0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Mức thu nhập hiện nay của các cựu sinh viên

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN – ĐH AN GIANG (Trang 37 -37 )

từ 1 đến 3 triệu 82% dưới 1 triệu 2% trên 3 triệu 16%

Biểu đồ cho ta một cái nhìn thật ấn tượng về con số từ 1 đến 3 triệu ( chiếm 82% tổng số cựu sinh viên được khảo sát). Trung bình thu nhập bình quân hằng tháng của người lao động Việt Nam là 0.95 triệu (GDP năm 2006 là 11,5 triệu đồng) nhưng các cựu sinh viên chúng ta đã đạt cao hơn ngưỡng đó rất nhiều. So với mức sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu là hoàn toàn chấp nhận được. Thậm chí có rất nhiều sinh viên đạt mức trên 3 triệu (16%).

2.3.2. Thu nhập phân theo giới tính:

Biểu 12: Thu nhập phân loại theo giới tính

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% dưới 1 triệu từ 1 đến 3 triệu trên 3 triệu Nữ Nam

Trong hai đối tượng khảo sát thì thu nhập của nam giới có cao hơn so với nữ, trung bình thu nhập của nam giới là 2.133,33 ngàn đồng trong khi đó của nữ giới là 2.096,05 ngàn đồng. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do những yếu tố về sức khoẻ và nam giới thì ít bị ràng buộc với gia đình (cha mẹ, hoàn ảnh gia đình, anh chị em,…) hơn phụ nữ nên họ có điều kiện chọn lựa làm việc trong bất cứ môi trường nào. Nhưng con số chênh lệch đó không lớn, điều này chứng tỏ nữ giới ngày càng bình đẳng với các đồng nghiệp nam hơn trong vai trò tạo ra nguồn tài chính cho bản thân.

Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập thấp hay cao, tùy theo năng lực, các cựu sinh viên An Giang đã biết khai thác triệt để năng lực của mình để hưởng mức thu nhập tương xứng.

2.3.3. Xếp loại thu nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp

Biểu 13: Thu nhập phân loại theo thời điểm tốt nghiệp

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2004

2005 2006

dưới 1 triệu từ 1 đến 3 triệu Trên 3 triệu

Nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy một sự chênh lệch không lớn giữa các đối tượng vừa mới tốt nghiệp hay đã tốt ngiệp 2, 3 năm trước, do đó làm lâu năm chưa chắc đã tỷ lệ thuận với thu nhập vì hiện nay đa số các doanh nghiệp đều trả lương theo năng lực, những nhân viên cũ hay mới thu nhận nếu họ làm tốt như nhau đều được trả mức lương ngang bằng, họ có hơn nhau chăng chính là mức độ kinh nghiệm tích lũy.

Hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức tổ chức Thương mai thế giới (WTO), giá lao động chúng ta ngày càng được nâng cao, đặc biệt là lao động chất lượng cao, do đó xu thế thu nhập của các sinh viên ngày càng gia tăng sẽ là điều tất yếu.

2.3.4. Đánh giá mức độ hài lòng của cựu sinh viên đối với mức thu nhập hiện tại:

Biểu 14: Mức độ hài lòng đối với thu nhập

58.30% 15.80% 26% 33.30% 60.50% 54% 8.40% 23.70% 20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Nam Nữ Mặt bằng chung

Hài lòng Tạm được Chưa hài lòng

26 % hài lòng với thu nhập hiện có, 54 % cảm thấy tạm được và còn lại 20 % cảm thấy chưa hài lòng. Đa số các cựu sinh viên đều cảm thấy chưa thoả mãn về vấn đề thu nhập. Khi mà hiện nay gia cả sinh hoạt ngày càng leo thang theo cấp số nhân nhưng với mức thu nhập chỉ tăng theo cấp số cộng thì mức độ thoả mãn không cao cũng là điều dễ hiểu. Mặt khác nguyên nhân của vấn đề này còn do thu nhập không tỷ lệ thuận với khối lượng công việc họ phải đảm trách. Con số hơn 1/3 số cựu sinh viên khảo sát chưa hài

lòng hoặc thấy tạm được đối với thu nhập mặc dù theo khảo sát thu nhập hiện tại của các cựu sinh viên cũng không phải là quá thấp, điều này không phải họ quá tự mãn với năng lực của họ, mà chí muốn các nhà sử dung lao động có cái nhìn sâu sát hơn về mức độ tương xứng giữa thu nhập và khối lượng công việc mà họ giao cho người lao động đảm nhận.

Thật sự đối với mỗi cá nhân là một suy nghĩ khác nhau, đối với người này mức thu nhập vậy là ổn, nhưng đối với người kia như vậy là còn quá thấp, chính vì thế những con số này thiên về tính cảm nhận của mỗi người.

Xem xét mức độ hài lòng đối với mức thu nhập hiện tại phân theo giới tính cho ra một kết quả rất bất ngờ, đa số nam giới cảm thấy hài lòng với mức thu nhập hiện có, còn nữ giới thì lại ngược lại. Điều này không phải vì mức thu nhập của giới nữ thấp hơn nam giới (vì theo kết quả khảo sát ở mục 4.1.3.2 thì thu nhập nữ giới không chênh lệch lắm so với nam giới), lại càng không thể do nữ giới phải làm việc nhiều hơn nam giới.

Ngay từ phần trên, tác giả đã trình bày, đánh giá mức độ hài lòng là do cảm nhận của mỗi người. Vì vậy, để lý giải cho điều này chỉ có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý. Vai trò của nữ giới trong gia đình là rất lớn, thường thì họ là những người có trọng trách giữ tài chính của gia đình và trực tiếp chi tiêu cho các khoản chi phí sinh hoạt, mà chi phí cho các khoản này không nhỏ. Chính vì tốc độ giá cả cứ leo thang từng ngày, họ cảm thấy có sự bất an trong cuộc sống gia đình tương lai nên đã hình thành trong tâm lý nữ giới cảm giác chưa thoả mãn đối với mức thu nhập mà họ nhận được.

2.4.Địa bàn công tác:

Biểu 15: Địa bàn công tác

Thành thị 98%

Nông thôn 2%

Thành thị được tác giả định nghĩa bao gồm các phường và thị trấn, còn nông thôn là các xã. Qua khảo sát, hầu hết các cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp đều công tác chủ yếu ở các khu vực thành thị (98% tổng số nghiên cứu). Nhưng đây không phải là dấu hiệu xấu, mà còn là kết quả đáng mừng vì thật sự cội rễ của vần đề này là do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh tại các miền nông thôn của khu vực. Theo số liệu của Cục thống kê An Giang năm 2005, tốc độ đô thị hoá năm 1990 là 18.5% nhưng đến năm 2005 con số đó đã là 27%, tăng trưởng không gian đô thị lên đến 3.450 ha.Một số địa phương trước đây chỉ là các xã nhưng nay được nâng lên thành các khu đô thị mới, các sinh viên trước đây công tác tại các xã nhưng nay đã là các thị trấn sầm uất nên mới đẩy tỷ lệ làm việc tại thành thì lên cao đến như vậy.

2.5. Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà cựu sinh viên lựa chọn:

Biểu 16: Các loại hình doanh nghiệp sinh viên lựa chọn

Nhà nước, 54.00% Tư nhân, cổ phần, TNHH, 44.00% HTX, 0% Có vốn đầu tư nước ngoài, 0% Hộ gia đình, 2.00%

Hiện nay, đa số tại An Giang là các thành phần kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước; tư nhân, cổ phần, TNHH, hộ gia đình và các hợp tác xã,…Còn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì rất ít. Chính vì thế, số lượng cựu sinh viên làm việc chủ yếu trong các doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần, tư nhân và TNHH. Riêng con số làm trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước chiếm đến 54%. Chính những chính sách nhân sự có nhiều ưu đãi như chế độ BHXH, BHYT, phụ cấp, lương hưu, ưu đãi việc làm cho con cháu trong ngành… đã là những cục nam châm rất lớn tạo lực hút mạnh giới tri thức trẻ đến với xu thế lựa chọn truyền thống này, vì như thế họ có nhiều đảm bảo cho cuộc sống về sau..

Một đặc trưng của An Giang là có rất nhiều các hợp tác xã, nhưng đa số là các hợp tác xã đã được hình thành lâu năm đã có sẵn kế toán viên, hoặc đối với các hợp tác xã nhỏ, thường do chính các thành viên trong ban chủ nhiệm HTX làm kế toán nên như cầu tuyển dụng thường rất ít, chính vì thế con số khảo sát các cựu sinh viên Kế toán làm tại các HTX chưa tìm thấy.

Biểu 17: Tỷ lệ công tác trong mỗi thành phần kinh tế phân theo giới tính

0.00% 20.00 % 40.00 % 60.00 % 80.00 % 100.00 % 120.00 % Nhà nước Tư nhân, cổ phần, TNHH Hộ gia đình HTX Có vốn đầu tư nước ngoài

Phân nửa số nam giới được khảo sát đều lựa chọn công tác trong các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần và TNHH, còn đa số nữ giới lại chọn lựa doanh nghiệp Nhà nước. Thật sự, đứng ở góc độ công tác tại doanh nghiệp nào thì mức độ rủi ro cũng đều có, doanh nghiệp nào cũng phải đứng trước sự cạnh tranh, luôn có cơ hội phát triển và cũng tiềm ẩn nguy cơ phá sản, tương ứng với nó thì người lao động cũng chịu những kết quả và hậu quả tương tự. Nhưng công bằng có thể nói mức độ rủi ro khi công tác tại các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần hay TNHH cao hơn so với việc công tác tại doanh nghiệp Nhà nước, vì vốn dĩ các doanh nghiệp nhà nước đa số là đã được thành lập từ lâu đời, và quá trình kinh doanh cũng đã đảm bảo một bề dày kinh nghiệm. Với bản tính của đa số nam giới thích thử thách, mạo hiểm và sự lựa chọn nghề nghiệp của họ cũng có thể do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý này.

2.6.Khả năng thích nghi công việc

Biểu 18: Khả năng hòa nhập công việc

Tương đối tốt 58.00% Rất tốt 24.00% Khó hòa nhập 18.00%

Bạn có hòa nhập công việc khi mới vào làm không? 24 % trả lời có, 58% hòa nhập tương đối và 18 % cảm thấy hơi khó khăn khi bắt đầu công việc thực tế. Một kết quả đáng mừng. Sự thích nghi công việc nhanh chính là một khởi đầu thật tốt trong mắt của tất cả các nhà tuyển dụng. Để làm tốt bất kỳ công việc gì đều phải có một quá trình, các sinh viên của chúng ta đã có một bước chuẩn bị thật tốt cho công việc sau ra trường, rút ngắn quá trình thích nghi, chính tỷ lệ hòa nhập công việc trên đã phản ánh điều đó.

2.6.1. Đánh giá khả năng hòa nhập công việc theo giới tính:

Biểu 19: Khả năng hòa nhập phân theo giới tính

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Nam Nữ

Rất tốt Tương đối tốt Khó hòa nhập

Xem xét mức độ hòa nhập công việc giữa hai giới không có sự chênh lệch lớn, ở mức cảm thấy dễ hòa nhập nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn, nhưng ở mức khó hòa nhập tỷ lệ cũng cao hơn như vậy. Xét trên toàn cục diện, nam giới có tâm lý hòa nhập không đồng đều bằng nữ giới (đa số nữ giới cảm thấy tương đối hòa nhập).

2.6.2. Đánh giá khả năng hòa nhập công việc theo thời điểm tốt nghiệp:

Biểu 20: Khả năng hòa nhập công việc theo từng thời điểm tốt nghiệp

34.50% 10.00% 9.10% 51.70% 80.00% 54.50% 13.8% 10.0% 36.4% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2004 2005 2006

Rất tốt Tương đối tốt Khó hòa nhập

Những sinh viên tốt nghiệp năm 2004 cảm thấy dễ hòa nhập, nhưng càng về sau này lại càng khó hòa nhập, có thể kết quả này gây nhiều bâng khuân cho những người nhìn thấy.

Chuyên ngành Kế toán mà chúng ta đang được học là kế toán doanh nghiệp, nhưng ngày nay khi tốc độ đa dạng các loại hình kinh doanh ngày càng tăng thì đi kèm với nó cũng có muôn hình vạn trạng công việc mà họ phải đảm nhiệm, họ không chỉ làm kế toán doanh nghiệp mà còn công tác trong những lĩnh vực kế toán đặc thù như kế toán ngân hàng, nó chỉ giống một số vấn đề cơ bản, còn lại là khác hoàn toàn, đòi hỏi họ phải học hỏi từ đầu,..thêm vào đó, theo chính kiến tác giả, chương trình đào tạo của chúng ta còn thiên về lý thuyết quá nhiều chính điều đó làm rào cản cho khả năng hòa nhập thực tế của sinh viên.

Khái niệm ổn định công việc hầu như trở thành câu nói “cửa miệng” của tất cả các người lao động khi được hỏi về mong muốn của mình đối với nghề nghiệp. Nhưng ổn định công việc không hẳn là tốt và thay đổi chỗ làm thường xuyên cũng không phải hoàn toàn xấu, điều này phụ thuộc vào suy nghĩ mỗi người trong cách nhìn nhận của cá nhân họ. Cách suy nghĩ nhìn nhận của các cựu sinh viên như thế nào, điều này có thể thể hiện một phần nào đó qua biểu đồ dưới đây.

Biểu 21: Mức độ ổn định công việc

Chưa thay đổi 64.00% 1 lần

20.00% Hơn 1 lần

16.00%

Hơn phân nửa số cựu sinh viên được khảo sát chưa thay đổi chỗ làm lần nào, mặc dù theo khảo sát cũng hơn phân nửa trong số họ tạm chấp nhận hoặc chưa hài lòng với thu nhập của mình (trong phần 4.1.3.4). Điều này có hai hướng giải thích theo chủ quan tác giả như sau, thứ nhất các doanh nghiệp có nhiều chính sách khác ưu đãi ngoài lương tạo chất keo gắn kết níu chân lao động lại, thứ hai là do hiện nay để tìm kiếm một việc làm ổn định là rất khó khăn, nên các cựu sinh viên chưa muốn thay đổi chỗ làm của mình.

Ngày nay, để đánh giá mức độ thành công của một người thì mức độ ổn định công việc chưa chưa hẳn là một thước đo đúng. Có những người thay đổi chỗ làm thường xuyên vì họ muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt hơn, hoặc muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, tỷ lệ có thay đổi chỗ làm chiếm 36% xét ở một khía cạnh nào đó cũng phản ánh một điều tích cực: một số lớp sinh viên luôn muốn vươn tới những cái tốt đẹp hơn cho bản thân mình.

Một số lượng không nhỏ đã từng thay đổi công viêc hơn một lần, nguyên nhân của vấn đề này sẽ được lý giải trong phần sau.

2.7.1. Đánh giá mức độ ổn định công việc theo giới tính:

Biểu 22:Mức độ ổn định công việc phân theo giới tính

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Nam Nữ

Chưa thay đổi 1 lần Hơn 1 lần

So sánh mức độ ổn định công việc của hai loại đối tượng khảo sát thì nam giới được đánh giá là những người hay thay đổi nơi làm việc nhất. Điều này không gây nhiều bất ngờ vì xu hướng của nó hoàn toàn phù hợp với tính cách và tâm lý nam giới. Giới nữ thường được đánh giá là những người ưa thích sự ổn định, nhưng ngược lại giới nam lại thích được thử thách ở nhiều môi trường khác nhau, với họ được tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ mới thể hiện đúng bản chất của mình. Vì vậy, đây cũng là điều dễ hiểu khi các cựu sinh viên nam chúng ta lại có tỷ lệ thay đổi chỗ làm cao như vậy.

2.7.2. Đánh giá mức độ ổn định công việc theo thời điểm tốt nghiệp

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2004 2005 2006

Chưa thay đổi lần nào 1 lần hơn 1 lần

Điều này có lẽ bị ảnh hưởng của yếu tố khoảng cách thời gian. Thời điểm nghiên cứu là năm 2007 nên kết quả là các cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2004 có tỷ lệ thay đổi chỗ làm nhiều nhất, các khóa 2 và 3 thì có mức độ ổn định tương đối ngang nhau. Nhưng theo khảo sát về mức độ hài lòng đối với thu nhập, đa số các sinh viên chỉ cảm thấy tạm được hoặc chưa hài lòng (trong phần 4.1.3.4) nên nếu chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp không có thay đổi nhiều thì xu hướng này sẽ có sự thay đổi.

Những nguyên nhân tác động đến việc thay đổi chỗ làm:

0% 20% 40% 60% 80% 100% Không thấy khả năng thăng tiến Lương thấp Không thích nghi công việc Không thích nghi môi trường làm việc Không đúng chuyên ngành Lý do khác

Xem xét các nguyên nhân tác động đến quyết định thay đổi chỗ làm của các cựu

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN – ĐH AN GIANG (Trang 37 -37 )

×