Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang (Trang 27)

Quá trình nghiên cứu trải qua bốn giai đoạn như sau:

Sơ đồ : Các giai đoạn nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp: xem xét các thông tin về số lượng sinh viên, tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp của các khóa 1,2 lưu trữ tại văn phòng khoa và lệ tốt nghiệp, tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp của các khóa 1,2 lưu trữ tại văn phòng khoa và phòng đào tạo của trường.

3.2. Nghiên cứu định tính – khám phá:

Đây là những bước chuẩn bị đầu tiên cho quá trình nghiên cứu. Tuy chỉ là những nghiên cứu sơ bộ ban đầu nhưng những thông tin do nghiên cứu này đem lại chính là nền tảng cơ sở cho tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.

Mục tiêu: từ những thông tin thu thập, tác giả có thể tiến hành thiết lập bản câu hỏi

Chọn mẫu:

Phương pháp chọn mẫu được tiến hành qua một quy trình gồm 03 bước:

 Chọn mẫu phân tầng: tiến hành phân tầng các đối tượng khảo sát về khoá học (1, 2, 3) ,thời điểm tốt nghiệp (năm 2004, 2005, 2006).

 Kiểm tra tỷ lệ: cân đối tỷ lệ nam, nữ giữa các mẫu.

 Cuối cùng là phương pháp chọn mẫu thuận tiện sau khi đã thực hiện các phương pháp trên

Cụ thể trong nghiên cứu định tính – khám phá, tác giả đã chọn phỏng vấn mỗi khoá 02 cựu sinh viên, cân bằng giữa nam và nữ và 01 chuyên gia. Tức tổng số mẫu là 079.

9 Xem tại phụ lục trang 51

SVTH: Mai Thị Như Quỳnh Trang xxi

Nghiên cứu định tính – khám phá

Nghiên cứu định lượng– thử nghiệm

Nghiên cứu định lượng – chính thức Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu:Phỏng vấn chuyên sâu: trao đổi với một số cựu sinh viên, chuyên gia về các vấn đề dự định nghiên cứu, các lĩnh vực chính cần xoáy sâu,…

Phương pháp phân tích dữ liệu: tổng hợp, sắp xếp các dữ liệu thu thập được theo từng nhóm.

Kết quả: Qua tham khảo ý kiến các cựu sinh viên, dựa trên dàn bài phỏng vấn sâu mà tác giả đã xây dựng, các cựu sinh viên đều đi đến quan điểm thống nhất chỉ cần nghiên cứu các nhóm vấn đề sau:

 Nhóm thông tin chung về việc làm cựu sinh viên: tỷ lệ có có việc làm, lao động đúng ngành, trái ngành, thu nhập,….

 Nhóm xem xét các yếu tố tác động đến việc làm: như kết quả xếp loại, làm thêm, các kỹ năng,….

 Nhóm ý kiến đóng góp, kinh nghiệm: cho trường và các sinh viên đã và đang theo học.

3.3. Nghiên cứu định lượng - thử nghiệm:

Mục tiêu: Thông qua việc phát hành thử, tác giả thu thập các ý kiến đóng góp của các đáp viên để hoàn chỉnh bản câu hỏi trước khi phát hành chính thức.

Chọn mẫu: vẫn theo phương pháp chọn đã nêu trong nghiên cứu định tính – khám phá. Nhưng trong lần này để gia tăng tính phong phú và rộng rãi, tìm kiếm nhiều ý kiến đóng góp nên tác giả đã tăng số mẫu cao hơn phần nghiên cứu trước 03 sinh viên, tức số mẫu trong giai đoạn nghiên cứu này là 09 sinh viên.

Sau khi đã thiết lập sơ bộ khung bản câu hỏi dựa trên nghiên cứu định tính – khám phá10, tác giả tiến hành phát hành thử đến 09 đối tượng nghiên cứu 11.

Kết quả: Sau khi phát hành thử, đã thu được những ý kiến phản hồi rất hữu ích từ phía các cựu sinh viên. Cả 09 cựu sinh viên đều cho rằng cơ cấu câu hỏi tương đối ổn, nhưng cần sắp xếp theo một trình tự liên tục để tạo tính lôgic dễ trả lời, không nên sắp theo từng nhóm đã xác định trong nghiên cứu sơ bộ. Bên cạnh đó cần điều chỉnh một số câu hỏi:

Câu hỏi chưa mang tính khái quát

Câu hỏi nguyên thủy Câu hỏi đã hiệu chỉnh

Hộ khẩu thường trú của anh chị: ………

Hộ khẩu thường trú của anh chị ở: Thành thị Nông thôn

10 Xem phụ lục trang 51

Câu hỏi chưa mang tính cụ thể:

Câu hỏi nguyên thủy Câu hỏi đã hiệu chỉnh

Anh (chị) làm cho thành phần kinh tế nào?

Nhà nước

Có vốn nước ngoài Ngoài hai thành phần trên

Anh (chị) làm cho thành phần kinh tế nào?

Cơ quan/doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, TNHH.

HTX

Kinh tế hộ gia đình, cá thể. Có vốn đầu tư nước ngoài.

Thêm vào câu hỏi:Kỹ năng cần thiết cho sinh viên Kế toán?

3.4. Nghiên cứu định lượng – chính thức:

Mục tiêu: Đây là bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, tại đây các thông tin đượcthu thập qua việc phát hành chính thức bản câu hỏi. Các dữ liệu sau khi tổng hợp sẽ được xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng để cho ra các kết quả mà mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Phương pháp chọn mẫu và cơ cấu mẫu: trong nghiên cứu này, đề tài chỉ mang tính khảo sát và được tiến hành trong thời gian rất ngắn nên nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu xác suất sẽ rất phức tạp. Thay vào đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức lấy mẫu phán đoán.

Với lấy mẫu phán đoán, tác giả sẽ tìm hiểu kỹ tổng thể, chọn các thành phần theo phán đoán của mình để tạo được một mẫu chuẩn thích đáng làm đại diện.

Đối với cơ cấu mẫu, theo Lưu Đức Thanh Hải (2000): tổng thể bằng 200 thì cỡ mẫu bằng 67 là đáng tin cậy, chiếm khoảng 33% tổng mẫu. Vì vậy, trong tổng số 150 cựu sinh viên đã tốt nghiệp, thì số mẫu cần thiết đáng tin cậy đạt từ 50 mẫu trở lên, số mẫu hiện có là 53 mẫu, lớn hơn số mẫu tối thiểu nên con số này đã đảm bảo được yếu tố tin cậy cho nghiên cứu. Phân bổ tương ứng với số lượng sinh viên tốt nghiệp của từng khóa, cơ cấu cụ thể như sau:

Bảng 1: Cơ cấu mẫu cho từng khóa

ĐH1KT ĐH2KT ĐH3KT

Số mẫu tối thiểu 29 10 11

Phương pháp thu thập dữ liệu:

Phát hành chính thức bản câu hỏi: bản câu hỏi gồm có 28 câu.(xem phụ lục). Trong đó có:

- 6 câu giới thiệu chung về cá nhân đáp viên.

- 3 câu về hoạt động làm thêm khi còn đang theo học tại trường. - 15 câu về nghề nghiệp, môi trường làm việc, thu nhập, thăng tiến,..

- 4 câu về chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến đóng góp cho chương trình đào tạo của trường.

Các kỹ thuật thiết kế câu hỏi:

- 4 câu thuộc loại câu hỏi tự do trả lời (người trả lời có thể tự do trả lời theo ý mình tùy theo phạm vi tự do mà người phỏng vấn dành cho họ)

Vd: Theo anh (chị), những môn học nào mà sinh viên ngành kế toán cần trau dồi kỹ để thuận lợi khi bước vào làm việc thực tế?

- 4 câu thuộc loại câu hỏi dạng kỹ thuật hoàn tất (người trả lời sẽ hoàn tất những câu còn dở dang và họ sẽ điền thêm vào bất kỳ nội dung gì mà họ chọn).

Vd: Địa chỉ thuận tiện nhất để liên hệ là: ……….

- 8 câu thuộc loại câu hỏi phân đôi (chỉ cho phép có hai khả năng trả lời)

Vd: Hộ khẩu thường trú của anh(chị) ở: Thành thị Nông thôn

- 9 câu thuộc loại câu hỏi đành dấu tình huống theo danh sách (người trả lời sẽ đánh dấu một hay nhiều loại câu trả lời đã được liệt kê ra)

Vd: Anh (chị) làm cho thành phần kinh tế nào? Cơ quan/doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, TNHH Hợp tác xã

Kinh tế hộ gia đình, cá thể Có vốn đầu tư nước ngoài

- 5 câu thuộc loại câu hỏi bậc thang (người trả lời được cho một loạt các chọn lựa diễn tả ý kiến của họ)

Vd: Anh (chị) có hài lòng với công việc đang làm?

Hài lòng Tạm được Chưahài lòng

Bản câu hỏi đã được gởi cho các đáp viên qua ba con đường:

 Trực tiếp đưa cho đáp viên: đối với các đáp viên làm việc tại khu vực thành phố Long Xuyên, tác giả có thể liên hệ dễ dàng, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Số mẫu gởi đi là 42 mẫu, thu về được 31 mẫu.

 Qua các hộp thư điện tử của các đáp viên: đối với các đáp viên không làm việc tại thành phố Long Xuyên và hộp thư điện tử vẫn còn sử dụng thường xuyên. Số mẫu gởi đi là 14 mẫu, thu về được 3 mẫu.

 Bằng đường bưu điện gởi đến nhà riêng các đáp viên: đối với các đáp viên không làm việc tại thánh phố Long Xuyên và hộp thư điện tử đã không còn sử dụng được

hoặc không có thời gian lên mạng. Số mẫu gởi theo hình thức này là 2 mẫu, thu về được cả 02 mẫu.

Cuối cùng, đối với các đáp viên không thể đưa bằng ba hình thức trên thì chuyển qua hình thức phỏng vấn qua điện thoại. Điều này tuy tốn kém nhiều chi phí nhưng nhanh chóng và để đảm bảo đủ số mẫu nghiên cứu. Số mẫu phỏng vấn bằng phương pháp này là 17 mẫu.

Phân tích dữ liệu: Sau khi các dữ liệu từ các đáp viên đã thu thập đầy đủ, sẽ được phân loại, sắp xếp, xử lý qua phần mềm phân tích SPSS 13.0 và Microsoft Excel.

Các dữ liệu được làm sạch và phân loại bằng các phần mềm chuyên dụng cho ra các kết quả đáp ứng từng mục tiêu nghiên cứu, kết quả chi tiết được phản ánh tại các chương sau.

4. Các loại thang đo được sử dụng trong phân tích dữ liệu:

 Thang đo biểu danh-nominal scale : (còn gọi là thang đo danh nghĩa hoặc thang đo phân loại) thang đo này các con số chỉ dùng để phân loại các đối tượng, chúng không mang ý nghĩa nào khác.

Về thực chất thang đo biểu danh là sự phân loại và đặt tên cho các biểu hiện và ấn định cho chúng một số tương ứng.

Vd: Anh (chị) làm việc thuộc lĩnh vực nào?

1 Kế toán 2 Kiểm toán 3 Tài chính 4 Ngoài 3 lĩnh vực trên

 Thang đo thứ tự-ordinal scale : (còn gọi là thang đo thứ bậc) lúc này các con số được sắp xếp theo một quy ước nào đó về thứ bậc hay sự hơn kém, nhưng ta không biết được khoản cách giữa chúng

Vd: Anh (chị) có hài lòng với thu nhập anh (chị) đang nhận?

1 Hài lờng 2 Tạm được 3 Chưa hài lòng

 Thang đo khoảng cách-interval scale : là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết khoảng cách cụ thể giữa các thứ bậc

Vd: Thu nhập bình quân hàng tháng của anh (chị): (bao gồm tất cả các khoản thu)

1 Dưới 1 triệu 2 Từ 1-3 triệu 3 Trên 3 triệu

5. Kết luận chương 3: Trên đây là các phương pháp nghiên cứu được chọn lọc cho phù hợp với nghiên cứu, đảm bảo cho các mục tiêu nghiên cứu được giải quyết triệt để.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Giới thiệu: Đây là chương chính yếu nhất của đề tài, nó chuyển tải tất cả những đáp án của mục tiêu nghiên cứu (mà trong chương 1 đã xác định), thông qua mô hình nghiên cứu (chương 2) và quá trình phân tích (chương 3). Đến chương này, người đọc có thể có cái nhìn khái quát về tình trạng việc làm của cựu sinh viên.

2. Tình hình chung về nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán, trường ĐH An Giang:

2.1. Tỷ lệ có việc làm

Là một tỉnh biên giới và là một trong những khu kinh tế trong điểm của đồng bằng sông Cửu Long, An Giang ngày càng trở thành địa điểm giao thương sôi động bậc nhất với sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp. Cùng xu thế đó thì nhu cầu lao động của An Giang cũng ngày càng trở nên nóng hơn, đặc biệt là nhu cầu về Kế toán viên, một vị trí không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào, cho dù nó có quy mô lớn hay nhỏ.

Theo nghiên cứu của tác giả Vương Hoàng Phủ, trong các công ty ở An Giang có sử dụng lao động tốt nghiệp Kinh tế thì 100 % đều có tuyển dụng cử nhân Kế toán (trang 29 – Nghiên cứu: Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp – Khóa luận tốt nghiệp 2006, ĐH An Giang). Chính vì vậy mà tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có việc làm là rất lớn, số liệu cụ thể được thể hiện dưới bảng, biểu sau:

Biểu đồ 4: Tỷ lệ có việc làm/tổng mẫu nghiên cứu

CÓ VIỆC LÀM 94.3% CHƯA CÓ VIỆC LÀM 5.7%

Hiện nay có được việc làm là không dễ dàng chút nào nhưng con số 94,3 % sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có việc làm (cao hơn rất nhiều so với con số 70 % trung bình toàn quốc) đã thât sự gây ấn tượng. Điều này có một ý nghĩa rất lớn đối với những người làm công tác giáo dục tại trường đại học An Giang nói chung và Khoa Kinh tế - QTKD nói riêng. Những thế hệ đầu tiên tốt nghiệp tại trường đã có thể ứng dụng kiến

thức thực tế, kiếm ra đồng tiền nuôi sống bản thân, gia đình và giúp ích cho xã hội, và số lượng cựu sinh viên Kế toán, ĐH An Giang làm được điều này là không nhỏ.

Tỷ lệ thất nghiệp là 5,7 %, nhưng trong đó không phải là thất nghiệp hoàn toàn. Một số đang tập trung theo học lớp bồi dưỡng thi cao học để tìm kiếm một cơ hội làm việc cao hơn, một số thuộc đối tượng thất nghiệp tạm thời, đang chờ câu trả lời từ phía nhà tuyển dụng và chỉ có thiểu số còn lại là chưa có ý định tìm kiếm việc làm.

Những con số trên là khái quát chung về tỷ lệ có việc làm, để có cái nhìn toàn diện hơn về vần đề này, tác giả xin cung cấp thêm một số thông tin sau:

2.1.1. Tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm phân theo giới tính:

Biểu 5: Tỷ lệ có việc làm phân theo giới tính

Nam Có việc làm, 92.30% Chưa có việc làm, 7.70% Nữ Có việc làm, 95.00% Chưa có việc làm, 5.00%

Do đặc thù chuyên ngành Kế toán nên nữ giới theo học ngành này nhiều hơn nam và cũng có lẽ do đặc thù ngành này mà các Kế toán là các ứng viên nữ thường được ưa chuộng hơn so với nam giới, bằng chứng là số lượng cựu sinh viên Kế toán là nữ có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với nam giới (nữ 5% và nam là 7.7%). Tác giả không đánh giá thấp khả năng làm việc của nam giới trong công tác Kế toán, bằng chứng là tỷ lệ có việc làm của nam giới cũng xấp sỉ gần bằng nữ, nhưng công việc này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng về sự cẩn trọng, tỷ mỷ và đa số nữ giới đều có bản chất này.

2.1.2. Tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm phân loại theo thời điểm tốt nghiệp:

Biểu 6:Tỷ lệ có việc làm phân theo thời điểm tốt nghiệp

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2004 2005 2006

Chưa có việc làm Có việc làm

Nhìn vào biểu đồ, cột tỷ lệ năm 2006 có lẽ gây sự chú ý nhất vì con số thất nghiệp cao nhất so với hai năm trước đó, điều này cũng thật sự dễ hiểu, vì nghiên cứu này được tiến hành đối với các cựu sinh viên và cựu sinh viên khóa ba là những đối tượng vừa tốt nghiệp ra trường, công việc đòi hỏi phải có quá trình tìm kiếm. Nhưng đây không phải là dấu hiệu đáng buồn vì con số thất nghiệp năm 2006 đa số thuộc về những đối tượng đang theo học cao học và thất nghiệp tạm thời.

2.1.3. Lý do xin được việc của các cựu sinh viên:

Tại sao có người là xin được việc làm, thậm chí có một công việc rất tốt, và bên cạnh đó lại có nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường rồi nhưng đành ngậm ngùi ơ nhà phụ giúp gia đình vì không xin được việc. Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho vấn đề này:

Biểu 7: Những lý do giúp các sinh viên có việc làm

92.45% 73.58% 62.26% 22.64% 20.75% 16.98% 5.66% 3.77% Học lực Trình độ tin học Trình độ ngoại ngữ Quen biết Sức khỏe Ngoại hình Kinh nghiêm Khác S ố lư ợ t ch ọ n l ự a

Qua ý kiến thăm dò; học lực chuyên môn, kỹ năng thành thạo anh văn, tin học là

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w