Thói quen khám răng miệng

Một phần của tài liệu Thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh trung học cơ sở huyện Đăk Hàtỉnh Kon Tum (Trang 36 - 40)

Bác sỹ hay nhân viên nha khoa giữ vai trò kiểm soát bệnh răng miệng bằng cách lấy sạch cao răng, điều trị bệnh, giáo dục, cung cấp kiến thức và phương pháp cho bệnh nhân tự giữ VSRM. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu được làm sạch răng tại các phòng khám nha khoa từ hai hay bốn tháng một lần cộng với vệ sinh răng miệng hằng ngày của cá nhân đủ để bảo đảm mô nha chu lành mạnh ở người trưởng thành [1].

Tuy nhiên, mối liên quan giữa việc cung cấp dịch vụ CSRM với bệnh lý răng miệng còn tuỳ thuộc vào thái độ, chất lượng của dịch vụ CSRM cũng như mức độ tin tưởng, hợp tác điều trị giữa thầy thuốc và bệnh nhân.

Nghiên cứu chúng tôi cho thấy, có đến 58,19% đối tượng chưa bao giờ đi khám răng miệng, chỉ có 19,21% đi khám khi có bệnh, 13,14 % khám khi đi khám sức khoẻ chung, 9,44 đi khám sức khoẻ răng miệng định kỳ. Điều này chứng tỏ việc chăm sóc sức khoẻ nói chung, chăm sóc SKRM nói riêng còn thấp, có thể là các em chưa hiểu được những lợi ích khi đi khám răng miệng, mặt khác cha mẹ các em chưa quan tâm đến các bệnh răng miệng của các em, công tác nha học đường ở huyện Đăk Hà thực hiện chưa tốt đặc biệt là công tác tuyên truyền giáo dục cách chăm sóc răng miệng cho các em,... từ những sự thiếu hiểu biết về CSRM, thiếu sự quan tâm của các bậc phụ huynh, thiếu sự quan tâm của cộng đồng và công tác nha học đường còn thiếu và yếu, nên bệnh răng miệng ở các em học sinh trong đối tượng nghiên cứu còn cao.

Bảng 3. 17. cho thấy tỷ lệ sâu răng thấp có ý nghĩa ở các đối tượng đi khám răng miệng so với đối tượng không đi khám, có đi khám sâu răng có 58,11% so với 90,77% không đi khám ( p < 0,05). Như vậy, việc khám răng miệng định kỳ giúp việc phát hiện sớm các thương tổn, việc điều trị sớm giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Điều quan trọng nữa là khi đi khám răng miệng sẽ được giáo dục, cung cấp các kiến thức và các phương pháp tự mình giữ gìn VSRM cũng đã góp phần vào việc phòng bệnh răng miệng.

Tình trạng VSRM có liên quan chặt chẽ với các bệnh răng miệng phổ biến như sâu răng và bệnh quanh răng. Tình trạng vệ sinh răng miệng kém kèm theo là tình trạng sâu răng và viêm lợi ở mức cao và ngược lại, tình trạng VSRM tốt thì sâu răng và viêm lợi ở mức thấp rõ rệt. Việc can thiệp giáo dục VSRM đã có tác dụng cải thiện tình trạng VSRM và góp phần làm giảm tỉ lệ sâu răng và bệnh quanh răng [17].

Tại Tây Nguyên và một số tỉnh khó khăn, tỷ lệ cán bộ nha học đường còn thấp với 30.000 học sinh/cán bộ nha học đường. Trong khi đó, tại các nước khoảng 500 - 1.000 học sinh đã có một cán bộ chăm sóc, điều trị răng miệng. Xét về khía cạnh kinh tế, Trịnh Đình Hải phân tích: để triển khai chương trình nha học đường tại một địa phương, chỉ cần một khoản kinh phí nhỏ. Khoản này có thể trích từ kinh phí hoạt động của ngành ở địa phương, hoặc vận động mỗi học sinh đóng góp khoản tương đương một vài cân gạo mỗi năm. Trong khi nếu không thực hiện điều trị dự phòng răng miệng, để răng bị sâu thì sẽ phải đầu tư một khoản kinh phí lớn hơn rất nhiều. Ví dụ, chi phí làm răng giả để khắc phục tình trạng mất một răng có thể ở mức từ 10-30 triệu đồng.

Nếu chương trình công tác nha học đường được thực hiện tốt sẽ góp phần không nhỏ vào việc dự phòng sâu răng. Nguyễn Ngọc Đỉnh hiệu quả chương trình nha học đường TP. Hồ chí Minh và mục tiêu năm 2000 – 2005. Từ năm 1990 chương trình Fluor hoá nước uống cùng với việc đẩy mạnh công tác nha học đường, mức độ sâu răng giảm rõ rệt. Khám điều tra sâu răng ở trẻ em tuổi 12 cho thấy SMT = 3,4 năm giảm xuống 2,7 năm 1995 và đến năm 2000 giảm còn 1,8. Sâu răng ở trẻ 15 tuổi giảm từ SMT = 5,1 xuống còn 2,15 [13].

Dùng fluor hoá nước công cộng, fluor hoà nước uống trường học, fluor muối ăn, kem đánh răng có chất fluor, súc miệng bằng nước fluor 0,2% ở trường học mỗi tuần một lần giúp cho men răng cứng hơn, khó bị hoà tan bới acide để đề phòng sâu răng.

Những nước nghèo không được fluor hoá nước uống, thiếu sự giáo dục nha khoa, chế độ ăn đường không đúng nên sâu răng phát triển ngày càng tăng.

Trái lại ở các nước sản xuất ký nghệ cao, nhà nước coi chương trình fluor hoá nước uống, thuốc chải răng, giáo dục nha khoa là quốc sách nên bệnh sâu răng giảm nhiều (còn khoảng 50%). Thí dụ: ở Đan Mạch 1994, chỉ

số sâu mất trám tuổi 12 là 1,2 trên 50% trẻ em trong miệng không có sâu răng. Ở Úc cũng vậy – 50% thì giờ của bác sỹ răng miệng là làm công tác phòng bệnh [3].

Khám răng định kỳ: Nhằm phát hiện sớm và điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng, đây là một trong các nội dung CSSKRM có vai trò giúp cho răng không bị mất vì phát hiện muộn [41].

Ông bà xưa có nói: “Cái răng, mái tóc là gốc con người”, hiểu một cách nôm na thì hàm răng đẹp, mái tóc mượt mà là điều đẹp nhất của con người về mặt hình thức. Nếu gạn lọc thêm một ý nghĩa khác trong câu nói này thì hàm răng đẹp và mái tóc mượt chính là sự biểu hiện tốt của việc chăm sóc chu đáo và toàn diện về sức khoẻ răng miệng và tóc.

KẾT LUẬN

Qua điều tra tình hình bệnh sâu răng ở 708 đối tượng học sinh THCS huyện Đăk Hà – tỉnh Kon Tum ở lứa tuổi từ 12 đến 15 tuổi năm 2009, qua phân tích kết quả chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh trung học cơ sở huyện Đăk Hàtỉnh Kon Tum (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w