1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản trị hàng tồn kho tại Công ty Tamaki Việt Nam

26 6,2K 55

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 392 KB

Nội dung

Trong bất kì doanh nghiệp nào dù là sản xuất, dịch vụ hay thương mại thì đều cũng cần trữ nguyên vật liệu cho sản xuất, cất trữ thành phẩm chưa đưa ra thị trường được gọi chung là là tồn kho. Hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho có nhiều loại, chỉ là hình thức biểu hiện của mỗi cái là khác nhau. Và dù biểu hiện dưới hình thức nào thì đó cũng là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Vấn đề được chủ các doanh nghiệp quan tâm là làm sao quản lý hàng tồn kho sao cho hiệu quả, vừa đảm bảo sản lượng hàng để cung ứng mà cũng không thu mua quá nhiều nguyên vật liệu đầu vào gây nên tổn thất vô ích và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như doanh số bán ra giảm, hợp đồng thu mua nguyên vật liệu đã kí, làm cho lượng hàng tồn kho tăng từ đó kéo theo chi phí cũng tăng theo.Vậy tồn kho như thế nào là hợp lý và hiệu quả?Thông qua tìm hiểu lý thuyết và tiến hành ứng dụng vào phân tích “QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TAMAKI (VIỆT NAM)” để có thể đúc kết được những kiến thức cần thiết để áp dụng vào quá trình quản trị sau này .

Trường Đại Học Kinh Tế HCM Viện Đào Tạo Sau Đại Học  Tiểu luận Tp.HCM năm 2013 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TAMAKI VIỆT NAM MỤC LỤC I. Phần Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 II. Nội dung 1. Cơ sở lý thuyết 4 1.1. Các khái niệm 4 1.2. Các loại hàng tồn kho 4 1.3. Chức năng quản trị hàng tồn kho 6 1.4. Các chi phí liên quan đến tồn kho 7 1.5. Các hệ thống kiểm soát hàng tồn kho 8 1.6. Các mô hình quản trị hàng tồn kho 9 2. Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Tamaki (Việt Nam) 15 2.1 Giới thiệu về công ty Tamaki (Việt Nam) 15 2.2 Thực trạng quản lý hàng tồn kho 17 2.3 Áp dụng mô hình hàng tồn kho vào doanh nghiệp 21 III. Kết Luận 26 2 I. Phần Mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài: Trong bất kì doanh nghiệp nào dù là sản xuất, dịch vụ hay thương mại thì đều cũng cần trữ nguyên vật liệu cho sản xuất, cất trữ thành phẩm chưa đưa ra thị trường được gọi chung là là tồn kho. Hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho có nhiều loại, chỉ là hình thức biểu hiện của mỗi cái là khác nhau. Và dù biểu hiện dưới hình thức nào thì đó cũng là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Vấn đề được chủ các doanh nghiệp quan tâm là làm sao quản lý hàng tồn kho sao cho hiệu quả, vừa đảm bảo sản lượng hàng để cung ứng mà cũng không thu mua quá nhiều nguyên vật liệu đầu vào gây nên tổn thất vô ích và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như doanh số bán ra giảm, hợp đồng thu mua nguyên vật liệu đã kí, làm cho lượng hàng tồn kho tăng từ đó kéo theo chi phí cũng tăng theo. Vậy tồn kho như thế nào là hợp lý và hiệu quả? Thông qua tìm hiểu lý thuyết và tiến hành ứng dụng vào phân tích “QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TAMAKI (VIỆT NAM)” để có thể đúc kết được những kiến thức cần thiết để áp dụng vào quá trình quản trị sau này . 2. Mục đích nghiên cứu. Tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai. Hàng tồn kho không chỉ có tồn kho thành phẩm mà còn có tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho nguyên vật liệu hoặc linh kiện và tồn kho công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất… Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho bao giờ cũng là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó. Thông thường giá trị hàng tồn kho chiếm 40% - 50% tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, việc kiểm soát tốt hàng tồn kho luôn là một vấn đề hết sức cần thiết và chủ yếu trong quản trị sản xuất tác nghiệp. Tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Người bán hàng nào cũng muốn nâng cao mức tồn kho để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng; nhân viên phụ trách sản xuất và tác nghiệp cũng thích có một lượng tồn kho lớn vì nhờ đó mà họ lập kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với bộ phận tài vụ thì bao giờ cũng muốn hàng tồn kho được giữ ở mức thấp nhất, bởi vì tiền nằm ở hàng tồn kho sẽ không chi tiêu vào mục khác được. Do đó, kiểm tra tồn kho là việc làm không thể thiếu được, qua đó doanh nghiệp có thể giữ lượng tồn kho ở mức “vừa đủ”. Có nghĩa là không “quá nhiều” mà cũng đừng “quá ít”. Bởi vì khi mức tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến chi phí tăng cao; đối với một số hàng hoá nếu dự trữ quá lâu sẽ bị hư hỏng, hao hụt, giảm chất lượng như lương thực, thực phẩm, rau củ quả … Điều này sẽ gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Ngược lại, lượng tồn kho không đủ sẽ làm giảm doanh số bán hàng (đối với hàng tồn kho là thành phẩm), ngoài ra có thể dẫn 3 đến tình trạng khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh khi nhu cầu của họ không được đáp ứng. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của quản trị tồn kho là phải trả lời được 2 câu hỏi sau: Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu? Khi nào thì tiến hành đặt hàng? Vì thế tôi đã nghiên cứu về hàng tồn kho của công ty Tamaki - công ty 100% vốn nước ngoài, một công ty mang đầy đủ các đặc điềm về hàng tồn kho sẽ mang lại cái nhìn chung nhất cho chúng ta về vấn đề hàng tồn kho này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH Tamaki (Việt Nam) (“Công ty”) là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư khoảng 20 triệu euro. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Nguyên vật liệu tồn kho chính là hạt nhựa. Do đó phạm vi của đề tài là quản trị tình hình tồn kho cho nguyên vật liệu này. II. Nội dung: 4 1. Cơ sở lý thuyết: 1.1. Các khái niệm: 1.1.1. Hàng tồn kho Hàng tồn kho là tổng hợp tất cả các nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt hoặc tương lai. Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và thành phẩm chưa tiêu thụ. 1.1.2. Tồn kho trung bình Trong quá trình sử dụng hàng tồn kho, hàng trong kho có lúc cao, lúc thấp, để đơn giản trong việc tính chi phí tồn kho, người ta sử dụng tồn kho trung bình (TKTB). TKTB = (Tồn kho cao nhất + Tồn kho thấp nhất)/2 1.1.3. Điểm đặt hàng lại (ROP) Điểm đặt hàng lại được xem như là mức độ tồn kho mà tại đó thực hiện một đơn đặt hàng kế tiếp. ROP = d.L d: Nhu cầu sử dụng hàng tồn kho trong một ngày L: Thời gian chuẩn bị giao nhận hàng 1.2. Các loại hàng tồn kho Hàng tồn kho trong hệ thống cung ứng – sản xuất và phân phối đều nhằm mục đích dự phòng những bất trắc có thể xảy ra. Các dạng tồn kho được minh họa qua sơ đồ dưới đây: 1.2.1. Tồn kho nguyên vật liệu 5 Tồn kho nguyên vật liệu bao gồm các chủng loại hàng mà một doanh nghiệp mua để sử dụng trong quá trình sản xuất của mình. Nó có thể bao gồm các nguyên vật liệu cơ bản (ví dụ như sắt quặng được dùng làm nguyên vật liệu thô để sản xuất thép), bán thành phẩm (ví dụ như chíp bộ nhớ dùng để lắp ráp máy vi tính) hoặc gồm cả nguyên vật liệu cơ bản và bán thành phẩm. Việc duy trì một lượng hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động mua vật tư và hoạt động sản xuất. Đặc biệt bộ phận cung ứng vật tư sẽ có lợi khi có thể mua một số lượng lớn và được hưởng giá chiết khấu từ các nhà cung cấp. Ngoài ra, khi doanh nghiệp dự đoán rằng trong tương lai giá cả nguyên vật liệu sẽ tăng hay một loại nguyên vật liệu nào đó khan hiếm, hoặc cả hai yếu tố đó thì việc lưu giữ một số lượng hàng tồn kho lớn sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp luôn được cung ứng đầy đủ kịp thời với chi phí ổn định. Bộ phận sản xuất trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất và phương tiện sản xuất, nhân lực luôn cần có sẵn một lượng hàng tồn kho thích hợp. Do vậy chúng ta có thể hiểu được tại sao các bộ phận sản xuất và cung ứng vật tư trong các doanh nghiệp luôn muốn duy trì một số lượng lớn hàng tồn kho nguyên vật liệu. 1.2.2. Tồn kho bán thành phẩm Bán thành phẩm là vật tư đã được gia công nhưng chưa hoàn thành. Tồn kho bán thành phẩm là bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất, có thể chiếm đến 50% tổng đầu tư tồn kho. Đầu tư tồn kho bán thành phẩm là tích lũy chi phí trực tiếp và gián tiếp trong quá trình chế tạo từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm rồi thành phẩm. Giảm tồn kho bán thành phẩm làm lộ ra các vấn đề dẫn đến cải thiện hệ thống làm cho chất lượng tốt hơn, chi phí sản xuất giảm, đáp ứng khách hàng tốt hơn. 1.2.3. Tồn kho sản phẩm dở dang Tồn kho các sản phẩm dở dang bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện đang còn nằm tại một công đoạn (như lắp ráp hoặc sơn); sản phẩm dở dang có thể đang nằm trung chuyển giữa các công đoạn, hoặc có thể đang được cất giữ tại một nơi nào đó, chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất. Tồn trữ sản phẩm dở dang là một phần tất yếu của hệ thống sản xuất công nghệ hiện đại. Bởi vì nó sẽ mang lại cho mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất một mức độ độc lập nào đó. Thêm vào đó sản phẩm dở dang sẽ giúp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả cho từng công đoạn và tối thiểu hóa chi phí phát sinh do ngưng trệ sản xuất hay có thời gian nhàn rỗi. 1.2.4. Tồn kho thành phẩm 6 Tồn kho thành phẩm bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất của mình và đang nằm chờ tiêu thụ. Ngoại trừ các thiết bị có qui mô lớn, còn lại các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp đều được sản xuất hàng loạt và tồn trữ trong kho nhằm đáp ứng mức tiêu thụ dự kiến trong tương lai. Việc tồn trữ đủ một lượng thành phẩm tồn kho mang lại lợi ích cho cả hai bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của một doanh nghiệp. Dưới góc độ của bộ phận marketing, với mức tiêu thụ trong tương lai được dự kiến không chắc chắn, tồn kho thành phẩm với số lượng lớn sẽ đáp ứng nhanh chóng bất kỳ một nhu cầu tiêu thụ nào trong tương lai, đồng thời tối thiểu hóa thiệt hại vì mất doanh số bán do không có hàng giao hay thiệt hại vì mất uy tín do chậm trễ trong giao hàng khi hàng trong kho hết. Dưới góc độ của nhà sản xuất thì việc duy trì một lượng lớn thành phẩm tồn kho cho phép các loại sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn, và điều này giúp giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm do chi phí cố định được phân bổ trên số lượng lớn đơn vị sản phẩm được sản xuất ra. 1.3. Chức năng quản trị hàng tồn kho 1.3.1. Chức năng liên kết Chức năng liên kết chủ yếu của quản trị hàng tồn kho là liên kết giữa quá trình sản xuất và cung ứng. Khi cung và cầu của một loại hàng tồn kho nào đó không đều đặn giữa các thời kỳ thì việc duy trì thường xuyên một lượng tồn kho nhằm tích lũy đủ cho thời kỳ cao điểm là một vấn đề hết sức cần thiết. Thực hiện tốt chức năng liên kết nhằm đảm bảo sản xuất liên tục, tránh sự thiếu hụt gây lãng phí trong sản xuất. 1.3.2. Chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát Một doanh nghiệp nếu biết trước tình hình tăng giá của nguyên vật liệu hay hàng hóa, họ có thể dự trữ hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí. Như vậy tồn kho sẽ là một hoạt động đầu tư tốt, dĩ nhiên khi thực hiện hoạt động tồn kho chúng ta phải xem xét đến chi phí và rủi ro của nó có thể xảy ra trong quá trình tiến hành tích trữ hàng tồn kho. 1.3.3. Chức năng khấu trừ theo số lượng Một chức năng khá quan trọng của quản trị hàng tồn kho là khấu trừ theo số lượng. Rất nhiều nhà cung ứng sẵn sàng chấp nhận khấu trừ cho những đơn hàng có số lượng lớn. Việc mua hàng với số lượng lớn có thể đưa đến việc giảm phí tổn sản xuất, tuy nhiên mua hàng với số lượng lớn sẽ chịu chi phí tồn trữ cao do đó trong quản trị hàng tồn kho người ta cần phải xác định một lượng hàng tối ưu để hưởng được giá khấu trừ, mà dự bị tồn trữ tăng không đáng kể. 1.4. Các chi phí liên quan đến tồn kho Bốn loại chi phí cơ bản liên quan đến tồn kho là chi phí tồn trữ, chi phí đặt 7 hàng, chi phí thiếu hụt và chi phí mua hàng. 1.4.1. Chi phí tồn trữ (C tt ) Bao gồm các chi phí liên quan đến tồn trữ hàng tồn kho, phụ thuộc vào mức lưu giữ và thời gian lưu giữ. Tỷ lệ từng loại chi phí tiền chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng lệ thuộc vào từng loại doanh nghiệp, địa điểm phân bố, lãi suất ngân hàng hiện tại. Chi phí tồn trữ được biểu diễn bằng chi phí bằng tiền để lưu giữ một đơn vị sản phẩm trong một thời kỳ (tháng, năm) hoặc bằng một tỷ lệ phần trăm so với giá trị tồn kho. C tt = Tồn kho trung bình × Chi phí cho một đơn vị hàng tồn kho Q TB H H = I * P (P: đơn giá hàng tồn kho) Tỷ lệ chi phí hàng tồn kho trong một năm so với giá trị hàng tồn kho. I là Tổng Chi phí tồn kho trong một năm/Tổng Giá trị hàng tồn kho trong một năm 1.4.2. Chi phí đặt hàng (C đh ) Liên quan đến các tác vụ bổ sung lượng hàng tồn kho, thường không phụ thuộc cỡ đơn hàng và biểu thị bằng số tiền cho mỗi đơn hàng. Một số thành phần chi phí có thể kể đến như sau: - Chi phí cho việc tìm kiếm nguồn hàng (chi phí giao dịch). - Chi phí hoạt động cho trạm thu mua hay văn phòng đại diện. - Chi phí cho người môi giới. - Chi phí cho việc giao tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế. - Chi phí vận chuyển và giao nhận. - Kiểm tra. - Bốc xếp, lưu kho. - Kế toán, kiểm toán Chi phí đặt hàng biến đổi theo số lượng đơn hàng, chi phí này trái chiều với chi phí tồn trữ: ít đơn hàng, tức chi phí đặt hàng thấp thì số lượng hàng cho mỗi đơn hàng cao tức chi phí lưu trữ trong một đơn vị thời đoạn sẽ cao. C đh = Số lần đặt hàng trong một năm x Chi phí một lần đặt hàng 1.4.3. Chi phí thiếu hụt Xuất hiện khi nhu cầu không được đáp ứng vì không đủ tồn kho. Ví dụ khi nguyên vật liệu trong kho hết thì chi phí thiệt hại do kho không có nguyên vật liệu sẽ 8 bao gồm chi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí ngừng trệ sản xuất. Khi hàng tồn kho là sản phẩm dở dang hết thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại do kế hoạch sản xuất bị thay đổi và đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra những thiệt hại do sản xuất bị ngừng trệ và phát sinh chi phí. Cuối cùng khi hàng tồn kho hết đối với thành phẩm có thể gây nên hậu quả là lợi nhuận bị mất trong ngắn hạn khi khách hàng quyết định mua sản phẩm từ những doanh nghiệp đối thủ và gây nên những mất mát tiềm năng trong dài hạn khi khách hàng đặt hàng từ những doanh nghiệp khác trong tương lai. Như vậy chi phí đặt hàng, chi phí thiếu hụt quan hệ trái chiều với chi phí lưu giữ. Tồn kho lớn sẽ làm giảm nguy cơ thiếu hụt nhưng làm tăng chi phí cho hàng tồn kho. 1.4.4. Chi phí mua hàng (C mh ) Là giá trị hàng mua, được tính bằng khối lượng hàng mua nhân với đơn giá mua. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đến mô hình tồn kho, trừ mô hình khấu trừ theo sản lượng. C mh = Tổng nhu cầu hàng tồn kho trong một năm x Đơn giá hàng tồn kho Có hai loại đơn giá: - Đối với hàng tồn kho mua ngoài: Đơn giá là giá mua - Đối với hàng tồn kho tự sản xuất : Đơn giá là chi phí sản xuất Gọi C htk - Tổng chi phí về hàng tồn kho trong một năm C htk = C tt + C đh + C mh Chúng ta cần phân biệt hai thuật ngữ: chi phí tồn kho và chi phí về hàng tồn kho. - Tổng chi phí tồn kho bao gồm: Chi phí tồn trữ + Chi phí đặt hàng + Chi phí thiếu hụt. - Tổng chi phí của hàng tồn kho bao gồm: Chi phí tồn trữ + Chi phí đặt hàng + Chi phí mua hàng. 1.5. Các hệ thống kiểm soát hàng tồn kho - Hệ thống tồn kho liên tục: Mức tồn kho của mỗi loại hàng được theo dõi liên tục. Bất kỳ một hoạt động xuất nhập nào cũng được ghi chép và cập nhật. Khi lượng tồn kho giảm xuống đến một mức ấn định trước, đơn đặt hàng bổ sung với một số lượng nhất định sẽ được phát hành để bảo đảm chi phí tồn kho là thấp nhất. Nhược điểm: Chi phí lớn cho việc giám sát. - Hệ thống tồn kho định kỳ: Lượng tồn kho hiện có được xác định bằng cách kiểm kê tại một thời điểm xác định trước, có thể là tuần, tháng hoặc quý. Kết quả kiểm kê là căn cứ để đưa ra các đơn nhập hàng cho hoạt động của kỳ tới. Ưu điểm là ít tốn công sức cho việc ghi chép, kiểm soát. Nhưng nhược điểm của nó cũng chính ở đây: việc không kiểm soát liên tục làm cho lượng hàng đặt cho hệ thống này thường 9 phải lớn hơn vì phải chống thiếu hụt khi xuất hiện các nhu cầu bất thường. - Hệ thống tồn kho phân loại ABC: Phân loại hàng tồn kho dựa trên tỷ lệ % giá trị và % số lượng mỗi loại hàng tồn kho.Loại A: chiếm khoảng 15% vê số lượng nhưng chiếm đến 80% giá trị của toàn bộ sản lượng hàng hóa; Loại B: Chiếm khoảng 30% số lượng hàng tồn kho và giá trị của nó chiếm khoảng 15%; Loại C: chiếm 5% giá trị hàng hóa nhưng chủng loại lên đến 55%. 1.6. Các mô hình quản trị hàng tồn kho 1.6.1. Mô hình EOQ: (áp dụng khi đơn hàng được giao một lần): Là mô hình tái tạo dự trữ theo số lượng – cho phép xác định số lượng dự trữ tối ưu với chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo DN hoạt động hiệu quả. Dựa vào 6 giả thiết cơ bản - Nhu cầu cả năm phải biết trước và không thay đổi. - Phải biết trước chu kỳ đặt hàng, chu kỳ đặt hàng ngắn và không thay đổi. - Lượng hàng của 1 đơn hàng được thực hiện trong 1 chuyến hàng ở 1 thời điểm đã định trước. - Sự thiếu hụt trong tồn kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng thực hiện đúng thời gian. - Không tiến hành khấu trừ theo sản lượng. - Duy nhất chỉ có 2 loại chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ, TC = Cđh + Ct (Ct: Tổng chi phí tồn trữ; Cđh: Tổng chi phí đặt hàng) Gọi: Q*: sản lượng đơn hàng tối ưu; D: Nhu cầu nguyên liệu cả năm; S: Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng; H: Chi phí tồn trữ tính cho một đơn vị sản phẩm trong 1 năm; N: Tổng số ngày làm việc bình quân trong năm; Đh: Số đơn hàng; L: Thời gian phân phối, là khoảng cách từ thời điểm đặt hàng đến thời điểm nhận hàng; 10 [...]... hợp hơn để quản trị hàng tồn kho tại công ty Và nhóm tiến hành áp dụng mô hình POQ vào quản trị hàng tồn kho năm 2012 để so sánh với chi phí thực tế phát sinh tại công ty năm 2012 để thấy được tính hiệu quả của mô hình Cụ thể : Áp dụng mô hình POQ vào doanh nghiệp: Khi quản trị hàng tồn kho, câu hỏi đặt ra đối với nhà quản trị là nên tồn kho bao nhiêu là đủ Nếu tồn kho nhiều thì chi phí tồn trữ tăng... chuyển đơn hàng d: nhu cầu hàng ngày Nếu tăng thêm lượng dự trữ an toàn thì điểm đặt hàng lại sẽ là: ROPb = ROP + B với B: là lượng dự trữ an toàn 2 Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Tamaki (Việt Nam) 2.1 Giới thiệu về công ty Tamaki (Việt Nam) Công ty TNHH Tamaki (Việt Nam) ( Công ty ) là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Giấy phép Đầu tư số 083/GP-KCN-VS do Ban Quản. .. nhưng trị giá hàng tồn kho tăng 5,28% (tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho) 2.3 Áp dụng mô hình hàng tồn kho vào doanh nghiệp 2.3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình: Đặc điểm nguyên liệu quy mô sản xuất của công ty: Nguyên liệu chủ yếu là hạt nhựa Nhu cầu hạt nhựa là rất lớn tương xứng với quy mô sản xuất của công ty do đó để giảm lượng hàng tồn kho công ty cần chon mô hình tồn kho. .. đầu kỳ 71,774,862,150 92,174,463,073 4 Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ 83,183,945,091 71,774,862,150 5 Trị giá hàng tồn kho bình quân [(3) + (4)]/2 77,479,403,621 81,974,662,612 6 Số ngày trong năm 365 365 7 Số vòng quay hàng tồn kho (2)/( 5) 6.94 7.22 53 51 12% 12% 8 Thời hạn tồn kho bình quân (ngày) (6)/(7) 9 Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu (5)/(1) Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài... quản trị Mặc dù hiện tại công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Tamaki đã khá tốt Nhưng bao nhiêu đó chưa thể thấy hết mặt hiệu quả của nó Đó chỉ mới là tốt về mặt định tính, bởi hiện tại Công ty chưa áp dụng một mô hình tồn kho nào vào công tác thu mua nguyên vật liệu để xác định xem nên triển khai mỗi lần mua vào là bao nhiêu (Q*) và thời điểm nào mua vào là hợp lý (ROP) Vì vậy, về mặt quản trị. .. cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hư hỏng Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì DN có thể đánh mất những kho n doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi DN không còn hàng để bán Qua bảng tính hàng tồn kho ở trên, ta thấy chỉ số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 chậm hơn 2011 kho ng 1 vòng, chứng tỏ mức độ luân chuyển hàng tồn kho năm nay... trong kỳ hang tồn kho tại Công ty quay dược bao nhiêu vòng và tăng giảm ra sao cũng như số ngày bình quân hàng tồn kho nằm chờ trong kho là bao nhiêu ngày Chúng ta sẽ đi tìm hiểu các chỉ số sau: Bảng 4.2: Bảng tính các chỉ số tồn kho Khoản mục 1 Doanh thu Đvt: (đồng) Năm 2012 635,149,633,851 Năm 2011 668,809,765,265 20 2 Giá vốn hàng bán 537,483,718,134 592,053,136,296 3 Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ 71,774,862,150... chất của vấn đề Về kho n mục hàng tồn kho thì tại Công ty việc mua bán sản phẩm có thể nói diễn ra hang ngày vì vậy cần giới hạn mức dự trữ của hàng tồn kho ở mức tối ưu, mặt khác phải tăng được vòng quay của chúng Nói đến hàng tồn kho là nói đến khả năng đáp ứng sản xuất và nhu cầu của khách hàng Để sản xuất không gián đoạn, nhu cầu của khách hàng được đáp ứng kịp thời thì phải có tồn kho Để biết được... nhận đặt hàng - Nguyên liệu mua từ nhà cung cấp nội địa, thời gian nhận hàng kể từ khi đặt hàng là từ 7 đến 10 ngày - Nguyên liệu mua từ nhà cung cấp nước ngoài, thời gian nhận hàng kể từ khi đặt hàng là từ nửa tháng đến 1.5 tháng 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho Qua trao đổi thực tế của nhóm với nhà quản trị công ty, thì nguyên tắc xác định thời điểm đặt hàng, số lượng đặt hàng bao... 2012 Ngày 18 tháng 2 năm 2008, Công ty được Ban Quản lý Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư số 463043000127 chấp thuận cho Công ty chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trong đó Tamaki Finance B.V chiếm 100% vốn chủ sở hữu của Công ty Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 2 năm vừa qua như sau: CHỈ TIÊU 1 Doanh thu bán hàng 2012 2011 Chênh lệch 635.149.633.851 . Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Tamaki (Việt Nam) 15 2.1 Giới thiệu về công ty Tamaki (Việt Nam) 15 2.2 Thực trạng quản lý hàng tồn kho 17 2.3 Áp dụng mô hình hàng tồn kho vào doanh. Các loại hàng tồn kho 4 1.3. Chức năng quản trị hàng tồn kho 6 1.4. Các chi phí liên quan đến tồn kho 7 1.5. Các hệ thống kiểm soát hàng tồn kho 8 1.6. Các mô hình quản trị hàng tồn kho 9 2 đặt hàng lại sẽ là: ROP b = ROP + B với B: là lượng dự trữ an toàn. 2. Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty Tamaki (Việt Nam) 2.1. Giới thiệu về công ty Tamaki (Việt Nam) - Công ty TNHH

Ngày đăng: 21/07/2014, 08:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w