ĐẶT VẤN ĐỀSâu răng là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh mắc rất sớm và gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi dân tộc, mọi vùng địa lý khác nhau, mọi tầng lớp xã hội, trình độ văn hoá.Ở nước ta theo điều tra về sức khoẻ răng miệng của viện Răng Hàm Mặt Hà nội năm 2001, tình hình sâu răng và bệnh quanh răng ở mức cao trên 90% dân số và có chiều hướng gia tăng vào những năm gần đây, nhất là những nơi chưa có chương trình nha học đường.Năm 2001, viện Răng Hàm mặt Hà Nội phối hợp với trường đại học Nha khoa Adelaide (Australlia) tổ chức điều tra sức khoẻ răng miệng qui mô toàn quốc và cho kết quả 84,9% trẻ em 68 tuổi sâu răng sữa, 64,1% trẻ em 1214 tuổi sâu răng vĩnh viễn và 78,55% có cao răng. Đối với các tỉnh Miền núi phía Bắc, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em còn cao hơn. Điều đó cho thấy bệnh răng miệng ở trẻ em đang ở mức báo động đòi hỏi có những biện pháp phòng bệnh và điều trị hữu hiệu 23.Sâu rǎng là một trong số các bệnh rǎng miệng lưu hành phổ biến nhất ở cộng đồng trẻ em. Theo kết quả điều tra dịch tễ học ở trong nước cũng như trên thế giới, có từ 5090% trẻ em có sâu rǎng 14. Trong quá trình ăn uống, các mảng thức ăn dính lại trên các kẽ răng nếu không được làm sạch, sẽ lên men và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có trong vòm miệng phát triển tấn công răng và lợi. Các em học sinh là lứa tuổi rất hay ăn quà vặt, các loại bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bột. Hầu hết khi ăn các loại thức ăn này răng miệng các em đều không được làm sạch ngay, các mảng thức ăn còn sót lại trên răng lên men trở thành mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn răng miệng phát triển. Hầu hết trẻ không có thói quen kiểm tra tình trạng răng của mình, chỉ đến khi đau, sưng, chảy máu trẻ mới báo cho cha mẹ biết, lúc đó thường là răng đã sâu nhiều 28, 6. Bệnh răng miệng là một bệnh phổ biến, gặp ở gần 90% dân số. Bệnh mắc rất sớm và tăng dần theo lứa tuổi. Vì vậy từ lâu bệnh răng miệng đã được Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều quốc gia quan tâm.Chương trình nha học đường gồm 4 nội dung: Giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng, súc miệng fluor tại trường, khám răng định kỳ phát hiện bệnh sớm, trám bít hố rãnh và chữa răng tại trường.Sâu răng bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như tình trạng kinh tế xã hội tăng, chế độ ăn thay đổi, các em ăn nhiều đường sữa bánh kẹo… xu hướng trên thế giới hiện nay là tỷ lệ sâu răng đang tăng lên ở các nước đang phát triển 8.Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, đây là lứa tuổi dậy thì có những biến đổi tâm sinh lý, các em đã có nhu cầu làm đẹp, chú ý đến ngoại hình và đã có ý thức về chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, có thể các em còn thiếu kiến thức và phương pháp chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Trong điều kiện như vậy, việc đánh giá tình hình bệnh sâu răng ở học sinh Trung học cơ sở là rất cần thiết. Không những có thể tìm hiểu tình trạng bệnh răng miệng và các yếu tố liên quan tỉ lệ sâu răng ở lứa tuổi này, mà còn góp phần đánh giá chương trình công tác nha học đường của huyện Đăk Hàtỉnh Kon Tum. Chúng tôi nghiên cứu đề tài “Thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh trung học cơ sở huyện Đăk Hàtỉnh Kon Tum” nhằm các mục tiêu sau:1. Xác định tỷ lệ sâu răng hiện mắc, xác định chỉ số sâu mất trám (SMT) ở học sinh trung học cơ sở huyện Đăk Hàtỉnh Kon Tum.2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng.
ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu răng là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh mắc rất sớm và gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi dân tộc, mọi vùng địa lý khác nhau, mọi tầng lớp xã hội, trình độ văn hoá. Ở nước ta theo điều tra về sức khoẻ răng miệng của viện Răng Hàm Mặt Hà nội năm 2001, tình hình sâu răng và bệnh quanh răng ở mức cao trên 90% dân số và có chiều hướng gia tăng vào những năm gần đây, nhất là những nơi chưa có chương trình nha học đường. Năm 2001, viện Răng Hàm mặt Hà Nội phối hợp với trường đại học Nha khoa Adelaide (Australlia) tổ chức điều tra sức khoẻ răng miệng qui mô toàn quốc và cho kết quả 84,9% trẻ em 6-8 tuổi sâu răng sữa, 64,1% trẻ em 12-14 tuổi sâu răng vĩnh viễn và 78,55% có cao răng. Đối với các tỉnh Miền núi phía Bắc, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em còn cao hơn. Điều đó cho thấy bệnh răng miệng ở trẻ em đang ở mức báo động đòi hỏi có những biện pháp phòng bệnh và điều trị hữu hiệu [23]. Sâu rǎng là một trong số các bệnh rǎng miệng lưu hành phổ biến nhất ở cộng đồng trẻ em. Theo kết quả điều tra dịch tễ học ở trong nước cũng như trên thế giới, có từ 50-90% trẻ em có sâu rǎng [14]. Trong quá trình ăn uống, các mảng thức ăn dính lại trên các kẽ răng nếu không được làm sạch, sẽ lên men và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có trong vòm miệng phát triển tấn công răng và lợi. Các em học sinh là lứa tuổi rất hay ăn quà vặt, các loại bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bột. Hầu hết khi ăn các loại thức ăn này răng miệng các em đều không được làm sạch ngay, các mảng thức ăn còn sót lại trên răng lên men trở thành mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn răng miệng phát triển. Hầu hết trẻ không có thói quen kiểm 1 tra tình trạng răng của mình, chỉ đến khi đau, sưng, chảy máu trẻ mới báo cho cha mẹ biết, lúc đó thường là răng đã sâu nhiều [28, 6]. Bệnh răng miệng là một bệnh phổ biến, gặp ở gần 90% dân số. Bệnh mắc rất sớm và tăng dần theo lứa tuổi. Vì vậy từ lâu bệnh răng miệng đã được Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều quốc gia quan tâm. Chương trình nha học đường gồm 4 nội dung: Giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng, súc miệng fluor tại trường, khám răng định kỳ phát hiện bệnh sớm, trám bít hố rãnh và chữa răng tại trường. Sâu răng bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như tình trạng kinh tế xã hội tăng, chế độ ăn thay đổi, các em ăn nhiều đường sữa bánh kẹo… xu hướng trên thế giới hiện nay là tỷ lệ sâu răng đang tăng lên ở các nước đang phát triển [8]. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, đây là lứa tuổi dậy thì có những biến đổi tâm sinh lý, các em đã có nhu cầu làm đẹp, chú ý đến ngoại hình và đã có ý thức về chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, có thể các em còn thiếu kiến thức và phương pháp chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Trong điều kiện như vậy, việc đánh giá tình hình bệnh sâu răng ở học sinh Trung học cơ sở là rất cần thiết. Không những có thể tìm hiểu tình trạng bệnh răng miệng và các yếu tố liên quan tỉ lệ sâu răng ở lứa tuổi này, mà còn góp phần đánh giá chương trình công tác nha học đường của huyện Đăk Hà-tỉnh Kon Tum. Chúng tôi nghiên cứu đề tài “Thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh trung học cơ sở huyện Đăk Hà-tỉnh Kon Tum” nhằm các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ sâu răng hiện mắc, xác định chỉ số sâu mất trám (SMT) ở học sinh trung học cơ sở huyện Đăk Hà-tỉnh Kon Tum. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CẤU TRÚC RĂNG VÀ THỜI GIAN MỌC RĂNG 1.1.1. Cấu trúc răng Răng được cấu tạo bởi 3 thành phần: men, ngà và tuỷ răng + Men răng: Là thành phần cứng nhất cơ thể, men bao phủ thân răng, hầu như không có cảm giác. + Ngà răng: Ít cứng hơn men răng, ngà liên tục từ thân đến chân răng, tận cùng ở chóp răng, trong lòng chứa buồng tuỷ và ống tuỷ. Ngà có cảm giác vì có chứa các ống thần kinh Tomes. + Tuỷ răng: Là mô lỏng lẻo trong buồng và ống tuỷ, là đơn vị sống chủ yếu của răng, trong tuỷ có mạch máu, thần kinh, bạch mạch … 1.1.2. Thời gian mọc răng vĩnh viễn Tên răng Hàm dưới Hàm trên - Răng cửa giữa - Răng cửa bên - Răng hàm nhỏ 1 - Răng nanh - Răng hàm nhỏ 2 - Răng hàm lớn 1 - Răng hàm lớn 2 - Răng hàm lớn 3 (Răng khôn) 6-7 tuổi 7-8 tuổi 9-10 tuổi 10-11 tuổi 11-12 tuổi 6-7 tuổi 11-13 tuổi 17-21 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9-10 tuổi 11 tuổi 12 tuổi 6-7 tuổi 12-13 tuổi 17-21 tuổi 1.2. BỆNH SÂU RĂNG 3 1.2.1. Định nghĩa Sâu răng là một quá trình động, diễn ra trong mảng bám vi khuẩn dính trên mặt răng, đưa đến mất cân bằng giữa mô răng với chất dịch xung quanh và theo thời gian. Hậu quả là sự mất khoáng của mô răng [25]. 1.2.2. Nguyên nhân • Nguyên nhân thuộc về răng: - Răng mọc lệch lạc, xoay dễ bị sâu hơn răng mọc thẳng hàng. - Nhóm răng hàm bị sâu nhiều hơn nhóm răng cửa. - Mặt nhai bị râu nhiều nhất vì có nhiều rãnh lõm. - Mặt bên cũng dễ bị sâu vì men răng ở cổ mỏng, giắt nhiều thức ăn. - Mặt trong, ngoài ít bị sâu hơn vì trơn láng • Nguyên nhân không thuộc về răng: - Vi khuẩn: đây là nguyên nhân cần thiết để khởi đầu cho bệnh sâu răng, tuy không có loại vi khuẩn nào đặc biệt gây sâu răng, nhưng không phải tất cả vi khuẩn trong miệng đều gây ra sâu răng. Vi khuẩn bao gồm lượng mảng bám, các chất biến dưỡng và độc tố của nó. - Tuỳ theo vai trò gây sâu răng, các vi khuẩn được chia làm hai nhóm: + Vi khuẩn tạo acid: các loại vi khuẩn này lên men carbohydrate tạo ra acid, làm pH giảm xuống < 5, sự giảm pH liên tục có thể đưa đến sự khử khoáng trên bề mặt răng, làm mất vôi ở các mô cứng của răng, quá trình sâu răng bắt đầu xẩy ra, nhóm này gồm: * Lactobacillus: Hiện diện với số lượng ít, nhưng lại tạo ra acid có pH thấp rất nhanh trong môi trường. * Streptococcus mutans. * Streptococi. * Actinomyces. * Staphilococci. - Vi khuẩn làm giải protein: làm tiêu huỷ chất căn bản hữu cơ sau khi mất vôi. 4 - Thực phẩm: là những thức ăn cần thiết mà cơ thể hấp thu vào để sống và hoạt động. Tuy nhiên, thực phẩm cũng là một yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, vì đó cũng là chất dinh dưỡng của vi khuẩn. Tuỳ theo loại thực phẩm, tính chất của thực phẩm và chế độ sử dụng nó, mà có thể sâu răng hoặc không. Các chất bột, đường (carbohydrat) là loại thực phẩm gây sâu răng nhiều nhất. Trong đó đường là loại thực phẩm chủ yếu gây sâu răng và làm gia tăng sâu răng, đặc biệt là loại đường sucrose. Điều quan trọng là khả năng gây sâu răng không phải do số lượng đường, mà do thời gian đường bám dính trên răng, tinh bột không phải là nguyên nhân đáng kể, vì trong nước bọt có enzyme amylase biến tinh bột thành đường rất chậm. Những thực phẩm có tính chất xơ ít gây sâu răng, trong lúc những thực phẩm mềm dẻo, dính vào răng thì dễ gây sâu răng hơn. Bệnh sâu răng chỉ diễn ra khi cả 3 yếu tố trên cùng tồn tại ( Vi khuẩn, Glucid và Thời gian). Vì thế cơ sở của việc phòng chống bệnh sâu răng là ngăn chặn 1 hoặc cả 3 yếu tố xuất hiện cùng lúc. Còn một yếu tố thứ tư không kém phần quan trọng là bản thân người bệnh. Các yếu tố chủ quan như tuổi tác, bất thường của tuyến nước bọt, bất thường bẩm sinh của răng có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng tăng cao và tốc độ bệnh tiến triển nhanh. Thời gian Sơ đồ Keys 5 Răng Carbohydrate Vi khuẩn SR Ngày nay người ta giải thích nguyên nhân sâu răng bằng cơ chế hoá học và lý sinh học [35]. Sâu răng = sự huỷ khoáng > sự tái khoáng. Yếu tố gây mất ổn định Sự bảo vệ + Mảng bám (vi khuẩn kiểm soát được) + Chế độ ăn đường nhiều lần + Thiếu nước bọt hoặc nước bọt acid pH < 5. + Nước bọt. + Khả năng kháng acid của men + Fluor có trên bề mặt men răng + Trám bít hố rãnh + Độ Ca + pH > 5,5 Sâu răng là một quá trình tiêu huỷ do các thức ăn đường, tinh bột, bị vi khuẩn lên men tạo ra Acide dẫn đến tiêu huỷ tổ chức cứng của răng (men răng và ngà răng) [4]. 1.2.3. Cơ chế bệnh sâu răng Có rất nhiều giả thuyết để giải thích cơ chế gây bệnh, trong đó thuyết sinh acid (thuyết hoá học vi khuẩn) của miller (1882) được nhiều người chấp nhận nhất. Theo miller vi khuẩn tác động lên bột, đường sinh ra acid, làm pH trong môi trường miệng giảm xuống < 5 trong vòng 1 – 3 phút, sự giảm pH liên tục đưa đến sự khử khoáng của răng, quá trình sâu răng bắt đầu. Từ thuyết của miller, Keyes (1962) đã tóm tắt lại thành một sơ đồ gồm ba vòng tròn biểu thị cho vi khuẩn, răng (men răng), thức ăn (bột, đường), sau đó được bổ sung thêm yếu tố thời gian. Phải có đủ 4 yếu tố tác động hỗ trợ, mới có sâu răng [39]. Đầu tiên là xuất hiện một vết trắng trên bề mặt răng sâu đó tổn thương chuyển sang màu nâu, bề mặt men răng bắt đầu bị phá huỷ. Sự khử khoáng tiến triển vào lớp ngà răng (là mô cứng chiếm phần lớn trong thân răng) tạo thành lỗ hổng. Khi lỗ sâu lớn, để lộ các dây thần kinh răng, gây đau, cảm giác đau tăng lên khi ăn thức ăn nóng lạnh hoặc chua ngọt. nếu bệnh tiếp tục thì 6 sâu răng sẽ ăn vào buồng tuỷ gây viêm tuỷ, và cảm giác đau sẽ tăng lên rất nhiều. Trong những trường hợp nặng thì bệnh sẽ lan tới mô mềm gây ra các bệnh như viêm quanh quống răng, viêm xương, viêm hạch… nhiều trường hợp biến chứng nhiễm khuẩn huyết gây tử vong [36]. Sau năm 1975 người ta đã làm sáng tỏ hơn căn nguyên bệnh sâu răng và giải thích bằng sơ đồ White thay thế một vòng tròn của sơ đồ Key ( chất đường) bằng vòng tròn chất nền (substrate) nhấn mạnh vai trò nước miếng ( chất trung hoà buffers) và pH của dòng chảy môi trường xung quanh răng. Người ta cũng thấy rõ hơn tác dụng của fluor khi gặp apatit thường của răng kết hợp thành fluorid apatit rắn chắc chống được sự phân huỷ tạo thành thương tổn sâu răng [22]. 1.2.4. Diễn biến của bệnh sâu răng Sâu răng gồm 4 giai đoạn tiến triển từ nhẹ đến nặng như sâu: - Sâu men: Lỗ sâu nhỏ trên men, rất khó phát hiện. Không gây đau nhức trên lâm sàng, thông thường bệnh nhân không tự phát hiện được. - Sâu ngà: Lỗ sâu tiến đến ngà răng, khi tổn thương sâu răng đang còn nằm trong lớp ngà nông, không gây tê buốt khi nhai. Khi sang thương tiến triển đến lớp ngà sâu thì sẽ có triệu chứng ê buốt khi nhai thức ăn hay thức uống quá nóng hoặc quá lạnh. - Viêm tuỷ: Nếu sâu ngà không được điều trị, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tuỷ răng qua hệ thống ống ngà gây nên viêm tuỷ cấp tính hoặc mạn tính. Trong viêm tuỷ cấp, bệnh nhân có triệu chứng đau nhức dữ dội, đau tự phát, và đau nhiều nhất vào bên đêm. Nếu tuỷ viêm mạn tính, thường không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt và dần dần sẽ dẫn đến chết tuỷ. - Tuỷ chết: 7 Răng bị viêm tuỷ nếu không được điều trị thì sẽ dẫn đến chết tuỷ, vi trùng sẽ theo đường ống tuỷ sẽ tạo mủ dưới chân răng, gây các biến chứng viêm xương ổ răng, áp xe xương ổ, nang quanh chóp răng… một số trường hợp khác gây biến chứng viêm mô tế bào, viêm xoang, viêm nội tâm mạc, … 1.3. DỊCH TỄ HỌC SÂU RĂNG Kỹ nghệ thực phẩm ngày càng phát triển kéo theo những dinh dưỡng mới bất lợi cho sức khoẻ răng miệng. khi các biện pháp vệ sinh răng miệng không hiệu quả thì các loại bánh kẹo là yếu tố hỗ trợ tích cực cho sâu răng. Bệnh sâu răng tăng mạnh ở thế kỷ XX ở hầu hết quốc gia [32]. Hệ răng hỗn hợp: Từ 6-12 tuổi, tốc độ sâu răng vĩnh viễn tiến triển nhanh nhưng ổn định. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn cũng tăng dần theo tuổi [19]. Ở Việt Nam theo điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng của toàn quốc năm 1990, tỷ lệ sâu răng ở các lứa tuổi và các vùng địa lý như sau: Lứa tuổi Tỷ lệ chung Hà Nội Huế TP HCM Cao Bằng Đà Lạt Lâm Đồng 12 57% 36% 41,2% 83,9% 60% 82,25% 15 60% 44% 43,7% 96% 62% 35-44 72% 76% 64,2% 92% 68% Trên thế giới: người ta tính chỉ số sâu mất trám (SMT) ở lứa tuổi 12 (Số sâu răng mất trám trung bình ở một người) theo các mức độ [2]: * Rất thấp: 0,0 – 1,1 Thí dụ: Trung Quốc * Thấp : 1,2 – 2,6 : Cam pu chia, Mỹ * Trung bình: 2,4 – 4,4 : Bỉ * Cao : 4,6 – 6,6 : Philippine * Rất cao : > 6,6 : Uruguay . Bảng 1.1. Sâu răng ở trẻ trước tuổi đến trường ở những vùng thiếu Fluo: 8 Tuổi Tỉ lệ sâu răng 1 5% 2 10% 3 50% 5 75% Số trung bình các răng sâu, mất, trám của trẻ em Mỹ Trong giai đoạn hệ răng hỗn hợp Bảng 1.2. Sâu mất trám răng theo tuổi Tuổi SMTR 6 0,2 12 2,8 [26]. Ở vùng Duyên Hải Bắc trung Bộ có từ 93,2 đến 96.3% người trưởng thành có sâu răng. Đây là một tỷ lệ sâu răng rất cao. Xét về chỉ số răng sâu mất trám, thì trung bình một người có từ 1.80 răng sâu đến 6,89 răng sâu, điều đáng lưu ý là chỉ số sâu mất trám gia tăng theo tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ SMT càng cao. Ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, tỉ lệ người trưởng thành có sâu răng cũng ở mức độ cao, từ 94,6 đến 97,8%. Chỉ số SMT từ 6,89 đến 11,66 và gia tăng theo tuổi [15]. Tỉ lệ trẻ em California bị sâu răng đứng hạng hai toàn quốc: Cali Today News – Một báo cáo y tế do tổ chức Dental Health Foundation (DHF) công bố đầu tuần này ghi nhận có đến gần 3/4 học sinh lớp 3 tiểu học tại California bị sâu răng. Tỉ lệ này đã khiến California đứng hạng hai so với toàn quốc Hoa Kỳ [27]. Theo báo cáo tổng kết chương trình nha học đường toàn quốc, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của trẻ em ở độ tuổi từ 6-8 là 25,4%. Tỉ lệ này cũng tăng dần theo tuổi. Cụ thể có đến 54,6% trẻ 9-11 tuổi bị sâu răng và con số này ở độ tuổi 15-17 là 68,6% [18]. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh 6 tuổi: 28,32%. Chỉ số SMT: 0,47. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn thấp là do lứa tuổi này chỉ có răng số 6 mới 9 mọc và một số răng cửa mới thay là răng vĩnh viễn nên ít bị sâu, Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh 12 tuổi: 79,29%. Chỉ số SMT: 1,95. Sở dĩ có tỷ lệ tăng cao như vậy do lứa tuổi này đa số các răng sữa đã được thay bằng răng vĩnh viễn, chế độ ăn nhiều đường, ý thức tự chăm sóc răng miệng chưa cao, các bậc phụ huynh do bận nhiều công việc nên chưa quan tâm đến tình trạng răng miệng của các em. Trẻ không chải răng thường xuyên có nguy cơ sâu răng vĩnh viễn gấp 2,93 lần trẻ được chải răng thường xuyên. Trẻ không khám răng định kỳ có nguy cơ sâu răng vĩnh viễn cao gấp 2,36 lần trẻ được khám răng định kỳ [11]. Tỉ lệ SR gia tăng theo tuổi, tăng nhanh ở độ tuổi 18-24 đến 25-34 và đạt đỉnh tuổi 25-34 (81.93%) rồi có xu hướng giảm nhẹ. So sánh điều tra cơ bản tình hình SKRM miền Nam 1991 chúng tôi nhận thấy có điểm tương đồng, SR lứa tuổi 12 là 76.33 %, tuổi 15 là 82.99%, tuổi 35-44 là 86.33% [10]. Công tác phòng chống bệnh răng miệng. Trên thế giới những năm 60- 70 ngành nha khoa của hầu hết các nước đều tập trung vào chữa, phục hồi sâu răng và viêm quanh răng, công việc tốn kém, ít hiệu quả. Sau đó các nước phát triển tập trung vào phòng bệnh, coi như một chính sách lớn của Nhà nước và của ngành Y tế. Kết quả là 20 năm trở lại đây, tỷ lệ sâu răng ở các nước Bắc Âu, Anh, Mỹ… đã giảm đi một nửa. Đây là một thành tựu to lớn do đó WHO đã kêu gọi các nước chậm phát triển đẩy mạnh công tác phòng bệnh răng miệng như các nước phát triển đã làm [9]. 1.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH SÂU RĂNG 1.4.1. Theo địa lý Ở lứa tuổi 6 đến 8 tuổi, cả thành thị và nông thôn đều có gần 85% trẻ em bị sâu răng sữa, một tỷ lệ khá cao. Ở lứa tuổi 6-8 tuổi, cả 7 vùng địa lý 10 [...]... Theo tình hình sâu răng học sinh trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2006, Võ Thị Bích Phượng kết quả tỷ lệ sâu răng học sinh lứa tuổi 12 – 14 là 62,3% [31] Theo số liệu trên tỷ lệ sâu răng học sinh Trung học cơ sở tại huyện Đăk Hà trong nghiên cứu của chúng tôi còn cao, mặc dầu đây là học sinh THCS ở huyện Đăk Hà, có trình độ văn hoá nhất định So sánh với tỷ lệ sâu răng lứa tuổi 12... HÌNH SÂU RĂNG 3.2.1 Tỉ lệ sâu răng 22 Bảng 3.3 Tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn chung của học sinh 12-15 tuổi Sâu răng n Tỉ lệ % Không sâu răng 162 (22,88%) Có sâu răng 546 (77,12%) Tổng 708 100,00 Biểu Đồ 3.3 Tỷ lệ sâu răng chung của học sinh 12-15 tuổi 3.2.2 Chỉ số sâu mất trám của học sinh từ 12 – 15 tuổi Bảng 3.4 Số trung bình chung về răng sâu- mất-trám của học sinh 12 – 15 tuổi Tổng số Tổng số Tổng số Trung. .. Khám phát hiện răng sâu để hàn 13 - Trám bít lỗ rãnh để phòng sâu răng [22] Trong các bệnh răng miệng, bệnh sâu răng với các biến chứng của nó và bệnh quanh răng là hai bệnh chủ yếu Bệnh có tính chất xã hội, rất phổ biến và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ Bệnh xuất hiện ở tất cả các nước và có trong mọi tầng lớp nhân dân Bệnh sâu răng là nguyên nhân gây mất răng ở người trẻ [32] Sâu răng là một bệnh phòng... giáo dục vệ sinh răng miệng, chưa có chương trình súc miệng bằng dung dịch Natri Fluoride hay chưa thực hiện khám răng định kỳ cho học sinh, nên công tác phòng ngừa râu răng cho học sinh trên toàn huyện nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng chưa được các ngành, các cấp quan tâm từ đó dẫn đến tỷ lệ sâu răng và SMT vẫn còn ở mức khá cao (sâu răng chung 77,12%), đặc biệt là các em học sinh người... quả sâu răng ở nam học sinh là 85,6% và ở nữ học sinh là 83,5%, sự khác biệt này là không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05 ), không có sự liên quan giữa giới của học sinh với bệnh sâu răng [7] Khi so sánh tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giữa hai đối tượng là học sinh người Dân tộc Kinh và học sinh người Dân tộc Sơ Rá của huyện Đăk Hà, ta nhận thấy học sinh người Dân tộc Kinh có tỷ lệ sâu răng. .. khám răng định kỳ Bảng 3.17 Liên quan giữa khám răng định kỳ và bệnh sâu răng Bệnh sâu răng Khám răng Số lượng Có khám răng 296 n 172 % 58,11 Không khám răng 412 374 90,77 Tổng 708 546 77,12 Kết quả cho thấy, có sự liên quan giữa tình trạng khám răng định kỳ tình trạng sâu răng Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ sâu răng có khám răng và không khám răng Chương 4 29 BÀN LUẬN 4.1 VỀ TÌNH HÌNH SÂU RĂNG 4.1.1 Tỷ lệ mắc bệnh. .. lệ sâu răng học sinh từ 12 -15 tuổi cũng cho thấy không có gì khác biệt về tỷ lệ sâu răng giữa hai giới nam và nữ qua các lứa tuổi (p > 0,05) 3.2.4 Sâu răng theo nhóm đối tượng và theo trường Bảng 3.9 Tỷ lệ sâu răng theo dân tộc Học sinh DT Kinh DT Sơ Rá Có sâu răng 310 236 Không sâu răng 44 118 P < 0,05 Tổng 354 354 Kết quả cho thấy, tỷ lệ sâu răng ở đối tượng học sinh người dân tộc Kinh và tỷ lệ sâu. .. suất sâu răng vĩnh viễn học sinh lứa tuổi 12-15 Bảng 3.11 Phân bố tần suất sâu răng vĩnh viễn ở học sinh 12-15 tuổi Số răng sâu 0 1 2 3 Số học sinh 162 159 145 96 Tỷ lệ 22,88 22,46 20,48 13,56 % tích luỹ sâu 0 22,46 42,94 56,5 25 4 90 12,71 5 31 4,38 6 11 1,55 7 8 1,13 8 3 0,42 9 1 0,14 10 1 0,14 11 1 0,14 12 0 0,00 Qua khảo sát tần suất sâu răng học sinh lứa tuổi 12 – 15 22,88% học sinh không sâu răng, ... 24,58 00 3.3.2 Liên quan giữa số lần chải răng trong ngày với bệnh sâu răng Bảng 3.13 Liên quan giữa số lần chải răng trong ngày với bệnh sâu răng Bệnh sâu răng Số lần chải răng Số lượng 1 lần 604 n 483 % 79,97 ≥ 2 lần 104 63 60,58 Tổng 708 546 77,12 Kết quả ở bảng trên cho thấy nhóm học sinh chải răng 1lần/ ngày có tỷ lệ sâu răng cao hơn nhóm chải răng từ 2 lần trở lên/ngày có ý nghĩa thống kê (p < 0,05... Bảng 3.14 Liên quan giữa chất liệu chải răng với bệnh sâu răng Bệnh sâu răng Chất liệu chải răng Số lượng 27 Đánh với kem 693 n 534 % 77,05 Đánh với muối 9 7 77,78 Đánh không 6 5 83,33 Tổng 708 546 77,12 P > 0,05 Chưa thấy liên quan giữa chất liệu chải răng và tình trạng sâu răng 3.3.3 Liên quan giữa sâu răng và sở thích ăn uống Bảng 3.15 Liên quan sâu răng và sở thích ăn bánh kẹo, trái cây, sữa 1 2 . trung học cơ sở huyện Đăk Hà-tỉnh Kon Tum nhằm các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ sâu răng hiện mắc, xác định chỉ số sâu mất trám (SMT) ở học sinh trung học cơ sở huyện Đăk Hà-tỉnh Kon Tum. 2 lệ sâu răng ở lứa tuổi này, mà còn góp phần đánh giá chương trình công tác nha học đường của huyện Đăk Hà-tỉnh Kon Tum. Chúng tôi nghiên cứu đề tài Thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh trung. chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Trong điều kiện như vậy, việc đánh giá tình hình bệnh sâu răng ở học sinh Trung học cơ sở là rất cần thiết. Không những có thể tìm hiểu tình trạng bệnh răng miệng