Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang (Trang 59 - 62)

6. Kinh nghiệm, ý kiến đóng góp của cựu sinh viên cho công tác đào tạo

2.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm

2.2.1. Kết quả xếp loại tốt nghiệp:

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thành công trong nghề nghiệp của sinh viên sau ra trường đó chính là kết quả xếp loại tốt nghiệp. Theo khảo sát, kết quả tốt nghiệp mà sinh viên đạt được có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với việc tìm kiếm việc làm và mức độ thăng tiến: các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi là đối tượng đang nắm giữ các chức vụ quan trọng hơn so với các sinh viên khác và cũng không có người nào bị thất nghiệp. Mức độ thất nghiệp tăng dần ở các sinh viên có kết quả xếp loại kém hơn (5.9% khá và 7.1% TB khá thất nghiệp) nhưng các sinh viên này lại là những đối tượng làm đúng ngành nhiều nhất (giỏi: chỉ có 60%, khá: 68.8%, TB khá:lên đến 84.6%).

Nghiên cứu cũng cho thấy kết quả xếp loại tốt nghiệp không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập, bằng chứng là những người có thu nhập cao hơn là những người tốt nghiệp loại khá và TB khá chứ không phải loại giỏi (100% giỏi có thu nhập từ 1 đến 3 triệu nhưng khá, TB khá lại có một số lượng đáng kể có thu nhập trên 3 triệu (khá:18.8%, TB khá 15.4%)

2.2.2. Làm thêm:

Các yếu tố khác nữa đó chính là các kỹ năng, mà thường thì có một hoạt động giúp rèn luyện các kỹ năng đó chính là làm thêm. Thuật ngữ này không còn xa lạ đối với các thế hệ trẻ ngày nay, không chỉ có các sinh viên đại học mà đến cả các em học sinh phổ thông cũng đã tham gia làm thêm để rèn luyện tính tự lập của mình. Trong đề tài này, tác giả cũng đã đưa yếu tố này vào để xem xét sự ảnh hưởng của nó đến thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên.

Theo đó thì những người đã từng đi làm thêm là những người ít bị thất nghiệp nhất (tỷ lệ thất nghiệp ở những người có đi làm thêm là 3.6%, còn không đi làm thêm là 8%), làm đúng nghề nhiều hơn (có làm thêm:92.6%, không làm thêm:78.3%), có mức thu

nhập cao hơn so với đối tượng không đi làm thêm (điển hình 22.2% đã từng đi làm thêm có thu nhập trên 3 triệu, trong khi đó tỷ lệ này trong những người không đi làm thêm chỉ có 8.7%).

Qua nghiên cứu, chính nhờ làm thêm đã rèn luyện các kỹ năng về sự tự tin, sáng tạo, năng động,….giúp cho các cựu sinh viên đã từng đi làm thêm khả năng hòa nhập công việc rất nhanh, thời gian chờ việc ít hơn so với các sinh viên không đi làm thêm. Bên cạnh đó, nhờ các kỹ năng có sẵn, họ thành công và thăng tiến rất nhanh trong nghề nghiệp của mình.

2.2.3. Năm tốt nghiệp:

Thời điểm tốt nghiệp chỉ có mức độ ảnh hưởng tương đối đến khả năng tìm kiếm việc làm của các cựu sinh viên, chứ không theo chiều hướng thuận. Vì theo kết quả khảo sát, tỷ lệ thất nghiệp đối với các đối tượng vừa tốt nghiệp năm 2006 là cao hơn so với các khóa tốt nghiệp trước đó (2006: 15.4%, 2005: chưa tìm thấy, 2004: 3.3% ) nhưng chúng ta cũng thấy có một số ít thất nghiệp rơi vào các sinh viên tốt nghiệp năm 2004. Nhưng có một điều đặc biệt, các sinh viên vừa tốt nghiệp năm 2006 là những đối tượng làm đúng nghề nhiều nhất (90.9%), năm 2005: 60% và năm 2004 là 69%. Chức vụ và thu nhập cũng không bị chi phối nhiều bởi thời điểm tốt nghiệp vì các sinh viên giữ chức vụ quản lý lại rơi nhiều ở thời điểm tốt nghiệp năm 2005 (20%) trong khi đó năm 2004 chỉ có 3.4% và các sinh viên làm có thâm niên chưa chắc hẳn có thu nhập cao hơn sinh viên vừa tốt nghiệp (thu nhập trên 3 triệu, 2006: 18.2%, 2005: 10%, 2004: 17.2%).

2.2.4. Giới tính:

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thì có lẽ giới tính là yếu tố đặc biệt nhất vì đây là yếu tố “bất di bất dịch” nhưng thực tế nó cũng có một tầm ảnh hưởng đáng kể.Theo kết quả nghiên cứu: tỷ lệ nữ giới có việc làm cao hơn nam giới (nữ:95%, nam:92.3%) nhưng sự chênh lệch này không lớn nên đối với khả năng tìm kiếm việc làm thì yếu tố giới tính cũng chỉ có một ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ. Về làm đúng ngành thì nam giới chiếm tỷ lệ rất cao (100% các đối tượng khảo sát là nam đều làm đúng ngành nghề đã được đào tạo trong khi đó nữ giới chỉ là 71.6%).

Về mức độ thăng tiến, nam giới có vẻ “nhỉnh” hơn, chức vụ quản lý là nam giới chiếm 8.3%, nữ giới chiếm 5.3%. Nhưng sự chênh lệch này không lớn. điều này cho thấy nữ giới cũng rất cầu tiến trong nghề nghiệp của mình. Có lẽ vì nguyên do trên mà nam giới là những người có mưc thu nhập cao hơn, với khoảng thu nhập từ 1 đến 3 triệu, nam: 83.3%, nữ: 81.6% - trên 3 triệu, nam: 16.7%, nữ: 15.8%.

Kết luận chung: Trong tất cả các yếu tố: kết quả xếp loại, làm thêm, thời điểm tốt nghiệp và giới tính đều có một sự tác động nhất định ở nột nức độ nào đó đối với việc làm của các cựu sinh viên hiện nay. Qua kết quả phân tích trên chúng ta khó có thể đưa ra một kết luận chính xác là yếu tố nào có mức độ ảnh hưởng lớn nhất nhưng xét ở một khía cạnh tương đối chúng ta có thể thấy làm thêm và giới tính là những yếu gây sự ảnh hưởng đáng kể đến công việc của các cựu sinh viên.

3. Kiến nghị:

Qua các kết quả khảo sát việc làm và lấy ý kiến đóng góp của các cựu sinh viên và để đến cái đích cuối cùng mà đề tài muốn đạt tới đó chính là hướng đi nhằm tìm kiếm sự

tương thích giữa giáo dục đại học và công việc thực tế, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:

Về phía khoa, nhà trường:

- Báo Thanh niên số 127 (4153) ra ngày 07/05/07 có đề cập đến mô hình “Trường doanh nghiệp” của tác giả Hà Ánh: “Thời gian gần đây, trong hệ thống giáo dục – đào tạo Việt Nam đã xuất hiện nhiều trường do doanh nghiệp thành lập, như: trường Cao đẳng tin học Kỹ thuật Sài Gòn (SaigonTech), ĐH FPT, CĐ Nguyễn Tất Thành, trường Trung học dân lập Kỹ thuật nghiệp vụ Mai Linh…Mô hình được đánh giá là một trong những hướng đi mới nhằm giải quyết bài toán về đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội. (trang 7). Các doanh nghiệp có thể tận dụng các tài nguyên sẵn có: môi trường thực tập, các trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy móc….sẵn có từ doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và thực hành thường xuyên. Đội ngũ giảng viên cũng rất đặc biệt: ngoài các giảng viên hàn lâm còn có sự tham gia của các cán bộ cấp cao trong doanh nghiệp và đối tác của doanh nghiệp. Và các sinh viên sau ra trường sẽ được tuyển dụng ngay chính “cha đẻ” của mình.

- Đối với trường ĐH An Giang, mặc dù không phải là trường thuộc mô hình loại này nhưng chúng ta có thể ứng dụng một số ưu điểm của nó. Điển hình đối với đội ngũ giảng viên, trường có thể mời thêm các chuyên gia từ các doanh nghiệp (có thể ở An Giang hay bất kỳ nơi nào) về trợ giảng thêm với các giảng viên hàn lâm. Giáo trình học cũng nên thay đổi, ngoài giáo trình xưa nay vẫn học, chúng ta nên bổ sung các nghiên cứu thực tế từ bên ngoài. Những bài báo, bình luận của các nhà nghiên cứu, các điển hình thức tế,…sẽ là những ví dụ rất thú vị cho các buổi học.

- Cho sinh viên sắm vai trong các tình huống kinh tế hay thường đặt ra các tình huống đó để sinh viên tự tìm cách giải quyết, điều này sẽ kích thích sự sáng tạo và đặc biệt nó sẽ góp phần làm giảm sự khô cứng, đơn điệu của môn học. - Đoàn, Hội thường xuyên tổ chức các trò chơi kinh tế, tìm hiểu các sự kiện

kinh tế, chính trị, xã hội, tỷ giá, thị trường chứng khoán, luật doanh nghiệp,… như hình thức của các cuộc thi Dynamic ở trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Vừa học vừa chơi tạo cho sinh viên có thói quen thích tìm hiểu.

- Học luật là rất quan trọng đối với các sinh viên làm kinh tế. Mà thời lượng học luật cũng như số lượng các môn luật của chúng ta còn rất ít. Thêm vào đó vẫn chưa có môn luật Kế toán trong chương trình giảng. Tác giả kiến nghị nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa nên xem xét lại yếu tố này.

- Về các phần mềm ứng dụng trong kinh tế như: phân tích dữ liệu bằng SPSS, phần mềm kế toán Acesoft,…tin học ứng dụng, anh văn chuyên ngành được đưa vào giảng dạy nhưng với thời lượng quá ít và chưa chuyên sâu. Nhưng đây là những môn rất thiết thực khi sinh viên ra làm việc thực tế, nếu được học nhiều và kỹ hơn sẽ cung cấp cho sinh viên một lợi thế rất lớn cho công việc sau này.

- Các giảng viên là những người có mối quan hệ rất rộng đối với các doanh nghiệp bên ngoài. Thông qua mối quan hệ này nhờ các giảng viên tìm kiếm các đơn đặt hàng như nghiên cứu thị trường cho một doanh nghiệp nào đó,… sau đó lôi kéo các sinh viên hỗ trợ cho các nghiên cứu này. Điều này rất có

ích, thứ nhất các sinh viên có điều kiện thực tập thực tế; thứ hai, vô tình tạo ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp (những người sử dụng lao động) và các sinh viên (người lao động).

Về phía các sinh viên Kế toán nói riêng và các sinh viên kinh tế khác:

Những kinh nghiệm của các cựu sinh viên về các kỹ năng, phẩm chất cần thiết khi muốn tìm kiếm một công việc tốt, ổn định cũng đã được chia sẻ. Đối với sinh viên chúng ta thường rất ít lập các kế hoạch học tập và rèn luyện cho mình, thông qua những chia sẻ này của các anh chị cựu sinh viên, mỗi bạn nên có kế hoạch học tập và rèn luyện thật hợp lý các kỹ năng (tính toán, giao tiếp, làm việc nhóm,…) và phẩm chất (trung thực, có trách nhiệm,…), chính việc làm tuy nhỏ này nhưng sẽ mang lại hữu ích không nhỏ cho thành công trong nghề nghiệp sau này.

Về phía các doanh nghiệp:

- Có chế độ đãi ngộ hợp lý hơn để có thể đạt đến sự hài lòng cho cả hai phía. Chính điều này mới có thể tạo ra động lực và kích thích óc sáng tạo, hăng say làm việc từ phía người lao động. Điều này nhìn bên ngoài có vẻ chỉ đem lại lợi ích cho người lao động nhưng thật ra nó lại vô hình đem lại nhiều lợi ích cho chính các doanh nghiệp.

- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể “đặt hàng” nguồn lao động cho doanh nghiệp mình với nhà trường. Sự phối hợp, doanh nghiệp luôn có đội ngũ nhân viên giỏi sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào, không phải mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm. Nhưng để đầu ra đáp ứng được các yêu cầu công việc thì các doanh nghiệp cần kết hợpc với nhà trường trong công tác đào tạo, để đảm bảo cho sự tương thích giữa đào tạo và nhu cầu thực tế, tạo điều kiện cho các sinh viên có thể vừa học, vừa làm tại các đơn vị để làm quen với những vấn đề mà sinh viên không thể học nếu chỉ được đào tạo tại trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang (Trang 59 - 62)