Song hành cùng nội dung chương trình đổi mới yêu cầu về vai trò của cán bộ quản lý ngành học cũng hết sức quan trọng.Trong đó vấn đề kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên có
Trang 1
A ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước sang thế kỷ 21 thế kỷ của khoa học phát triển, mở đầu cho nền văn minh mới Để đáp ứng được những yêu cầu trên đòi hỏi con người phải có đủ phẩm chất, năng lực, trí tụê cần thiết để hoà nhập vào nhịp điệu và tốc độ phát triển của nhân loại
Với vị trí là ngành học mở đầu, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hình thành con người Việt nam một cách toàn diện nhất Nghành học Mầm non luôn chú trọng việc nghiên cứu xây dựng và cải tiến nội dung chương trình Cho đến nay nội dung chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non được củng cố và nâng cao chất lượng đã thực sự đa dạng phong phú về nội dung lẫn hình thức, đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới của nghành học mầm non nói riêng, của đất nước nói chung Song hành cùng nội dung chương trình đổi mới yêu cầu về vai trò của cán bộ quản lý ngành học cũng hết sức quan trọng.Trong đó vấn đề kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên có vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường và đến tất cả mọi hoạt động khác của một đơn vị trường học.Vì vậy mỗi đơn vị trường học Mầm non đều phải xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên một cách cụ thể, khoa học phù hợp với thực tế của nhà trường trên cơ sở theo hướng dẫn của thông tư số 43/2006/TT-BGD&ĐT về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên là một việc làm hết sức khó khăn và phức tạp đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn cao, phải thận trọng trong công tác kiểm tra - đánh giá và người cán bộ quản lý phải hiểu rằng trong một đơn vị trường học đội ngũ giáo viên là đội ngũ then chốt Giáo viên thực hiện tốt phải khen thưởng, làm không tốt phải kịp thời uốn nắn sửa chữa cùng nhau rút kinh nghiệm điều chỉnh sao cho phù hợp Người cán bộ quản lý cùng đội ngũ giáo viên phấn đấu nổ lực nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cùng các hoạt động trong nhà trường
Công việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên là một công việc thường xuyên và định kỳ Nó không chỉ có ý nghĩa trách nhiệm, hiệu quả công việc và khả năng vươn lên của tập thể giáo viên mà thông qua kiểm tra -đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên còn giúp họ thấy được những nhược điểm của bản thân để khắc phục Mặt khác kiểm tra - đánh giá giúp người quản
lý điều chỉnh được công việc của mình vạch ra một cách phù hợp, thực hiện đạt hiệu quả cao
Trang 2Để thực hiện tốt được công việc này đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nắm được tâm lý, sở trường cũng như năng lực của giáo viên đồng thời giáo viên cũng phải hiểu rõ việc mình phải làm, luôn giữ đúng vai trò của một người giáo viên mầm non Người giáo viên mầm non phải xác định được mình sẽ là người đặt nền móng đầu tiên cho nguồn nhân lực, tài lực quý giá của nước nhà
Do vậy trong công tác quản lý vấn đề kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non càng phải được chính xác, cụ thể, khoa học, dân chủ và công bằng
Xuất phát từ nhận thức trên cùng với tư cách là nhà quản lý trong trường Mầm non vấn đề kiểm tra - đánh giá luôn luôn là vấn đề thời sự, vấn đề cấp thiết trong thời điểm hiện nay còn nhiều bức bách, còn nhiều bất cập vì vậy tôi
quyết định chọn đề tài “Kinh nghiệm kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở trường Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước” với hy vọng
tìm chọn được những biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non tại trường Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta đặc biệt quan tâm đến công tác thanh tra Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Bác đã rất chú trọng tới việc sử dụng
và phát huy vai trò công tác thanh tra, kiểm tra Vị trí, vai trò quan trọng của
công tác thanh tra, kiểm tra đã được Bác chỉ ra trong nhiều bài viết, bài nói, trong các chỉ thị qua các thời kỳ lãnh đạo cách mạng Việt Nam Tại Hội nghị
tổng kết công tác thanh tra toàn miền Bắc tháng 4/1957, Bác căn dặn “cán bộ
thanh tra giúp trên hiểu biết tình hình địa phương và cấp dưới, đồng thời cũng giúp cho các cấp địa phương kịp thời sửa chữa, uốn nắn nếu làm sai, hoặc làm chậm Cho nên trách nhiệm của công tác thanh tra là quan trọng”
Theo Người, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng cường thanh tra, kiểm tra thì mới chống được các tệ nạn này Tại Hội nghị cán bộ thanh
tra toàn miền Bắc lần thứ nhất ngày 19/4/1957, Bác đã nói “nếu Trung ương
Đảng, Chính phủ có nghị quyết, chỉ thị đưa về các ngành, các địa phương, kết quả thế nào không có thanh tra khó mà biết được địa phương nào làm tốt, làm vừa, làm xấu; có làm hay không làm trên không biết; địa phương nhiều khi tự mình cũng không biết; trên không thấu dưới; dưới không thấu trên Thanh tra là
để theo dõi xem các kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phương đã chấp hành thế nào”.
Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên,
Trang 3kịp thời, nếu không tất yếu sẽ dẫn tới bệnh quan liêu, mệnh lệnh và từ đó sẽ mang đến những tác hại to lớn Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra mới biết chủ trương, nghị quyết của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc
sống ra sao? Có được thực hiện đầy đủ hay không? Cũng qua việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra mà các nhà lãnh đạo, quản lý có được những thông tin phản hồi từ thực tế cuộc sống, đó là những dữ liệu quan trọng để đề ra những chủ trương, chính sách sát hợp với đòi hỏi của thực tiễn Một câu nói của Bác mà chúng ta ai cũng nhớ, đó là “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn
của dưới”, đây là quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc, không chỉ nói
nên vị trí, tầm quan trọng của công tác thanh tra mà còn cho chúng ta thấy được tính tổ chức, kỷ luật trong bộ máy quản lý; trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, trách nhiệm của cấp trên, cấp dưới đối với công tác thanh tra; chỉ rõ vị trí, vai trò đặc biệt của công tác thanh tra Người ví thanh tra quan trọng như mắt, như tai của con người - những bộ phận quan trọng cấu thành cơ thể con người;
là phương tiện đặc biệt quan trọng giúp con người nhận thức và phát triển Cũng giống như tai mắt của cơ thể con người, thanh tra được Bác xem như là một bộ phận cấu thành hữu cơ của quản lý, là phương tiện nhận thức của quá trình quản
lý nhà nước Giữa chúng không có khoảng cách Bởi lãnh đạo, quản lý mà không có thanh tra, kiểm tra xem như không lãnh đạo, quản lý Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra một cách sâu sắc rằng, thanh tra, kiểm tra không chỉ có vai trò giúp cho người lãnh đạo, quản lý xem xét đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước đề ra có được thực hiện hay không, được thực hiện như thế nào và đến đâu mà còn có vai trò giúp xem xét lại chính chủ trương, chính sách và pháp luật của mình đề ra đã đúng hay chưa đúng; đã phù hợp với thực tế cuộc sống, với các quy luật khách quan hay chưa Như vậy, đối với người lãnh đạo, quản lý thì thanh tra là phương tiện để nhận thức và hành động; kiểm tra lại chính mình, để chủ động điều chỉnh lại chủ trương, chính sách và pháp luật cho phù hợp với quá trình quản lý và đi vào thực tế đời sống
Vì vậy trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Chỉ thị 40 CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý đã nhấn mạnh : " Phải tăng cường xây dựng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý một cách giáo dục"
Trang 4Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non
Kiểm tra là công việc khó khăn nhưng cũng rất tế nhị , đòi hỏi người quản
lý phải nắm vững các quy định, chuẩn đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác kiểm tra - đánh giá Ngoài ra người quản lý phải có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm với nghề nghiệp, có thái độ cương quyết, đặc biệt là khách quan, công bằng trong kiểm tra - đánh giá để đưa hoạt động kiểm tra - đánh giá của người quản lý thành hoạt động tự kiểm tra - đánh giá của mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục của trường mầm non Điền Trung, Bá Thứơc, Thanh Hoá.
2.1.1 Đặc điểm tình hình của địa phương.
Điền Trung là 1 xã miền núi nằm ở phía Đông Nam của Huyện Bá Thước, phía Bắc giáp xã Lương Ngoại, phía nam giáp huyện Cẩm Thuỷ, phía Đông giáp
xã Lương Trung, phía tây giáp xã Điền Lư, Tổng diện tích là: 2239 ha, dân cư trên toàn xã là 1589 hộ 6759 khẩu với các dân tộc anh em Mường - Kinh cùng chung sống Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, nhiều người trong
độ tuổi lao động phải đi làm ăn xa Vì vậy, đời sống của nhân dân trong xã còn khó khăn
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhận thức của nhân dân về bậc học Mầm non ngày càng cao Đặc biệt phong trào khuyến học, khuyến tài của địa phương luôn được coi trọng; lãnh đạo địa phương luôn chăm lo đến giáo dục nói chung và GD Mầm non nói riêng
2.1.2 Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường mầm non Điền Trung được thành lập năm 1996 Ngay từ khi mới thành lập tập thể cán bộ giáo viên nhà trường cùng các bậc phụ huynh học sinh
đã không ngừng phấn đấu vươn lên trong mọi phong trào hoạt động của nhà trường vì vậy sau 17 năm thành lập trường đã đạt được những thành tích nhất định như: nhiều năm liên tục đạt trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh, là trường chất lượng của huyện nhà đặc biệt là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh rất yên tâm khi gửi con vào nhà trường
2.1.3 Cơ sở vật chất nhà trường.
Trường có 1 khu trung tâm và 2 khu lẻ , có 7 phòng học kiên cố và 8 phòng học bán kiên cố, có 1 bếp 1 chiều, có đầy đủ các phòng hiệu bộ, có đầy đủ công trình vệ sinh, đồ dùng đồ chơi cho trẻ Đặc biệt nhà trường có đầy đủ đồ dùng
Trang 5phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ Các phòng chức năng đều có biển rõ ràng, nhà bếp sạch sẽ thuận tiện đảm bảo theo yêu cầu vệ sinh có đầy đủ các loại biểu bảng Sân chơi sạch đẹp có đồ chơi ngoài trời, có tường rào bao quanh có cổng biển trường rõ ràng.Tuy nhiên nhà trường vẫn còn thiếu những thiết bị dạy học hiện đại như: phòng máy vi tính, máy chiếu…nhà trường còn phải tham mưu với các cấp chính quyền để tăng cường, đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất
2.1.4 Đội ngũ giáo viên.
Đội ngũ giáo viên nhà trường luôn luôn đoàn kết cùng nhau tiến bộ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,nhiệm vụ năm học, các cô giáo luôn yêu nghề và thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ thơ
Đội ngũ công chức nhà trường:
Tổng số Nữ Cán bộ quản lý GV phụ trách lớp Cô nuôi dưỡng
Chất lượng đội ngũ :
Năm học Tổng số
Trình độ đào tạo Giáo viên giỏi Chiến sĩ thi đua
ĐH CĐ TC Tỉnh Huyện Trường Tỉnh Huyện
2.1.5 Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp
Năm học 0T 1T 2TSố trẻ điếu tra3T 4T 5T TST 1T 2T 3T 4T 5T TSTSố trẻ ra lớp 2011-2012 69 98 112 104 91 95 569 11 25 104 91 95 326
2.1.6 Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng.
Năm học Tổng số
trẻ
Số trẻ bán trú
Kênh BT
SDD vừa
SDD nặng
%
2.1.7 Chất lượng giáo dục.
Năm học Tổng số trẻ Tốt,khá % TB % Yếu,kém %
2.2 Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên tại trường Mầm non Điền Trung, Bá Thước.
Ban giám hiệu nhà trường đã xác định đúng vị trí, vai trò của công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên Hiệu trưởng là người có nghiệp
vụ quản lý, là người nắm chắc quy trình quản lý nên việc thực hiện kiểm tra -đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên được thực hiện rất chặt chẽ, trên cơ
sở các quy trình văn bản, các quyết định, các thông tư của Bộ, của Sở, của Phòng giáo dục hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra Bản thân đã tham mưu cho đồng chí Hiệu trưởng cùng vận dụng tốt vào tình hình đặc điểm của
Trang 6nhà trường để tiến hành kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên Mặt khác, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường rất đoàn kết, đồng đều luôn cùng nhau cố gắng vươn lên trong công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Vì vậy việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên được tiến hành thường xuyên đã tạo thành nếp tốt nên việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên gặp nhiều thuận lợi
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên trường Mầm non Điền Trung, Bá Thước , Thanh Hoá cũng còn gặp phải một số khó khăn như sau:
Với chương trình mầm non mới đòi hỏi giáo viên phải biết xây dựng kế hoạch giảng dạy, biết sử dụng đồ dùng trực quan, lựa chọn phương pháp tổ chức hình thức hoạt động chung, hoạt động góc sao cho phù hợp do vậy còn có một
số giáo viên còn lúng túng nhiều trong việc lên kế hoạch giáo dục trẻ cũng như lựa chọn phương pháp hình thức cho từng hoạt động Mặt khác chuẩn đánh giá hoạt động sư phạm còn mang tính chất định tính, nghiệp vụ của các thành viên trong ban kiểm tra lại không đồng đều dẫn đến việc đánh giá còn phiến diện chung chung Có khi kiểm tra một đường nhưng kết quả lại một nẻo vì một số cá nhân vẫn nặng tính hình thức và mắc bệnh thành tích
Nhà trường chưa chú ý nhiều đến việc thu thập và sử lý thông tin nên có lúc làm việc còn máy móc, rập khuôn Có những giáo viên vẫn còn tư tưởng “
xả hơi” sau mỗi đợt kiểm tra - đánh giá dẫn đến việc kiểm tra - đánh giá chỉ có tác dụng nhất thời
Trường chưa vận dụng tốt việc thưởng , phạt bằng vật chất để khuyến khích cán bộ giáo viên sau mỗi lần kiểm tra - đánh giá nên chưa phát huy triệt để các mặt tích cực của các thành viên trong nhà trường
* Từ những nguyên nhân trên theo tôi hướng khắc phục:
Nhà trường chú ý nhiều hơn nữa trong việc thu thập và sử lý thông tin, cách quản lý, làm việc không nên dập khuôn, máy móc
Nhà trường tìm nguồn kinh phí để khên thưởng bằng vật chất nhiều hơn cho những giáo viên đạt thành tích cao trong mọi hoạt động của nhà trường
Một số kết quả khi kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm cả giáo viên trong các năm học gần đây:
Năm học Họ và tên
Nội dung kiểm tra Xếp
loại giáo viên
Danh hiệu thi đua
Trình độ chuyên môn
Quy chế chuyên môn
Kết quả giáo dục
Công tác khác
Trang 72011-2012 Bùi Hải Yến TB TB TB Khá TB GVG trường 2011-2012 Tào Thị Nhung Khá Tốt Tốt Khá Khá GVG huyện 2011-2012 Bùi Thị Ngân Tốt Khá Khá Khá Khá GVG huyện
Việc lưu hồ sơ kiểm tra được tiến hành cẩn thận Việc này góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như học tập trong nhà
trường Song việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của trường Mầm non Điền Trung vẫn còn một số tồn tại sau:
* Một số cán bộ giáo viên chưa nhận thức sâu về tầm quan trọng của việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên mà chỉ coi đó là một biện pháp quản lý của BGH để xếp loại thi đua vì vậy tác dụng tư vấn thúc đẩy tính
tự giác, tích cực chưa cao
* Việc giao quyền và uỷ quyền còn chưa rõ ràng nên các thành viên trong ban kiểm tra còn thiếu mạnh dạn, chưa quyết đoán trong việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên Nghiệp vụ của các thành viên trong ban kiểm tra không đồng đều dẫn đến việc kiểm tra - đánh giá còn chưa có tính thống nhất cao trong ban kiểm tra, có những cá nhân kiểm tra – đánh giá còn mang tính hình thức, nặng mắc bệnh thành tích, nể nang, sợ mất lòng
* Kiểm tra – đánh giá giáo viên một cách đồng đều, chưa phân theo thâm niên công tác của từng giáo viên, chưa phân theo danh hiệu giáo viên vì vậy nhà trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết hơn đê phù hợp với từng đối tượng kiểm tra, từng trình độ giáo viên, từng sở trường của từng người và từng công việc cụ thể…
Xuất phát từ những thực trạng trên, bản thân tôi trong quá trình công tác đã nhận thức được vị trí, vai trò của người quản lý trong nhà trường là vô cùng quan trọng Trong quá trình quản lý phải luôn tìm ra biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên sao cho phù hợp, có hiệu quả để góp phần nâng cao ý thức tự giác, tích cực của giáo viên và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên trường Mầm non Điền Trung Ban giám hiệu đã xây dựng
kế hoạch kiểm tra- đánh giá một cách thường xuyên, liên tục, khoa học, phù hợp với cán bộ giáo viên nhà trường Ban kiểm tra đã có nhiều biện pháp để kiểm tra
- đánh giá như: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra báo trước, kiểm tra đột xuất, kiểm tra qua dự giờ, kiểm tra qua chất lượng giáo dục trẻ…Ban giám hiệu đã kiểm tra đúng trọng tâm phù hợp với từng thời điểm Trong công tác kiểm tra
Trang 8-đánh giá điểm mạnh của Ban giám hiệu nhà trường là: Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch kiểm tra, Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, các hoạt động của nhà trường thường xuyên liên tục
III CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1 Giải pháp 1: Một số định hướng cơ bản của việc đề xuất các biện pháp kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
Với những kiến thức về lý luận quản lý giáo dục được tiếp thu trong quá trình học tập, qua thực tế công tác trong trường Mầm non Bản thân tôi nhận thấy công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của người quản lý là một việc làm vô cùng quan trọng Khi kiểm tra phải có kết luận bằng biên bản, lưu trữ hồ sơ kiểm tra Muốn làm tốt công tác này cần xác định
rõ đối tượng kiểm tra là gì? Kiểm tra việc gì? Kiểm tra như thế nào? Vào thời điểm nào? Phải xây dựng chuẩn đánh giá, lựa chọn các hình thức sao cho phù hợp Ngoài ra Phó hiệu trưởng còn phải nắm chắc yêu cầu của từng hoạt động, từng nội dung kiểm tra để có cơ sở đánh giá xếp loại Vì vậy người quản lý phải
có các biện pháp kiểm tra - đánh giá khoa học để đánh giá một cách chính xác, công bằng, khách quan, xử phạt, khen thưởng nghiêm minh thì mới có tác dụng kích thích thúc đẩy sự tiến bộ của giáo viên Thông qua kiểm tra bản thân còn nắm bắt được thực trạng giảng dạy của giáo viên để từ đó có định hướng được những bước đi trong tương lai của nhà trường
* Nguyên tắc đề xuất các biện pháp: Để đề xuất các biện pháp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc tính pháp chế: dựa trên pháp luật
+ Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
+ Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, khách quan, tính chính xác + Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.2 Giải pháp 2: Những biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, tập thể sư phạm nhà trường về tầm quan trọng, lợi ích của việc kiểm tra- đánh giá hoạt động
sư phạm của giáo viên.
Ngay từ đầu năm học BGH cần lồng ghép vấn đề này vào các buổi giao ban, sinh hoạt chuyên môn, vào các hội nghị công chức, công đoàn để tuyên truyền, phổ biến các văn bản, thông tư, cung cấp các tài liệu kiẻm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên
- BGH cần tỏ rõ quan điểm chỉ đạo, giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm
vụ quyền hạn trong công tác được giao
Trang 9- Biến quá trình kiểm tra của Ban kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của giáo viên
3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên Mầm non
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch năm học, BGH xây dựng kế hoạch năm học chi tiết cụ thể Kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên phải đầy đủ các nội dung, đúng quy trình, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường Xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá giúp cho người quản lý và giáo viên có định hướng chuẩn bị chu đáo, xác định rõ trách nhiệm của mình đồng thời giúp cho công tác kiểm tra được chủ động không ảnh hưởng hoạt động khác của nhà trường
Kế hoạch kiểm tra trong năm học theo từng tháng, tuần cụ thể như sau:
Giai
đoạn
Tháng
Nội dung kiểm tra Họ
tên giáo viên
Nhóm lớp
Người thực hiện Tuần 1 Tuần 2 Tuần3 Tuần 4
I
tra theo dõi biểu đồ
Kiểm tra
sĩ số
Kiểm tra số trẻ bán trú
Kiểm tra
vệ sinh,
đồ dùng
đồ chơi
tra sĩ số
Kiểm tra
nề nếp thói quen
Dự giờ Kiểm tra
hồ sơ
tra đồ chơi tự tạo
Kiểm tra tạo môi trường học tập cho trẻ
Kiểm tra chất lượng trẻ
Kiểm tra
hồ sơ, việc thực hiện các chuyên đề
Kế hoạch năm học cần được thể hiện cụ thể bằng số liệu treo tại văn phòng nhà trường Căn cứ vào quy định mỗi năm học nhà trường kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên trong 3 giai đoạn có ít nhất 1/3 tổng số giáo viên toàn trường được kiểm tra, số còn lại được kiểm tra theo các hình thức khác
Việc xây dựng nội dung kiểm tra có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ không gây tâm lý căng thẳng, nặng nề cho người được kiểm tra, cần đảm bảo công khai, chính xác và công bằng trong kiểm tra - đánh giá
Trang 103.2.3 Biện pháp 3 Tổ chức, bồi dưỡng lực lượng kiểm tra.
* Thành lập ban kiểm tra: Cần đủ về số lượng, đảm bảo trình độ, năng lực
kiểm tra - đánh giá bao gồm:
1 Nguyễn Thị Thanh Hiệu trưởng Trưởng ban CĐSP
2 Nguyễn Thị Vinh P.Hiệu trưởng Phó ban ĐHSP
6 Tào Thị Nhung Tổ trưởng CM Thành viên CĐSP
ơ
Khi lựa chọn các thành viên tham gia vào lực lượng kiểm tra, hiệu trưởng phải ra quyết định và công bố trước hội đồng sư phạm nhà trường Quyết định phải được nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi thành viên trong ban kiểm tra
* Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho các thành viên trong ban kiểm tra.
+ Cung cấp tài liệu kiểm tra - đánh giá cho ban kiểm tra
+ Mời cán bộ cấp trên về trường phổ biến về nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ làm công tác kiểm tra, giúp họ cập nhật được những thông tin và nội dung kiểm tra - đánh giá
+ Góp ý, bổ sung cho những cá nhân chưa thẳng thắn góp ý cho đồng nghiệp trong việc kiểm tra – đánh giá, làm sai lệch kết quả ( Nếu tái diễn sẽ dùng hình thức cảnh cáo trước hội đồng trường)
* Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban kiểm tra.
+ Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên giỏi kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn
+ Chủ tịch công đoàn, bí thư chi đoàn: Kiểm tra việc nề nếp, nội quy nhà trường, các mối quan hệ xã hội
+ Đại diện ban thanh tra: Kiểm tra công tác đoàn thể, các hoạt động vui chơi
Cùng với việc phân công trách nhiệm cần quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, động viên kịp thời tạo điều kiện để mọi thành viên trong ban kiểm tra yên tâm công tác
3.3 Giải pháp 3: Tiến hành kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
Để công tác kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên được tiến hành thường xuyên và mang lại hiệu quả cao thì phải tổ chức công tác kiểm tra -đánh giá theo các bước sau:
* Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong ban kiểm tra.