Giáo trình Xã Hội Học Lối Sống, tài liệu môn học xã hội học lối sống cho các bạn học tập, nghiên cứu cũng như làm tiểu luận phục vụ cho môn học của mình, tài liệu dành cho học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng...
Trang 1Chương 1:
KHÁI NIỆM LỐI SỐNG ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA XÃ HỘI HỌC LỐI SỐNG1.KHÁI NIỆM LỐI SỐNG.
1.1 Định nghĩa lối sống:
Lối sống là một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định.
Lối sống tổng hòa những hình thức hoạt động cơ bản phụ thuộc vào
điều kiện và những nhu cầu của con người do những điều kiện đó qui
định
Lối sống bị qui định bởi hoàn cảnh khách quan của xã hội, bởi nhữngđiều kiện sống củ các giai cấp, dân tộc…Nghĩa là lối sống một mặt, doquan hệ thực tế của con người với tự nhiên, do trình độ trang bị kỹ thuật,năng suất lao động của họ, trạng thái của lực lượng sản xuất và do đó cảtính chất tiêu dùng, mặt khác do tính chất quan hệ sản xuất, chế độ kinhtế của xã hội là cơ sở của toàn bộ hệ thống quan hệ xã hội, qui định Tuynhiên, nhấn mạnh hoàn cảnh khách quan của lối sống không vó nghĩa làloại trừ khả năng lựa chọn của con người về một hình thức hoạt động nàođó Những phương hướng có mục đích rõ ràng, những định hướng giá trị
của con người tạo nên mặt chủ quan của lối sống.
Lối sống của con người phải được hiểu trong sự thống nhất giữa mặtlượng và mặt chất Nhân tố quyết định mặt chất của lối sống là tính chấtcủa chế độ xã hội, địa vị giai cấp trong hệ thống các quan hệ kinh tế vàchính trị Các nhân tố quyết định mặt lượng và trình độ phát triển của lực
Trang 2lượng sản xuất và tiêu dùng, thể hiện trước hết ở mức sống và một số chỉtiêu khác.
Khái niệm lối sống luôn chứa đựng câu trả lời cho câu hỏi : con
người làm gì và làm như thế nào Karl Marx khẳng định : hoạt động sống của các cá nhân như thế nào thì bản thân họ là như thế Do đó, tư cách của họ là cái gì thì sẽ trùng với sự sản xuất của họ – trùng với việc họ sản xuất ra cái gì cũng như trùng với việc họ sản xuất như thế nào.
Trong định nghĩa khái niệm lối sống, việc phân biệt nó với kháiniệm những điều kiện sống, hệ thống những nhân tố xã hội và tự nhiênchứa đựng nội dung và tính chất của lối sống có một ý nghĩa quan trọngmang tính nguyên tắc Vì rằng lối sống không phải là cái gì khác ngoàicách thức đặc thù mà trong đó những điều kiện sống, và trước hết,phương thức sản xuất trong hoạt động sống hàng ngày của con người, đãđược nhận biết, được phản ánh và biểu hiện trong sự cảm thụ, nhận thứcvà sự tái tạo hiện thực Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa củahệ thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiệnsống, thể hiện ra trong những hoạt động của con người
Nhận thức khái niệm lối sống như vậy sẽ giúp tránh được việc qui nóthành một yếu tố nhất định của hoạt động sống của con người, chẳng hạnkhông qui nó vào việc thỏa mãn các nhu cầu của họ, hoặc vào mức sốngcủa họ, đồng thời cũng tránh được việc xử lý khái niệm lối sống một cáchquá rộng, đồng nhất nó với khái niệm xã hội, khái niệm phương thức sảnxuất, làm cho nó mất ý nghĩa khoa học độc lập
1.2 Phân biệt các khái niệm: lối sống, nếp sống, cách sống.
- Lối sống có sự kết hợp biện chứng giữa yếu tố vật chất và yếu tố
tinh thần, gắn liền với phương thức sản xuất của xã hội với chế độ chínhtrị xã hội, với hình thái kinh tế – xã hội Vì vậy khi nói xây dựng một lốisống là gắn với xây dựng một hình thái kinh tế – xã hội, một nền văn hóa
Trang 3- Nếp sống hàm chứa ý nghĩa hẹp hơn Nếp sống bao gồm những
cách thức, hành động và suy nghĩ, những qui ước được lặp đi lặp lại hàngngày trở thành thói quen, tập quán trong sản xuất, sinh hoạt, trong phongtục, nghi lễ, trong hành vi đạo đức, pháp luật Trong thói quen ngôn ngữViệt Nam hiện nay đều dùng cả hai từ lối sống và nếp sống một cách lẫnlộn không phân biệt nghĩa Nhưng nhìn chung đều được hiểu theo nghĩalối sống
- Điểm khác rất căn bản giữa lối sống và nếp sống mà trong nhiều
trường hợp buộc phải dùng một cách chính xác là lối sống nói lên tính
định hướng, định tính, chỉ ra phương hướng chính trị và tư tưởng của vấn
đề, còn nếp sống nói lên tính định hình, định lượng.
- Cách sống có nghĩa hẹp và cụ thể Đó là kiểu sống cụ thể theo cá
tính và thị hiếu của cá nhân hoặc theo một điều kiện qui định cụ thể nàođó của một môi trường nhỏ Chẳng hạn, nói cách sống của một gia đình,cách sống người già, cách sống người độc thân, cách sống của một nghệ
sĩ Tuy nhiên cách sống được đánh giá trên cơ sở một lối sống, nếp sốngnào đó [Trần Độ.1984.7]
1.3 Nội dung và mối quan hệ của các khái niệm số lượng, chất lượng của lối sống, mức sống và chất lượng sống.
- Chất lượng lối sống phản ánh trình độ tự do mà con người đạt được
trong khi họ hành động
Mặt chất lượng của lối sống được thể hiện qua các chỉ dẫn về số
lượng trong các lĩnh vực hoạt động : lao động sản xuất; phúc lợi, tiêu
dùng, sinh hoạt hàng ngày; giáo dục văn hóa; sức khỏe dân cư; hoạt độngchính trị xã hội.v.v Hệ thống các chỉ tiêu số lượng của lối sống là một hệthống mở, nó phát triển tùy trình độ từng nước, từng giai đoạn cụ thể
Trang 4Hệ thống các chỉ tiêu số lượng này biểu thị mức sống của con người.
Do đó không thể tách rời mức sống với lối sống Mức sống trong chừngmực nhất định có ảnh hưởng quyết định đến lối sống
- Khái niệm chất lượng sống chỉ dùng trong xã hội học tư bản Kháiniệm này không phản ánh đúng nội dung khoa học cần biểu đạt Trong xãhội học Mác xít không dùng khái niệm chất lượng sống mà chỉ dùng kháiniệm chất lượng của lối sống
1.4 Phân loại lối sống
Lối sống được phân loại theo các tiêu chí khách quan :
- Theo hình thái kinh tế – xã hội:lối sống phong kiến, lối sốngTBCN, lối sống XHCN…
- Theo giai cấp : lối sống tư sản, tiểu tư sản, nông dân, công nhân, tríthức…
- Theo trình độ chuyên môn: lối sống người lao động giản đơn, lốisống người lao động phức tạp, lối sống công nhân có tay nghề bậc cao…
- Theo lứa tuổi, giới tính: lối sống thanh niên; lối sống người về hưu,lối sống phụ nữ…
- Theo lãnh thổ: lối sống nông thôn, lối sống đô thị, lối sống đồngbằng, lối sống miền núi
- Theo tiêu chí dân tộc: lối sống người Kinh, người Tày, ngườiKhmer…
- Theo tiêu chí quản lý: lối sống những người thực hiện chức năngquản lý và lối sống cộng đồng những người thừa hành
- Theo tiêu chí đoàn thể: lối sống đảng viên và người ngoài đảng, lốisống đoàn viên thanh niên cộng sản…
- Theo tiêu chí sức khỏe: lối sống nhóm người tàn tật, lối sống nhómngười khỏe mạnh
Trang 5- Theo tiêu chí sự phát triển và lĩnh vực sản xuất: lối sống nôngnghiệp và lối sống công nghiệp…
Việc phân loại lối sống có ý nghĩa cần thiết là giúp lãnh đạo quản lýcó cơ sở đi sâu phân tích đặc điểm từng đối tượng từng nhóm xã hội đểxác định phương thức cụ thể xây dựng lối sống mới cho phù hợp
2 ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC LỐI SỐNG. 2.1 Đối tượng của xã hội học lối sống.
- Khách thể nghiên cứu của xã hội học lối sống là các nhóm xã hội.
- Đối tượng nghiên cứu của xã hội học lối sống là những nét căn bản
đặc trưng cho hoạt động của các nhóm xã hội trong những điều kiện xãhội cụ thể Nó tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự biến đổi và qui luậtphát triển của lối sống
- Khác với chủ nghĩa xã hội khoa học, xã hội học lối sống không chỉnghiên cứu những đặc điểm chung về lối sống của các nhóm lớn mà cònlàm sáng tỏ lối sống đặc thù của từng nhóm nhỏ
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học lối sống.
Với tư cách là chuyên ngành xã hội học, xã hội học lối sống cũngthực hiện các chức năng của xã hội học như : chức năng nhận thức, chứcnăng thực tiễn trong điều hành quản lý xã hội, chức năng dự đoán, dự báovề sự phát triển của lối sống, chức năng tư tưởng.V.V
Thứ nhất, xã hội học lối sống cung cấp những tri thức cần thiết để
hiểu biết thực trạng của lối sống một nhóm xã hội hay cả một xã xã hộicụ thể Nó tái tạo lại bức tranh hiện thức sinh động để làm cho những aiquan tâm đến lối sống có được cách nhìn nhận đúng bản chất của lối sốngmột nhóm hay toàn bộ xã hội Và qua đó nó thực hiện chức năng nhậnthức Nhiệm vụ lý luận của xã hội học lối sống thể hiện ra ở chỗ nó cung
Trang 6cấp những tri thức lý thuyết về xã hội học lối sống, trên cơ sở đó địnhhình một hệ thống tri thức khoa học về lĩnh vực này Xã hội học lối sốngphải đưa ra một hệ thống khái niệm, phạm trù để nghiên cứu những khíacạnh khác nhau của lối sống.
Thứ hai, khi triển khai khảo sát nghiên cứu xã hội học về những khía
cạnh của lối sống, xã hội học lối sống sẽ cung cấp và làm giàu hệ thốngtri thức về lối sống nói chung, bổ sung vào kho tàng nhận thức về mộthiện tượng đặc thù của thế giới khách quan Các nghiên cứu cụ thể củaxã hội học lối sống sẽ đem lại những cách nhìn khoa học về cơ chế vậnhành, cách thức biến đổi của lối sống từng nhóm xã hội Những nghiêncứu này sẽ đem lại những thông tin cho công tác quản lý, điều hành xãhội Những thông tin, những đề xuất và kiến nghị cụ thể của các cuộcnghiên cứu về lối sống sẽ đem lại đóng góp nhất định cho việc tạo cơ sởđể đề ra các chính sách đúng hợp quy luật tác động định hướng, hìnhthành lối sống mới tiến bộ
Thứ ba, mục tiêu chung của mọi nghiên cứu xã hội học về lối sống là
đều thống nhất ở chỗ, bằng những số liệu, thông tin thu thập một cáchkhoa học, các nhà nghiên cứu xã hội học có những khuyến nghị vềphương pháp, giải pháp nhằm cải tạo và thay những mục tiêu kinh tế –xã hội để nâng cao chất lượng lối sống vì hạnh phúc cá nhân và sự pháttriển xã hội
Nhiệm vụ thực tiễn của xã hội học lối sống là nghiên cứu để giải
thích những hiện tượng mới nảy sinh về lối sống trong tiến trình đổi mớicủa đất nước Nhiệm vụ này được thực hiện trong các nghiên cứu xã hội
học thực nghiệm Nhiệm vụ lý luận của xã hội học lối sống được thể hiện
ở chỗ, xây dựng được hệ thống các khái niệm, phạm trù để từ đó xâydựng một lý thuyết xã hội học về lối sống, đáp ứng được sự phát triển củalý luận xã hội học ở Việt Nam hiện nay Mặt khác, nó cần phải đưa ra
Trang 7phát triển lối sống văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóađất nước hiện nay, chỉ ra những xu thế tất yếu của việc hình thành lốisống mới – lối sống xã hội chủ nghĩa- một lối sống tiên tiến và đậm đàbản sắc truyền thống dân tộc, để Việt Nam vừa hội nhập tốt vừa giữ đượcđộc lập, ổn định và phát triển.
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC LỐI SỐNG.
3.1 Về phương pháp luận :
Xã hội học lối sống cần vận dụng triệt để quan niệm duy vật về lịchsử của chủ nghĩa Mác – Lênin Sử dụng phương pháp biện chứng duy vậtcho phép đem lại cách nhìn nhận toàn diện, khách quan, cụ thể về nhữnghiện tượng và các quá trình xã hội Quan niệm duy vật lịch sử là cơ sởphương pháp luận cho nghiên cứu xã hội học thực nghiệm Bởi lẽ, muốnhay không, để nghiên cứu xã hội học thành công thì nghiên cứu đó phảiluôn xuất phát từ tiền đề thực tiễn : con người hiện thực, hoạt động hiệnthực của có người và những điều kiện sống và hoạt động của họ
Vì vậy, nghiên cứu lối sống là nghiên cứu hoạt động của con người trong mối quan hệ với điều kiện sống.
3.2 Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học lối sống.
- Cách tiếp cận hệ thống
Nghĩa là xem xét lối sống như một chỉnh thể, là tổng thể của cácthành tố có quan hệ với nhau và đối với môi trường Đặc trưng của cáchtiếp cận này thể hiện ra ở chỗ, nó cho phép xem xét cơ cấu của lối sốngvà cơ cấu của những điều kiện lối sống Vì thế, khi tiến hành nghiên cứuxã hội học lối sống cho phép xem xét toàn diện, khách quan cụ thể cácmối quan hệ giữa các loại hoạt động với các điều kiện của hoạt động,giữa các cá nhân, các nhóm, cộng đồng với nhau trong quá trình hìnhthành biến đổi phát triển một lối sống
- Cách tiếp cận lịch sử – cụ thể
Trang 8Theo cách tiếp cận này, nó cho phép nghiên cứu các hiện tượng,quá trình xã hội, các qui luật xã hội và sự ảnh hưởng của nó đối vớinhững hoạt động tương tác của các chủ thể hoạt động trong những nhómxã hội nhất định trong những điều kiện kinh tế và xã hội nhất định Nócho phép nghiên cứu những yếu tố truyền thống còn đang chi phối cáchành động của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội trong quá trình hoạtđộng sống chung của các chủ thể hành động này.
- Cách tiếp cận cấu trúc – chức năng
Cách tiếp cận này xuất phát từ quan niệm cho rằng bất kỳ hệ thốnghành động nào đều có những nét nổi bật chung nhằm hoạt động thànhcông và những điều kiện tiên quyết phải được thực thi Để nghiên cứumột hệ thống, cần miêu tả những cấu trúc đặc trưng và chức năng của hệthống rồi nghiên cứu xem trạng thái ổn định của hệ thống trong quá trìnhtương tác giữa hai hoặc nhiều chủ thể hành động được hình thành và duytrì thế nào Talcott Parsons – người khởi xướng thuyết cấu trúc chức năngcho rằng, có 4 chức năng thể hiện ra cho mỗi hệ thống (theo sơ đồ A G IL) : Phù hợp (Adaptation); Đạt mục đích (Goal attainment); Hòa nhập(Integration); Bảo toàn cấu trúc (Latency) Với cách tiếp cận này, chophép xem xét quá trình hình thành lối sống như là một quá trình xã hộihóa trong gia đình, trong cộng đồng thân tộc, trong cộng đồng xã hội,trong tập thể lao động…
- Ngoài ra người ta có thể tiếp cận theo giới tính, lứa tuổi, dân tộc,
vùng, miền, cộng đồng lãnh thổ…
3.3 Hệ phương pháp nghiên cứu xã hội học lối sống.
- Phương pháp thực nghiệm.
Ở đây người ta chọn ra một đối tượng nghiên cứu nhất định vớinhững điều kiện đặt ra để tiến hành tác động thực nghiệm Nhà nghiêncứu xây dựng chương trình nghiên cứu, tìm những điều kiện nhất định để
Trang 9mình; sử dụng những tác động đã dự định, sau đó quan sát, ghi chép vàphân tích những biến động nảy sinh trong quá trình nghiên cứu, chỉ ranhững nguyên nhân và những qui luật nảy sinh những biến đổi đó.
Đây là phương pháp quan trọng để người nghiên cứu chủ động tìmtòi những qui luật biến đổi xã hội một cách khách quan Tuy nhiên nó rấtkhó thực hiện bởi vì nó đòi hỏi thời gan, công sức Hơn nữa con ngườihoạt động không giống như những chất liệu tự nhiên nên trong quá trìnhthực nghiệm sẽ có nảy sinh những biến cố ngoài dự định Vì thế ít đượcsử dụng trong thực tế
- Phương pháp lịch sử
Nhờ phương pháp này người ta có thể khảo cứu sự hình thành vàphát triển lối sống trong tiến trình lịch sử của nó Vận dụng phương phápnày bằng cách phân tích tài liệu để tái dựng lại bức tranh về hoàn cảnhđiều kiện kinh tế xã hội để xác định nghĩa gốc ra đời cũng như diễn biếnvà trình tự phát triển của lối sống, điều kiện lịch sử làm cho cơ cấu cácmặt bên trong của lối sống bị thay đổi
- Phương pháp thống kê xã hội học.
Hiện nay, những phương pháp xử lý thông tin xã hội học theo cáchthức xử lý thống kê được các nhà lập trình tin học chương trình hóa thànhchương trình xử lý chung cho các khoa học xã hội (SPSS + version 6.0).Chương trình đó là một công cụ hữu hiệu để xử lý và thu được nhữngthông tin định lượng của một cuộc nghiên cứu xã hội học Để sử dụngđược chương trình này, các nhà nghiên cứu, các tác giả xã hội học khôngnhững cần có sự hiểu biết và cách sử dụng chương trình, mà còn phảihiểu cách xác lập những mối quan hệ, các tương quan giữa những biến cốđược quan sát trong khảo sát nghiên cứu xã hội học nói chung và nghiêncứu xã hội học lối sống nói riêng
- Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu xã hội học lối sống
Trang 10Để có mẫu mang tính đại diện cao, cần phải có phương pháp chọnmẫu đúng, tùy theo đối tượng Các cách chọn mẫu thường dùng : chọnmẫu ngẫu nhiên thuần túy; chọn mẫu khoảng cách (ngẫu nhiên cơ học);chọn mẫu tỷ lệ, chọn mẫu phân tầng…
3.4 Hệ phương pháp thu thập thông tin xã hội học trong nghiên cứu xã hội học lối sống.
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn (Phỏng vấn bảng hỏi và phỏng vấn sâu)
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bản anklet
3.5 Các bước tiến hành nghiên cứu xã hội học lối sống.
Bước 1 Chọn đề tài nghiên cứu.
Bước 2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Bước 3 Lập giả thuyết nghiên cứu.
Bước 4 Thao tác hóa khái niệm.
Bước 5 Lựa chọn và xây dựng các phương pháp thích hợp để triển
khai nghiên cứu
Bước 6 Lập bảng hỏi.
Bước 7 Chuẩn bị địa bàn nghiên cứu, chọn mẫu nghiên cứu và điều
tra thử
Bước 8 Tập huấn điều tra viên.
Bước 9 Triểân khai nghiên cứu tổng thể theo mẫu để thu thập thông
tin
Bước 10 Xử lý, phân tích thông tin.
Bước 11 Viết báo cáo về kết quả nghiên cứu.
Trang 11Chương 2:
CƠ CẤU LỐI SỐNG VÀ CỦA NHỮNG ĐIỀU KIỆN SỐNG
1.CƠ CẤU CỦA LỐI SỐNG.
1.Cơ cấu lôi sống là gì ?
Lối sống, là sự phản xạ động có mục đích và tích cực của hệ thốngxã hội Nó là sự tái hiện trở lại của hiện thực xã hội ở cấp độ cá nhân Vìvậy cơ cấu của lối sống về căn bản là có sự tương đồng với cơ cấu xã hội
Cơ cấu của lối sống là một hệ thống những yếu tố, thành phần và nhữngmối quan hệ cơ bản cấu tạo nên lối sống, qui định chất của lối sống.Thành phần cơ bản của lối sống là các loại, kiểu, biến dạng hoạt độngsống của con người (trả lời câu hỏi con người làm gì) và các yếu tố thuộcmặt khách quan, chủ quan của hành động con người (trả lời câu hỏi conngười làm như thế nào)
1.2 Nội dung cơ cấu lối sống
1.2.1 Các loại hoạt động cơ bản qui định chất lối sống (Các chỉ số phản ánh con người làm gì).
Trang 12Xét những hoạt động sống cơ bản của con người và xã hội với tưcách một tổng thể và xét theo chỗ con người ta làm cái gì, thì hoạt độngsống có thể được chia thành các loại, kiểu và biến dạng khác nhau.Những loại hoạt động cơ bản cũng sẽ là những thành phần cơ bản của lốisống xét theo tính chất các loại khác nhau của hoạt động nhằm thỏa mãnnhững nhu cầu tương ứng Thường người ta chia các hoạt động của conngười thành các loại cơ bản sau đây [V.Đô-bơ-ri-a-nốp.1985.218] :
1 Hoạt động sản xuất vật chất (lao động)
2 Hoạt động chính trị – xã hội
3 Hoạt động văn hóa
4 Hoạt động tái sinh sản
5 Hoạt động giao tiếp
Trong mỗi loại hoạt động cơ bản đó, đều có thể đưa ra những dấuhiệu xác định những chỉ số nhờ đó mà người ta đưa vào thực nghiệmnhững khái niệm về các hoạt động cơ bản cần nghiên cứu
Chẳng hạn như trong hoạt động sản xuất vật chất có thể được cụ thểhóa thông qua việc phân loại các kiểu và các biến dạng hoạt động củacon người và tần số của từng loại hoạt động riêng biệt như: nông nghiệp,công nghiệp …
Hoạt động chính trị - xã hội được cụ thể hóa thông qua những kháiniệm về thành phần chính trị, về sự tham gia vào hoạt động của những cơquan nhà nước và những tổ chức xã hội khác nhau
Hoạt động văn hóa được bao gồm bởi những khái niệm về sự thamgia vào những hình thức hoạt động văn hóa khác nhau như : khoa học,giáo dục, nghệ thuật v.v
Hoạt động tái sinh sản được cụ thể hóa trong những hoạt động nhằmtái sản xuất ra mức sống của cá nhân như : nhà ở, thức ăn và quần áo, ytế và sức khỏe, hoạt động thể dục thể thao và nghỉ ngơi; cũng như trong
Trang 13như4ng hoạt động nhằm tái sản xuất ra dân cư và xã hội hóa dân cư như :chăm sóc và giáo dục trẻ em, dạy nghề, các hoạt động nghi lễ v.V.
Hoạt động giao tiếp thể hiện trong những hoạt động trao đổi thôngtin, tình cảm như : thăm hỏi, tiếp xúc bạn bè, đọc sách báo, tham gia câulạc bộ tâm lý v.V
Mỗi chỉ số trong vô số những chỉ số khái niệm cụ thể hóa những loạihoạt động cơ bản đều có thể được đưa vào thực nghiệm và được đo lườngthông qua việc xác định xem cá nhân tham gia nhiều ít thế nào vào các
hoạt động khác nhau và cũng có thể xác định xem chi phí thời gian bao
nhiêu, hoặc thông qua việc ấn định tần số của từng hoạt động riêng biệt
(thông qua phương pháp nghiên cứu quĩ thời gian)
Mỗi loại, mỗi kiểu và mỗi biến dạng hoạt động được xếp trong quĩ
thời gian của từng người, có thể được nhận biết như hoạt động trong thời gian làm việc (sản xuất), trong thời gian hoạt động sinh hoạt gia đình, trong thời gian hoạt động văn hóa (giáo dục, hoạt động xã hội, hoạt động
thể dục thể thao, sức khỏe, v.v…), trong thời gian làm thỏa mãn những
nhu cầu sinh lý (ngủ, vệ sinh, v.v…), trong thời gian tự do (vui chơi giải
trí…)
Những chỉ số khái niệm trên đây trả lời câu hỏi người ta làm cái gì.
Nó là một phần quan trọng nói lên chất lối sống Mặt khác không kémphần quan trọng và cũng rất khó khăn là việc đưa ra những chỉ số khái
niệm để trả lời câu hỏi con người hoạt động như thế nào Đây cũng là
những chỉ số phản ánh chất của lối sống
1.2.2 Mặt khách quan và chủ quan trong hoạt động con người quy định chất lối sống (Các chỉ số phản ánh con người hoạt động như thế nào)
Những chỉ số trả lời cho câu hỏi : con người hoạt động như thế nào
được thể hiện thông qua hệ thống những chỉ số khái niệm phản ánh mặt
khách quan và mặt chủ quan của hoạt động con người.
Trang 14Theo V.Đô-bơ-ri-a-nốp, hệ thống những chỉ số khách quan về chất
của hoạt động có thể có các kiểu :
- Nội dung phong phú về khoa học – kỹ thuật của hoạt động;
- Giáo dục và chuyên môn hóa;
- Cấp độ tôn ti trật tự của hoạt động;
- Tỷ lệ của mỗi hoạt động trong toàn bộ quĩ thời gian của cá nhân;
- Sự thù lao với tư cách là sự công nhân của xã hội thể hiện bằngvật chất;
- Sự công nhận về mặt xã hội dưới hình thức kích thích về mặt tinhthần
Trong hệ thống những chỉ số chủ quan về chất của hoạt động, thì có
những cái có ý nghĩa căn bản là :
- Mức độ thỏa mãn về mặt tinh thần do hoạt động;
- Động cơ của hoạt động;
- Đánh giá chủ quan của cá nhân về chất lượng của hoạt động;
- Dư luận xã hội về chất lượng của hoạt động
Trên đây là những chỉ số về các loại, các kiểu các biến dạng hoạtđộng và những chỉ số về chất lượng của hoạt động Sự kết hợp giữa cácchỉ số đó sẽ mở ra một phạm vi rộng lớn cho việc đo lường và đánh giálối sống
2 CƠ CẤU CỦA NHỮNG ĐIỀU KIỆN SỐNG.
2.1 Tại sao phải tìm hiểu cơ cấu những điều kiện sống ?
Hệ thống những điều kiện xã hội và tự nhiên của hoạt động sốngkhông được xếp vào khái niệm lối sống, nhưng không nghiên cứu chúngthì không thể hiểu được và cũng chẳng quản lý được một cách có mụcđích sự phát triển của lối sống trong một xã hội nhất định
Trang 15Trong chương trình của một cuộc nghiên cứu xã hội học về lối sống,người ta luôn phải đi tìm hai loại chỉ số có liên quan lẫn nhau Thứ nhất,
đó là những chỉ số nói lên rằng lối sống đó là lối sống gì và thứ hai, đó là những chỉ số nói lên rằng lối sống đó bị chi phối bởi cái gì Một cách khái
quát, ta có thể chia các điều kiện sống thành điều kiện xã hội và điềukiện tự nhiên
2.2.1 Những điều kiện xã hội của đời sống là một hệ thống có thể được
chia ra trên cơ sở những tiêu chuẩn như sau :
- Theo tính chất của hoạt động, lối sống phụ thuộc vào :
+ Hoạt động sản xuất vật chất;
+ Hoạt động nhằm sản xuất các giá trị tinh thần;
+ Hoạt động nhằm tái sinh sản xã hội sinh học;
+ Hoạt động quản lý;
+ Hoạt động giao tiếp
- Theo những chủ thể xã hội, lối sống phụ thuộc vào :
+ Cá nhân (những đặc tính xã hội và tâm sinh lý);
+ Nhóm nhỏ;
+ Thành phần giai cấp;
+ Nhóm chủng tộc;
+ Nguồn gốc quốc gia;
+ Nguồn gốc dân tộc
- Theo những quan hệ và thiết chế xã hội, lối sống phụ thuộc vào :+ Những quan hệ kinh tế (quan hệ sản xuất, trao đổi, phân phốivà tiêu dùng phúc lợi vật chất) và những thiết chế tương ứng;
+ Những quan hệ và thiết chế chính trị – xã hội;
+ Những quan hệ tinh thần và những thiết chế văn hóa tươngứng;
+ Những quan hệ quốc tế và thiết chế tương ứng
Trang 16- Theo tính chất của những quá trình xã hội, lối sống phụ thuộc vàonhững quá trình :
+ Phát triển hoặc ngừng trệ;
+ Liên kết hoặc phân hóa;
+ Đoàn kết hoăïc chia rẽ
Tất cả những điều kiện xã hội của đời sống cần được xem xét ở cấpđộ vĩ mô, cấp độ trung gian và cấp độ vi mô
2.2.2 Những điều kiện tự nhiên của đời sống là :
- Nguồn năng lượng
Lưu ý, trên đây ta phân chia ra các loại chỉ số về lối sống (các loạihoạt động) và các loại chỉ số về nhân tố tác động đến lối sống (các điềukiện xã hội và tự nhiên) đó là việc làm có tính nguyên tắc về mặt lý luậnvà thực tiễn
Tuy nhiên, trong nghiên cứu ở kiểu cụ thể nhất (ở cấp độ địaphương) thì những nhân tố chế định kiểu cụ thể của đời sống dường nhưđược “hòa nhập” vào lối sống; những chỉ số về các nhân tố được “chuyểnhóa” thành những chỉ số về lối sống, và đặc biệt là về khía cạnh chất củalối sống Chẳng hạn, những chỉ số về trang bị khoa học – kỹ thuật cho laođộng thể hiện khía cạnh chất của lối sống và cũng có thể đồng nhất vớinhững chỉ số về các điều kiện vật chất, kỹ thuật của lao động Những chỉsố về tính chất chuyên môn hóa của hoạt động trùng với những chỉ số vềsức lao động V.V
Trang 17Hiện tượng có vẻ trùng khớp “giữa những chỉ số về khía cạnh chấtcủa hoạt động và những điều kiện của hoạt động nó phản ánh tính biệnchứng sinh động của quá trình tác động lẫn nhau giữa chúng Đó là quátrình mà các điều kiện tác động với hoạt động sống của con người nhưngmặt khác chúng lại cũng có thể là đặc tính của hoạt động đó.
Nhưng không phải vì thế mà nhập cục các điều kiện sống với hoạtđộng sống làm một trong quá trình nghiên cứu lối sống
Sơ đồ tóm tắt về cơ cấu của việc nghiên cứu xã hội học về lối sống
[V.Đô-bơ-ri-a-nốp.1985.224]:
Nước (khu vực)
Chỉ số về các kiểu và Các biến
Biến dạng hoạt động thể xã hội
Trang 18cấp và -gia đình
Chỉ số về các Chỉ số về chất -nghềnghiệp
nhân tố thuộc về lượng của hoạt -đảng phái điều kiện hoạt động
động
Các tộc người
Chương 3 : QUI LUẬT CỦA SỰ HÌNH THÀNH LỐI SỐNG.
Để xây dựng một lối sống, cần thiết phải hiểu các qui luật của nó.Có ù thể đề cập đến vấn đề này bằng cách nói đến những cơ sở kinh tế, cơsở chính trị, sự tác động của văn hóa, đến sự tác động qua lại giữa tínhquyết định của xã hội và tính tích cực của cá nhân
Ở đây, chúng ta đề cập đến vấn đề này dưới dạng những mối quanhệ có tính tính tất yếu trong quá trình hình thành lối sống [TrầnĐộ.1954.11]
Trang 191.MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ VẬT CHẤT VÀ YẾU TỐ TINH THẦN TRONG LỐI SỐNG.
Đời sống con người luôn tồn tại hai mặt cơ bản : vật chất và tinhthần Hai mặt này cũng tồn tại thống nhất và đều có quan hệ với nhau,hoặc chi phối nhau, hạn chế nhau, hoặc chứa đựng nhau hoặc thâm nhậpnhau
Mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần là mối quan hệ biện chứng,năng động, phong phú và phức tạp Vì vậy khi xem xét qui luật hìnhthành phát triển lối sống cần chống hai khuynh hướng cực đoan Một là,khuynh hướng khẳng định rằng không có điều kiện vật chất tốt thì khôngthể xây dựng lối sống đẹp được Đây là khuynh hướng duy vật máy móc,tầm thường Hai là, khuynh hướng cho rằng hễ cứ có giáo dục tư tưởngđúng thì bất cứ hoàn cảnh vật chất thế nào cũng có lối sống đẹp được.Đây là khuynh hướng duy tâm
Mối quan hệ giữa yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần trong cuộc sốngcó ở nhiều qui mô và tính chất rất khác nhau, từ qui mô lớn nhất bao gồmtoàn bộ cuộc sống một xã hội đến qui mô nhỏ nhất trong từng hành visống hàng ngày của mỗi con người Trong phạm vi toàn xã hội, đó làquan hệ giữa phương thức sản xuất và lối sống (quan hệ giữa cơ sở kinhtế và lối sống) Trong phạm vi hẹp hơn là quan hệ giữa mức sống vật chấtvà lối sống, trong phạm vi cụ thể hơn nữa là những điều kiện vật chất cụthể của cuộc sống như nhà ở, quần áo, tiện nghi, đồ dùng, khả năng mứcđộ ăn uống.V.V…
Chẳng hạn, để có một điểm tốt trong lối sống là ăn ở trật tự, vệ sinh,sạch đẹp thì nhất thiết phải có một diện tích ở tối thiểu hợp lý, phải cóđiều kiện tối thiểu hợp lý về nguồn nước, ánh sáng…Nếu thiếu nhữngđiều kiện vật chất tối thiểu hợp lý đó mà cứ hô hào suông phải ăn ở chotrật tự vệ sinh, sạch đẹp là điều khó thực hiện được
Trang 20Nhưng ngược lại cũng trong một điều kiện vật chất tương tự nhưnhau nhưng có gia đình có một cách sống hòa thuận êm ấm, ai cũng cảmthấy hạnh phúc, lại có gia đình mà mỗi thành viên sống trong đó luônthấy nghẹt thở chẳng khác nào sống trong địa ngục.
Cũng không ít những trường hợp điều kiện vật chất rất giàu có sangtrọng, lộng lẫy nhưng tình người nhạt nhẽo, sống gò bó đơn điệu về tinhthần Ngược lại nơi khác tuy chật chội nghèo nàn của cải nhưng vẫn tạođược một bầu không khí cuộc sống thấm đượm tình người
Tính qui luật này, cho thấy khi xây dựng lối sống phải quan tâm đến
các cơ sở vật chất tối thiểu hợp lý, đồng thời phải quan tâm nêu lên các chuẩn mực chung, định hướng giá trị tinh thần để làm căn cứ mà đánh giá
trình độ lối sống từng cá nhân trong các mối quan hệ sống, hoặc trình độnếp sống của từng tập thể lớn nhỏ Chuẩn mực là những nội dung tinhthần hết sức quan trọng
2 MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH PHỔ QUÁT VÀ TÍNH DÂN TỘC.
Trong quá trình hình thành phát triển của mình, lối sống vừa mangtính phổ quát vừa mang tính dân tộc
Lối sống là tổng thể của những nét đặc trưng nhất trong hoạt độngcủa con người gắn với điều kiện xã hội, tự nhiên cụ thể Mà hoạt độngcon người bao giờ cũng xuất phát từ những nhu cầu Những nhu cầu nàycủa mỗi người, mỗi giai cấp tập đoàn rất phong phú đa dạng Tuy nhiên,xét chung trên toàn nhân loại thì có nhiều nhu cầu có tính tất yếu giốngnhau bởi tất cả đều phải sống và do đó phải có một số hành vi ứng xửtrong cuộc sống như nhau Chẳng hạn, sống phải ăn, phải mặc, quan hệbạn bè, kết hôn, sinh đẻ, nuôi con, phải quan hệ họ hàng xóm giềng, già,ốm đau, chết,…
Chính vì vậy từ thời nguyên thủy, không phải ngẫu nhiên mà ở nhiềuđiểm trên thế giới xuất hiện những phương thức chăn nuôi trồng trọt
Trang 21giống nhau, có những công cụ sản xuất tương tự, có những phong tục tậpquán trong các hành vi giống nhau.
Sự giống nhau trong nhu cầu và các loại hoạt động sống cơ bản đãtạo ra tính phổ quát của lối sống, làm cho lối sống của các quốc gia trênthế giới có nhiều điểm tương đồng Tính phổ quát của lối sống còn thểhiện ở hiện tượng lan truyền, ảnh hưởng, giao lưu các lối sống giữa cácđịa phương trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau một cáchtự nguyện, xuất phát từ những nhu cầu văn hoá tiến bộ
Những lối sống bao giờ cũng thể hiện qua hoạt động sống của conngười Nó xảy ra đối với mọi người, nó diễn ra ở mỗi dân tộc, mỗi lớpngười rất khác nhau Sự khác nhau bị qui định bởi những điều kiện vậtchất nhất định như địa lý, khí hậu, trình độ kinh tế và bởi những phongtục tập quán, thói quen truyền thống, trình độ kiến thức, tinh thần Nhữngkhác biệt đó đã làm nên tính dân tộc của lối sống
Thừa nhận tính qui luật của mối quan hệ giữa tính phổ quát và tính
dân tộc của lối sống cũng có nghĩa là thừa nhận sự tiếp nhân, kế thừa
những giá trị văn hoá tiến bộ bên ngoài một cách có chọn lọc, tự nguyện, phù hợp hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của dân tộc Qui luật này không đồng
nghĩa với hiện tượng xâm lược của các đế quốc và âm mưu đồng hóa vănhóa, áp đặt lối sống của nó đối với dân tộc bị xâm lược Trong trường hợpnày phải hết sức tỉnh táo cảnh giác để dân tộc không bị đồng hóa, mấtbản sắc trong lối sống của mình Ngược lại, nếu bảo thủ, không khônngoan tìm cách tiếp thu lối sống hiện đại thì không thể phát triển được
3.MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH KẾ THỪA VÀ TÍNH PHÁT TRIỂN.
Sự sống là liên tục Để sống, con người luôn luôn phải hoạt động, vìthế lối sống cũng diễn ra một cách liên tục, có sự kế thừa tất yếu Sự kếthừa diễn ra mạnh mẽ và chủ yếu trong các nhóm sơ cấp như gia đình,nhóm công tác, nhóm bạn và từ đó tạo nên một sự kế thừa trong cả mộtdân tộc Trong thời đại ngày nay các phương tiện truyền thông cũng đóng
Trang 22vai trò rất quan trọng đối vớ việc kế thừa này Tuy nhiên, gia đình có vai
trò quan trọng nhất trong việc bảo đảm tính kế thừa của lối sống Bởi vì
mỗi con người đều sinh ra và lớn lên từ một gia đình Những năm thángcủa tuổi thơ chủ yếu sống dựa vào những sinh hoạt trong gia đình, do đó,điều kiện vật chất và tinh thần, lối sống của cha mẹ, của các người thânảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành phát triển lối sống của họ Nó để lạinhững đặc điểm khó phai mờ trong cuộc đời của họ
Xã hội càng ổn định thì nếp sống của gia đình cũng ổn định và ngàycàng trở nên sâu sắc Xã hội càng phát triển mạnh ít ổn định cũng ảnhhưởng tới các nền nếp gia đình nhưng không thể đảo lộn hết được sự kếthừa liên tục của gia đình Dù sao thì trong gia đình vẫn còn có những yếutố bền vững cố định Một dân tộc sống trong một thế giới xáo động, cũng
bị xáo động theo, nhưng có những yếu tố bản sắc dân tộc cũng bền vữngvô cùng, đặc biệt là khi dân tộc đó nhận thức được giá trị bản sắc củamình Nếu để bản sắc dân tộc bị phá vỡ thì việc khôi phục lại bản sắc đórất khó khăn, thậm chí có khi không thể thực hiện được Vì thế, hiện nay,các nước đang phát triển bị cuốn hút vào cơn lốc công nghiệp hóa, toàncầu hóa không thể không quan tâm đến vấn đề này Trong điều kiện đó,
việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi gia đình và xây dựng gia đình văn hóa là hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, để kế thừa, người ta phải ý thức được cái giá trị độc đáo,cái bản sắc quí báu của mình để gìn giữ, tạo nguồn sống cho quá trìnhphát triển, người ta phải biết được nó quan trọng, cần thiết, tạo đà chophát triển tương lai như thế nào Kế thừa không phải là sự lặp lại máymóc, giản đơn Phải đứng trên quan điểm phát triển để nhận thức và thựchiện sự kế thừa Phải nắm vững bản sắc dân tộc để định hướng cho sựphát triển Những người hoang mang, hoảng hốt báo động trước nhữnghiện tượng đổi mới sẽ dễ rơi vào tình trạng bảo thủ trì trệ, và ngược lại,
Trang 23những kẻ luôn phủ nhận những giá trị đang tồn tại trong cuộc sống cũngdễ rơi vào chủ nghĩa hư vô, mất phương hướng, mất bản sắc dân tộc.
4.MỐI QUAN HỆ GIỮA TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN.
Cá nhân, khi trưởng thành, mỗi người đều phải tham gia vào một tập
thể lao động Qua lao động và những quan hệ trong tập thể, những nét
tiêu biểu, phù hợp với điều kiện lao động đó được củng cố trở thành ổnđịnh Những đặc điểm không phù hợp dần dần bị gạt bỏ Nếu tập thể laođộng đó là tập thể tiên tiến, nó càng củng cố và phát triển lối sống lànhmạnh cho các thành viên Ngược lại, từng thành viên trong các tập thểmà nhất là người đứng đầu tập thể có ý thức và sống vì tập thể, có nếpsống khoa học, lành mạnh sẽ tạo ra những tập thể có lối sống lành mạnhvà do đó toàn xã hội có lối sống lành mạnh Mối quan hệ giữa tập thể vàcá nhân trong sự hình thành phát triển lối sống cũng chính là mối quan hệgiữa cái chung và cái riêng
Trong quá trình phát triển xã hội, nhà quản lý luôn hướng tới hìnhthành một lối sống chung của cả hệ thống Nhưng điều đó không có nghĩalà xóa bỏ mọi khác biệt cá nhân Và cũng không thể có những chi tiếtkhuôn mẫu qui định chung cho tất cả mọi thành phần trong một xã hội
được Do đó, phải chấp nhận tính phong phú đa dạng của đời sống cá
nhân do họ còn có những điều kiện khác nhau của từng gia đình, của
những cá tính và thị hiếu riêng của từng lứa tuổi
5 MỐI QUAN HỆ GIỮA CƯỠNG CHẾ VÀ TỰ LỰA CHỌN.
Trước những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, bất bình trước nhữngtình hình sa sút mọi mặt về đạo đức lối sống, những người quan tâm đếntương lai phát triển xã hội thường nêu câu hỏi : làm thế nào để xây dựngnếp sống văn hóa lành mạnh Cũng có người mong muốn ta có nhữngbiện pháp gì thật nghiêm ngặt, cứng rắn đầy tính cưỡng chế để nhanhchóng xóa bỏ những hiện tượng tiêu cực, sa sút đạo đức lối sống Cũng có
Trang 24hoặc có khả năng để thực hiện điều mong muốn đó, như ngành văn hóa,giáo dục, công an Đồng thời với những mong muốn bức xúc đó là nhữngyêu cầu và chuẩn mực được đưa ra Song, ngược lại cũng có người chorằng mọi hành vi sống văn hóa là không thể qui định được, cần để chomọi người tùy thích muốn làm thế nào thì làm.
Cần phải thấy rằng, lối sống là sự chủ quan hóa của hệ thống nhữngquan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống Nó thể hiệntrình độ nhận thức của con người về hiện thực, nói lên mức độ tự giác củacon người về cuộc sống của mình Nhưng trong một xã hội mức độ ý thứccủa mỗi người đối với điều kiện sống không giống nhau, động cơ thái độ
không giống nhau, thậm chí đối lập nhau Vì thế, để có một lối sống
chung được coi là lành mạnh, tiến bộ trong một giai đoạn lịch sử nhất định thường phải có sự lãnh đạo hướng dẫn của nhà nước bên cạnh sự tự do lựa chọn của cá nhân Không có cưỡng bức, khó mà có được sự tự giác trong
phạm vị toàn xã hội Trong lịch sử từng dân tộc cũng như trong lịch sửchung của loài người, đã từng có những phong tục, tập quán, những nếpsống được hình thành nên bởi một sự chuyên chế rất ngặt nghèo của cácnhân vật độc tài Chúng ta không thể thừa nhận cưỡng chế là biện phápduy nhất Nhưng phải coi nó là một trong những biện pháp cần thiết đểthực hiện sự lãnh đạo và hướng dẫn để hình thành lối sống một cách tựgiác Sự lãnh đạo và hướng dẫn hình thành các nếp sống văn hóa có thểđược thực hiện ở nhiều cấp độ của hình thức can thiệp khác nhau :
-Có thể can thiệp bằng luật pháp (trong Hiến pháp, trong các bộ luật,
các pháp lệnh, các qui định của nhà nước Đây là hình thức có tính cưỡngchế cao nhất trong toàn xã hội
-Có thể can thiệp bằng sự giáo dục rèn luyện qua các hệ thống giáo
dục trong nhà trường và ngoài nhà trường, qua các tác phẩm và các hoạtđộng văn học nghệ thuật
Trang 25-Có thể can thiệp bằng sức ép của dư luận xã hội mà vai trò quan
trọng nhất thuộc về xác phương tiện truyền thông đại chúng, các sinhhoạt chính trị – xã hội của các tổ chức xã hội, các loại qui chế, qui ướccủa các đơn vị nhỏ
-Có thể can thiệp bằng việc tổ chức đời sống cho nhân dân một cách
chu đáo trong điều kiện còn thiếu thốn điều kiện vật chất.Thực hiệnphương châm: “đói cho sạch rách cho thơm”
Biện pháp tổ chức đời sống cụ thể để xây dựng nếp sống văn hóa làmột biện pháp cực kỳ quan trọng Để xây dựng được một lối sống, ngoài
sự cưỡng chế trực tiếp cần có sự cưỡng chế gián tiếp qua việc điều kiện
hóa lối sống cả về điều kiện vật chất lẫn điều kiện tinh thần Điều kiện hóa vật chất bao gồm việc tạo cơ sở vật chất, việc nâng cao trình độ tổ
chức đời sống vật chất Còn điều kiện hóa tinh thần, bao gồm các điều lệ,
qui định, qui chế, qui ước của các tổ chức, các cộng đồng, tập thể lớn nhỏ,các khẩu hiệu, các cuộc vận động phong trào, các loại dư luận xã hội Sựcưỡng chế là để đi đến đạt được sự tự nguyện phổ biến lâu dài của mọingười vì cuộc sống chung tốt đẹp trong đó có lợi ích của mỗi người Vìthế biện pháp điều kiện hóa phải đầy sức thuyết phục và đưa mỗi ngườitừ chỗ chưa tự nguyện đến chỗ tự nguyện hoàn toàn
Tuy nhiên, trong đời sống có những hành vi sống thuộc về lĩnh vựcthị hiếu, cá tính thì không can thiệp Có những phong tục riêng biệt củatừng địa phương hoặc từng dân tộc nhỏ mà nó không có hại thì cũngkhông cần can thiệp, thậm chí còn cần khuyến khích để tạo nên sự phongphú đa dạng trong văn hóa chung của toàn xã hội Nhưng cũng cần thấyrằng ranh giới giữa những ý thích, thị hiếu cá nhân và những vấn đề về ýthức chính trị, đạo đức là rất mong manh và tinh vi Do đó một mặt, phảitránh thô bạo, nóng vội, giản đơn trong việc xử lý đối với những ý thích,thị hiếu cá nhân nhưng mặt khác cũng phải nâng cao đầy đủ nhận thức,trình độ nhạy cảm mới có thể xử lý đúng đắn được
Trang 266.MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẤU TRANH XÓA BỎ VÀ XÂY DỰNG.
Các hoạt động sống của con người diễn ra đều có cơ sở của nó (kểcả hành vi tốt lẫn hành vi xấu, tiêu cực) Muốn xây dựng một lối sốngmới tốt đẹp, phải nắm vững cơ sở của vấn đề, tiến hành cuộc đấu tranhxóa bỏ và cải tạo cái cũ Nhưng từ việc nhỏ đến việc lớn phải lấy xâydựng làm mục tiêu Vì lối sống gồm các hành vi sống diễn ra hàng ngàynên khi ta xóa bỏ các kiểu hành vi lối sống này thì lập tức phải có hành
vi sống khác được thay thế Đây là vấn đề có tính nguyên lý Không thểxóa bỏ hành vi tiêu cực này lại để cho hành vi tiêu cực khác tự phát nảysinh Xã hội ta đang ở trong tình trạng cuộc đấu tranh gay gắt giữa haicon đường, hai lối sống mà một trong những nét tiêu biểu nhất là sự xuấthiện và gia tăng các hiện tượng tiêu cực trên nhiều lĩnh vực, đồng thời taphải có nhiệm vụ ngăn chặn và xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực đó Muốnthế, phải làm cho về kinh tế thì các thành phần và yếu tố kinh tế xã hộichủ nghĩa cả trong sản xuất cũng như trong phân phối lưu thông ngàycàng củng cố và mở rộng Về tư tưởng văn hóa thì chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có nhân sinh quan cách mạng ngày càngcó vị trí thống trị trong tư tưởng xã hội, phải xây dựng được nhiều tậpquán, phong tục tốt đẹp…
Chương 4 : LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Trang 27Ở chương 1, 2, 3 chúng ta đã đề cập cơ sở lý luận phương pháp luậncho việc tìm hiểu lối sống Ở chương này, chúng ta vận dụng cơ sở lýluận và phương pháp luận đó để tìm hiểu lối sống truyền thống ngườiViệt Nam (PGS Chu Khắc Thuật – PTS Nguyễn Văn Thủ 89 -126)
1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT NAM.
1.1 Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt
Địa hình Việt Nam bị cắt ngang bởi nhiều dòng sông và đồi núi, cókhí hậu nhiệt đới gió mùa, lắm nắng, nhiều mưa Trong khi đó nghề chínhlà trồng lúa nước – nghề phụ thuộc rất cao vào thời vụ Vì thế, nếukhông cần cù, chịu khó,thích ứng thì khó tồn tại phát triển được Cộngvào đó còn bao nhiêu yếu tố bất trắc thường xuyên xảy ra như: hạn hán,bão lụt, sâu bệnh Người ta thống kê trong lịch sử, qua hơn 800 năm củathời trung đại, kể từ Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long lập nên nhà Lý(1010) đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) đã có 106 nămxảy ra lụt lội lớn, 84 năm có hạn hán, 11 năm có sâu bệnh nặng, 2 nămcó mưa đá lớn, 29 năm có động đất, 19 năm có dịch bệnh trầm trọng, 69năm xảy ra mất mùa, đói kém; chỉ có 21 năm được mùa
1.2 Kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc, kỹ thuật lạc hậu, mùa vụ phụ thuộc thiên nhiên, năng suất thấp.
Với nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ, trình độ sản xuất thủ công,chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ bắp và sức kéo súc vật thì đại đa số chỉ làmđủ ăn trong năm mà thôi Các nghề phụ khác là không đáng kể Do vậy,mức sống nhìn chung rất thấp, ảnh hưởng lớn đến lối sống
Trang 281.3 Cơ cấu tổ chức làng xã với những thiết chế và những mối quan hệ bền chặt, được định vị trong khung cảnh của nhà nước quân chủ quan liêu.
Trong xã hội truyền thống, gia đình là một thiết chế ảnh hưởng toàndiện đến lối sống cá nhân Vì nó vừa là nơi tổ chức lao động sản xuất vớitính cách là một đơn vị kinh tế đồng thời cũng là nơi xã hội hóa cá nhân
cơ bản Cùng với gia đình là các mối quan hệ dòng họ, thân tộc rất đượccoi trọng và thực tế nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến việc hình thành lốisống cá nhân Ngoài gia đình, tộc họ thì quan hệ cộng đồng làng xã vớimột hệ thống dày đặc các thiết chế tổ chức và các luật tục của nó đã ảnhhưởng không nhỏ đến việc hình thành lối sống truyền thống
1.4 Các tín ngưỡng, tôn giáo, đạo đức chủ yếu có ảnh hưởng đáng kể lối sống truyền thống.
Đó là quan niệm có một vị thần bảo vệ cho cả cộng đồng làng xã, tínngưỡng thờ thành hoàng là trục trung tâm của các sinh hoạt văn hóa, tôngiáo
Nho giáo là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất tới lốisống người Việt Nam, với những quan niệm cơ bản về nhân, lễ, nghĩa, trí,tín, trung hiếu…
Thờ cúng tổ tiên, đề cao tư tưởng và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”củng cố trật tự gia đình phụ quyền là cơ sở để truyền tải các giá trị đạođức, văn hóa, lối sống giữa các thế hệ
Quan niệm “từ bi” “cứu nhân độ thế” của Đạo phật về “thiên đường”,thế giới bên kia” của đạo Thiên chúa, các quan niệm về thần, hồn… củacác tín ngưỡng và tôn giáo kết hợp lại, tác động lên lối sống của ngườiViệt Nam
Trang 291.5 Dư luận cộng đồng – một sức ép ngặt nghèo đối với lối sống người Việt Nam.
Trong xã hội truyền thống Việt Nam, dư luận cộng đồng có tác dụngkiểm soát hữu hiệu đối với các ứng xử của các thành viên
1.6 Văn hóa dân gian đóng vai trò quan trọng và là chủ yếu trong việc hình thành lối sống.
Thơ ca, hò vè, lễ hội, chuyện cổ tích, tiếu lâm…có ảnh hưởng mạnhđến lối sống người Việt truyền thống hơn là văn hóa bác học, cung đình
2.NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.
2.1 Sống hòa với thiên nhiên.
Vốn ở trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, sản xuất lúa nước làchủ yếu, khoa học kỹ thuật lạc hậu, thô sơ nên người Việt Nam truyềnthống luôn tìm cách thích nghi, sống hòa hợp với thiên nhiên, qua đó khaithác những điều kiện tự nhiên làm lợi cho mình Tuỳ theo điều kiện đấtđai, động thực vật mà người ta tạo ra cách sản xuất, cách làm, cách ăn,cách ở, cách mặc, lịch trình sinh hoạt cộng đồng cho phù hợp, cân bằng
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là những trật tự ưu tiên dường như khôngthay đổi trong lối sống người Việt truyền thống
2.2 Quý trọng người lao động và sức lao động, đề cao tinh thần yêu lao động.
Chính đặc điểm thiên nhiên khắc nghiệt và nền sản xuất nông nghiệptrồng lúa nước đã buộc con người ở đây phải có sức lao động, lao độngnhiều, siêng năng cần cù cẩn thận mới tồn tại và phát triển được Những
Trang 30kẻ lười lao động, “siêng ăn, nhác làm”, “bóc ngắn cắn dài”, làm ăn dốitrá, cẩu thả thường bị lên án mạnh mẽ.
2.3 Chấp nhận và thích nghi với điều kiện nghèo khổ, đề cao tiết kiệm.
Hàng ngày người Việt truyền thống quen sống cuộc sống đạm bạc vớithực phẩm là rau và đạm thực vật là chủ yếu Tuy quen sống, chịu đựngvới sự nghèo khó nhưng lại luôn tìm cách để cải thiện khắc phục mộtphần những khó khăn thiếu thốn đó Luôn lo toan tính toán và biết cáchtính toán, “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” là những phẩm chất rất đượcđề cao Sống tiết kiệm, đề cao tiết kiệm là một đặc trưng đáng quí Họlấy sự dành dụm, hà tiện làm biện pháp chủ yếu để tích lũy của cải, thựchiện phương châm “buôn tàu buôn ghe không bằng ăn dè từng bữa” đểlàm giàu là rất phổ biến Cũng có khi sự tiết kiệm thái quá thành hà tiện,sống khắc khổ trong khi để cho vốn (tiền, vàng, bạc) không được dùng đểtái sản xuất mở rộng, nâng cao mức sống
2.4 Đề cao kinh nghiệm, tuổi tác và người già.
Do nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, trình độ lao động thủ công làchủ yếu- một nền kinh tế tự cấp, tự túc dựa trên qui mô đơn vị gia đình làphổ biến cho nên kinh nghiệm luôn được coi là vốn quí để giúp con ngườithích ứng, thành công trong mọi mặt của sản xuất và sinh hoạt, giao tiếp
Do đề cao kinh nghiệm nên kính già và trọng lão, vì người già thường cónhiều kinh nghiệm “Ôâng bảy mươi phải học ông bảy mốt” là vì vậy Đềcao kinh nghiệm là cần thiết nhưng tuyệt đối hóa nó trở thành kinhnghiệm chủ nghĩa thì không tốt,vì như thế sẽ dẫn đến bảo thủ, cản trở sựphát triển của tư tưởng khoa học tiến bộ
Trang 31Những biểu hiện cụ thể của tính cộng đồng đó là sự quan tâm giúp đỡngười khác, coi trọng tình làng xóm, đề cao tinh thần đoàn kết và cố kếtlàng xã “sống có trước có sau”, hòa thuận với xóm làng “thương ngườinhư thể thương thân” là những tiêu chuẩn đạo đức rất được coi trọng, nóđược coi là lương tâm, lẽ sống, bổn phận cao cả, thiêng liêng Tính cộngđồng còn biểu hiện ở sự quan tâm đến công việc công ích, tích cực đónggóp xây dựng làng xã, hoàn thành các nghĩa vụ với làng nước, như làmthủy lợi, xây dựng các công trình công cộng, bảo vệ an ninh, đóng góptiền bạc, công sức tu bổ đình chùa miếu mạo, phục vụ thờ cúng thànhhoàng…Từ ý thức vì cộng đồng, họ tham gia đóng góp không tính toánthiệt hơn.
Tính cộng đồng còn được biểu hiện ở sự chú trọng giữ gìn vị thế vànhân cách cá nhân và nhân cách cộng đồng Thường các làng xã xưa đềucó hương ước qui định ràng buộc các cá nhân, qui định sự phụ thuộc củacác cá nhân đối với tập thể cộng đồng làng xã Tài năng, cá tính, quyềntự do của mỗi người nói chung không được coi trọng mà phải hướng vàocộng đồng, phục vụ cộng đồng Ngoài phạm vi đó đều bị coi là kẻ lập dị,
“chơi nổi”, bôi xấu thanh danh của làng…Do vậy các cá nhân bấy giờ,nhất là “kẻ sĩ” thường trọng nhân cách thanh danh gắn với cộng đồng hơnlà trọng tài năng và giàu có Giữ thanh danh, tạo tiếng thơm cho gia đình,dòng họ, xóm làng luôn là niềm tự hào sống, là trách nhiệm thường trựccủa mỗi người Việt Nam trong xã hội truyền thống
2.6 Coi trọng và đề cao cái tâm, chữ tín và đạo hiếu, lễ nghĩa.
Do cuộc sống định cư ổn định từ đời này sang đời khác, đối mặtthường xuyên hàng ngày với nhau, quá hiểu biết quen thuộc nhau chonên mọi giao tiếp ứng xử giữa cá nhân với cá nhân hay cá nhân với tổchức đều trên cơ sở lòng tin với nhau, hầu hết không có những giao kèo,khế ươc Vì chủ yếu giao tiếp dựa vào chữ tín nên cái tâm, cái tình cảm,
Trang 32tục lệ đóng vai trò chi phối phổ biến chứ ít theo khế ước, pháp luật Cókhi vì quá đề cao tình cảm, tục lệ dẫn đến coi thường pháp luật, phá vỡcông lệ, “phép vua thua lệ làng”.
Trong đời sống gia đình Việt Nam, luân lý đạo đức ứng xử giữa ông bàcha mẹ con cái anh em ruột thịt với nhau được cô đúc thành các khái
niệm hiếu và để Hiếu và để là một giá trị xã hội, một nhân cách quan
trọng bậc nhất (“Trai thời chữ hiếu làm đầu”) Bất hiếu là điều hổ thẹnnhất và bị dư luận lên án gay gắt nhất Một học giả Pháp đến Việt Namđã nhận xét : Có thể người ta không tìm thấy ở bất cứ dân tộc nào trêntrái đất này một sự gắn bó hoàn hảo trong gia đình, một tình sâu sắc như
ở dân tộc An Nam
Nếu trong gia đình, dòng họ, hiếu để là tình cảm, đạo đức quan trọngnhất thì ở ngoài gia đình người Việt đề cao lễ, nghĩa và lòng nhân đức màcụ thể là tính trung thực, thủy chung, nhường nhịn, hiền hòa vị tha, nhânnghĩa…
2.8 Tính “ảo” và thực tế hay tính hai mặt.
Do nghề nghiệp và cơ sở kinh tế diễn ra trong điều kiện thiên nhiênkhắc nghiệt với nhiều yếu tố thất thường xảy ra nên con người phải đốimặt với “cái ăn” hàng ngày, hàng vụ, hàng năm vừa hi vọng mơ tưởngđến những điều cao xa, tốt đẹp về sau Chính cuộc sống theo nhịp điệucủa mùa vụ đã góp phần quan trọng vào việc củng cố thực tế trước mắtvà tính ảo ảnh xa xôi trong suy tưởng của họ
Mặt khác, về tư tưởng và tôn giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam,Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống Về mặt giáo ly,ù nho giáo rất thựcdụng, nó dạy con người những điều thực tế, không cao siêu Song về mặt
tư duy logic, Nho giáo lại cực kỳ duy lý – một thứ logic dựa trên lập luận,làm cho con người thích lập luận