information centers" Am J Health-Syst Pharm 54: 1732-35.
Biện pháp làm tăng độ ổn định (tiếp theo trang 97)
Tài liệu tham khảo
1 Bộ Y tế, DƯỢC điển Việt Nam IV, 2009, tr 14
2 Tsutomu A et al (2008), Solubility enhancement of gluten and organic compounds by arginin, Int J Pharm., 355, p.220-223
3 Claudia G, et al (2007), study of ascorbic acid interaction with hydroxypropyl-b-cydodextrin and trietha- nolamin, separately and in combination, J Phar Biomed Anal., 45, p 536-545
4 The United state Pharmacopoeia 28, vol 1, p 1441-1442
5 Xiancheng z et al (1998), Improved stability of 25% vitamin c parenteral formulation, Int J Pharm., 173,
p 43-49