Tình hình thực hiện công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

Một phần của tài liệu Thực trạng của công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm (Trang 25)

II. Tình hình quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụ cở

2. Tình hình thực hiện công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

2.1 Ưu điểm

Thứ nhất, về việc ban hành văn bản liên quan đến việc quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện đã được UBND, phòng Nội vụ, phòng Giáo dục phối hợp ban hành. Đó là các văn bản phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản chung của Nhà nước: Nghị định của Chính phủ về quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Thông tư hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện trong công tác quản lý giáo dục…. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng năm học, ngành giáo dục đã tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huyện triển khai kịp thời các chủ trương, Nghị quyết về giáo dục đến các cấp Uỷ Đảng và chính quyền cơ sở. Trong những năm vừa qua, Huyện uỷ, HĐND, UBND đã tổ chức Đại hội khuyến học lần thứ I, Đại hội khuyến học lần thứ III, Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đã thông qua cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” trong ngành giáo dục cũng như trong đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học.

Thứ hai, UBND huyện cùng với phòng Nội vụ và phòng Giáo dục – Đào tạo đã tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện giai đoạn 2005-2010 với những mục tiêu cụ thể cùng kế hoạch thực hiện mục tiêu đó và những giải pháp đi kèm theo đó. Bên cạnh đó còn xây dựng các kế hoạch ngắn hạn theo quý và theo năm để thực hiện kế hoạch chung đó.

Thứ ba, huyện đã đạt được những kết quả trong việc phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực giáo dục. Trong những năm qua nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của toàn xã hội, ngành giáo dục đã thường xuyên tiến hành rà soát đội ngũ, tích cực tham mưu các cấp bố trí sắp xếp và xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng phù hợp nhất. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngày càng được phân công đúng chuyên môn, phù hợp với năng lực và trình độ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Đã bố trí đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, chấm dứt tình trạng giáo viên dạy chéo ban, sử dụng phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao. Đến nay không còn đơn vị nào có sự mất cân đối về đội ngũ.

Huyện đã có biện pháp sử dụng hợp lý đội ngũ và khuyến khích nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ để từng bước chuẩn hoá đội ngũ. Toàn huyện đã tiến hành đánh giá, xếp loại giáo viên và cán bộ quản lý theo đúng tinh thần công văn số 3040/BGD&ĐT – TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên Mầm non và giáo viên phổ thông công lập” để lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một cách có hiệu quả nhất. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tạo điều kiện cho những cán bộ, giáo viên tiêu biểu đi học tập nâng cao trình độ. Trong năm học 2007-2008, đã bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục trường học là 05 người; đào tạo giáo viên đạt chuẩn là 28 giáo viên mầm non; trên chuẩn là 126 người (Mầm non: 49, Tiểu học: 51, Trung học cơ sở: 26). Công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cũng được tiến hành theo Chỉ thị 40-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 17 tháng 11 năm 2004 về đẩy mạnh xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Huyện cùng phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tốt việc đưa cán bộ quản lý, giáo viên nghiệp vụ cốt cán Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sỏ, Giáo dục thường xuyên đi bồi dưỡng tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo theo đúng chỉ tiêu được giao. Bậc Mầm non, Tiểu học tổ chức 6 chuyên đề tại huyện với 235 lượt người tham dự; Trung học cơ sở tổ chức được 13 chuyên đề với 637 lượt người tham dự, đồng thời cũng chỉ đạo toàn ngành triển khai và tổ chức được 258 chuyên đề cho 100% giáo viên tham dự.

Huyện đã thực hiện chế độ bổ nhiệm theo nhiệm kỳ đối với cán bộ quản lý giáo dục, Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường trong huyện. Trong năm học vừa qua, UBND huyện phối hợp với Phòng Nội vụ và Phòng Giáo dục – Đào tạo tiến hành bổ nhiệm cán bộ quản lý ở những đơn vị còn thiếu và bổ nhiệm số cán bộ đã có thời gian quá 02 nhiệm kỳ được 14 đ/c cán bộ quản lý trong các nhà trường và cơ sở giáo dục. Trong đó:

+ Mầm non: 02 ( Hiệu trưởng: 0, Phó Hiệu trưởng: 02) + Tiểu học: 07 ( Hiệu trưởng: 03, Phó Hiệu trưởng: 04) + Trung học cơ sở: 05 ( Hiệu trưởng: 01, Phó Hiệu trưởng: 04)

Phòng Nội vụ cùng với phòng Giáo dục – Đào tạo tham mưu với UBND huyện bố trí đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng theo đúng quy định, từng bước nâng cao chất lượng, củng cố nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong đội ngũ giáo viên. Chấm dứt tình trạng giáo viên dạy chéo ban, dạy không đúng chuyên môn được đào tạo.

Ngành giáo dục đã tham mưu với Đảng bộ các cấp làm tốt công tác phát triển Đảng trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Hiện nay số Đảng viên ở các cấp học chiếm tỷ lệ khá cao. Trong đó:

+ Mầm non: 26%

+ Tiểu học : 41.2% + Trung học cơ sở: 42.3%

Trong những năm học qua việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên trong toàn ngành được đảm bảo đầy đủ, đúng quy định của Nhà nước. Cụ thể:

Việc trả lương cho giáo viên và cán bộ quản lý theo đúng hệ thống thang bảng lương hiện hành của nhà nước, riêng đối với cán bộ, giáo viên hợp đồng ngắn hạn mức tiền công được trả bằng 85% mức lương bậc 1 và 100% giáo viên, cán bộ được đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế.

Các chế độ khác như: dạy thay, công tác phí, … được thanh toán theo đúng quy định của Nhà nước.

Việc đầu tư cho công tác giáo dục nói chung và cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng được huyện chú ý tới. Điều này được thể hiện trong việc chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp, cán bộ quản lý giáo dục; thu hút các nguồn tài trợ cho công tác giáo dục; trợ cấp cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục….

Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn được chú trọng và duy trì thường xuyên. Hiện nay phòng Giáo dục coi trọng việc thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý sau thanh tra, từng bước nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong toàn ngành giáo dục huyện.

Bộ máy quản lý giáo dục trên địa bàn huyện cũng không ngừng được hoàn thiện đáp ứng sự thay đổi ngày càng nhanh của ngành giáo dục. Đã tăng cường thêm đội ngũ quản lý chuyên môn, giáo thêm quyền hạn và nhiệm vụ cho các cấp cơ sở, tăng tính tự chịu trách nhiệm trong quá trình quản lý. Đặc biệt là phòng Giáo dục – Đào tạo đã tăng cường sự quản lý về chuyện môn của mình hơn trước; có sự phối hợp với phòng Nội vụ trong quá trình quản lý giúp cho công việc được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Ngành giáo dục Văn Lâm trong những năm qua đã đạt được những thành tích trên là do Đảng bộ, Chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở quan tâm tới sự nghiệp giáo dục và đã vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của

Đảng vào thực tế địa phương. Đồng thời là sự cố gắng vươn lên không ngừng của ngành giáo dục, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.

2.2 Nhược điểm cần khắc phục

Công tác ban hành văn bản tuy đã được coi trong song vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục. Đó là công tác ban hành văn bản quản lý đôi khi còn chậm và thiếu chưa đáp ứng kịp thời cho công tác giảng dạy và quản lý. Như việc chậm dưa ra văn bản hướng dẫn các chủ trương, chính sách của Nhà nước gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Trong việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực giáo dục cũng còn một số khuyết điểm. Công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo còn nhiều khó khăn, bất cập. Trong chính sách phát triển giáo dục mầm non, biên chế mầm non rất khó khăn, trong khi lương của giáo viên hợp đồng quá thấp dẫn đến tình trạng khó khăn trong khi tuyển dụng giáo viên mầm non. Mặc dù công tác đánh giá phân loại giáo viên có nhiều đổi mới, bước đầu phát huy tích cực, tạo động lực và khuyến khích giáo viên phấn đấu vươn lên nhưng hạn chế trong công tác này là nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đầy đủ, còn né tránh, nể nang; chưa ban hành kịp thời các tiêu chí đánh giá, thiếu các tiêu chí cụ thể, định lượng nên việc đánh giá chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánh đúng thực chất về đội ngũ.

Chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên hiện còn nhiều hạn chế, vướng mắc: Nhiều quy định trong chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên đã được Nhà nước ban hành từ lâu, không còn phù hợp song chậm được bổ sung, sửa đổi kéo theo việc áp dụng ở Chính quyền địa phương cũng diễn ra như vậy và Huyện Văn Lâm ko nằm ngoài vấn đề đó. Có thể nói đến: Chế độ cho giáo viên đi bồi dưỡng tập trung theo Quyết định sô 291/CP ngày 30 tháng 12 năm 1974 của Hội đồng Chính phủ; Chế độ làm việc và định mức lao động của giáo viên; Chế độ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy thêm lớp ghép;… Bất cập trong việc thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với giáo viên, cụ thể như: chưa giải quyết triệt để những bất hợp lý trong hệ thống thang, bảng lương, chế độ phụ cấp cho nhà giáo, chính sách tiền lương đối với giáo viên mầm non và chế độ đối với giáo viên hợp đồng;….

Công tác sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cũng còn nhiều khó khăn, bất cập như: chưa giải quyết thoả đáng chế độ chính sách đối với những giáo viên được điều động sang làm công tác quản lý, đời sống của phần đông cán bộ quản lý giáo dục gặp khó khăn, điều kiện làm việc hạn chế

đổi mới, chưa ngang tầm nên công tác lãnh đạo còn nhiều hạn chế, trước hết là công tác thanh tra chuyên môn còn ít, đặc biệt là thanh tra đột xuất, xử lý các vi phạm chưa nghiêm. Việc hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và cấp trên còn thiếu đồng bộ và không chặt chẽ.

Một vấn đề nữa là số lượng cán bộ Phòng Giáo dục – Đào tạo còn ít, năng lực còn hạn chế nên chưa đủ sức chỉ đạo bao quát ngành, chất lượng chỉ đạo thấp.

Tuy công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã được tiến hành song chưa được thường xuyên và hiệu quả cũng chưa cao. Vẫn để thiếu đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có trình độ cao, có năng lực thực sự.

Công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã được tăng cường hơn trước nhưng vẫn còn thiếu trong việc kiểm tra chuyên môn, cán bộ thanh tra, kiểm tra còn yếu về năng lực, xử lý các tình huống còn kém sự nhạy bén. Nhiều khi thanh tra, kiểm tra chỉ là hình thức không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Những hạn chế đó là do nhưng nguyên nhân sau: 2.3 Nguyên nhân của những nhược điểm trên

a, Do nhận thức của lãnh đạo và nhân dân

Trong những năm qua, còn nhiều cán bộ, Đảng viên và nhân dân có nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò của giáo dục, chưa thấy được “ Chiến lược con người là trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”, chưa coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Có những tổ chức, những đoàn thể, nhiều người cho rằng giáo dục là công việc riêng của ngành giáo dục, cho nên ít quan tâm tới giáo dục, có tư tưởng ỷ lại, chưa tích cực phát động phong trào toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục. Mặt khác lại có một bộ phận cho rằng giáo dục đơn thuần chỉ là phúc lợi xã hội, chưa thực sự coi phát triển giáo dục là nội dung cơ bản, quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Và cũng chính nhìn nhận sai lầm đó cũng dẫn đến cái nhìn lệch lạc về vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

b, Do chính sách đầu tư chưa thoả đáng

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều tới giáo dục song mức đầu tư cho giáo dục vẫn còn thấp (20%), thấp hơn so với các nước trong khu vực. Với mức đầu tư này chưa đủ sức làm biến đổi mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục – đào tạo, ngân sách chi cho giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Cở sở vật chất các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở chưa được Nhà nươc đầu tư, chủ yếu dựa vào kinh phí của địa phương cho nên

điều kiện làm việc của giáo viên và cán bộ quản lý còn thiếu thốn, môi trường làm việc không được đảm bảo. Và cũng chính điều đó chưa tạo ra động lực phát huy khả năng, năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý.

Đầu tư còn hạn chế cũng làm cho việc thực hiện các chính sách về tiền lương, trợ cấp, chính sách khuyến khích … cho giáo viên và cán bộ quản lý cũng hạn hẹp.

c, Do lãnh đạo quản lý còn yếu kém

Trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển kinh tế đang chuyển dấn sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực Nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý đã tác động đến tình hình giáo dục nói chung và đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nói riêng.

Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục – đào tạo thì nhiều song việc thể chế hoá và tổ chức thực hiện còn hạn chế, thiếu biện pháp cụ thể. Điều này làm cho quá trình quản lý gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là cán bộ quản lý rất khó thực hiện nhiệm vụ của mình.

Việc phân công công tác cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cũng còn nhiều bất cập, nơi thừa nơi thiếu, trái chuyên ngành đào tạo hoặc không đúng chuyên môn cũng làm cho giáo viên và cán bộ quản lý thực hiện nhiệm vụ của mình kém hiệu quả. Nguyên nhân đó chính là từ lãnh đạo quản lý.

Công tác thanh tra giáo dục còn yếu và chưa được quan tâm đúng mực cũng có tác động đến đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

Việc thiết lập hệ thống chương trình chưa ổn định, thướng xuyên thay đổi, bổ sung đã gây lúng túng cho cả người dạy người học và người quản lý, khiến cho chất lượng không như mong muốn.

Những nguyên nhân cơ bản nêu trên có mối liên quan chặt chẽ với nhau do vậy cần phải có một hệ thống giải pháp thật đồng bộ, hữu hiệu mới có thể làm chuyển biến thực trạng hiện nay thúc đẩy sự nghiệp giáo dục huyện Văn

Một phần của tài liệu Thực trạng của công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Văn Lâm (Trang 25)

w