1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang

75 1,5K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 803,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i PHẦN TÓM TẮT ii DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv Chương 1: TỔNG QUAN

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

MAI THỊ NHƯ QUỲNH

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN

ĐẠI HỌC AN GIANG Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Long Xuyên, tháng 05 năm 2007

Trang 2

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN

ĐẠI HỌC AN GIANG

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Sinh viên thực hiện: Mai Thị Như Quỳnh

Lớp ĐH4KT – MSSV: DKT030259

Giảng viên hướng dẫn: Ths Huỳnh Phú Thịnh

Long Xuyên, tháng 05 năm 2007

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Hướng dẫn viên: Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN



Trong suốt cuộc đời của mỗi con người đều có những thời điểm chuyểngiao từ một hoàn cảnh cũ sang một hoàn cảnh mới, người ta thường gọi đó lànhững bước ngoặt Đối với tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này cũngchính là một bước ngoặt, bước ngoặt khép lại quá trình học tập và rèn luyện tạitrường để bước ra tìm kiếm cho mình một công việc

Để hoàn thành công trình này tôi đã đem tất cả các kiến thức được lĩnh hộitrong suốt quá trình học tập tại trường, chính vì thế, thông qua đây tôi muốnđược gửi lời cám ơn đến tất cả quý thầy cô trong và ngoài khoa Kinh tế - Quảntrị kinh doanh đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt bốn năm đại học

Tôi cũng xin cảm ơn đến các phòng, ban tại trường Đại học An Giang đãtạo điều kiện cho tôi hoàn thành các dữ liệu cho nghiên cứu này

Đặt biệt, người đầu tiên tôi muốn tri ân nhất đó là thạc sĩ Huỳnh PhúThịnh, người đã rất nhiệt tình theo sát, hướng dẫn tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận này, có những người không trực tiếp hướng dẫncách thức nghiên cứu nhưng đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quátrình thực hiện, đó chính là gia đình, bạn bè tôi Đối với tôi đây là động lực rấtlớn để tôi có thể hoàn thành tốt quá trình nghiên cứu của mình, tôi xin gởi đến

họ lời cảm ơn chân thành nhất!

Mai Thị Như Quỳnh

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 5

PHẦN TÓM TẮT

Theo kết quả thống kê của Cục thống kê An Giang năm 2005, số lượng lao động chỉđáp ứng đủ 66% nhu cầu lao động trong tỉnh trong khi đó không ít người lao độngphải… nằm nhà chơi vì không có việc làm Tại sao lại có sự “lệch pha” như vậy? Vấn

đề được các doanh nghiệp giải đáp đó chính là chất lượng lao động Theo tham khảo ýkiến của các chủ doanh nghiệp về chất lượng người lao động trong doanh nghiệp mình,câu trả lời là chỉ mới đáp ứng được khoảng 89% yêu cầu công việc ( Số liệu thống kê

2005 - Cục thống kê An Giang) Vấn đề đặt ra hiện nay không chỉ đối với giáo dục AnGiang mà đối với nền giáo dục của cả đất nước đó chính là đào tạo ra những cử nhân,

kỹ sư, thợ nghề có chất lượng đáp ứng cho nhu cầu doanh nghiệp Và để làm được điềunày không có con đường nào khác đó chính là phải xem xét lại mức độ tương thích giữagiáo dục đại học, dạy nghề và nhu cầu, yêu cầu thực tế của doanh nghiệp

Và một trong những mục đích mà đề tài này hướng đến là muốn kiến nghị vấn đềtrên đến tất cả những người làm công tác “trồng người” của tỉnh Bên cạnh mục đíchnày, thông qua các chỉ số về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ làm đúng ngành, thu nhập, thăngtiến , khả năng hoà nhập,…tác giả cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng thể vềtình trạng nghề nghiệp của các cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán, trường Đại học AnGiang hiện nay

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng đưa vào các yếu tố về hoạt độnglàm thêm, kết quả xếp loại, giới tính, thời điểm tốt nghiệp để xem xét mối quan hệ tácđộng của của chúng đến nghề nghiệp Dựa vào các chỉ tiêu trên tác giả đưa ra một kếtquả đánh giá tổng quát về mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên

Và một phần quan trọng trong đề tài này đó chính là những suy nghĩ của các cựusinh viên muốn đóng góp, chia sẻ với những người làm công tác giáo dục - đào tạo vàcác bạn sinh viên, đặc biệt là những bạn đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, chuẩn bịđối mặt với việc tìm kiếm một chỗ làm

Tổng hợp tất cả các kết quả nghiện cứu và những suy nghĩ của các cựu sinh viên, tácgiả cũng đã trình bày một số chính kiến của mình xoay quanh vấn đề nghề nghiệp vàthông qua đề tài này mong muốn được gởi những tâm tư nguyện vọng của mình nóiriêng và của các thế hệ sinh viên nói chung đến nhà trường và các doanh nghiệp Mong

cả hai có cùng tiếng nói chung để tìm giải pháp cho vấn đề thiếu lao động chất lượng

mà các doanh nghiệp đã đề cập

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

PHẦN TÓM TẮT ii

DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv

Chương 1: TỔNG QUAN 1 Giới thiệu chương 1 1

2 Cơ sở hình thành 1

3 Mục tiêu nghiên cứu 1

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa nghiên cứu 2

6 Kết cấu khóa luận 3

7 Kết luận chương 1 3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1 Giới thiệu chương 2 4

2.Khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường ĐH An Giang 4

3.Cơ sở lý thuyết 4

3.1.Việc làm là gì? 4

3.2.Thế nào là một việc làm tốt 5

3.3 Định nghĩa và đặc điểm của nghề nghiệp 5

3.4 Cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc 5

3.5 Thu nhập 6

4.Thực trang làm đúng ngành nghề đào tạo của sinh viên Việt Nam hiện nay 6

5 Các giả định đo lường mức độ thành công của các cựu sinh viên 7

6.Các nghiên cứu có trước 8

7.Mô hình nghiên cứu 9

8.Kết luận chương 2 10

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Giới thiệu chương 3 11

2.Tổng thể nghiên cứu 11

2.1.Những nét khái quát về sinh viên chuyên ngành Kế toán khoá 1, 2 , 3 11

2.2 Kết quả xếp loại tốt nghiệp của các cựu sinh viên 12

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 7

3 Thiết kế nghiên cứu 14

3.1 Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp 14

3.2.Nghiên cứu định tính – khám phá 14

3.3 Nghiên cứu định lượng - thử nghiệm 15

3.4.Nghiên cứu định lượng chính thức 16

4.Thang đo 18

5.Kết luận chương 3 18

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.Giới thiệu chương 4 19

2.Tình hình chung về nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán 19

2.1.Tỷ lệ có việc làm 19

2.2.Tỷ lệ làm đúng ngành 21

2.3.Thu nhập 23

2.4 Địa bàn công tác 26

2.5.Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà sinh viên lựa chọn 26

2.6 Khả năng thích nghi công việc 28

2.7 Mức độ ổn định công việc 29

2.8.Mức độ hài lòng công việc hiện tại 32

2.9.Khả năng thăng tiến 32

2.10 Cựu sinh viên và những khoá đào tạo thêm 34

3 Mối quan hệ giữa kết quả xếp loại tốt nghiệp và nghề nghiệp 34

3.1 Mối quan hệ xết quả xếp loại tốt nghiệp và chức vụ 34

3.2 Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và thu nhập 35

4 Mối quan hệ giữa làm thêm và nghề nghiệp 35

4.1 Những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại 37

4.2 Mối quan hệ làm thêm và thời gian chờ việc 38

4.3 Mối quan hệ làm thêm và khả năng hoà nhập 39

4.4 Mối quan hệ làm thêm và chức vụ 39

4.5 Mối quan hệ làm thêm và thu nhập hiện tại 40

5 Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên Kế toán 40

6 Kinh nghiệm, ý kiến đóng góp của cựu sinh viên cho công tác đào tạo 41

6.1 Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng các kiến thức được học vào thực tế công việc 41

6.2 Các kỹ năng phẫm chất cần thiết cho các Kế toán viên 42

6.3 Những đóng góp cho công tác đào tạo của trường 44

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 8

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Giới thiệu chương 5 45

2.Nhận xét chung 45

2.1 Bức tranh chung về tình trang việc làm của các cựu sinh viên 45

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm 45

3.Kiến nghị 47

4 Hạn chế của đề tài 48

PHỤ LỤC 49

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ

A- BIỂU ĐỒ:

1 Tổng số sinh viên ba khóa 11

2 Thực trạng tốt nghiệp 12

3 Xếp loại tốt nghiệp 13

4 Tỷ lệ có việc làm 19

5 Tỷ lệ có việc làm phân theo giới tính 20

6 Tỷ lệ có việc làm phân theo thời điểm tốt nghiệp 20

7 Lý do có việc làm 21

8 Tỷ lệ làm đúng ngành 22

9 Tỷ lệ làm đúng ngành phân theo giới tính 22

10 Tỷ lệ làm đúng ngành phân theo thời điểm tốt nghiệp 23

11 Mức thu nhập hiện nay của các cựu sinh viên 24

12 Mức thu nhập phân theo giới tính 24

13 Mức thu nhập phân theo thời điểm tốt nghiệp 25

14 Mức độ hài lòng đối với thu nhập 25

15 Địa bàn công tác 25

16 Các loại hình doanh nghiệp các cựu sinh viên đang công tác 27

17 Tỷ lệ công tác trong các thành phần kinh tế phân theo giới tính 28

18 Khả năng hoà nhập 29

19 Khả năng hoà nhập phân theo giới tính 29

20 Khả năng hoà nhập phân theo thời điểm tốt nghiệp 30

21 Mức độ ổn định công việc 30

22 Mức độ ổn định công việc phân theo giới tính 31

23 Mức độ ổn định công việc phân theo thời điểm tốt nghiệp 32

24 Nguyên nhân sinh viên thay đổi chỗ làm 32

25 Mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại 33

26 Khả năng thăng tiến phân theo giới tính 34

27 Khả năng thăng tiến phân theo thời điểm tốt nghiệp 34

28 Các khoá học sau ra trường 35

29 Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp chức vụ 36

30 Xếp loại tốt nghiệp và thu nhập 36

31 Tỷ lệ làm thêm của sinh viên 37

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 10

32 Mức độ phù hợp của việc làm thêm so với chuyên ngành 38

33 Những kỹ năng hoạt động làm thêm đem lại 38

34 Mối quan hệ làm thêm và thời gian chờ việc 39

35 Làm thêm đúng chuyên ngành và thời gian chờ việc 39

36 Làm thêm và khả năng hoà nhập 40

37 Làm thêm và chức vụ hiện tại 40

38 Làm thêm và thu nhập hiện tại 41

39 Mức độ thành công của các cựu sinh viên 41

40 Mức độ ứng dụng kiến thực vào thực tế công việc (theo thời điểm tốt nghiệp).42 41 Mức độ ứng dụng kiến thức vào thực tế (công việc cụ thể) 43

42 Phẩm chất cần thiết cho kế toán viên 44

43 Kỹ năng cơ bản cần thiết cho kế toán viên 44

44 Kỹ năng tư duy và công đồng cho kế toán viên 45 B- BẢNG ĐỒ

(đã đính kèm trong phụ lục)

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 11

Chương 1

TỔNG QUAN

1 Giới thiệu: Phần này nêu lên những lí do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu

nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những ý nghĩa thiết thực mà đề tài đem lại

2 Cơ sở hình thành:

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh để phát triển như mộtkim chỉ nam cho tất cả các hoạt động trong mọi lĩnh vực, từ cạnh tranh trong kinh doanhcho đến cạnh tranh trong học hành rồi cả cạnh tranh trong chuyện tìm kiếm việc làm

Có một công việc ổn định luôn là mong muốn của tất cả mọi người, đặc biệt lànhững sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, những con người đang háo hức cho bướcngoặt mới của đời mình

Nặng mối lo về việc làm là vậy, nhưng một điều cũng không kém làm cho biết baosinh viên, cả gia đình, nhà trường và xã hội trăn trở, đó là được làm đúng ngành nghềđào tạo Có rất nhiều sinh viên ra trường, cầm tấm bằng loại ưu trong tay nhưng khôngkiếm cho mình được một công việc phù hợp, đúng ngành mình đã được học, kết quả họphải làm những công việc ít liên quan thậm chí có khi trái ngược nghề, gây lãng phíchất xám rất nhiều cho xã hội và cả chính bản thân họ nữa Hiện tượng này đang trởthành một vấn nạn không chỉ của một hai trường mà hầu như của chung tất cả cáctrường đại học ở Việt Nam

Đối với trường đại học An Giang, từ khi thành lập trường đến nay, đã có ba khóasinh viên chuyên ngành Kế toán tốt nghiêp Họ là những thế hệ đã từng được đào tạo tạimột khoa Kinh tế- QTKD còn non trẻ của ngôi trường đại học vừa kỷ niệm bảy nămthành lập của tỉnh An Giang Tuy nhiên, so với các trường chuyên về Kinh tế hoặc tạicác khoa, khối kinh tế của các trường lâu năm khác, họ cũng đã được trau dồi nhữngkiến thức chuyên ngành với chương trình đào tạo tương đương

Chính vì là những thế hệ sinh viên đầu tiên mà trường vừa đào tạo qua, nên việc làmhiện nay của các cựu sinh viên này là một trong những sự kiện quan tâm hàng đầu củaBan giám hiệu, những thầy cô làm công tác đào tạo tại trường, đặc biệt là các thầy côcông tác tại khoa Kinh tế- QTKD Mối quan tâm này tập trung rất nhiều vấn đề: Sau khitốt nghiệp, những cựu sinh viên Kế toán đã có những công việc như thế nào? Có đúngchuyên ngành được đào tạo hay không? Mức thu nhập ra sao? Công việc làm thêm cógiúp ích gì cho nghề nghiệp hiện nay của họ? Khả năng thăng tiến?, … Đáp án củanhững câu hỏi này một phần nào đó sẽ phản ánh được kết quả đào tạo chuyên ngành Kếtoán tại trường Bên cạnh đó, kết quả mà nghiên cứu đem lại có giá trị tham khảo rất lớncho những sinh viên khóa 4 chuẩn bị ra trường thậm chí cả những thế hệ sinh viên kếtiếp

Là một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường nên tôi có mối quan tâm rất sâu sắcđối với vấn đề trên, chính điều này là những cơ sở thiết thực cho việc hình thành đề tài

“Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán - trường

Đại học An Giang” mà tôi đang thực hiện.

3 Mục tiêu nghiên cứu:

Với những nhận định nêu trên, để đề tài có thể chuyển tải một cách khái quát nhấttình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán nhưng vẫn đảm bảo độ sâu của vấn

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 12

đề, hướng người đọc dễ theo dõi, tác giả xin đưa ra những mục tiêu mà nghiên cứu này

sẽ tiến hành làm rõ, bao gồm:

- Cung cấp một bức tranh tổng quát về tình trạng việc làm của các cựu sinh viênngành Kế toán, trường đại học An Giang thông qua các chỉ số về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệlàm đúng ngành nghề được đào tạo, mức thu nhập, khả năng thăng tiến,…

- Phân tích ảnh hưởng của kết quả xếp loại tốt nghiệp đến việc làm (Có phải tốtnghiệp loại ưu đều có công việc tốt? Hay còn phụ thuộc vào những yếu tố khác? Nếuvậy thì đó là những yếu tố nào?) Chúng ta cũng sẽ xem xét sự tác động của hoạt độnglàm thêm đến hiệu quả công việc sau khi ra trường của các cựu sinh viên Vì có thể nóihoạt động làm thêm như là một môn học thực tế của sinh viên, tạo điều kiện cho sinhviên có môi trường thực hành những điều đã tiếp nhận được, thêm vào đó, hoạt độngnày còn bổ trợ rất nhiều kĩ năng cần thiết Ngoài hai yếu tố chính yếu trên, trong nghiêncứu này còn tìm hiểu sự khác biệt về thời điểm tốt nghiệp và giới tính có ảnh hưởng đếnmức độ thành công trong nghề nghiệp hay không?

- Sau khi ra trường, khi đã tiếp cận với nghề nghiệp thực tế, chắc chắn các cựusinh viên đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm và họ cũng rất muốn được chia sẻ và nêu lênnhững chính kiến của mình đóng góp cho công tác đào tạo của trường, đặc biệt là đốivới chuyên ngành Kế toán Nghiên cứu này sẽ tổng kết những ý kiến đó tạo luồng thôngtin phản hồi cho những người làm công tác dạy và học tại trường

- Cuối cùng, dựa trên các kết quả nghiên cứu được, tác giả xin đưa ra một số giảipháp nâng cao hiệu quả đào tạo của khoa, trường

4.Phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng khảo sát:

Sinh viên chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp khóa 1, 2, 3 đã tốt nghiệp ratrường Không tiến hành nghiên cứu trên các sinh viên chưa tốt nghiệp

4.2 Giới hạn nhiệm vụ nghiên cứu:

Do thời gian nghiên cứu có hạn và để đi đúng mục tiêu ban đầu mà đề tài đãchọn nên một số vấn đề chỉ nêu những con số thống kê để mô tả xu hướng chung trongchọn lựa ngành nghề của cựu sinh viên, không tiến hành nghiên cứu sâu, phân tích cácyếu tố ảnh hưởng, tác động đến vấn đề đó, cụ thể không nghiên cứu các vấn đề sau:

- Chỉ cần biết xu hướng chọn lựa địa phương công tác nhưng không

đi vào lập mô hình xem xét các yếu tố tác động đến chọn lựa đó

- Các cựu sinh viên có phục vụ cho quê nhà mình không

4.3 Không gian nghiên cứu: không giới hạn

4.4 Thời gian nghiên cứu: hơn 03 tháng, từ 30/2/2007 đến 18/06/2007

5.Ý nghĩa nghiên cứu:

Với những mục tiêu mà đề tài hướng đến, tác giả hi vọng qua nghiên cứu này sẽcung cấp đến các đối tượng tương ứng những ý nghĩa thiết thực, như:

- Cung cấp kinh nghiệm cho các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, các sinhviên đang theo học và cả các bạn đang chuẩn bị dự thi vào ngành Kế toán doanh nghiệp,tạo cho các bạn có một bước đệm thật tốt để nhảy vọt trong nghề nghiệp sau này Thôngqua các kết quả mà nghiên cứu đem lại như thu nhập hiện nay của sinh viên kinh tế, xu

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 13

thế chọn lựa ngành nghề, đơn vị công tác,…sẽ là những tài liệu tham khảo rất lớn chocác sinh viên chuẩn bị ra trường.

- Với những ý kiến phản hồi từ các cựu sinh viên, lấy làm cơ sở tham khảo cho kếhoạch đào tạo cũng như giảng dạy của trường ĐHAG, đặc biệt là khoa Kinh tế_QTKDtrong tương lai

- Làm cơ sở tham khảo cho Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh, các hộinghề nghiệp và các cơ quan hữu quan trong chiến lược quản lý nghề nghiệp và thu hútnhân tài, tạo điều kiện cho các sinh viên An Giang có thể phát huy những kiến thức tiếpthu được phục vụ tỉnh nhà

6.Kết cấu của đề tài:

Gồm 5 chương:

- Chương 1: Tổng quan

Phần này nêu lên những lí do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu nghiêncứu, phạm vi nghiên cứu và những ý nghĩa thiết thực mà đề tài đem lại

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương này nêu lên một cách khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệptại trường ĐH An Giang, các cơ sở lý thuyết, ý kiến xoay quanh các vần đề chung vềnghề nghiệp của người lao động Việt Nam hiện nay Đặc biệt, thiết kế một mô hìnhnghiên cứu tạo sự lôgic, giúp cho người đọc dễ tiếp cận vấn đề hơn

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Giới thiệu cách thức thu thập, phân tích dữ liệu, phương pháp chọn mẫu, cácthang đo trong phân tích dữ liệu tự động…Nói chung là các phương pháp nghiên cứu đểcho ra các con số đã được xử lý

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Đây là chương chính yếu nhất của đề tài, nó chuyển tải tất cả những đáp án củamục tiêu nghiên cứu (mà trong chương 1 đã xác định), thông qua mô hình nghiên cứu(chương 2) và quá trình phân tích (chương 3) Đến chương này, người đọc có thể có cáinhìn khái quát về tình trạng việc làm của cựu sinh viên

- Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Tổng kết các kết quả thu thập được qua đề tài nghiên cứu này, trình bày cácchính kiến của tác giả

7.Kết luận chương 1: Mỗi một đề tài ra đời đều có những cơ sở hình thành, mục tiêu,

đối tượng nghiên cứu và mang một ý nghĩa nào đó Những yếu tố này sẽ khơi mào cho các bước tiến hành cho chương sau: cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 14

Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1 Giới thiệu: Chương này nêu lên một cách khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh

nghiệp tại trường Đại học An Giang, các cơ sở lý thuyết, ý kiến xoay quanh các vần đề chung về nghề nghiệp của người lao động Việt Nam hiện nay Đặc biệt, thiết kế một mô hình nghiên cứu tạo sự lôgic, giúp cho người đọc dễ tiếp cận vấn đề hơn.

2 Khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường Đại học An Giang: 1

Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo cử nhân có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiếnthức cơ bản về kinh tế-xã hội, quản trị kinh doanh và tài chính doanh nghiệp

Các kiến thức và kỹ năng Cử nhân Kế Toán đáp ứng:

Ngoài căn bản về kinh tế và quản trị kinh doanh, được trang bị kiến thức về quitrình công nghệ kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; có khả năng hoạchđịnh chính sách kế toán kiểm toán; tài chính doanh nghiệp; quản trị tài chính, tiền tệngân hàng, kế toán tài chính; có kỹ năng sử dụng công cụ tin học trong phân tích tàichính và nghiệp vụ kế toán và kiến thức về ngoại ngữ để tiếp cận thông tin và làm việctrong môi trường kinh tế hội nhập

Cơ hội nghề nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng có thể khởi sự doanh nghiệp độc lập, làm việctrong các doanh nghiệp tư nhân và quốc doanh, trong các doanh nghiệp trong nông thônnhư trang trại, hợp tác xã nông nghiệp

3 Cơ sở lý thuyết:

3.1 Việc làm là gì?

Theo trang thông tin điện tử của Công đoàn bưu điện Việt Nam: Việc làm có ýnghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người vì nhờ nó con người có điều kiện tạo thunhập để đảm bảo các nhu cầu vật chất, tinh thần của mình và các thành viên trong giađình, đồng thời là điều kiện để con người tham gia vào các hoạt động xã hội, quan hệ xãhội, qua đó khẳng định vai trò, giá trị xã hội của mình

Việc làm là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được nhìn nhận dưới nhiều góc độ

khác nhau, thí dụ: “Việc làm là một quan hệ sản xuất nảy sinh do có sự kết hợp giữa cá

nhân người lao động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo khuôn khổ của quá trình kinh tế”.

Điều 13, Bộ luật lao động, việc làm được định nghĩa: “Mọi hoạt động tạo ra

nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm” Với định nghĩa

này, việc làm được hiểu đầy đủ hơn, làm thay đổi nhận thức chật hẹp trước đây, tạo yếu

1 Nguồn: Ngành Kế toán doanh nghiệp khoa Kinh tế-QTKD, http://www.agu.edu.vn

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 15

tố thuận lợi về tâm lý, tránh sự mặc cảm hoặc thái độ không đúng với một số công việccần thiết trong đời sống hàng ngày.

3.2 Thế nào là một việc làm tốt?

Để tìm đáp án lời cho câu hỏi này vừa dễ nhưng cũng rất khó Dễ là ai cũng cóthể trả lời được nhưng khó chính là rút ra được một định nghĩa chính xác về nó Đối vớimỗi người là mỗi cảm nhận khác nhau, có người cảm thấy công việc phải đáp ứng đầy

đủ những yếu tố này mới là một công việc tốt nhưng đối với người kia thì phải có thêmnhững yếu tố khác và càng hỏi chúng ta chắc chắn sẽ không bao giờ có thể tìm đượcđiểm dừng của câu trả lời

Nhưng để giải thích rõ một số cơ sở lý luận cho đề tài này, tác giả đã tiến hànhtham khảo ý kiến của những người đang làm việc và một số sinh viên năm cuối tạitrường Đại học An Giang về khái niệm này và có thể tóm tắt ở một số nội dung chínhsau: Một công việc tốt là một công việc phải đảm bảo các yếu tố sau:

+ Nội dung công việc phải phù hợp sở thích+ Nội dung công việc phù hợp với năng lực+ Có điều kiện phát triển năng lực cá nhân+ Có điều kiện thăng tiến

+ Thu nhập thỏa đáng+ Ý kiến của tất cả mọi người đều được tôn trọng

+ Không khí làm việc hòa nhã, năng động, đoàn kết

3.3 Định nghĩa và đặc điểm của nghề nghiệp: 2

Nghề là một dạng xác định của hoạt động lao động trong hệ thống phân công laođộng, nó là tổng hợp những kiến thức và kỹ năng trong lao động mà con người tiếp thuđược do kết quả đào tạo chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm trong công việc

Nghề có những đặc điểm:

 Là phương tiện sinh sống gắn với cả hoặc phần lớn cuộcđời

 Theo nghĩa rộng bao hàm cả lao động trí óc và lao độngchân tay

Theo chính kiến của tác giả và tham khảo ý kiến của một số cá nhân đã từng đixin việc, trong tất cả các yếu tố để người lao động đi đến quyết định lựa chọn nghềnghiệp cho mình, có ba yếu tố quan trọng đó chính là thu nhập, môi trường làm việc và

cơ hội thăng tiến:

3.4 Cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc

Đa số các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam hiện nay (Tổng giám đốc công tyCafe Trung Nguyên – Ông Đặng Lê Nguyên Vũ; Ông Nguyễn Hữu Lệ- chủ tịch Hộiđồng tư vấn Cty TMA; bà Đỗ Anh Thư – Trưởng phòng tư vấn nhân sự Cty Navigos

2 Nguyễn Bá Ngọc – Báo Nghiên cứu kinh tế, số ra 02/2007

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 16

Group) đều cho rằng một môi trường làm việc tốt là một môi trường luôn có sáng tạo,thi đua, người lao động có điều kiện phát huy năng lực của mình, ý kiến của mọi ngườiluôn được tôn trọng, Bên cạnh còn có chính sách đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, luôntạo cơ hội cho họ thăng tiến.

3.5 Thu nhập?

Thu nhập của người lao động: là tổng các khoản mà người lao động nhận được

do sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thu nhậpcủa người lao động bao gồm:

+ Tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chấtnhư lương: Gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng trong lương;các khoản phụ cấp và thu nhập khác của người lao động được hạch toán vào chi phí sảnxuất, vào giá thành sản phẩm như phụ cấp ca 3, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, ăn giữa

ca, trợ cấp thuê nhà và các khoản phụ cấp thường xuyên, không thường xuyên khác chongười lao động Bao gồm các hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật như: Thực phẩm, đồuống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động)

+ Bảo hiểm xã hội trả thay lương: Là khoản cơ quan BHXH chi trả cho ngườilao động của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao động theo chế

Trong đó, mức lương trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, năm 2006

là 2,2 triệu đồng/tháng (gấp 1,5 lần so với năm 2000), tiền lương bình quân trong doanhnghiệp nhà nước đạt 2,1 triệu đồng/tháng (gấp hơn 2 lần so với năm 2000) và trongdoanh nghiệp dân doanh là 1,6 triệu đồng/tháng (gấp 2,2 lần so với năm 2000).4

4 Thực trạng làm đúng ngành nghề đào tạo của sinh viên Việt Nam hiện nay:

Ra trường có việc làm và phù hợp với ngành nghề đào tạo là mong muốn củahầu hết tất cả bạn trẻ ngày nay Làm đúng ngành, sinh viên có điều kiện phát huy tất cảnhững kiến thức đã dung nạp trong suốt những năm ngồi ở giảng đường

Nhưng theo thống kê của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam thì khoảng 50%sinh viên ra trường không có việc làm và chỉ có 30% trong số đó làm đúng ngành nghề

đã học5

Sau đây là những con số điển hình cho xu thế hiện nay:

khoa CNTT, ĐH Dân lập Duy Tân, số sinh viên ra trường được làm đúng ngànhchỉ khoảng trên dưới 50%

3 www.worldbank.org.vn

4 www.qdnd.vn thứ bảy ngày 19/05/07

5 www.thanhnien.com.vn

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 17

 Tại ĐH sư phạm TP Hồ Chí Minh, trên 70% số sinh viên

hệ chính quy tốt nghiệp ra Trường có việc làm đúng ngành nghề đào tạo.6

70% sinh viên có việc làm đúng ngành nghề 7

sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành nghề của các trường Đại học là rất

ảm đạm Một phần là do các trường chưa có thông tin thực tế để điều phối, liênkết đào tạo cho hợp lý "Trường tôi nằm ở vùng có nhiều nhà máy chế biến nôngsản nhưng sinh viên ngành này ra trường chỉ khoảng 40% có việc làm Khi gặp

gỡ trực tiếp giám đốc các doanh nghiệp, lãnh đạo trường mới biết mỗi đơn vị cóchừng 500 người nhưng chỉ cần 2 kỹ sư là đủ" - ông Minh nói "Nếu nhận thôngtin sớm hơn, chúng tôi sẽ có hướng đào tạo hiệu quả hơn".8

Trong lá thư gởi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, một công dân tên DHQ (đăngtrên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã viết “Tôi là một công dân Việt Nam và rấtbuồn vì nền giáo dục nước nhà "mãi tụt hậu", và tôi cũng muốn chia sẻ những nhìn nhận

và trải nghiệm về thực tại của việc đào tạo của giáo dục Việt Nam Rất nhiều sinh viên

tốt nghiệp không thất nghiệp nhưng thất nghề Hàng năm, các trường đại học báo cáo

lên Bộ những con số "như mong đợi" về kết quả đào tạo và số lượng SV ra trường có

việc làm: >90 sinh viên tốt nghiệp có việc làm, hầu hết có công việc ổn định Đúng!

Các sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm, chắc chắn là họ phải tìm được việc làm rồi,nếu không họ sẽ không thể tồn tại được Nhưng vấn đề ở đây họ làm cái gì? Công việc

gì? Một sinh viên tốt nghiệp Học viện Hành Chính Quốc gia, sau khi ra trường loại

khá không xin được một công việc liên quan đến ngành học - đành xin làm nhân viên nhân viên sửa chữa điện thoại của một công ty bán điện thoại cũ tại Hà Nội, hay thậm

tệ hơn, một bạn tốt nghiệp khoa Tiếng Anh của một trường đại học, đã tốt nghiệp được vài năm rồi lại đi xin làm công nhân ở một nhà máy của Nhật ở khu công nghiệp Thăng Long, hay một sinh viên khác tốt nghiệp ngành xã hội học, không xin được việc, với một chút nhan sắc, đứng phát quà khuyến mại tại cửa các siêu thị và nhà hàng ”

Qua các điển hình trên, chúng ta có thể thấy làm trái nghề đang trở thành một đềtài nóng bỏng không chỉ giới hạn trong sự quan tâm của những người làm công tác giáodục đào tạo mà nay, khi nguy cơ đã sắp trở thành một vấn nạn vì thất thoát v à uổng phíchất xám, thì nó đã thực sự trở thành mối quan tâm của toàn xã hội

5 Các giả định đo lường mức độ thành công của cựu sinh viên:

Thế nào là thành công và như thế nào là chưa thành công? Rất khó để có thể đưa

ra kết luận này vì đây là nhưng biến định tính, khoảng cách giữa chúng không phải làcác con số như các biến định lượng nên trong phân đánh giá này, để tạo một khoảngcách tương đối giữa các mức độ thành công, tác giả đưa ra các giả thiết sau:

 Rất thành công: làm đúng nghề + thu nhập trên 3 triệu + chức vụ là quản lý + hàilòng với công việc hiện tại

 Tương đối thành công: làm đúng nghề + thu nhập từ 1 triệu trở lên + hài lònghoặc tạm hài hòng với công việc hiện tại

6 www.thanhnien.com.vn

7 www.baocantho.com.vn

8 www.vnexpress.com.vn

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 18

 Bình thường: có việc làm (cả đúng lẫn không đúng nghề) + hài lòng hoặc tạmhài lòng với công việc hiện tại.

 Chưa thành công: có việc + không hài lòng với công việc hoặc thất nghiệp

6 Các nghiên cứu có trước:

Trong các khoá luận tốt nghiệp trước đây, có một đề tài đã nghiên cứu về mức

độ tương thích giữa giáo dục đại học và nhu cầu thức tế doanh nghiệp, đó là đề tài “Nhu

cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nông nghiệp” của tác giả Vương Hoàng Phủ , sinh viên lớp ĐH3KN2, trường ĐH An Giang.

Mục đích của đề tài này là nghiên cứu về cái nhìn của doanh nghiệp An Giang

về khái niệm lao động kinh doanh nông nghiệp và xem xét nhu cầu của doanh nghiệptrong việc tuyển chọn lao động tốt nghiệp ngành này, qua đây tác giả nêu bật lên yếu tốtương thích giữa ngành nghề đào tạo của trường ĐH An Giang so với nhu cầu thực củadoanh nghiệp

Cái hay của đề tài đó là ý đồ muốn tìm kiếm luồng thông tin hữu ích từ chínhtiếng nói phía các doanh nghiệp của tác giả Vương Hoàng Phủ, thêm vào đó tác giả đãtiến hành phương pháp nghiên cứu một cách chi tiết, cẩn thận, đặc là khâu phỏng vấn,thu thập dữ liệu Tác giả đã tiến hành phỏng vấn tay đôi sơ bộ, chuyên sâu rồi phát hànhthử rồi mới phát hành chính thức, điều này giúp cho việc thu thập dữ liệu chính xác,bám sát đề tài, tạo sự thoải mái trong việc tiếp xúc, đối thoại giữa tác giả và người đượcphỏng vấn

Nhưng có lẽ do thời gian nghiên cứu quá ít, ý thức hợp tác của một số doanhnghiệp không cao nên số mẫu thu về chưa đảm bảo tính tin cậy cho đề tài Thêm vào đóđây là nghiên cứu nhu cầu doanh nghiệp đối với lao động, nhưng tác giả chỉ đề cập đếnkiến nghị của doanh nghiệp đối với nhà trường đào tạo mà quên mất kiến nghị củadoanh nghiệp đối với chính bản thân người lao động Đồng ý nhà trường là nơi đào tạosinh viên nhưng để sinh viên có một chỗ đứng trong nghề nghiệp không chỉ có tấm bằngnhà trường cấp mà quan trọng nhất là sự nỗ lực của chính bản thân người lao động

Đối với đề tài “Khảo sát việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán ĐH An

Giang” cũng đề cập đến vấn đề nghề nghiệp của sinh viên, cũng xem xét đến sự thích

ứng của giáo dục đại học so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp nhưng không dựatrên cách đánh giá chủ quan của từng doanh nghiệp về trình độ và năng lực của cựu sinhviên mà sẽ đi theo chiều hướng ngược lại, tức thông qua tình trạng việc làm hiện naycủa chính các cựu sinh viên đó Đây sẽ là câu trả lời xác đáng và trung thực nhất chomối quan hệ giữa giáo dục và nhu cầu thực tế vì các sinh viên là “đầu ra” của giáo dục

và “đầu vào” của các doanh nghiệp Để hiểu hơn về mức độ khác biệt của hai đề tài này,tác giả chuyển tải sơ đồ mô tả sau:

(1): Xuất phát điểm từ phía các doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp nhu cầu cũng nhưnhững đánh giá mức độ đáp ứng công việc của các sinh viên, từ đó tác giả đưa ra các

nhận định về sự phù hợp giữa đào tạo và nhu cầu thực Đây là hướng đi của đề tài “Nhu

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc

(1)Bằng trải nghiệm thực tế công việc, tự đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu của doanh nhgiệp

(2)

Trang 19

cầu doanh nghiệp An Giang đối với lao động ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp”.

(2): Xuất phát điểm từ chính các sinh viên, là những người trực tiếp lĩnh hội chươngtrình đào tạo đại học, thông qua những trải nghiệm thực tế công việc mà họ đã, đang

làm, những kết quả đạt được (kết quả đạt được này {mức lương, khả năng thăng tiến,

…}gián tiếp thể hiện mức độ đáp ứng công việc mà doanh nghiệp nhận xét đối với họ)

tác giả đưa ra các nhận định về mức độ tương thích giữa giáo dục và nhu cầu thực Đây

là cách làm của đề tài “Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế

toán, Đại học An Giang).

7 Mô hình nghiên cứu:

Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu nêu trong chương 1, để giúp người xem có thểtiếp cận vấn đề một cách lôgic, dễ hình dung, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu nhưsau:

- Tỷ lệ có việc làm/tổng thể mẫu nghiên cứu

- Tỷ lệ làm đúng ngành/tổng mẫu

- Thu nhập

- Địa phương công tác

- Làm cho thành phần kinh tế nào

- Khả năng hoà nhập

- Mức độ thăng tiến

- Mức độ hài lòng

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Các bước tiến hành nghiên cứu được tiến hành theo thứ tự đã được đánh số:

(1): thông qua các chỉ số nêu những nét khái quát nhất về việc làm của cựu sinh viên.(2), (3): đánh giá tác động của xếp loại tốt nghiệp làm thêm đến việc làm

Từ (1), (2), (3) sẽ cung cấp bức tranh tổng quát về việc làm của các cựu sinh viên Kếtoán hiện nay

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 20

(4): đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng của chương trình đào tạo vàothực tế.

(5): cựu sinh viên chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên đang và sẽ theo học ngành

Kế toán

Thông qua tất các các bước nghiên cứu (1), (2), (3), (4), (5), tác giả nêu lên các nhậnđịng của mình qua bước (6)

8 Kết luận chương 2: bằng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và dựa trên các cơ sở lý

thuyết cần thiết thu thập được, tác giả đã xây dựng được một phần quan trọng nhất

trong chương này, đó chính là mô hình nghiên cứu Và công cụ quan trọng hỗ trợ cho

mô hình này đó là phương pháp nghiên cứu được trình bày trong chương kế tiếp đây

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 21

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Giới thiệu: Chương này giới thiệu cách thức thu thập, phân tích dữ liệu, phương

pháp chọn mẫu, các thang đo trong phân tích dữ liệu tự động…Nói chung là các phương pháp nghiên cứu để cho ra các con số đã được xử lý.

2 Tổng thể nghiên cứu:

2.1 Những nét khái quát về sinh viên chuyên ngành Kế toán khóa 1, 2, 3:

2.1.1 Số lượng sinh viên qua từng khóa:

Năm 2000, khóa đầu tiên của chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp khai giảngvới số lượng sinh viên theo học là 108 người, phân thành ba lớp là ĐH1KT1 (34 sinhviên), ĐH1KT2 (35 sinh viên) và ĐH1KT3 (39 sinh viên) Khóa thứ hai, ĐH2KT khaigiảng vào năm 2001 với 33 sinh viên và đến khóa 3, ĐH3KT số sinh viên là 43 người

Do đặc trưng ngành nên cơ cấu về giới tính có sự chênh lệch, thể hiện qua biểu

2.1.2 Tình hình tốt nghiệp:

Được vào đại học là một bước ngoặt thành công nhưng để nhận được tấm bằngtốt nghiệp thật sự mới chính là thành công lớn nhất Hơn 12 năm phổ thông, 4 năm dướigiảng đường, biết bao công sức và tiền của để đổi lấy những kiến thức và chứng nhậncho thành quả đó là tấm bằng tốt nghiệp đại học

Nhưng không phải sinh viên nào cũng ra trường theo đúng tiến độ ban đầu Córất nhiều nguyên nhân, phần lớn đều xuất phát từ phía tác phong, lề lối học tập cũng nhưsinh hoạt không đúng của các sinh viên, nhưng bên cạnh đó cũng còn phải nói đến

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 22

những nguyên nhân thuộc về phạm vi gia đình sinh viên và cả những điều kiện kháchquan về phía nhà trường.

Hằng năm, không chỉ các ngành học trong khoa Kinh tế mà cả các khoa khác, rấthiếm những trường hợp sinh viên tốt nghiệp 100% Riêng chuyên ngành Kế toán doanhnghiệp, thực trạng tốt nghiệp được phản ánh như sau:

Thực trạng tốt nghiệp của từng đơn vị lớp:

Biểu đồ 2: Thực trạng tốt nghiệp của từng đơn vị lớp (tính đến tháng 6 năm 2006)

vì họ không được tiếp xúc thường xuyên với chúng, thêm vào đó họ còn phải đảm tráchcác công việc bên ngoài Chính vì vậy các đối tượng này cần có sự nỗ lực hơn nhiều sovới đàn em của mình

Riêng các đối tượng chưa tốt nghiệp thì khóa ba chiếm tỷ lệ cao nhất, điều nàycũng thật sự dễ hiểu vì thời điểm nghiên cứu này thực hiện khi các sinh viên khóa bavừa mới tốt nghiệp, chỉ mới trải qua một lần thi trong khi đó các sinh viên các khoátrước đã trải qua 2, 3 lần thi, thông qua những lần thi đó tỷ trọng các sinh viên tốtnghiệp tăng lên dần

2.2 Kết quả xếp loại tốt nghiệp của các sinh viên khóa 1, 2, 3

Phần trên đã cung cấp những thông tin chung về sỉ số lớp và tỷ lệ tốt nghiệp củacác cựu sinh viên Trong phần này sẽ đề cập đến một chỉ số rất quan trong đánh giá kếtquả học tập của các cựu sinh viên này đó là xếp loại tốt nghiệp

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 23

Biểu đồ 3: Xếp loại tốt nghiệp của cựu sinh viên (theo đơn vị lớp)

ĐH2KT cũng đã duy trì và phát huy cao hơn truyền thống của thế hệ đi trước, tỷ

lệ sinh viên khá, giỏi đã lên đến gần 70% tổng số sinh viên tốt nghiệp

Đến ĐH3KT 100% sinh viên tốt nghiệp đạt từ TB khá trở lên Mặc dù không cóxếp loại tốt nghiệp giỏi và xuất sắc nhưng không có sinh viên tốt nghiệp loại trung bìnhcũng là một thành tích đáng hoan nghênh

Qua ba biểu đồ trên, ta có thể thấy số lượng sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ởhai khóa 1, 2 nhiều hơn so với khóa 3, nhưng điều đó không chứng tỏ khóa 3 học khôngtốt bằng khóa 1 và 2 Nguyên nhân của vấn đề này là do quy chế xét xếp loại tốt nghiệpcủa trường có sự thay đổi Khóa 1 và 2 xét loại tốt nghiệp có tính thêm điểm rèn luyện,còn từ khóa 3 trở đi thì không, chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xếp loạitốt nghiệp của sinh viên khóa 3

Nhưng có một dấu hiệu rất đáng mừng, đó là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại trungbình ở hai khóa 2, 3 là 0%, một sự chuyển dịch mang ý nghĩa rất khả quan Để lý giảicho điều này có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm sự chuyển biến tích cực trong cách họctập và giảng dạy của sinh viên và giảng viên, được bổ trợ thêm nhiều công cụ, thiết bịhọc tập tiên tiến,…

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 24

3 Thiết kế nghiên cứu:

Quá trình nghiên cứu trải qua bốn giai đoạn như sau:

Sơ đồ : Các giai đoạn nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp: xem xét các thông tin về số lượng sinh viên,

tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp của các khóa 1,2 lưu trữ tại văn phòng khoa vàphòng đào tạo của trường

3.2 Nghiên cứu định tính – khám phá:

Đây là những bước chuẩn bị đầu tiên cho quá trình nghiên cứu Tuy chỉ là nhữngnghiên cứu sơ bộ ban đầu nhưng những thông tin do nghiên cứu này đem lại chính lànền tảng cơ sở cho tiến hành các nghiên cứu tiếp theo

Mục tiêu: từ những thông tin thu thập, tác giả có thể tiến hành thiết lập bản câu hỏi Chọn mẫu:

Phương pháp chọn mẫu được tiến hành qua một quy trình gồm 03 bước:

đối tượng khảo sát về khoá học (1, 2, 3) ,thời điểm tốt nghiệp (năm 2004,

2005, 2006)

mẫu

tiện sau khi đã thực hiện các phương pháp trên

Cụ thể trong nghiên cứu định tính – khám phá, tác giả đã chọn phỏng vấnmỗi khoá 02 cựu sinh viên, cân bằng giữa nam và nữ và 01 chuyên gia Tức tổng sốmẫu là 079

Phương pháp thu thập dữ liệu: Phỏng vấn chuyên sâu: trao đổi với một số cựu

sinh viên, chuyên gia về các vấn đề dự định nghiên cứu, các lĩnh vực chính cần xoáysâu,…

9 Xem tại phụ lục trang 51

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Nghiên cứu định tính – khám phá

Nghiên cứu định lượng– thử nghiệm

Nghiên cứu định lượng – chính thứcNghiên cứu các dữ liệu thứ cấp

Trang 25

Phương pháp phân tích dữ liệu: tổng hợp, sắp xếp các dữ liệu thu thập được theo

từng nhóm

Kết quả: Qua tham khảo ý kiến các cựu sinh viên, dựa trên dàn bài phỏng vấn sâu

mà tác giả đã xây dựng, các cựu sinh viên đều đi đến quan điểm thống nhất chỉ cầnnghiên cứu các nhóm vấn đề sau:

 Nhóm thông tin chung về việc làm cựu sinh viên: tỷ lệ có có việc làm, laođộng đúng ngành, trái ngành, thu nhập,…

 Nhóm xem xét các yếu tố tác động đến việc làm: như kết quả xếp loại, làmthêm, các kỹ năng,…

 Nhóm ý kiến đóng góp, kinh nghiệm: cho trường và các sinh viên đã và đangtheo học

3.3 Nghiên cứu định lượng - thử nghiệm:

Mục tiêu: Thông qua việc phát hành thử, tác giả thu thập các ý kiến đóng góp của

các đáp viên để hoàn chỉnh bản câu hỏi trước khi phát hành chính thức

Chọn mẫu: vẫn theo phương pháp chọn đã nêu trong nghiên cứu định tính – khám

phá Nhưng trong lần này để gia tăng tính phong phú và rộng rãi, tìm kiếm nhiều ý kiếnđóng góp nên tác giả đã tăng số mẫu cao hơn phần nghiên cứu trước 03 sinh viên, tức sốmẫu trong giai đoạn nghiên cứu này là 09 sinh viên

Sau khi đã thiết lập sơ bộ khung bản câu hỏi dựa trên nghiên cứu định tính – khámphá10, tác giả tiến hành phát hành thử đến 09 đối tượng nghiên cứu 11

Kết quả: Sau khi phát hành thử, đã thu được những ý kiến phản hồi rất hữu ích từ

phía các cựu sinh viên Cả 09 cựu sinh viên đều cho rằng cơ cấu câu hỏi tương đối ổn,nhưng cần sắp xếp theo một trình tự liên tục để tạo tính lôgic dễ trả lời, không nên sắptheo từng nhóm đã xác định trong nghiên cứu sơ bộ Bên cạnh đó cần điều chỉnh một sốcâu hỏi:

Câu hỏi chưa mang tính khái quát

Câu hỏi nguyên thủy Câu hỏi đã hiệu chỉnh

Hộ khẩu thường trú của anh chị:

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 26

Câu hỏi chưa mang tính cụ thể:

Câu hỏi nguyên thủy Câu hỏi đã hiệu chỉnh

Anh (chị) làm cho thành phần kinh tế

nào?

 Nhà nước

 Có vốn nước ngoài

 Ngoài hai thành phần trên

Anh (chị) làm cho thành phần kinh tếnào?

 Cơ quan/doanh nghiệp nhà nước

 Doanh nghiệp tư nhân, cổ phần,TNHH

 HTX

 Kinh tế hộ gia đình, cá thể

 Có vốn đầu tư nước ngoài

Thêm vào câu hỏi: Kỹ năng cần thiết cho sinh viên Kế toán?

3.4 Nghiên cứu định lượng – chính thức:

Mục tiêu: Đây là bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, tại đây các thông tin

được thu thập qua việc phát hành chính thức bản câu hỏi Các dữ liệu sau khi tổng hợp

sẽ được xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng để cho ra các kết quả mà mục tiêunghiên cứu đã đề ra

Phương pháp chọn mẫu và cơ cấu mẫu: trong nghiên cứu này, đề tài chỉ mang tính

khảo sát và được tiến hành trong thời gian rất ngắn nên nếu áp dụng phương pháp chọnmẫu xác suất sẽ rất phức tạp Thay vào đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫuphi xác suất với hình thức lấy mẫu phán đoán

Với lấy mẫu phán đoán, tác giả sẽ tìm hiểu kỹ tổng thể, chọn các thành phần theophán đoán của mình để tạo được một mẫu chuẩn thích đáng làm đại diện

Đối với cơ cấu mẫu, theo Lưu Đức Thanh Hải (2000): tổng thể bằng 200 thì cỡ mẫu

bằng 67 là đáng tin cậy, chiếm khoảng 33% tổng mẫu Vì vậy, trong tổng số 150 cựu

sinh viên đã tốt nghiệp, thì số mẫu cần thiết đáng tin cậy đạt từ 50 mẫu trở lên, số mẫuhiện có là 53 mẫu, lớn hơn số mẫu tối thiểu nên con số này đã đảm bảo được yếu tố tincậy cho nghiên cứu Phân bổ tương ứng với số lượng sinh viên tốt nghiệp của từngkhóa, cơ cấu cụ thể như sau:

Bảng 1: Cơ cấu mẫu cho từng khóa

Phương pháp thu thập dữ liệu:

Phát hành chính thức bản câu hỏi: bản câu hỏi gồm có 28 câu.(xem phụ lục).

Trong đó có:

- 6 câu giới thiệu chung về cá nhân đáp viên

- 3 câu về hoạt động làm thêm khi còn đang theo học tại trường

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 27

- 15 câu về nghề nghiệp, môi trường làm việc, thu nhập, thăng tiến,

- 4 câu về chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến đóng góp cho chương trình đào tạo củatrường

Các kỹ thuật thiết kế câu hỏi:

- 4 câu thuộc loại câu hỏi tự do trả lời (người trả lời có thể tự do trả lời theo ýmình tùy theo phạm vi tự do mà người phỏng vấn dành cho họ)

Vd: Theo anh (chị), những môn học nào mà sinh viên ngành kế toán cần trau dồi kỹ

để thuận lợi khi bước vào làm việc thực tế?

- 4 câu thuộc loại câu hỏi dạng kỹ thuật hoàn tất (người trả lời sẽ hoàn tất nhữngcâu còn dở dang và họ sẽ điền thêm vào bất kỳ nội dung gì mà họ chọn)

Vd: Địa chỉ thuận tiện nhất để liên hệ là: ……….

- 8 câu thuộc loại câu hỏi phân đôi (chỉ cho phép có hai khả năng trả lời)

Vd: Hộ khẩu thường trú của anh(chị) ở:

- 9 câu thuộc loại câu hỏi đành dấu tình huống theo danh sách (người trả lời sẽđánh dấu một hay nhiều loại câu trả lời đã được liệt kê ra)

Vd: Anh (chị) làm cho thành phần kinh tế nào?

 Cơ quan/doanh nghiệp nhà nước

 Doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, TNHH

 Hợp tác xã

 Kinh tế hộ gia đình, cá thể

 Có vốn đầu tư nước ngoài

- 5 câu thuộc loại câu hỏi bậc thang (người trả lời được cho một loạt các chọn lựadiễn tả ý kiến của họ)

Vd: Anh (chị) có hài lòng với công việc đang làm?

Bản câu hỏi đã được gởi cho các đáp viên qua ba con đường:

 Trực tiếp đưa cho đáp viên: đối với các đáp viên làm việc tại khu vực thành phốLong Xuyên, tác giả có thể liên hệ dễ dàng, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí đáng kể Sốmẫu gởi đi là 42 mẫu, thu về được 31 mẫu

 Qua các hộp thư điện tử của các đáp viên: đối với các đáp viên không làm việctại thành phố Long Xuyên và hộp thư điện tử vẫn còn sử dụng thường xuyên Số mẫugởi đi là 14 mẫu, thu về được 3 mẫu

 Bằng đường bưu điện gởi đến nhà riêng các đáp viên: đối với các đáp viênkhông làm việc tại thánh phố Long Xuyên và hộp thư điện tử đã không còn sử dụngđược hoặc không có thời gian lên mạng Số mẫu gởi theo hình thức này là 2 mẫu, thu vềđược cả 02 mẫu

Cuối cùng, đối với các đáp viên không thể đưa bằng ba hình thức trên thì chuyểnqua hình thức phỏng vấn qua điện thoại Điều này tuy tốn kém nhiều chi phí nhưng

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 28

nhanh chóng và để đảm bảo đủ số mẫu nghiên cứu Số mẫu phỏng vấn bằng phươngpháp này là 17 mẫu.

Phân tích dữ liệu: Sau khi các dữ liệu từ các đáp viên đã thu thập đầy đủ, sẽ

được phân loại, sắp xếp, xử lý qua phần mềm phân tích SPSS 13.0 và Microsoft Excel

Các dữ liệu được làm sạch và phân loại bằng các phần mềm chuyên dụngcho ra các kết quả đáp ứng từng mục tiêu nghiên cứu, kết quả chi tiết được phản ánh tạicác chương sau

4 Các loại thang đo được sử dụng trong phân tích dữ liệu:

 Thang đo biểu danh-nominal scale : (còn gọi là thang đo danh nghĩa hoặcthang đo phân loại) thang đo này các con số chỉ dùng để phân loại các đối tượng, chúngkhông mang ý nghĩa nào khác

Về thực chất thang đo biểu danh là sự phân loại và đặt tên cho các biểu hiện và

ấn định cho chúng một số tương ứng

Vd: Anh (chị) làm việc thuộc lĩnh vực nào?

1 Kế toán 2 Kiểm toán 3 Tài chính 4 Ngoài 3 lĩnh vực trên

 Thang đo thứ tự-ordinal scale : (còn gọi là thang đo thứ bậc) lúc này các con

số được sắp xếp theo một quy ước nào đó về thứ bậc hay sự hơn kém, nhưng ta khôngbiết được khoản cách giữa chúng

Vd: Anh (chị) có hài lòng với thu nhập anh (chị) đang nhận?

 Thang đo khoảng cách-interval scale : là một dạng đặc biệt của thang đo thứbậc vì nó cho biết khoảng cách cụ thể giữa các thứ bậc

Vd: Thu nhập bình quân hàng tháng của anh (chị): (bao gồm tất cả các

khoản thu)

5 Kết luận chương 3: Trên đây là các phương pháp nghiên cứu được chọn lọc cho phù

hợp với nghiên cứu, đảm bảo cho các mục tiêu nghiên cứu được giải quyết triệt để

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 29

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Giới thiệu: Đây là chương chính yếu nhất của đề tài, nó chuyển tải tất cả những đáp

án của mục tiêu nghiên cứu (mà trong chương 1 đã xác định), thông qua mô hình nghiên cứu (chương 2) và quá trình phân tích (chương 3) Đến chương này, người đọc

có thể có cái nhìn khái quát về tình trạng việc làm của cựu sinh viên.

2 Tình hình chung về nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán, trường ĐH

An Giang:

2.1 Tỷ lệ có việc làm

Là một tỉnh biên giới và là một trong những khu kinh tế trong điểm của đồngbằng sông Cửu Long, An Giang ngày càng trở thành địa điểm giao thương sôi động bậcnhất với sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp Cùng xu thế đó thì nhu cầu laođộng của An Giang cũng ngày càng trở nên nóng hơn, đặc biệt là nhu cầu về Kế toánviên, một vị trí không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào, cho dù nó có quy mô lớnhay nhỏ

Theo nghiên cứu của tác giả Vương Hoàng Phủ, trong các công ty ở An Giang

có sử dụng lao động tốt nghiệp Kinh tế thì 100 % đều có tuyển dụng cử nhân Kế toán

(trang 29 – Nghiên cứu: Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên

ngành Kinh doanh nông nghiệp – Khóa luận tốt nghiệp 2006, ĐH An Giang) Chính vì

vậy mà tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có việc làm là rất lớn, số liệu cụ thểđược thể hiện dưới bảng, biểu sau:

Biểu đồ 4: Tỷ lệ có việc làm/tổng mẫu nghiên cứu

CÓ VIỆC LÀM 94.3%

CHƯA CÓ VIỆC LÀM 5.7%

Hiện nay có được việc làm là không dễ dàng chút nào nhưng con số 94,3 % sinhviên tốt nghiệp ngành Kế toán có việc làm (cao hơn rất nhiều so với con số 70 % trungbình toàn quốc) đã thât sự gây ấn tượng Điều này có một ý nghĩa rất lớn đối với nhữngngười làm công tác giáo dục tại trường đại học An Giang nói chung và Khoa Kinh tế -QTKD nói riêng Những thế hệ đầu tiên tốt nghiệp tại trường đã có thể ứng dụng kiếnthức thực tế, kiếm ra đồng tiền nuôi sống bản thân, gia đình và giúp ích cho xã hội, và

số lượng cựu sinh viên Kế toán, ĐH An Giang làm được điều này là không nhỏ

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 30

Tỷ lệ thất nghiệp là 5,7 %, nhưng trong đó không phải là thất nghiệp hoàn toàn.Một số đang tập trung theo học lớp bồi dưỡng thi cao học để tìm kiếm một cơ hội làmviệc cao hơn, một số thuộc đối tượng thất nghiệp tạm thời, đang chờ câu trả lời từ phíanhà tuyển dụng và chỉ có thiểu số còn lại là chưa có ý định tìm kiếm việc làm.

Những con số trên là khái quát chung về tỷ lệ có việc làm, để có cái nhìn toàndiện hơn về vần đề này, tác giả xin cung cấp thêm một số thông tin sau:

2.1.1 Tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm phân theo giới tính:

Biểu 5: Tỷ lệ có việc làm phân theo giới tính

Nam

Có việc làm, 92.30%

Chưa có việc làm, 7.70%

Nữ

Có việc làm, 95.00%

Chưa có việc làm, 5.00%

Do đặc thù chuyên ngành Kế toán nên nữ giới theo học ngành này nhiều hơnnam và cũng có lẽ do đặc thù ngành này mà các Kế toán là các ứng viên nữ thườngđược ưa chuộng hơn so với nam giới, bằng chứng là số lượng cựu sinh viên Kế toán là

nữ có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với nam giới (nữ 5% và nam là 7.7%) Tác giả khôngđánh giá thấp khả năng làm việc của nam giới trong công tác Kế toán, bằng chứng là tỷ

lệ có việc làm của nam giới cũng xấp sỉ gần bằng nữ, nhưng công việc này đòi hỏi rấtnhiều kỹ năng về sự cẩn trọng, tỷ mỷ và đa số nữ giới đều có bản chất này

2.1.2 Tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm phân loại theo thời điểm tốt nghiệp:

Biểu 6:Tỷ lệ có việc làm phân theo thời điểm tốt nghiệp

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 31

này được tiến hành đối với các cựu sinh viên và cựu sinh viên khóa ba là những đốitượng vừa tốt nghiệp ra trường, công việc đòi hỏi phải có quá trình tìm kiếm Nhưngđây không phải là dấu hiệu đáng buồn vì con số thất nghiệp năm 2006 đa số thuộc vềnhững đối tượng đang theo học cao học và thất nghiệp tạm thời.

2.1.3 Lý do xin được việc của các cựu sinh viên:

Tại sao có người là xin được việc làm, thậm chí có một công việc rất tốt, và bêncạnh đó lại có nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường rồi nhưng đành ngậm ngùi ơ nhà phụgiúp gia đình vì không xin được việc Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho vấn đềnày:

Biểu 7: Những lý do giúp các sinh viên có việc làm

Quenbiết

Sứckhỏe

Ngoạihình

Kinhnghiêm

vé hợp lệ để chúng ta lọt qua vòng sơ tuyển hồ sơ

Bên cạnh ba lý do chủ yếu thì những cựu sinh viên có ngoại hình, sức khỏe vàmối quan hê rộng là những đối tượng dễ tìm kiếm việc làm nhất Điều này có thể gây ratâm lý mặc cảm cho các sinh viên không có đủ điều kiện này Nhưng tầm quan trọngcủa các lý do này chỉ được đánh giá bình thường, nó chỉ được ưu tiên ở một số ngànhnhất định Nhìn vào biểu đồ trên, thì ba yếu tố về học lực và kỹ năng vẫn là ưu tiên một

2.2 Tỷ lệ làm đúng ngành

Qua tham khảo ý kiến chuyên gia, những ngành nghề có thể xét là đúng và gầnđúng ngành Kế toán là Kế toán, Kiểm toán, tài chính (bảo hiểm, ngân hàng,…) Cònngoài ba lĩnh vực trên thì có thể xem là làm không đúng ngành nghề đào tạo

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 32

Biểu 8: Tỷ lệ làm đúng ngành nghề đào tạo

Đúng nghề, 86%

Sai nghề, 14%

Theo các phiếu điều tra thì tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành là 86%, chỉ có14% là phải làm những công việc khác như nhân viên giao dịch,…So với con số chỉ có30% làm đúng ngành nghề của cả nước thì 86 % thật sự là con số tốt Điều này, mộtphần nào đó cũng cho thấy nhu cầu về kế toán viên ở các doanh nghiệp tại An Giang rấtcao và đặc biệt là các doanh nghiệp đã có những chính sách nhân sự mang tính chiếnlược, tận dụng hợp lý chất xám cho lao động tỉnh nhà

2.2.1 Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành nghề phân theo giới tính:

Giữa các cựu sinh viên là nữ giới và nam giới quan niệm tầm quan trọng củaviệc làm việc đúng ngành nghề khác nhau như thế nào, bảng phân tích dưới đây khônghoàn toàn cho kết quả tuyệt đối nhưng nó đã đảm bảo tính tin cậy cho xu thế lựa chọnngành nghề của các cựu sinh viên được nghiên cứu:

Biểu 9: Tỷ lệ làm đúng ngành nghề phân loại theo giới tính

Nam

Đúng nghề, 100%

Sai nghề,

0%

Nữ

Đúng nghề, 81.60%

Sai nghề, 18.40%

Qua kết quả thu thập đã được xử lý, một thực tế cho thấy mức độ làm đúngngành của nam giới cao hơn so với nữ (nam 100%, nữ 81,6%), điều này chứng tỏ mức

độ đánh giá tầm quan trọng của việc làm đúng ngành của nam giới cao hơn, họ thiên vềlàm để ứng dụng những kiến thức đã học

Còn nữ giới, có thể đối với họ làm đúng ngành là tốt nhưng nếu không có điềukiện làm đúng ngành vẫn có thể làm những công việc khác, không ứng dụng hoàn toànnhưng vẫn có thể sử dụng một phần kiến thức đã học và quan trọng là đem lại thu nhậpđảm bảo cho cuộc sống

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 33

2.2.2 Tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành phân theo thời điểm tốt nghiệp

Biểu 10: Tỷ lệ làm đúng ngành nghề phân theo thời điểm tốt nghiệp

Đặc biệt năm 2006, năm mà theo khảo sát có số lượng cựu sinh viên công táctrong lĩnh vực Kế toán là cao nhất (năm 2004: 69%; năm 2005: 60% và năm 2006 là90,9%) Riêng kiểm toán thì chưa có cựu sinh viên nào làm trong lĩnh vực này, vì hiệnnay lĩnh vực này khá mới mẻ đối với An Giang, và cả trên toàn quốc, các cơ quan kiểmtoán là không nhiều Thêm vào đó, để công tác trong ngành này đòi hỏi phải có kinhnghiệm kế toán và vượt qua được kỳ thi kiểm toán do Bộ tài chính tổ chức Nhưng cóthể trong tương lai gần, con số sinh viên làm kiểm toán sẽ vượt ngưỡng “0”

2.3 Thu nhập

2.3.1 Thu nhập tổng thể nghiên cứu:

Biểu 11: Mức thu nhập hiện nay của các cựu sinh viên

từ 1 đến 3 triệu 82%

dưới 1 triệu 2%

trên 3 triệu 16%

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 34

Biểu đồ cho ta một cái nhìn thật ấn tượng về con số từ 1 đến 3 triệu ( chiếm 82%tổng số cựu sinh viên được khảo sát) Trung bình thu nhập bình quân hằng tháng củangười lao động Việt Nam là 0.95 triệu (GDP năm 2006 là 11,5 triệu đồng) nhưng cáccựu sinh viên chúng ta đã đạt cao hơn ngưỡng đó rất nhiều So với mức sống ở khu vựcđồng bằng sông Cửu Long thì mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu là hoàn toàn chấp nhậnđược Thậm chí có rất nhiều sinh viên đạt mức trên 3 triệu (16%).

2.3.2 Thu nhập phân theo giới tính:

Biểu 12: Thu nhập phân loại theo giới tính

Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập thấp hay cao, tùy theo năng lực, các cựusinh viên An Giang đã biết khai thác triệt để năng lực của mình để hưởng mức thu nhậptương xứng

2.3.3 Xếp loại thu nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp

Biểu 13: Thu nhập phân loại theo thời điểm tốt nghiệp

2004

2005

2006

dưới 1 triệu từ 1 đến 3 triệu Trên 3 triệu

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 35

Nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy một sự chênh lệch không lớn giữa các đốitượng vừa mới tốt nghiệp hay đã tốt ngiệp 2, 3 năm trước, do đó làm lâu năm chưa chắc

đã tỷ lệ thuận với thu nhập vì hiện nay đa số các doanh nghiệp đều trả lương theo nănglực, những nhân viên cũ hay mới thu nhận nếu họ làm tốt như nhau đều được trả mứclương ngang bằng, họ có hơn nhau chăng chính là mức độ kinh nghiệm tích lũy

Hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức tổ chức Thương mai thế giới(WTO), giá lao động chúng ta ngày càng được nâng cao, đặc biệt là lao động chất lượngcao, do đó xu thế thu nhập của các sinh viên ngày càng gia tăng sẽ là điều tất yếu

2.3.4 Đánh giá mức độ hài lòng của cựu sinh viên đối với mức thu nhập hiện tại:

Biểu 14: Mức độ hài lòng đối với thu nhập

về mức độ tương xứng giữa thu nhập và khối lượng công việc mà họ giao cho người laođộng đảm nhận

Thật sự đối với mỗi cá nhân là một suy nghĩ khác nhau, đối với người này mứcthu nhập vậy là ổn, nhưng đối với người kia như vậy là còn quá thấp, chính vì thế nhữngcon số này thiên về tính cảm nhận của mỗi người

Xem xét mức độ hài lòng đối với mức thu nhập hiện tại phân theo giới tính cho

ra một kết quả rất bất ngờ, đa số nam giới cảm thấy hài lòng với mức thu nhập hiện có,còn nữ giới thì lại ngược lại Điều này không phải vì mức thu nhập của giới nữ thấp hơnnam giới (vì theo kết quả khảo sát ở mục 4.1.3.2 thì thu nhập nữ giới không chênh lệchlắm so với nam giới), lại càng không thể do nữ giới phải làm việc nhiều hơn nam giới

Ngay từ phần trên, tác giả đã trình bày, đánh giá mức độ hài lòng là do cảm nhậncủa mỗi người Vì vậy, để lý giải cho điều này chỉ có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý Vai

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 36

trò của nữ giới trong gia đình là rất lớn, thường thì họ là những người có trọng trách giữtài chính của gia đình và trực tiếp chi tiêu cho các khoản chi phí sinh hoạt, mà chi phícho các khoản này không nhỏ Chính vì tốc độ giá cả cứ leo thang từng ngày, họ cảmthấy có sự bất an trong cuộc sống gia đình tương lai nên đã hình thành trong tâm lý nữgiới cảm giác chưa thoả mãn đối với mức thu nhập mà họ nhận được.

đô thị hóa ngày càng nhanh tại các miền nông thôn của khu vực Theo số liệu của Cụcthống kê An Giang năm 2005, tốc độ đô thị hoá năm 1990 là 18.5% nhưng đến năm

2005 con số đó đã là 27%, tăng trưởng không gian đô thị lên đến 3.450 ha.Một số địaphương trước đây chỉ là các xã nhưng nay được nâng lên thành các khu đô thị mới, cácsinh viên trước đây công tác tại các xã nhưng nay đã là các thị trấn sầm uất nên mới đẩy

tỷ lệ làm việc tại thành thì lên cao đến như vậy

2.5 Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà cựu sinh viên lựa chọn:

Biểu 16: Các loại hình doanh nghiệp sinh viên lựa chọn

Nhà nước, 54.00%

Tư nhân, cổ phần, TNHH, 44.00%

HTX, 0%

Có vốn đầu

tư nước ngoài, 0%

Hộ gia đình, 2.00%

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Trang 37

Hiện nay, đa số tại An Giang là các thành phần kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước;

tư nhân, cổ phần, TNHH, hộ gia đình và các hợp tác xã,…Còn đối với các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài thì rất ít Chính vì thế, số lượng cựu sinh viên làm việc chủyếu trong các doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần, tư nhân và TNHH Riêng con số làmtrong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước chiếm đến 54% Chính những chính sáchnhân sự có nhiều ưu đãi như chế độ BHXH, BHYT, phụ cấp, lương hưu, ưu đãi việclàm cho con cháu trong ngành… đã là những cục nam châm rất lớn tạo lực hút mạnhgiới tri thức trẻ đến với xu thế lựa chọn truyền thống này, vì như thế họ có nhiều đảmbảo cho cuộc sống về sau

Một đặc trưng của An Giang là có rất nhiều các hợp tác xã, nhưng đa số là cáchợp tác xã đã được hình thành lâu năm đã có sẵn kế toán viên, hoặc đối với các hợp tác

xã nhỏ, thường do chính các thành viên trong ban chủ nhiệm HTX làm kế toán nên nhưcầu tuyển dụng thường rất ít, chính vì thế con số khảo sát các cựu sinh viên Kế toán làmtại các HTX chưa tìm thấy

Biểu 17: Tỷ lệ công tác trong mỗi thành phần kinh tế phân theo giới tính

Có vốn đầu tư nước ngoài

Nữ Nam

Phân nửa số nam giới được khảo sát đều lựa chọn công tác trong các doanhnghiệp tư nhân, cổ phần và TNHH, còn đa số nữ giới lại chọn lựa doanh nghiệp Nhànước Thật sự, đứng ở góc độ công tác tại doanh nghiệp nào thì mức độ rủi ro cũng đều

có, doanh nghiệp nào cũng phải đứng trước sự cạnh tranh, luôn có cơ hội phát triển vàcũng tiềm ẩn nguy cơ phá sản, tương ứng với nó thì người lao động cũng chịu những kếtquả và hậu quả tương tự Nhưng công bằng có thể nói mức độ rủi ro khi công tác tại cácdoanh nghiệp tư nhân, cổ phần hay TNHH cao hơn so với việc công tác tại doanhnghiệp Nhà nước, vì vốn dĩ các doanh nghiệp nhà nước đa số là đã được thành lập từ lâuđời, và quá trình kinh doanh cũng đã đảm bảo một bề dày kinh nghiệm Với bản tínhcủa đa số nam giới thích thử thách, mạo hiểm và sự lựa chọn nghề nghiệp của họ cũng

có thể do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý này

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

Ngày đăng: 21/11/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

7.Mô hình nghiên cứu: -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
7. Mô hình nghiên cứu: (Trang 22)
Hình 1: Mô hình nghiên cứu -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Hình 1 Mô hình nghiên cứu (Trang 22)
2.1.2. Tình hình tốt nghiệp: -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
2.1.2. Tình hình tốt nghiệp: (Trang 24)
Sơ đồ : Các giai đoạn nghiên cứu -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
c giai đoạn nghiên cứu (Trang 27)
Bảng 1: Cơ cấu mẫu cho từng khóa -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 1 Cơ cấu mẫu cho từng khóa (Trang 29)
Bảng 1: Cơ cấu mẫu cho từng khóa -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 1 Cơ cấu mẫu cho từng khóa (Trang 29)
2.Tình hình chung về nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán, trường ĐH An Giang: -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
2. Tình hình chung về nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán, trường ĐH An Giang: (Trang 32)
Bên cạnh ba lý do chủ yếu thì những cựu sinh viên có ngoại hình, sức khỏe và mối quan hê rộng là những đối tượng dễ tìm kiếm việc làm nhất -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
n cạnh ba lý do chủ yếu thì những cựu sinh viên có ngoại hình, sức khỏe và mối quan hê rộng là những đối tượng dễ tìm kiếm việc làm nhất (Trang 34)
Biểu 16: Các loại hình doanh nghiệp sinh viên lựa chọn -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
i ểu 16: Các loại hình doanh nghiệp sinh viên lựa chọn (Trang 40)
2.5.Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà cựu sinh viên lựa chọn: -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
2.5. Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà cựu sinh viên lựa chọn: (Trang 40)
Bảng 1: Tổng hợp tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm, thất nghiệp trên tổng mẫu nghiên cứu -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 1 Tổng hợp tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm, thất nghiệp trên tổng mẫu nghiên cứu (Trang 63)
Bảng 1: Tổng hợp tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm, thất nghiệp trên tổng mẫu nghiên  cứu -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 1 Tổng hợp tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm, thất nghiệp trên tổng mẫu nghiên cứu (Trang 63)
Bảng 4: Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành phân theo giới tính -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 4 Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành phân theo giới tính (Trang 64)
Bảng 4: Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành phân theo giới tính -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 4 Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành phân theo giới tính (Trang 64)
Bảng 5:Tỷ lệ làm đúng ngành phân theo thời điểm tốt nghiệp -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 5 Tỷ lệ làm đúng ngành phân theo thời điểm tốt nghiệp (Trang 64)
Bảng 8: Xếp loại thu nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 8 Xếp loại thu nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp (Trang 65)
Bảng 8: Xếp loại thu nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 8 Xếp loại thu nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp (Trang 65)
Bảng 9: Xếp loại mức độ hài lòng đối với thu nhập -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 9 Xếp loại mức độ hài lòng đối với thu nhập (Trang 66)
Bảng 10: Địa bàn công tác -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 10 Địa bàn công tác (Trang 66)
Bảng 11: Các loại hình doanh nghiệp mà cựu sinh viên đang công tác -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 11 Các loại hình doanh nghiệp mà cựu sinh viên đang công tác (Trang 66)
Bảng 10: Địa bàn công tác -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 10 Địa bàn công tác (Trang 66)
Bảng 13: Khả năng hòa nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 13 Khả năng hòa nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp (Trang 67)
Bảng 14: Mức độ ổn định công việc -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 14 Mức độ ổn định công việc (Trang 67)
Bảng 13: Khả năng hòa nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 13 Khả năng hòa nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp (Trang 67)
Bảng 16: Mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 16 Mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại (Trang 68)
Bảng 16: Mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 16 Mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại (Trang 68)
Bảng 21:Tỷ lệ đi làm thêm của cựu sinh viên -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 21 Tỷ lệ đi làm thêm của cựu sinh viên (Trang 69)
Bảng 21:Tỷ lệ đi làm thêm của cựu sinh viên -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 21 Tỷ lệ đi làm thêm của cựu sinh viên (Trang 69)
Bảng 20:Thu nhập theo xếp loại tốt nghiệp -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 20 Thu nhập theo xếp loại tốt nghiệp (Trang 69)
Bảng 22: Mức độ phù hợp của việc làm thêm và chuyên ngành đào tạo -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 22 Mức độ phù hợp của việc làm thêm và chuyên ngành đào tạo (Trang 69)
Bảng 24:Mối quan hệ làm thêm và hòa nhập -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 24 Mối quan hệ làm thêm và hòa nhập (Trang 70)
Bảng 25: Làm thêm và chức vụ -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 25 Làm thêm và chức vụ (Trang 70)
Bảng 24:Mối quan hệ làm thêm và hòa nhập -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 24 Mối quan hệ làm thêm và hòa nhập (Trang 70)
Bảng 28: Đánh giá mức độ ứng dụng của các kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc (theo nghề nghiệp hiện tại của các cựu sinh viên) -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 28 Đánh giá mức độ ứng dụng của các kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc (theo nghề nghiệp hiện tại của các cựu sinh viên) (Trang 71)
Bảng 29: Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 29 Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên (Trang 71)
Bảng 28: Đánh giá mức độ ứng dụng của các kiến thức được học tại trường vào   thực tế công việc (theo nghề nghiệp hiện tại của các cựu sinh viên) -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
Bảng 28 Đánh giá mức độ ứng dụng của các kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc (theo nghề nghiệp hiện tại của các cựu sinh viên) (Trang 71)
BẢNG CÂU HỎI -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
BẢNG CÂU HỎI (Trang 72)
BẢNG CÂU HỎI -  Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang
BẢNG CÂU HỎI (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w