1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THCS BA ĐÌNH bỉm sơn

36 2,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 128 KB

Nội dung

Để đưa ra các phương pháp giáo dục học sinh cá biệt và vận dụngcác phương pháp này, chúng ta không thể không nhắc đến tên nhàgiáo học người Liên Xô cũ Macarenkô, nhà giáo dục người TiệpK

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Ở TRƯỜNG THCS

Trang 2

Người thực hiện: Trần Thị Nga

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Ba Đình

SKKN thuộc môn: Chủ nhiệm

THANH HOÁ, NĂM 2013

Trang 3

Đối với học sinh cá biệt chúng ta bỏ ngoài ư? Mặc kệ ư? Không!Không thể được Nếu chúng ta có biện pháp giáo dục phù hợp với đốitượng này thì tôi tin rằng công sức mà chúng ta bỏ ra là không hề lảngphí Như chúng ta đã biết, những em học sinh cá biệt là những emthường hay có cá tính, hoặc có lí do đặc biệt Nếu ta phát huy được cá

Trang 4

tính tốt, hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hợp lí thì tất

sẽ thành công, còn nếu chưa được những gì tốt đẹp nhất thì việc làm

đó cũng giúp cho học sinh cá biệt chậm lại quá trình vi phạm để rồidần thức tỉnh ra

Chính vì thế mà đã có nhiều nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà sưphạm nghiên cứu, chỉ ra các phương pháp giáo dục học sinh cá biệt.Kết quả ấy cũng đã được áp dụng rộng rãi và phong phú trên cáctrường học ở nước ta

1 Tình hình nghiên cứu

Để đưa ra các phương pháp giáo dục học sinh cá biệt và vận dụngcác phương pháp này, chúng ta không thể không nhắc đến tên nhàgiáo học người Liên Xô (cũ) Macarenkô, nhà giáo dục người TiệpKhắc(cũ)- Ông tổ của nền sư phạm cận đại Cômenxki đã nghiên cứu

và áp dụng thành công vào việc giáo dục học sinh cá biệt Đồng thờilàm phong phú và hình thành các lí luận về dạy học áp dụng rộng rãitrên thế giới ở Việt Nam chúng ta cũng đã có rất nhiều nhà nghiêncứu về lĩnh vực này và đã đưa ra nhiều phương pháp giáo dục học sinh

cá biệt Đó là những nghiên cứu của các giáo sư : Phạm Minh Hạc, HồNgọc Đại, Phạm Tất Dong, vv…Đặc biệt Bác Hồ đã từng nói:

Trang 5

“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Câu nói đó của Bác đã thể hiện vai trò quan trọng của giáo dụcđối với sự phát triển nhân cách nói chung và trong việc giáo dục họcsinh cá biệt nói riêng

Hiện nay cùng với sự phát triễn của xã hội, bên cạnh nhữngmặt tốt của cơ

chế thị trường, những vấn đề tiêu cực, mặt xấu của xã hội cũng đang

là mối lo ngại cho toàn xã hội, bởi nó có thể len lỏi vào từng cá nhân.Với học sinh, đặc biệt là học sinh THCS, lứa tuổi được coi là pháttriển nhanh, mạnh về mặt tâm sinh lí, cái tốt, cái xấu các em chưa dễdàng phân biệt Vì vậy sự xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ phậnhọc sinh đang làm nhức nhối xã hội và nhà trường, hiện tượng đó cónơi có lúc đang ngày một gia tăng, khiến cho các nhà giáo dục và cáccấp quản lý, phụ huynh và xã hội đang rất quan tâm, đặc biệt lànhững người thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy các em Họcsinh trường THCS Ba Đỡnh cũng không tránh khỏi tình trạng đó

3 Mục đích của đề tài.

Trang 6

- Khi nghiên đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở

trường THCS Ba Đình” tôi nhằm tìm ra các biện pháp giáo dục học

sinh cá biệt và vận dụng các biện pháp đó vào việc giáo dục học sinh

cá biệt ở trường THCS Ba Đình.

II Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Sau khi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục học sinh

cá biệt ở trường THCS Ba Đình” tôi muốn được góp một phần kinh

nghiệm của mình vào việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS

Ba Đình nói riêng và ở các trường THCS nói chung Đồng thời gópphần vào việc kết hợp giữa “ Gia đình – nhà trường và xã hội” trongviệc giáo dục học sinh nhằm hướng con em mình trở thành con ngoan– trò giỏi, người có ích cho xã hội

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng: Khi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục

học sinh cá biệt ở trường THCS ”thì đối tượng nghiên cứu là học

sinh lớp 9c trường THCS Ba Đình có những biểu hiện vi phạm đạođức và vận dụng các biện pháp giáo dục những đối tượng học sinhnày

Trang 7

2.Phạm vi nghiên cứu : học sinh lớp 9c trường THCS Ba Đình, BỉmSơn, Thanh Hóa

IV Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện được đề tài này, tôi đã quan sát, tìm hiểu thực tế,phân tích và tổng hợp từ đó rút ra kết luận và áp dụng các biện phápthích hợp cho từng nội dung

B GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I Cơ sở khoa học và thực trạng học sinh cá biệt

1 Cơ sở lý luận: Thực trạng học sinh cá biệt ở trường THCS hiện nay

Lâu nay, khi đề cập đến nguyên nhân và trách nhiệm đối với họcsinh cá biệt, mọi người đều cho rằng cả ba môi trường: gia đình, nhàtrường và xã hội đều là nguyên nhân của tình trạng học sinh cá biệt và

Trang 8

đều phải chịu trách nhiệm Nhưng khi đặt vấn đề đâu là nguyên nhântrực tiếp và chủ yếu đối với học sinh cá biệt thì lại có nhiều ý kiếnkhác nhau.

Một số bậc cha mẹ than phiền về sự giáo dục của nhà trường,cho rằng nơi đây không chú ý nhiều tới giáo dục đạo lí làm người, bảo

vệ thuần phong mĩ tục…

Nhà trường có khi lại đổ lỗi cho phụ huynh học sinh thiếu tráchnhiệm với con cái vì theo nhà trường, ngoài nhà trường, phần giáo dụcthuộc về gia đình đặc biệt là những người làm cha làm mẹ

Một số khác lại đổ lỗi cho môi trường xã hội có nhiều phim ảnh,sách báo đồi truỵ, khiêu dâm, người lớn sống thiếu gương mẫu…

Và cũng có một nguyên nhân nữa mà ít người để ý đến, đó làđặc điểm sinh lí lứa tuổi ( từ 11 đến 18 tuổi ) Sau đây tôi xin đưa ramột số nguyên nhân cơ bản

Thứ nhất: Đời sống tâm lý, sinh lí của lứa tuổi học sinh THCS

Học sinh THCS nằm trong độ từ 11 đến 15 tuổi Đây là độ tuổi

có sự phát triển nhanh, mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, tuổi mà các

em giã từ một thời ấu thơ non nớt, ngây thơ, tươi sáng để bước vàomột tuổi lớn hơn, bắt đầu nhìn đời bằng những tò mò, có nhiều hứa

Trang 9

hẹn, thậm chí là rất thích thể hiện mình là người lớn…Nhưng nhìn lạithì các em vẫn còn là lứa tuổi thơ dại, dễ bị cám dỗ, sa ngã.

Học sinh THCS tuy là lứa tuổi phát triển nhanh, mạnh nhưng lạikhông đồng đều về mặt cơ thể Tầm vóc của các em lớn lên trôngthấy, trung bình mỗi năm cao lên được từ 5 đến 6cm Trọng lượng cơthể mỗi năm tăng từ 2,5 đến 6kg ở lứa tuổi này các em thường khôngmập béo mà cao gầy, thiếu cân đối Các em có vẻ lóng ngóng vụng về,không khéo khi làm việc, thiếu thận trọng, hay làm đổ vỡ….Điều đógây cho các em một tâm lí khó chịu Các em ý thức được sự lóngngóng vụng về của mình và cố gắng che dấu nó bằng một điệu bộkhông tự nhiên, cầu kì, tỏ ra vẻ mạnh bạo, can đảm để người kháckhông chú ý đến vẻ bề ngoài của mình Vì vậy chỉ một một sự mỉamai, chế giễu nhẹ nhàng về hình thể, tư thế đi đứng của các em thì cóthể gây cho các em những phản ứng mạnh mẽ

Hệ thần kinh của các em còn chưa có khả năng chịu đựng nhữngkích thích

mạnh, đơn điệu, kéo dài…Do tác động của những kích thích như thếthường xuyên sẽ gây cho các em tình trạng ức chế, hay xảy ra tìnhtrạng bi kịch, bị kích động mạnh Vì vậy, sự phong phú của các ấn

Trang 10

tượng, sự chấn động thần kinh mạnh hoặc sự chờ đợi kéo dài vì nhữngbiến cố gây xúc động đều có thể tác động mạnh đến tuổi vị thành niên,

có thể làm cho một số em bị ức chế, uể oải, thờ ơ, lơ đãng, tản mạn,…

số khác lại làm những hành vi xấu, không đúng với bản chất của cácem

Sự thay đổi về thể chất và tinh thần chưa ổn định ấy của lứa tuổi

vị thành niên làm cho các em có đặc điểm nhân cách khác với các emkhi ở lứa tuổi trước đó Nhận thức của người vị thành niên cho thấycòn thiếu kinh nghiệm về cuộc sống, dễ có hành động không đúng, cókhi mang yếu tố cảm tính, dễ bị động, bị lôi kéo vào những việc làmsai trái

Từ sự phân tích trên, ta có thể kết luận: đời sống tâm lí lứa tuổi

là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh cá biệt ở trườngTHCS

Thứ hai: Nguyên nhân từ phía gia đình

Một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến số họcsinh cá biệt ở trường THCS đó là sự tác động từ phía gia đình Có rấtnhiều người cho đây là nguyên nhân cơ bản nhất

Trang 11

Trong nhiều gia đình, cha mẹ mãi lo làm ăn, xây dựng kinh tế,thiếu thời gian quan tâm đến việc giáo dục con cái, việc học hành củacon thì phó mặc cho nhà trường, đoàn thể Nên việc phối hợp giáo dụcchưa được quan tâm đúng mức

Mặt khác, năng lực giáo dục, những hiểu biết về mặt phát triễncủa sinh lí, tâm lí đối với con cái của các bậc cha mẹ còn rất hạn chế,nên chưa sử dụng được các biện pháp giáo dục cho phù hợp khi cótình huống xảy ra với trẻ Ta thấy rất nhiều gia đình chiều chuộng concái từ khi còn nhỏ vì chỉ có một cậu “ấm” Thói quen vòi vĩnh, đòi gìđược nấy, không vâng lời, việc gì cũng ỷ lại cho bố mẹ…đã trở thànhthói quen khó sửa cho các em Hoặc nhiều cha mẹ lại quá khắt khe,bảo thủ gây cho trẻ những phản ứng gay gắt Cũng có những gia đình

ít quan tâm, buông lỏng cho trẻ tự do hành động khiến cho trẻ hư hỏnglúc nào không hay

Bên cạnh đó lại những gia đình mà cha mẹ lại là người rượu chè,thiếu gương mẫu không làm tròn nhiệm vụ của người làm cha làm mẹ,người công dân… Điều đó cũng khiến cho tâm lí vốn chưa ổn định vàchưa có sự chọn lọc ở các em trở nên buồn chán và dẫn đến lơ là,chán nản trong học tập, dễ bị bắt trước và bị kẻ xấu lôi kéo và dẫn

Trang 12

đến những hành vi xấu ( đánh bài, đánh “chát”, chơi bi ăn tiền, tụ tậpchơi điện tử và nhiều thứ khác…)

Hoặc có nhiều gia đình kinh doanh làm ăn bất chính để kiếmtiền như buôn bán văn hoá phẩm đồi trụy, mua bán ma túy, tổ chứcđánh bạc, chứa gái mại dâm…

….cũng là môi trường gây độc cho trẻ

Còn một lí do mà ta không thể bỏ qua, đó là nhiều trẻ em sinh ratrong gia đình quá nghèo túng, nên chúng mặc cảm về bản thân giađình mình, chúng cảm thấy thua kém bạn bè, thiếu thốn Thế rồichúng lơ là, bỏ bê việc học tập, thường xuyên vi phạm những nội qui,qui định của trường, lớp Thậm chí có em vì không có tiền thoả mãnnhu cầu cá nhân, sở thích, những cuộc vui chơi…chúng sinh ra trộmcắp, lừa dối

Một số em do cha mẹ đánh cãi nhau, bất hòa, ly hôn nên em ởvới mẹ thí thiếu bố, em ở với bố thì thiếu mẹ Thậm trí có nhiều giađình bố mẹ bị đi cải tạo nêm con cái không được nuôi dạy cẩn thận

Trên đây là những nguyên nhân từ phía gia đình dẫn đến tìnhtrạng học sinh cá biệt Các bậc cha mẹ cần lưa tâm chú ý để giáo dụccon cái mình Cha mẹ phải là tấm gương đầu tiên cho con cái noi theo

Trang 13

Thứ ba: Nguyên nhân từ nhà trường

Nhà trường là môi trường giáo dục học sinh theo hệ thống và cóphương pháp nhất Nhưng có thể nói, hiện nay trong nhà trường còntồn tại một kỉ luật học đường chưa thật nghiêm

Ta thấy rõ, thầy cô giáo và nhà trường ngoài các biện pháp nhắcnhở, cảnh báo, đuổi học không được phép răn đe học sinh hư, học sinhchậm tiến bằng hình phạt khác Vì lẽ đó cũng hình thành ở học sinhtâm lí “nhờn” với thầy cô giáo, hỗn với người trên tuổi

Bên cạnh đó, việc giảng dạy các môn đạo đức (dạy làm người ),dạy pháp luật lại chưa được chú trọng Trong nhà trường, đội ngũ cán

bộ giáo viên giảng dạy môn đạo đức và pháp luật còn rất hạn chế,không có hoặc ít giáo viên chuyên ngành được đào tạo dạy đạo đức vàpháp luật

Mặt khác, trong nhà trường có một số giáo viên chủ nhiệm hoặcgiáo viên bộ môn đã không thực sự quan tâm đến học sinh, đặc biệt làhọc sinh cá biệt Với học sinh cá biệt, giáo viên cần quan tâm nhiềuhơn để giúp đỡ, khuyến khích động viên các em tu dưỡng, rèn luyệnnhân cách đạo đức của mình Đôi khi giáo viên thiếu kinh nghiệm, lạikhông được chuẩn bị đầy đủ chu đáo về kiến thức, kĩ năng nên dễ

Trang 14

giải quyết các tình huống gay cấn bằng thói quen, bằng kinh nghiệm,bằng trực giác Vì thế khó tránh khỏi những sai lầm Ví dụ thiên vềtrừng phạt nặng, có thái độ cứng rắn đến mức độ thờ ơ, lạnh nhạt tráivới lòng tin và mong đợi của học sinh Trong tình thế này , người tacòn lẫn lộn giữa tâm lí học tội phạm với tâm lí trẻ khó giáo dục.Thầy

cô ra lệnh, cấm đoán nhiều điều càng kích thích trí tò mò của học sinh

và lại bị vi phạm Thế là cái vòng luẩn quẩn xuất hiện: thầy cô, cha

mẹ liên tục giao việc, nêu yêu cầu để trẻ làm Không hoàn thành được,thế là ở nhà trẻ bị cha mẹ quở mắng, đến trường lại cũng bị thầy cô

này đến phản ứng khác Các nhà sư phạm non tay lại không thôngcảm, mà lại dùng kỉ luật cứng nhắc bắt trẻ vào khuôn phép Thế là mọi

sự giáo dục lại không có hiệu quả

Cái sai lầm về nghệ thuật giáo dục dẫn đến hình thành ở học sinhthói xấu như sợ sệt, nói dối, ác cảm với thầy cô giáo…

Thái độ thờ ơ, ác cảm với học sinh cá biệt ở một số nhà giáo dụccũng do họ không hiểu được tâm lí của lứa tuổi này Thái độ quá tựtin, chủ quan vào tài năng giáo dục cũng tạo nên tình trạng mạnh ainấy làm, thậm chí trở thành tình trạng “ trống đánh xuôi, kèn thổi

Trang 15

ngược” Điều đó cũng giống như cảnh gia đình lộn xộn, đổ vỡ, trẻ bị

bỏ rơi, thiếu sự quan tâm chăm sóc, thiếu tình thương, dần dần thoát

li khỏi ảnh hưởng giáo dục cần thiết

Tóm lại việc nghiên cứu phát hiện đúng nguyên nhân khó giáodục ở học sinh là vô cùng quan trọng đối với tất cả các giáo viên và cảcác bậc cha mẹ Nó cũng giống như việc chuẩn đoán bệnh của thầythuốc trước khi bắt tay vào chữa trị

Thứ tư: Nguyên nhân từ phía xã hội

Việc chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường đã gây ranhững biến đổi xã hội rất lớn, có ảnh hưởng không nhỏ đối với lứatuổi học sinh Những mặt trái từ phía xã hội như buôn lậu, nghiện hút,

cờ bạc, đề đóm, mại dâm….và các hành vi phạm pháp khác của ngườilớn đã ảnh hưởng tiêu cực đến các em

Do sự quản lí không chặt chẽ của các nhà chức trách, do lợinhuận kinh tế của các nhà kinh doanh, buôn bán không cần để ý đến

đã ảnh hưởng đến ai Ra đường ta thấy đầy rẫy những quán “chát”,

“Game”, quán bi-a và nhiều loại quán khác đã rất thu hút trẻ như một

“ma lực” Bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu câu chuyện không lành mạnh

đã tiêm vào đầu trẻ như một liều thuốc rất không bổ

Trang 16

Mặt khác do trẻ em a dua theo bạn bạn bè, bị bạn bè rủ rê lôi

kéo vào những hoạt động xấu gây tác hại cho gia đình, nhà trường và

xã hội

Hoặc cũng có thể do hoàn cảnh sống đã tác động đến trẻ ở đâu

có tệ nạn xã hội xảy ra nhiều thì ở đó tập trung nhiều trẻ em phạmpháp

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản, dẫn đến tình trạng họcsinh cá biệt – khó giáo dục Chúng ta và tất cả những người làm côngtác giáo dục cần tìm ra nguyên nhân cụ thể đối với từng học sinh cábiệt để có biện pháp giáo dục đạt hiệu quả nhất

2 Cơ sở thực tiễn: Thực trạng học sinh cá biệt lớp 9c trường THCS Ba Đỡnh

2.1 Tình hình thực tế

Lớp 9C tôi chủ nhiệm 37 HS phần lớn là HS phường Ba Đình, phường Lam Sơn, nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt : cha mẹ li hôn, chathì nghiện ngập, đi lao động nước ngoài, 1 số gia đình cha mẹ lao động tự do Các em ít được sự quan tâm sống thiếu tình yêu thương đùm bọc của người thân, thiếu sự quan tâm chăm sóc giáo dục Vì thế

mà việc học tập của các em sa sút, rèn luyện đạo đức cũng bị hạn chế,

Trang 17

những ời nói tự do thô tục thiếu văn hóa càng được biểu hiện rất rõ trong tâm hồn các em Khi nhận lớp thời gian đầu tôi đã nhận ra một

số bạn nữ tâm sinh lí phát triển nên có những biểu hiện về tình cảm khác giới tâm lí các em có độ lì , các bạn nam hiếu động nói năng tự

do, thô tục thiếu văn hóa và thường xuyên bỏ học để vui với các trò chơi điện tử, có những em gia đình đã bất lực, phó mặc cho nhà

trường quản lí Cái khó khăn của tôi là mới nhận lớp nên tìm hiểu đối tượng tính cách , hoàn cảnh của mỗi em chưa được nhiều về thời

gian Vì thế, tôi suy nghĩ, trăn trở tìm ra giải pháp đúng đắn phù hợp với từng đối tượng tâm sinh lý HS – HS cá biệt

TH NG KÊ HOÀN C NH GIA ÌNH H C SINH ỐNG KÊ HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH HỌC SINH ẢNH GIA ĐÌNH HỌC SINH ĐÌNH HỌC SINH ỌC SINH

chu đáo

quan tâm đến việc học tập của các em

Ch t l ất lượng hạnh kiểm năm học trước 2011 - 2012 ượng hạnh kiểm năm học trước 2011 - 2012 ng h nh ki m n m h c tr ạnh kiểm năm học trước 2011 - 2012 ểm năm học trước 2011 - 2012 ăm học trước 2011 - 2012 ọc trước 2011 - 2012 ước 2011 - 2012 c 2011 - 2012

(%)

Trang 18

2.2 Tình hình nhà trường

Như trên chúng ta đã biết, việc thay đổi cách sống, cách sinh hoạtcủa cộng đồng tất sẽ dẫn đến sự thay đổi của trẻ em ( trẻ thường lấyngười lớn làm gương, các gương xấu dễ bị tiếp thu hơn) Học sinhTHCS Ba Đỡnh cũng nằm trong tình trạng chung của học sinh THCStrên địa bàn của thị xã Trong những năm qua, do có sự đi lại thuậnlợi, cơ sở vật chất trường lớp được khang trang hơn, chất lượng vàthành tích của nhà trường được nâng lên ( trong đề tài này tôi chưa nóiđến thành tích của học sinh và nhà trường) nên có một số học sinh ởkhác phường xin về học Trong số các em chuyển về trường học cónhiều em chăm ngoan học giỏi, song vẫn có một số em thuộc dạnghọc sinh cá biệt Những học sinh này kết hợp với số học sinh hư trong

trường làm tăng thêm số lượng học sinh cá biệt, một số học sinh lớp

9C là điển hình

Mặt khác, phần lớn phụ huynh học sinh còn hạn chế về kiến thức,

kinh nghiệm giáo dục con em, sự quan tâm, quản lý con cái còn chưađúng mức Nhiều gia đình chưa thực sự phối hợp với nhà trường trongviệc giáo dục con cái - phó mặc cho nhà trường Nhiều phụ huynh nhàtrường cần găp thì không đến, có phụ huynh đến thì thái độ lại khó

Ngày đăng: 19/07/2014, 17:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w