1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng của công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm

43 835 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 371 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Học viện Hành Chính KẾ HOẠCH THỰC TẬP Sinh viên : Vũ Thu Dung Lớp : KH6B Mục tiêu của quá trình thực tập: - Vận dụng tốt các kiến thức đã được học vào quá trình thực tập và từ đó đúc rút được những kinh nghiệm cho bản thân. - Hoàn thành tốt báo cáo thực tập cuối khóa. - Chấp hành nghiêm túc quy chế thực tập và nội quy cơ quan nơi thực tập. Thời gian thực tập Nội dung Tuần 1: (02/3 – 06/3/2009 - Sáng ngày 02/3 lên cơ quan thực tập gặp mặt Trưởng phòng Nội Vụ và các cán bộ trong phòng. - Bắt đầu từ ngày 04/2 nhận nhiệm vụ làm việc trong phòng. Tuần 2: (09/3 – 13/3/2009) - Đến cơ quan thực tập trong phòng trực phòng ( phòng đi kiểm tra các xã trong toàn Huyện. - Thu thập tài liệu - Chuẩn bị tài liệu để làm đề cương sơ lược Tuần 3: (16/3 – 20/3/2009) - Đến cơ quan thực tập, tìm và đọc tài liệu. - Gặp mặt đoàn thực tập, nhận giáo viên hướng dẫn và nộp đề cương sơ lược. Tuần 4: (23/3 – 27/3/2009) Đến cơ quan thực tập và tìm tài liệu Tuần 5: (30/3 – 03/4/2009) - Sáng đến cơ quan thực tập - Chiều ở nhà đọc và sắp xếp tài liệu thu thập được Tuần 6: (06/4 – 10/4/2009) - Sáng đến cơ quan thực tập - Chiều viết bản thảo báo cáo Tuần 7: (13/4 – 17/4/2009) - Sáng đến cơ quan - Nộp bản thảo báo cáo cho cô và chỉnh sửa Tuần 8: (20/4 – 24/4/2009) - Sáng đến cơ quan thực tập - Nộp báo cáo và chỉnh sửa lần 2 Tuần 9: (27/4 – 30/4/2009) - Nghỉ ở cơ quan thực tập - Hoàn thiện báo cáo và nộp bài Vũ Thu Dung Lớp KH6B 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Học viện Hành Chính MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 3 CHƯƠNG I: Những vấn đề chung về công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục……………………………………… 5 I. Những khái niệm liên quan…………………………………………… 5 II. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục…………………………… 8 III. Nội dung quản lý của Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục……………………………………………………… 10 CHƯƠNG II: Thực trạng của công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm………………………… 14 I. Khái quát về UBND huyện Văn Lâm……………………………… 14 1. Một vài nét về huyện Văn Lâm……………………………………… 14 2. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm…………………………………………… 16 II. Tình hình quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm………………………………………………………… 22 1. Thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm……………………………………………………………………… 22 2. Tình hình thực hiện công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm…………………………………………… 25 CHƯƠNG III: Giải pháp và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm……………………………………………………… 32 I. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục………………………………………………………… 32 1. Giải pháp chung……………………………………………………… 32 2. Giải pháp riêng của huyện Văn Lâm………………………………… 35 II. Một số kiến nghị……………………………………………………… 37 KẾT LUẬN……………………………………………………………… 40 Vũ Thu Dung Lớp KH6B 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Học viện Hành Chính MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu rực rỡ, trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành giáo dục. Đảng ta đã nhìn rõ vị trí và tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong thời kỳ đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhiệm vụ của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục – đào tạo cùng với khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước cùng các cấp chính quyền đã không ngừng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên các phương diện: từ việc đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy đến cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. Có thể nói, trong những năm qua giáo dục đã có những tiến bộ đáng kể, nhưng để đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì ngành giáo dục còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bởi bên cạnh những thành tích đã đạt được thì vẫn còn những yếu kém cần phải khắc phục như chất lượng giáo dục, quản lý và xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học… Đặc biệt đối với cấp huyện, quận, thị xã công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều vấn đề phải xem xét, nghiên cứu một cách cụ thể, tỉ mỉ để có những giải pháp đồng bộ nhằm quản lý giáo dục và đào tạo ngày càng có hiệu quả cao hơn. Đây là một trong những vấn đề được các cấp uỷ Đảng và Chính quyền đặc biệt quan tâm. Quản lý giáo dục ở cấp huyện là một vấn đề cấp bách cần giải quyết một cách triết để, khoa học góp phần nâng cao hiệu suất giáo dục. Bởi vì, cấp huyện là cấp trực tiếp, sâu sát với tình hình giáo dục ở cấp cơ sở, nếu tổ chức quản lý tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy giáo dục phát triển, đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục. Trước những bức xúc về công tác quản lý giáo dục ở cấp huyện em đã quyết định lựa chọn nghiên cứu về công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình quản lý nhà giáo – cán bộ quản lý giáo dục ở huyện, nơi mà hàng ngày hàng giờ đang trực tiếp triển khai, thực thi các chủ trương đổi mới về giáo dục của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, những thành tích cũng như những tồn tại, yếu kém cần phải khắc phục. Vũ Thu Dung Lớp KH6B 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Học viện Hành Chính Đây là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra đối với ngành giáo dục – đào tạo và công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện. Trong điều kiện hạn hẹp về thời gian và trình độ có hạn, việc giải quyết vấn đề “Công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” chỉ là bước đầu và không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của các thấy cô giáo cho bài viết được hoàn chỉnh hơn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích Góp phần nâng cao năng lực quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển. 2.2 Nhiện vụ Đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo – cán bộ quản lý giáo dục, tìm ra nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm quản lý tốt hơn đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện trong thời kỳ đổi mới. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Việc nghiên cứu dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ đặc biệt về giáo dục – đào tạo, các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định … của Đảng và Nhà nước. Đồng thời cũng dựa và việc phỏng vấn, thống kê, tổng hợp, khảo sát, phân tích tài liệu, hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức được lưu tại Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện và các báo cáo tổng kết đánh giá về công tác giáo dục - đào tạo, trong đó có công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vũ Thu Dung Lớp KH6B 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Học viện Hành Chính CHƯƠNG I: Những vấn đề chung về công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục I.Những khái niệm liên quan Để có một cái nhìn tổng quát về công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến vấn đề đó. Điều đó sẽ giúp chúng ta dễ dàng trong việc tiếp cận và hiểu một cách sâu sắc. Điều đầu tiên cần nói đến ở đây là giáo dục là gì? Giáo dục là quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng như hình thành nhân cách của con người. Giáo dục diễn ra thường xuyên, liên tục ở mọi môi trường hoạt động của con người (trong gia đình, nơi làm việc, trong nhà trường, trong quan hệ xã hội,…), trong đó môi trường ở nhà trường có vai trò quyết định. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền giáo dục Việt Nam là nên giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Theo Luật Giáo dục Việt Nam 2005 hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta gồm: - Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo - Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông - Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề - Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học , trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Hệ thống giáo dục tại Huyện Văn Lâm – Tỉnh Hưng Yên bao gồm hai cấp học và trình độ đào tạo là giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo, giáo dục phổ thông có tiểu học và trung học cở sở. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Vũ Thu Dung Lớp KH6B 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Học viện Hành Chính Giáo dục phổ thông bao gồm : Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh và học lớp một là sáu tuổi. Giáo dục trung học cở sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình học tiểu học, có tuổi là mười một tuổi. Mục tiêu chung của bậc giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi và cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công tác giáo dục không thể không kể đến vai trò của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Theo Điều 70, Luật Giáo dục 2005, Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: - Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt - Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ - Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp - Lý lịch bản thân rõ ràng Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên. Vì vậy đội ngũ nhà giáo tại Huyện Văn Lâm sau đây sẽ được gọi chung là giáo viên. Cán bộ quản lý giáo dục chính là những người tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cùng với đội ngũ nhà giáo họ giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục bao gồm các cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục như làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trong cả nước, Phòng Nội Vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong cả nước; và một bộ phận cán bộ quản lý trực tiếp tại các trường học đó là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường. Trong báo cáo này công tác quản lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tại huyện Văn Lâm chỉ tập trung vào cán bộ quản lý trực tiếp là Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng của các trường học trên địa bàn Huyện gồm các trường ở các bậc học Mầm non, Tiểu học và Trung học cở sở. Quản lý là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định trước. Vũ Thu Dung Lớp KH6B 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Học viện Hành Chính Quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của nhà nước bằng quyền lực nhà nước với toàn bộ hoạt động giáo dục - đào tạo của một quốc gia nhằm định hướng, thiết lập trật tự kỷ cương của hoạt động giáo dục – đào tạo, hướng đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Một trong những nội dung quản lý của nhà nước về giáo dục có nội dung quản lý đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tại Huyện Văn Lâm, công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được phân làm hai cấp: Trung ương và địa phương. Về phía Trung ương thì cũng giống như tất cả các địa phương khác ngành giáo dục Huyện Văn Lâm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Ở địa phương, ngành giáo dục Huyện chịu sự quản lý của hai cấp là cấp Tỉnh và cấp Huyện. Cấp Tỉnh đó là Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hưng Yên và Sở Giáo dục & Đào tạo, cấp Huyện đó là Uỷ ban nhân dân Huyện Văn Lâm, Phòng Nội Vụ và trực tiếp nhất là Phòng Giáo dục & Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý ở tầm vĩ mô, với các quyết định, chính sách… của mình làm căn cứ cho cấp cơ sở thực hiện; trực tiếp đối với huyện thì sẽ có những nội dung : Ban hành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, ban hành điều lệ, quy chế cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; Tiến hành thanh tra, kiểm tra về hoạt động quản lý giáo dục trong huyện; Quản lý ngạch viên chức như ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Hưng Yên quản lý giáo dục huyện về một số mặt: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo ở địa phương; Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Giáo dục – Đào tạo, các trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; Chủ trì, phối hợp với UBND huyện và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phổ cập Giáo dục trên địa bàn; Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh, tổ chức đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý. Vũ Thu Dung Lớp KH6B 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Học viện Hành Chính Đó là những khái niệm có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm đưa lại một hình dung khái quát nhất về vấn đề đó, giúp cho việc tìm hiểu được dễ dàng và chính xác. II. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng (2001), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010 và Luật Giáo dục (2005) đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nói chung và đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng. Đó là: - Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đó là quan điểm được đưa ra đầu tiên vì nó xác định vị trí của giáo dục – đào tạo trong xã hội. Cương lĩnh của Đảng đã xác định: Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII cũng đã khẳng định quan điểm này: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Đây là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu giáo dục mà không làm được nhiệm vụ đón đầu mà chỉ chạy theo kinh tế thì không thể tạo ra sự phát triển. Với việc nhận thức tầm quan trọng của giáo dục thì đồng thời cũng nâng cao vai trò và vị trí của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo của đất nước. Cần phải nhận thức rõ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chính là những người trực tiếp tạo ra nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. - Quan điểm thứ hai: Phát triển giáo dục toàn diện nhằm mục tiêu giáo dục, đào tạo những người lao động có lý tưởng Xã hội chủ nghĩa, có đạo đức, có tri thức, có văn hoá, có sức khoẻ và có kỷ luật. Vũ Thu Dung Lớp KH6B 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Học viện Hành Chính Để tăng cường giáo dục, đào tạo trong nhà trường, Nhà nước ban hành Quyết định 214/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với giáo viên, giảng viên. Để khuyến khích giáo viên cần có phụ cấp nghề: + 50% đối với giáo viên tiểu học ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa +70% đối với giáo viên – cán bộ quản lý làm việc ở những vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. +…… - Quan điểm thứ ba mà Đảng đưa ra là xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Chuẩn hóa cả về nội dung, chương trình giáo dục; cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục – đào tạo và đặc biệt là chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Theo như Nhà nước quy định về chuẩn giáo viên cho từng bậc học: + Giáo viên có bằng Trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, tiểu học + Giáo viên có bằng Cao đẳng sư phạm hoặc bằng Cao đẳng có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở. + Giáo viên có bằng Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề hoặc nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề. + Giáo viên có bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên dạy Trung cấp. + Giáo viên tốt nghiệp Đại học trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giảng dạy ở Cao đẳng, Đại học. Hiện đại hoá về quy trình đào tạo, trang thiết bị dạy học, cở sở vật chất…. Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn bộ xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. - Quan điểm thứ tư: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục tức là tạo mọi cơ hội cho mọi người có điều kiện học tập, có cơ hội tiếp cận với giáo dục – đào tạo. Chính việc thực hiện công bằng này cũng sẽ tác động đến đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bởi họ là những người giảng dạy, quản lý, họ là những người thực hiện sự công bằng đó. - Quan điểm thứ năm: Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học – công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng Vũ Thu Dung Lớp KH6B 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Học viện Hành Chính quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Vai trò của cán bộ quản lý trong quan điểm này được đề cao. - Và quan điểm cuối cùng: Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Quan điểm của Đảng chính là căn cứ, cơ sở cho Nhà nước đưa ra những nội dung quản lý đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong phạm vi cả nước. Các địa phương, chính quyền các cấp cũng dựa và đó mà đưa ra những nội dung quản lý phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. III. Nội dung quản lý của Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Xuất phát từ vai trò của giáo dục – đào tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, từ quan điểm phát triển giáo dục – đào tạo, quản lý giáo dục – đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động điều hành của nhà nước ta, Nhà nước ta đã đưa ra những nội dung quản lý đối với giáo dục – đào tạo trong đó có nội dung quản lý đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: 1.Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật dùng để quản lý Đây là cơ sở để Nhà nước quản lý và điều hành thống nhất toàn bộ hệ thống giáo dục - đào tạo trên phạm vi cả nước cũng như là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Các văn bản quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ giáo dục – đào tạo của đất nước. Quy định pháp luật hiện nay được thực hiện thống nhất theo Luật Giáo dục 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Nghị định 166/2004/ NĐ-CP ngày 16/9/2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Thông tư liên tịch số 21/2004/ TTLT- BGD&ĐT-BNV ngày 23/7/2004 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nội Vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ câu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về giáo dục – đào tạo; Nghị định 90/1993/NĐ-CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ quy định bậc, cấp giáo dục, thời gian khung của quá trình giáo dục, đào tạo theo hình Vũ Thu Dung Lớp KH6B 10 [...]... giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong huyện - Phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp công việc, vị trí công tác cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong huyện 2.3 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Lâm 2.3.1 Cơ cấu tổ chức của phòng Giáo dục và Đào tạo Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Văn Lâm gồm có: - 01 Trưởng phòng: phụ trách công tác kế hoạch,... chất lượng quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 1 Giải pháp chung Để đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm cần phải có những giải pháp đồng bộ, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về sự nghiệp giáo dục – đào tạo nói chung phải phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương... thay, công tác phí, … được thanh toán theo đúng quy định của Nhà nước Việc đầu tư cho công tác giáo dục nói chung và cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng được huyện chú ý tới Điều này được thể hiện trong việc chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp, cán bộ quản lý giáo dục; thu hút các nguồn tài trợ cho công tác giáo dục; trợ cấp cho giáo viên và cán. .. sàng lọc và tinh giảm biên chế đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục - Tiến hành rà soát lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ chuyên môn cũng như tình hình thực tế của các xã trên địa bàn huyện Rà soát, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý giáo dục II... 57.1 42.9 12 Toàn huyện có tổng số 79 cán bộ quản lý giáo dục, trong đó: giáo dục mầm non chiếm 38% trong tổng số cán bộ quản lý toàn huyện, giáo dục Tiểu học chiếm 31.6% trong tổng số cán bộ quản lý toàn huyện và giáo dục Trung học cơ sở chiếm 30.4 % tổng số cán bộ quản lý toàn huyện Tuy nhiên cán bộ quản lý tại bậc Mầm non và Tiểu học vẫn còn thiếu ( có trường hợp 1 hiệu trưởng quản lý hai trường tiểu... bản đội ngũ quản lý giáo dục có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sư phạm cao ( do hầu hết là những nhà giáo được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lý) , có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục Vũ Thu Dung 24 Lớp KH6B Báo cáo thực tập tốt nghiệp Học viện Hành Chính 2 Tình hình thực hiện công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn. .. nhưng đã và đang tạo đà phát triển cho toàn Huyện Văn Lâm, từng bước nâng cao tầm quan trọng của huyện Văn Lâm- cửa ngõ tỉnh Hưng Yên 2 Cơ quan thực hiện chức năng quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở Huyện Văn Lâm 2.1 Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện Văn Lâm 2.1.1 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Văn Lâm UBND huyện Văn Lâm bao gồm có: 01 Chủ tịch UBND huyện; 02 Phó Chủ tịch UBND huyện gồm... Chức năng quản lý giáo dục của Uỷ ban nhân dân huyện Văn Lâm Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng được quy định tại Điều 7, Nghị định 166/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Uỷ ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện; ... động giáo dục – đào tạo, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người đi học và cơ sở giáo dục – đào tạo Để thực hiện tốt những nội dung quản lý giáo dục – đào tạo trong đó có quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vấn đề quan trọng là phải định rõ quyền hạn,, trách nhiệm quản lý giáo dục – đào tạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo, của các Bộ và. .. thức quản lý giáo dục theo hướng phân cấp một cách hợp lý nhằm phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của phòng Giáo dục và mỗi cơ sở giáo dục, giải quyết một cách hiệu quả những bất cập của toàn hệ thống trong quá trình phát triển c, Tăng cường quản lý toàn diện đối với đôi ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đóng . quan thực hiện chức năng quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm ………………………………………… 16 II. Tình hình quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm ……………………………………………………… 22 1 Lâm ……………………………………………………… 22 1. Thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm …………………………………………………………………… 22 2. Tình hình thực hiện công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện. nhiệm của cơ sở giáo dục. Một trong những nội dung quản lý của nhà nước về giáo dục có nội dung quản lý đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tại Huyện Văn Lâm, công tác quản lý đội

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w