Mức độ hài lòng đối với thu nhập

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang (Trang 38 - 39)

58.30% 15.80% 26% 33.30% 60.50% 54% 8.40% 23.70% 20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nam Nữ Mặt bằng chung

Hài lòng Tạm được Chưa hài lòng

26 % hài lòng với thu nhập hiện có, 54 % cảm thấy tạm được và còn lại 20 % cảm thấy chưa hài lòng. Đa số các cựu sinh viên đều cảm thấy chưa thoả mãn về vấn đề thu nhập. Khi mà hiện nay gia cả sinh hoạt ngày càng leo thang theo cấp số nhân nhưng với mức thu nhập chỉ tăng theo cấp số cộng thì mức độ thoả mãn không cao cũng là điều dễ hiểu. Mặt khác nguyên nhân của vấn đề này còn do thu nhập không tỷ lệ thuận với khối lượng công việc họ phải đảm trách. Con số hơn 1/3 số cựu sinh viên khảo sát chưa hài

lòng hoặc thấy tạm được đối với thu nhập mặc dù theo khảo sát thu nhập hiện tại của các cựu sinh viên cũng không phải là quá thấp, điều này không phải họ quá tự mãn với năng lực của họ, mà chí muốn các nhà sử dung lao động có cái nhìn sâu sát hơn về mức độ tương xứng giữa thu nhập và khối lượng công việc mà họ giao cho người lao động đảm nhận.

Thật sự đối với mỗi cá nhân là một suy nghĩ khác nhau, đối với người này mức thu nhập vậy là ổn, nhưng đối với người kia như vậy là còn quá thấp, chính vì thế những con số này thiên về tính cảm nhận của mỗi người.

Xem xét mức độ hài lòng đối với mức thu nhập hiện tại phân theo giới tính cho ra một kết quả rất bất ngờ, đa số nam giới cảm thấy hài lòng với mức thu nhập hiện có, còn nữ giới thì lại ngược lại. Điều này không phải vì mức thu nhập của giới nữ thấp hơn nam giới (vì theo kết quả khảo sát ở mục 4.1.3.2 thì thu nhập nữ giới không chênh lệch lắm so với nam giới), lại càng không thể do nữ giới phải làm việc nhiều hơn nam giới.

Ngay từ phần trên, tác giả đã trình bày, đánh giá mức độ hài lòng là do cảm nhận của mỗi người. Vì vậy, để lý giải cho điều này chỉ có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý. Vai trò của nữ giới trong gia đình là rất lớn, thường thì họ là những người có trọng trách giữ tài chính của gia đình và trực tiếp chi tiêu cho các khoản chi phí sinh hoạt, mà chi phí cho các khoản này không nhỏ. Chính vì tốc độ giá cả cứ leo thang từng ngày, họ cảm thấy có sự bất an trong cuộc sống gia đình tương lai nên đã hình thành trong tâm lý nữ giới cảm giác chưa thoả mãn đối với mức thu nhập mà họ nhận được.

2.4.Địa bàn công tác:

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang (Trang 38 - 39)