Khuyến khích – khen thưởng

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THCS BA ĐÌNH bỉm sơn (Trang 25 - 30)

Có nhiều người cho rằng không nên áp dụng biện pháp này đối với học sinh cá biệt. Tuy vậy, trong giáo dục sự nâng đỡ, khuyến khích cái

tốt, cái thiện dù là nhỏ đều rất cần cho sự khôi phục lại niềm tin của người lầm lỗi.

Nếu trừng phạt thực hiện 3 chức năng ( Giúp trẻ ý thức đầy đủ về khuyết điểm, từ đó thừa nhận không thể dung thứ được những sai phạm như vậy, và từ việc ý thức như vậy sẽ tìm cách khắc phục sai phạm, khuyết điểm và tự điều chỉnh hành vi của mình) thì khen thưởng, khuyến khích cũng có ba chức năng như vậy.

Nhìn chung việc kết hợp cả khuyến khích và trừng phạt được kết hợp một cách hệ thống liên tục sẽ giúp trẻ hiểu rõ, phân biệt được cái tốt cái xấu, cái gì được xã hội chấp nhận, cái gì không thể và không được làm. Từ đó khuyến khích trẻ làm theo cái tốt loại dần những sai trái. Đến một mức phát triển cao chúng sẽ hình thành được năng lực tự nhận xét, phê phán, chỉ trích mọi hành vi sai trái của mình. Đặc biệt đối với trẻ thiếu thốn tình cảm gia đình thì sự yêu thương thông cảm khiến chúng có sức cảm hoá rất mạnh.

Tuy nhiên khuyến khích phải mang tính cá biệt hoá sao cho phù hợp với đối tượng. Có trẻ cần tuyên dương công khai, có trẻ cần trao tặng phẩm, có trẻ chỉ cần ánh mắt thông cảm, động viên là đủ.

Việc đề xuất và tổ chức thực hiện khuyến khích phải được người có uy tín, được trẻ tin tưởng, tránh trường hợp người có va chạm với trẻ lại làm việc khen chê đó. Khen thưởng đối với loại trẻ này phải nhằm vào sự cố gắng thực sự của trẻ.

Khuyến khích là nhằm khơi gợi những nhân tố tích cực trong trẻ, giúp trẻ hiểu rõ

các phảm chất, các năng lực, tính cách của mình. Điều đó làm cho trẻ tin tưởng ở bản thân mình, hình thành ở trẻ tư tưởng phấn đấu trở thành người tốt hơn.

Cần khuyến khích cùng với giao việc cụ thể, tổ chức các hoạt động tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ tiềm năng, thử thách tự sửa chữa trong thực tế.

Tóm lại, việc khuyến khích trong giáo dục học sinh các biệt cũng là

một trong những biện pháp quan trọng, tạo cơ hội cho trẻ tự sửa chữa, vươn lên và trở thành người học sinh tốt hơn.

Nhà trường cần kết hợp với gia đình để giáo dục học sinh các biệt. Người giáo viên chủ nhiệm có học sinh các biệt cần phải kết hợp với gia đình để trao đổi và tư vấn các biện pháp giáo dục trong gia đình . Phần lớn các gia đình đặc biệt các gia đình ở nông thôn ( địa bàn phường Ba Đỡnh) trình độ, biện pháp giáo dục còn hạn chế, do vậy cần có sự hỗ trợ, tư vấn, kết hợp của giáo viên về biện pháp giáo dục.

Trong phạm vi gia đình, những người làm cha làm mẹ dù có bận như thế nào thì mỗi ngày nên dành một thời gian nhất định để quan tâm đến trẻ. Cha mẹ phải biết phòng ngừa các hành vi xấu của con bằng các biện pháp giáo dục cẩn thận và đặc biệt khi trẻ có các hành vi hư hỏng thì phải phương pháp giáo dục một cách đúng đắn . Khi con cái đã mắc các sai lầm khuyết điểm thì các bậc cha mẹ có thể thực hiện theo những điều sau đây:

+ Tránh vội vàng qui kết cho con theo kiểu áp đặt, chụp mũ ( lười, ngang bướng, hư hỏng, đồ bỏ đi, vô dụng, đồ ăn cắp, …) mà phải tự đặt ra câu hỏi đâu: “ Vì đâu có thái độ, hành vi sai trái? ” và tìm căn nguyên để khắc phục.

+ Khi giáo dục trẻ cần có thái độ bình tĩnh, tránh tức giận, bực bội cá nhân. Nên có lời khuyên giải một cách chân tình thể hiện tình thương và trách nhiệm.

+ Nên tìm mặt tích cực để tìm cách khuyến khích, động viên và khuyến khích mặt tích cực của trẻ.

+ Tránh tình trạng bênh vực hành vi xấu của trẻ, tô vẽ nên “ bức tranh vô tội” của trẻ hoặc là đánh giá một cách bi quan không thể giáo dục.

+ Đứng trước hành vi sai trái của trẻ thì tránh đối xử một cách thô bạo với trẻ (hắt hủi, đánh đập…). Vì như vậy sẽ đẩy trẻ lún sâu vào những sai phạm, có những tiêu cực, khó lường, gây nên những vết thương sâu sắc trong tâm hồn trẻ.

+ Đối với những đứa trẻ trái tính trái nết, do dối loạn tâm lí thì phải quan tâm xem xét các mặt sinh hoạt trong gia đình và bản thân trẻ, phải chăm sóc chữa trị chúng theo các biện pháp y học.

Với các biện pháp cơ bản như trên, mong các bậc cha mẹ lưu tâm và tìm

thêm biện pháp khác phù hợp với đặc điểm con trẻ để giáo dục chúng phát triển tốt

về tư cách, giỏi về văn hoá

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THCS BA ĐÌNH bỉm sơn (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w