1.1. Vương Trí Nhàn là một trong số không nhiều những nhà lí luận phê bình hiện đại có trình độ chuyên môn cao ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Ông là người có ý thức rất rõ về vai trò của công tác lí luận phê bình trong đời sống văn học. Vương Trí Nhàn được nhìn nhận như một đại diện tiêu biểu, có đóng góp to lớn trong việc phát triển nền lí luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại. Vì vậy, nghiên cứu sự nghiệp lí luận phê bình văn học của Vương Trí Nhàn sẽ giúp chúng ta hiểu hơn bức tranh lí luận phê bình Việt Nam những thập niên cuối thế kỉ XX, gắn với một thời kì phát triển sôi động của văn học Việt Nam hiện đại.1.2. Những công trình nghiên cứu văn học trung đại và văn học hiện đại của Vương Trí Nhàn đã và đang trở thành “di sản” quan trọng của khoa học nghiên cứu văn học Việt Nam trên cả phương diện lí thuyết và phương pháp nghiên cứu. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình đặc sắc như: Sổ tay truyện ngắn (1980), Những kiếp hoa dại (1993), Cánh bướm và đóa hướng dương (1999), Cây bút đời người (2002), Nhân nào quả ấy (2004), Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam (2005), Những chấn thương tâm lí hiện đại (2009), Vương Trí Nhàn – phê bình và tiểu luận (2009). Những công trình nghiên cứu ấy là kết quả của quá trình lao động sáng tạo của một bộ óc sắc sảo, tinh tế với phong cách và phương pháp nghiên cứu riêng. Vương Trí Nhàn là nhà phê bình có nghề, nói như GS Nguyễn Huệ Chi: “nhẹ nhàng nhưng lại có những nhận xét khá thâm thúy”. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải có thêm những công trình chuyên biệt, có tính hệ thống nhằm đánh giá đúng vai trò và vị trí của Vương Trí Nhàn trên lĩnh vực lí luận phê bình.1.3. Lâu nay, nhiều người vẫn chưa nhìn nhận đúng vai trò của công tác lí luận phê bình văn học trong việc thúc đẩy, định hướng cho sáng tác và tiếp nhận văn học. Nghiên cứu sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn là dịp ghi nhận công lao của ông trong sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam nói riêng, đánh giá vai trò của công tác lí luận phê bình trong đời sống văn học nói chung.
Trang 1MỤC LỤC
Mở đầu 01
1 Lí do chọn đề tài 01
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 04
3 Phương pháp nghiên cứu 05
4 Mục đích và đóng góp của luận văn 06
5 Lịch sử vấn đề 08
6 Cấu trúc luận văn 08
Nội dung 08
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về phê bình văn học và vị trí của Vương Trí Nhàn trong nền phê bình văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn từ 1986 đến nay 08
1.1 Phê bình văn học – một số vấn đề lí luận chung 08
1.1.1 Khái niệm phê bình văn học 08
1.1.2 Đối tượng của phê bình văn học 09
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của phê bình văn học 11
1.1.4 Phê bình văn học – khoa học mang tính nghệ thuật 13
1.2 Vị trí của Vương Trí Nhàn trong nền phê bình văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn từ 1986 đến nay 14
1.2.1 Diện mạo lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay 14
Trang 21.2.2 Vị trí phê bình văn học của Vương Trí Nhàn 23
1.2.3 Quan niệm của Vương Trí Nhàn về phê bình văn học 25
1.3 Tiểu kết 32
Chương 2: Đối tượng phê bình văn học của Vương Trí Nhàn 35
2.1 Vương Trí Nhàn với các giá trị văn học cổ điển 35
2.2 Vương Trí Nhàn với các giá trị văn học Việt Nam hiện đại 45
2.3 Vương Trí Nhàn với văn học nước ngoài và việc tiếp nhận văn học nước ngoài 70
2.4 Vương Trí Nhàn với các thể loại văn học 73
2.5 Tiểu kết 81
Chương 3: Nghệ thuật và phong cách phê bình của Vương Trí Nhàn 83
3.1 Phê bình chân dung 84
3.2 Lối phê bình khoa học, hiện đại 91
3.3 Lối phê bình sắc sảo, thẳng thắn 93
3.4 Tiểu kết 97
Kết luận 99 Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 31.2 Những công trình nghiên cứu văn học trung đại và văn học hiện đạicủa Vương Trí Nhàn đã và đang trở thành “di sản” quan trọng của khoa họcnghiên cứu văn học Việt Nam trên cả phương diện lí thuyết và phương phápnghiên cứu Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình
đặc sắc như: Sổ tay truyện ngắn (1980), Những kiếp hoa dại (1993), Cánh
bướm và đóa hướng dương (1999), Cây bút đời người (2002), Nhân nào quả ấy (2004), Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam (2005), Những chấn thương tâm lí hiện đại (2009), Vương Trí Nhàn – phê bình và tiểu luận (2009) Những công trình nghiên cứu ấy là kết
quả của quá trình lao động sáng tạo của một bộ óc sắc sảo, tinh tế với phongcách và phương pháp nghiên cứu riêng Vương Trí Nhàn là nhà phê bình có
nghề, nói như GS Nguyễn Huệ Chi: “nhẹ nhàng nhưng lại có những nhận xét
Trang 4khá thâm thúy” Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải có thêm những công trình
chuyên biệt, có tính hệ thống nhằm đánh giá đúng vai trò và vị trí của VươngTrí Nhàn trên lĩnh vực lí luận phê bình
1.3 Lâu nay, nhiều người vẫn chưa nhìn nhận đúng vai trò của công tác
lí luận phê bình văn học trong việc thúc đẩy, định hướng cho sáng tác và tiếpnhận văn học Nghiên cứu sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn làdịp ghi nhận công lao của ông trong sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn họcViệt Nam nói riêng, đánh giá vai trò của công tác lí luận phê bình trong đờisống văn học nói chung
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Đóng góp của Vương Trí Nhàn trên phươngdiện nghiên cứu, phê bình văn học qua các công trình của ông về văn họctrung đại, văn học hiện đại Việt Nam và văn học nước ngoài
2.2 Phạm vi tư liệu khảo sát: Những công trình nghiên cứu, lí luận phê
bình của Vương Trí Nhàn: Sổ tay truyện ngắn, Những kiếp hoa dại, Cánh
bướm và đóa hướng dương, Cây bút đời người, Nhân nào quả ấy, Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam, Những chấn thương tâm lí hiện đại, Vương Trí Nhàn – phê bình và tiểu luận.
3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:phương pháp cấu trúc – hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phântích – tổng hợp
Cùng với việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu trên, luận văncòn sử dụng các thao tác cụ thể như: khảo sát, thống kê, so sánh, khái quát,đánh giá
Trang 54 Mục đích và đóng góp của Luận văn
4.1 Mục đích
Trong nghiên cứu văn học, phê bình văn học là bộ môn khoa học hếtsức cơ bản và cần thiết Tiến hành đi sâu khảo sát sự nghiệp phê bình văn họccủa Vương Trí Nhàn, chúng tôi nhằm hai mục đích:
- Thấy được những đóng góp nổi bật của Vương Trí Nhàn đối với nền
lí luận, phê bình văn học Việt Nam hiện đại
- Thấy được sự độc đáo, bản sắc riêng khó trộn lẫn trong phong cáchnghệ thuật phê bình của Vương Trí Nhàn so với các nhà phê bình văn họckhác
4.2 Đóng góp của Luận văn
Chọn đề tài Sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn để
khảo sát, chúng tôi muốn chứng minh tính độc đáo, đặc sắc trong phong cáchphê bình văn học của ông Đồng thời, chúng tôi muốn đóng góp thêm mộttiếng nói vào khu vực nghiên cứu quan trọng này, thấy được thành tựu nhữngthành tựu của lí luận, phê bình văn học Việt Nam, cũng như những đóng gópnổi bật của Vương Trí Nhàn
Ngày nay, vai trò và tác dụng của phê bình văn học trong đời sống vănhóa tinh thần của xã hội nói chung, khoa học văn học nói riêng ngày càngđược đánh giá cao Chính vì vậy, chúng tôi hi vọng Luận văn của mình là mộtđóng góp nhỏ trong việc tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống về một tácgiả lí luận phê bình có những đóng góp nhất định trong đời sống học thuậtnước nhà, đáp ứng được phần nào tính thời sự cấp thiết trong lĩnh vực lí luậnphê bình văn học
Luận văn là công trình chuyên biệt, nghiên cứu toàn diện về nhữngđóng góp của Vương Trí Nhàn đối với phê bình, nghiên cứu văn học Việt
Trang 6Nam Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến côngtác lí luận phê bình văn học nói chung, sự nghiệp và công lao đóng góp củanhà phê bình Vương Trí Nhàn nói riêng.
5 Lịch sử vấn đề
Có thể nói, hiện nay các bài viết về sự nghiệp phê bình văn học củaVương Trí Nhàn không nhiều và chưa có tính hệ thống Sở dĩ như vậy, mộtphần vì vai trò và tác dụng của lí luận, phê bình văn học trong đời sống vănhóa tinh thần của xã hội nói chung, khoa văn học nói riêng chưa thực sự đượcđánh giá cao Có chăng cũng vẫn chỉ là những bài viết mang tính chất giớithiệu về các tác phẩm nghiên cứu, lí luận, phê bình của ông
5.1 Năm 1993, bài Tựa của Văn Tâm giới thiệu về tác phẩm Những
kiếp hoa dại của Vương Trí Nhàn đã thực sự được coi là bài viết đầu tiên
nghiên cứu về phong cách phê bình văn học của ông
6 Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa Luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về phê bình văn học và vị trí củaVương Trí Nhàn trong nền phê bình văn học Việt Nam hiện đại
Chương 2: Đối tượng phê bình văn học của Vương Trí Nhàn
Chương 3: Nghệ thuật phê bình của Vương trí Nhàn
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC VÀ VỊ TRÍ CỦA VƯƠNG TRÍ NHÀN TRONG NỀN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY
1.1 Phê bình văn học – một số vấn đề lí luận chung
1.1.1 Khái niệm phê bình văn học
Phê bình văn học cùng với lịch sử văn học và lí luận văn học là ba bộmôn chính của khoa học văn học Khái niệm phê bình văn học được các nhànghiên cứu văn học bàn đến từ rất lâu và được tiếp cận dưới nhiều góc độ,tiêu chí khác nhau Ở góc độ lí luận, Bêlinxki xem phê bình là “mĩ học đangvận động” Về bản chất đối tượng thì phê bình vừa là khoa học, vừa là nghệthuật, còn trên ranh giới giữa sáng tạo và thưởng thức, phê bình văn học làchiếc cầu nối gắn kết hai công đoạn của một quá trình: nghệ thuật và côngchúng Các nhà nghiên cứu văn học còn mở rộng thêm: phê bình văn học vừa
là một hoạt động, vừa là một bộ môn khoa học về văn học Phê bình văn họcvừa tác động tới sự phát triển của văn học, vừa tác động tới độc giả, góp phầnhình thành thị hiếu thẩm mĩ cho quảng đại quần chúng
Là một bộ môn khoa học, phê bình văn học “nhận thức các phươnghướng vận động của văn học đương đại, tìm kiếm chỗ làm bàn đạp cho vănhọc đi tới, khám phá những nhân tố nghệ thuật có khả năng mở ra một quátrình văn học mới và chỉ ra những nhược điểm trong sáng tác so với nhu cầu
của thời đại và nhu cầu của bản thân văn học” [Từ điển thuật ngữ văn học,
Trang 8tr.206] Nói cách khác, theo GS Trần Đình Sử thì: “phê bình văn học là hoạtđộng nghiên cứu, phán đoán giá trị đối với một hiện tượng văn học cụ thể baogồm: tác phẩm, nhà văn, tiếp nhận và cả lí luận phê bình xuất phát từ một
quan niệm lí luận nhất định trên cơ sở cảm thụ, thưởng thức tác phẩm” [Văn
học Việt Nam thế kỉ XX, tr.665] Như vậy, văn học gắn liền với phê bình văn
học, có văn học thì có phê bình văn học Nếu văn học là tấm gương phản ánhcuộc sống thì phê bình văn học chính là sự tự ý thức về nền văn học đó.Không có nền lí luận phê bình nào đi ra ngoài qui luật ấy
Nhìn lại lịch sử văn học có thể thấy: dường như những phán đoán đầutiên của phê bình đã xuất hiện đồng thời với văn học Hay nói cách khác, cảvăn học và phê bình văn học xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử văn hóa dântộc Tuy nhiên, trước thế kỉ XVII, trên phạm vi toàn thế giới, phê bình vănhọc chưa trở thành lĩnh vực hoạt động xã hội đặc thù (nếu hiểu một cách đầyđủ) Những bài phê bình khi ấy chủ yếu chỉ là những bài bình phẩm hơn làphân tích, và mục đích của nó là chỉ ra cho người nghệ sĩ cách viết văn Nhàphê bình thường hay lưu tâm đến những yếu tố về luân lí, đạo đức của tácphẩm, những từ hay ý đẹp, “nhãn tự”, “thần cú”,…
Từ thế kỉ XVII trở về sau, phê bình văn học thực sự trở thành lĩnh vựchoạt động xã hội mang tính đặc thù Hay nói cách khác, so với các thể loạikhác, phê bình văn học ra đời muộn hơn (nếu như xem nó là một lĩnh vựchoạt động chuyên môn không thể thiếu được trong đời sống văn học của mộtdân tộc) Ở phương Tây, phê bình văn học thực sự được coi như là một hoạtđộng chuyên môn từ sau thế kỉ XVII Ở Việt Nam, cuốn phê bình văn học đầu
tiên được xuất bản năm 1993 của nhà nghiên cứu Thiếu Sơn: Phê bình và cảo
luận Tác phẩm đã có ý thức “trưng bày” ra một thể loại phê bình mới – phê
bình nhân vật và có quan điểm rõ ràng về phê bình
Như vậy, khi phê bình văn học trở thành một lĩnh vực hoạt động xã hộimang tính đặc thù thì nó ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phức tạp và
Trang 9phân thành nhiều khuynh hướng, trào lưu khác nhau Phê bình văn học từ chỗchú ý tới vấn đề thể loại, qui tắc thể loại thì sau này đã chuyển dần mối quantâm đến các vấn đề cá tính, phong cách, thế giới nghệ thuật,… Một nền vănhọc phát triển không thể thiếu một hoạt động có tính chất đặc thù – đó là hoạtđộng phê bình văn học, và khi nghiên cứu về văn học cũng không thể khôngnghiên cứu về phê bình văn học.
1.1.2 Đối tượng của phê bình văn học
Phê bình văn học là một hệ thống nhỏ trong một hệ thống lớn Do vậy,phê bình văn học có đối tượng, phạm vi nghiên cứu riêng mang tính đặc thù.Cho đến nay, với độ lùi nhất định của thời gian, cũng như sự phát triển củabản thân phê bình văn học, hiện đang tồn tại hai quan điểm về đối tượng củaphê bình văn học
Quan điểm thứ nhất: quan điểm này đã tồn tại từ lâu, xác định đốitượng của phê bình văn học là tác giả và tác phẩm văn học đương đại Các tácphẩm văn học quá khứ được đẩy sang cho lịch sử văn học Với quan điểmnày, nếu có cái nhìn so sánh thì lí luận văn học nghiên cứu văn học trong tínhtổng thể, chú trọng tới phương diện cấu trúc của văn học Lí luận văn học lấyphương diện cấu trúc của những đặc điểm, hiện tượng văn học đã phát triểnđến mức điển hình làm đối tượng chủ yếu Lịch sử văn học nghiên cứu vănhọc theo dòng thời gian, tự chọn cho mình một cái mốc mà ở đó những sựkiện văn học đã được định hình ổn định, đã qua thời gian thử thách kiểmnghiệm Đối tượng của phê bình văn học là những hiện tượng văn học cụ thểnhưng khác với lịch sử văn học là đối tượng của phê bình đang ở trong “dòngchảy”, đang phát triển chưa ổn định Phê bình văn học phải đánh giá các hiệntượng văn học đang vận động, từ đó có ý thức uốn nắn, định hướng cho ngườiđọc khi tiếp nhận các giá trị văn học Đó cũng chính là vai trò của phê bìnhvăn học
Trang 10Khi đề cập tới đối tượng của phê bình văn học, giáo trình Lí luận văn
học khẳng định rằng: “phê bình văn học khác với lịch sử văn học, thường
hướng vào đối tượng chủ yếu là những hiện tượng văn học đang diễn ra trướcmắt Nó có nhiệm vụ kịp thời biểu dương, khẳng định những tác phẩm, nhàvăn và khuynh hướng tư tưởng nghệ thuật theo đúng một quan điểm văn học
nhất định, đồng thời đấu tranh, phê phán chống những cái ngược lại” [Lí luận
văn học, tập 1, NXB GD 1986, tr.8] Giáo trình còn nhấn mạnh: “phê bình
văn học đề cập đến những hiện tượng văn học quá khứ nhưng không phải lànhằm tái hiện lại quá trình phát triển toàn diện của nó mà chính là để qua nó
hoặc từ nó góp phần làm sáng tỏ một vấn đề hiện tại” [Lí luận văn học, tập 1,
NXB GD 1986, tr.9] Cùng chung quan điểm, GS Phong Lê cho rằng “đốitượng của phê bình văn học là đời sống văn học đương đại với hai đơn vị cơ
bản là tác giả và tác phẩm” [Phong Lê (2004), Bản chất đối tượng của phê
bình và một hình dung sơ bộ về thực trạng, Văn học số 7, Tr 26]
Quan điểm thứ hai: đang được đặt ra trên con đường đi tìm bản chấtcủa đối tượng phê bình văn học và trước sự phát triển của bản thân phê bìnhvăn học Quan điểm này xem đối tượng của phê bình văn học là toàn bộnhững hiện tượng văn học đã và đang diễn ra, toàn bộ những phương diệnkhác nhau của hoạt động sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật Do đó, đốitượng của phê bình văn học lúc này không những có phạm vi rộng mà còngiải quyết được những mâu thuẫn lâu nay, xem đối tượng của phê bình vănhọc là văn học đương đại, văn học quá khứ thuộc đối tượng của văn học sử.Tuy nhiên, trên thực tế, phê bình văn học hướng tới những giá trị văn học quákhứ như: Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Trãi và các nhà phêbình: Xuân Diệu, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Tuânđều có các bài viết, công trình nghiên cứu, phê bình về văn học cổ điển
Nếu theo quan điểm thứ nhất, mối quan tâm chủ yếu của đối tượng phêbình văn học là tác giả, tác phẩm văn học đương đại thì không hoàn toàn
Trang 11đúng, bởi lẽ đó không phải là căn cứ duy nhất đúng để xác định, khoanh vùngđối tượng của phê bình văn học Mọi tác phẩm văn học đương đại không phảiđều trở thành đối tượng của phê bình văn học, là đối tượng của phê bình khitác phẩm ấy phải có tính chất, sự kiện, phải là một hiện tượng văn học Nhìnvào thực tế, chúng ta thấy công chúng hay độc giả khi tiếp nhận văn họckhông chỉ dừng lại ở thời đại mình mà còn có nhu cầu hướng tới những giá trịvăn học xa xưa, “ôn cố tri ân” Tìm hiểu “cái cũ” để khám phá được nhữnggiá trị có ý nghĩa cho “cái mới” Vương Trí Nhàn cũng cho rằng: “đối tượngcủa phê bình văn học là tác phẩm văn học cụ thể, đúng hơn là văn bản cụ thể,bất kì là văn bản thuộc thời điểm nào, miễn là có ý nghĩa thời đại, trở thành sự
kiện của văn học đương đại” [Vương Trí Nhàn (2005), Nguyễn Tuân và một
tư duy nghệ thuật kiểu Liêu Trai, Báo Văn nghệ số 4, tr36].
Tác phẩm văn học như là một quá trình, khi nhà văn khép lại quá trìnhsáng tác của mình, cũng chính là lúc đời sống của nó mới bắt đầu Ở đây, sựtri ân, sự đồng sáng tạo giữa nhà văn và người đọc là rất cần thiết Thực tếcho thấy: cùng một đối tượng nhưng điểm nhìn khác nhau sẽ mang đến nhữngcách đánh giá khác nhau Từ đó, tùy thuộc vào điểm nhìn của nhà phê bình
mà đối tượng của phê bình văn học có sự chuyển dịch: từ thể loại, chuẩn mựcngôn ngữ đến phong cách, cá tính; từ bối cảnh xã hội, yếu tố bên ngoài đếnyếu tố nội sinh của tác phẩm Ngày nay, giới nghiên cứu văn học tiếp cận tácphẩm từ góc độ văn bản Bởi vậy, đối tượng của phê bình văn học ngày càngtrở nên linh hoạt, đa dạng và phong phú hơn Chúng tôi xin mượn ý kiến của
GS Trần Đình Sử để kết luận cho quan điểm thứ hai này: “Bất cứ tác phẩmnào đang đi vào và trở thành sự kiện của đời sống văn học hiện đều là đốitượng của phê bình” (Báo Văn nghệ số 23, tr7)
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của phê bình văn học.
Phê bình văn học là bộ môn ra đời muộn hơn so với sự xuất hiện của líluận văn học hay lịch sử văn học Phê bình chỉ xuất hiện khi công chúng của
Trang 12nó đã phát triển về văn hóa, về năng lực cảm xúc Khi đó, văn học rất cần đếnphê bình Nó trở thành hoạt động chuyên môn của đời sống văn học Phê bìnhvăn học được xem như là chiếc cầu nối giữa nhà văn và độc giả nhằm hoàn tấtquá trình Nhà văn – Tác phẩm – Người đọc Phê bình văn học trong quan hệvới công chúng, độc giả được xem là mối quan hệ biện chứng bổ sung chonhau Ở bình diện thứ nhất, nhà phê bình văn học, công chúng và độc giả đều
là độc giả của tác phẩm văn học Ở bình diện thứ hai, công chúng hay độc giảchịu sự tác động của hai chiều tiếp nhận: từ tác phẩm văn học, từ nhà phêbình văn học Ở bình diện thứ ba, công chúng, độc giả có thể tác động ngượctrở lại bằng cách bổ sung hoặc đồng sáng tạo với nhà văn Công chúng khôngphải lúc nào cũng tiếp nhận một cách thụ động mà có thể phản ứng ngược trởlại đối với nhà phê bình Nhà phê bình chân chính không thể không tiếp thu.Khi đã tiếp thu rồi thì tác động ngược trở lại với tác giả (tác phẩm văn học).Vậy chức năng của phê bình văn học là gì?
Phê bình văn học có chức năng, nhiệm vụ đặc thù riêng của nó, khácvới lí luận văn học và lịch sử văn học Phê bình văn học có thể dự báo conđường phát triển của văn học, khả năng tương lai của những nhà văn riêngbiệt Nó tác động tới lịch sử văn học, tạo đà cho văn học phát triển Vì vậy,nhà phê bình văn học không thể thiếu được trong mối quan hệ giữa Nhà văn –Tác phẩm – Công chúng Phê bình văn học nghiên cứu những vấn đề chưa kếtthúc mà đang tiềm tàng, đang vận động trong dòng chảy của thời gian Tấtnhiên, phê bình văn học có thể đề cập đến một số hiện tượng văn học ở quákhứ Hay nói như Lại Nguyên Ân: “Phê bình như một bộ phận lập pháp về lí
thuyết cho sáng tác, nó trở thành nhân tố tổ chức quá trình văn học” [150
thuật ngữ văn học, tr.261].
1.1.4 Phê bình văn học – một khoa học mang tính nghệ thuật
Phê bình văn học là môn khoa học mang tính đặc thù vì nó có sự xuyênthấm, hòa quyện giữa tính nghệ thuật và tính khoa học, hay như GS Phương
Trang 13Lựu nhận định: “phê bình là môn khoa học mang tính nghệ thuật” [Vương TríNhàn
(2005), Nguyễn Tuân và một tư duy kiểu Liêu Trai, Báo Văn nghệ số 4,
tr36] Vấn đề đặt ra đối với một nhà phê bình là phải có tri thức, có quanniệm, biết phân tích, giải thích và chứng minh để làm sáng tỏ được các giá trịvăn học Do đó, yêu cầu trước hết đối với một nhà phê bình là phải có phẩmchất khoa học Tuy nhiên, phẩm chất khoa học của nhà phê bình văn học khácvới các bộ môn khác Theo GS Nguyễn Đăng Mạnh: “Nếu các nhà khoa họckhác phải nói chính xác về những đối tượng có thể cân đong đo đếm được thìphê bình văn chương lại phải nói những điều hết sức mong manh, mơ hồ
nhiều khi là nửa hư, nửa thực” [Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Vài suy nghĩ về
phê bình văn học – Sách các vấn đề của khoa học văn học, NXBKHXH,
tr.338, 350]
Phê bình văn học là hoạt động nghiên cứu, phán đoán, đánh giá đối vớicác hiện tượng văn học Vì vậy, trong hoạt động của mình, các nhà phê bìnhcần có tư duy lôgic để khái quát và xâu chuỗi các vấn đề Giá trị của một tácphẩm văn học không phải lúc nào cũng lộ ra ngay trên bề mặt câu chữ Điềunày đòi hỏi các nhà phê bình phải biết khám phá, phát hiện mới nói trúng, nóiđúng được cái hay của tác phẩm Điều này đòi hỏi sự chính xác trong tư duykhoa học của phê bình nhưng không đơn thuần là tư duy lôgic hay sự chínhxác, bởi nếu chỉ có vậy thì phê bình khó có lòng chạm tới được “cõi sâu kín”
mơ hồ của văn học Tóm lại, phê bình văn học cần có sự kết hợp nhuầnnhuyễn giữa lí trí và tình cảm Lí trí đại diện cho tư duy lôgic, tư duy khoahọc Tình cảm đại diện cho tư duy thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật Vương TríNhàn trong quan niệm của mình đã nói: “trong văn học, dù sáng tác hay phêbình, bao giờ cũng là những điều cuối cùng mà người viết và người đọc cần
trao đổi” [Vương Trí Nhàn - Bước đầu đến với văn học, tr.129] Văn học và
phê bình mà Vương Trí Nhàn nói ở đây là sự nhạy cảm – một đặc điểm nghề
Trang 14nghiệp, một thứ tính trời cho, nhiều khi không hề có ý thức, có gắng gượng.Song không chỉ dừng lại ở đó, phê bình văn học với những đặc thù riêng củamình, phải tạo được sự hấp dẫn đối với người đọc Do đó, trong cách diễn đạt,phê bình văn học cần phải “mềm hóa” những yếu tố mang tính chất lí luậnkhô khan.
Với sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm, giữa phẩm chất khoa học
và nghệ thuật, phê bình văn học sẽ tiếp cận tác phẩm từ nhiều góc độ, điểmnhìn khác nhau Từ đó, nhà phê bình sẽ lí giải được đúng vấn đề, khám pháđược cái hay, cái đẹp trong văn chương
1.2 Vị trí của Vương Trí Nhàn trong nền phê bình văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1986 đến nay.
1.2.1 Diện mạo lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay.
1.2.1.1 Sự đổi mới quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn nghệ
Sau thắng lợi giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc được mườinăm, đất nước gặp nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và nền kinh tếbao cấp thời chiến, do những chuyển biến của tình hình thế giới, bắt buộcphải tự đổi mới để tồn tại và phát triển Mặt khác, sau chiến tranh, nhìn lại thếgiới xung quanh không thể không thấy một bức tranh tư tưởng phong phú,nghệ thuật mới mẻ, đa dạng, lí luận văn học giàu tìm tòi, phát hiện Điều đócàng kích thích các nhà văn, nhà phê bình trong việc đánh giá lại thành tựuvăn học để tiếp tục phát triển Giai đoạn văn học 1986 đến nay nhìn chung cóthể gọi là giai đoạn đổi mới Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Namkhởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI của Đảng được tiến hành trong một bốicảnh xã hội, lịch sử hết sức phức tạp, đồng thời có nhiều triển vọng to lớn
Trang 15Vấn đề đổi mới trở thành phương châm sống còn Trong diễn văn khaimạc Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Linh đã khẳngđịnh: “Chỉ có đổi mới thì mới thấy hết và thấy đúng sự thật, thấy những nhân
tố mới để phát huy, thấy những sai lầm để sửa chữa” “Đại hội lần này phảiđánh dấu sự đổi thay của Đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳngvào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, đặt ra yêu cầu đổi mới tưduy, đặc biệt là tư duy kinh tế và xã hội Cuộc gặp gỡ thân mật của ôngNguyễn Văn Linh – Tổng Bí thư của Đảng với gần 100 văn nghệ sĩ đại diệncho các ngành sáng tạo trong hai ngày 06 và 07 tháng 10 năm 1987 là mộtcuộc khởi đầu tốt đẹp Với tinh thần nói thẳng, nói thật, với nhu cầu “cởitrói”, các ý kiến phát biểu và bài nói chuyện của ông Nguyễn Văn Linh đãthổi một luồng sinh khí mới, thúc đẩy tích cực cho công cuộc đổi mới vănhóa, văn nghệ Hơn một tháng sau, ngày 28 tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trịTrung ương Đảng cộng sản Việt Nam ra Nghi quyết số 05 về Đổi mới vànâng cao trình độ lãnh đạo, quản lí văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huykhả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một
bước mới” [Một số văn kiện của Đảng về công tác tư tưởng – văn hóa, tập
2, (1986 – 2000), NXB CTQG, HN, 2000] Nghị quyết về văn hóa, văn nghệcủa Đảng đã nhìn thấy trước vấn đề và mở ra những khả năng, điều kiện vàtriển vọng mới cho sự đổi mới văn học, đặc biệt là lí luận, phê bình văn học.Đối với các văn nghệ sĩ, lực lượng sáng tạo ra các giá trị nghệ thuật, quanđiểm của Nghị quyết là “khai thác mạnh mẽ các tiềm năng sáng tạo”, “coitrọng yếu tố con người” Tuy chưa nói nhiều về tính chủ thể và cá tính sángtạo của nghệ sĩ nhưng rõ ràng, quan điểm chung của Đảng Cộng sản ViệtNam đã có những đổi thay lớn, phù hợp với yêu cầu mới của thời đại, phùhợp với bản chất, đặc trưng của văn nghệ Quan điểm đó chứng tỏ quyết tâmđổi mới thực sự của Đảng ta và khát vọng muốn khắc phục những quan điểmcứng nhắc, hẹp hòi, sơ sài, giáo điều của giai đoạn trước do điều kiện lịch sử
và nhận thức qui định Tất nhiên, như mọi công cuộc đổi mới khác, đổi mới
Trang 16văn học cũng trải qua nhiều sóng gió, trắc trở, tranh luận và nhìn chung côngcuộc đổi mới tuy còn bồng bột, có lúc trầm lắng, gần như chững lại nhưngvẫn tạo được một không gian tự do hơn trước để sáng tạo, nhờ đó đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể và vẫn có một dòng chảy ngầm đang hướng đếnnhững kết tinh mới ở giai đoạn tương lai.
1.2.1.2 Những thành tựu lí luận, phê bình văn học giai đoạn 1986 đến nay
1.2.1.2.1 Đánh giá lại các hiện tượng văn học trước năm 1945
Trong không khí xây dựng nền văn học cách mạng cấp thiết, do khôngkhí thời chiến, sự đối lập ý thức hệ gay gắt một thời, sự vận dụng quan điểmgiai cấp một cách giản đơn, và cũng do thực tế văn học phức tạp, chưa có đủthông tin, nhiều hiện tượng văn học trước năm 1945 được đánh giá khá khắtkhe và thiếu công bằng Một trong những yêu cầu của lí luận, phê bình vănhọc trong giai đoạn đổi mới chính là đánh giá lại các thành tựu văn học trướcCách mạng tháng Tám
a Tiêu biểu nhất là phong trào Thơ mới và sáng tác Thơ mới trước đâyđược đánh giá chỉ như những sáng tác nghệ thuật vị nghệ thuật, thoát li đờisống xã hội, mang tính chất tư sản, tiểu tư sản mà chưa thấy hết tinh thần dântộc, khát vọng giải phóng cá tính và sự đổi mới thi pháp thi ca dân tộc Tác
giả Thi nhân Việt Nam đến năm 1960 còn xem đó là những “vần thơ có tội”
của những kẻ bạc nhược không dám làm người Nhưng dần dần người ta nhìnvấn đề từ giá trị văn hóa, cách mạng văn học, giải phóng cá tính, bản chất
lãng mạn Công trình Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca nhân kỉ
niệm 60 năm phong trào Thơ mới do Huy Cận và Hà Minh Đức chủ biên(năm 1993) và các công trình nghiên cứu riêng về Xuân Diệu, Nguyễn Bính,Bích Khê, Hàn Mặc Tử cũng như việc in lại trọn vẹn các tác phẩm Thơ mới
(do Lại Nguyên Ân sưu tầm), các cuộc hội thảo về Thi nhân Việt Nam, kỉ
Trang 17niệm lần thứ 90 năm năm sinh Hoài Thanh (ở Viện Văn học và Hội Nhà vănViệt Nam) đều góp phần đánh giá lại Thơ mới và nhà phê bình của nó Tronggiai đoạn này, Thơ mới không chỉ được nghiên cứu lại về nội dung tư tưởng
mà còn cả về thi pháp chung và riêng của từng nhà thơ, tiêu biểu là Con mắt
thơ của Đỗ Lai Thúy (1992), Tinh hoa Thơ mới – thẩm bình và suy ngẫm
(1998) của Lê Bá Hán, Thơ mới – bình minh thơ Việt Nam hiện đại (1994)
của Nguyễn Quốc Túy
b Văn học Tự lực văn đoàn, chủ yếu là sáng tác của Nhất Linh, KháiHưng cũng bị cấm kị một thời nay được in lại trong tuyển tập văn học lãngmạn gồm 08 tập (Nguyễn Hoành Khung chọn) và tuyển tập tiểu thuyết gồm
03 tập (do Phan Trọng Thưởng chọn) Tháng 5 năm 1989, khoa Ngữ văntrường Đại học Tổng hợp Hà Nội tổ chức Hội thảo về văn chương Tự lực vănđoàn Sau đó Phan Cự Đệ có nhiều bài viết nhìn lại tiểu thuyết của Khái
Hưng, Nhất Linh; Lê Dục Tú có Quan niệm con người trong tiểu thuyết Tự
lực văn đoàn (1996,2003).
c Sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng mà có thời tác giả muốn
từ bỏ và có nhà văn đánh giá như tiêu biểu cho văn chương cá nhân chủ nghĩađầy khinh bạc và ích kỉ đã được nghiên cứu lại toàn diện và công phu với cáccông trình của Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, NgọcTrai
d Sáng tác của Vũ Trọng Phụng một thời bị đánh giá thấp và nhấnmạnh vào ảnh hưởng của troskit và chủ nghĩa tự nhiên, nay đã được đánh giálại toàn diện Tác phẩm được sưu tầm thêm và đã có một số hội thảo nghiêncứu sáng tác của ông, đặc biệt là tiểu thuyết và phóng sự Có công trong việcnày phải kể đến Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá, Lại Nguyên Ân và một sốtác giả khác
Trang 18Ngoài các công trình đã nêu trên, trong thời gian qua đã có nhiều luậnvăn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu hiện tượng văn học trước năm 1945 Cóthể nói: tuy chưa thật đầy đủ song về cơ bản, văn học Việt Nam trước năm
1945 đã được đánh giá lại thỏa đáng, trả lại các giá trị đích thực của nó, làmcho tiến trình văn học dân tộc thế kỉ XX được nhìn nhận toàn vẹn, không bịđứt đoạn như trước
1.2.1.2.2 Đổi mới lí luận, phê bình và phương pháp nghiên cứu văn học
Trước giai đoạn đổi mới, ngoài phương pháp bình giải lấy trực cảm làmđiểm tựa trong các bài bình văn vốn có truyền thống lâu đời, chúng ta chỉ códuy nhất một thứ lí luận văn học mácxit tiếp thụ từ Liên Xô qua các giáo trìnhđại học và một số chuyên luận dịch Phương pháp nghiên cứu văn học chủyếu là phương pháp xã hội học với nguyên tắc khách quan lịch sử Phươngpháp loại hình và so sánh, kí hiệu học đã được giới thiệu Các phương phápkhác như: cấu trúc, phân tâm,… đều cho là tư sản, hình thức chủ nghĩa Đốitượng nghiên cứu và phê bình văn học chủ yếu đóng khung trong các vấn đềthuộc nội dung như: đề tài, chủ đề, phương pháp sáng tác, nguyên mẫu, điểnhình hóa, vốn sống, thế giới quan, tính cá thể của nhân vật và phần nào làphong cách cá nhân Từ khi có sự chuyển mình đổi mới lí luận và phê bình,nghiên cứu văn học đã có những đổi thay đáng kể trên nhiều mặt:
a Trước hết là sự đổi thay, bổ sung của lí luận văn học Nếu trước kia
do lí luận văn học chủ yếu nghiên cứu văn học từ quan hệ văn học phản ánhhiện thực theo sự tác động của hiện thực khách quan, vốn sống, chức nănggiáo dục, các khái niệm đề tài, điển hình hóa, miêu tả, nguyên mẫu, thế giớiquan giai cấp có vị trí hàng đầu thì nay tính chủ thể của người sáng tác đượccoi trọng Các khái niệm biểu hiện nội dung này như: quan niệm về con người
và thế giới, tư duy nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật hay giọng điệu nhà vănđược quan tâm Nếu trước đây quan niệm tác phẩm là bất biến, cụ thể, xác
Trang 19định thì nay người ta hiểu tác phẩm văn học là quá trình, văn bản có tính lược
đồ, chờ đợi sự cụ thể hóa của người đọc, văn bản có tính mơ hồ, đa nghĩa,không ai là người duy nhất và cuối cùng hiểu được văn học Khái niệm vănhọc được mở rộng, khái niệm về bản chất giao tiếp và văn hóa của văn họcnhư: đối thoại, đa thanh, phức điệu (trái lại với độc thoại, đơn thanh), liên vănbản, hàm ẩn, đa nghĩa,… được lưu hành Các khái niệm thuộc văn học hiệnđại chủ nghĩa phương Tây như: siêu thực, phi lí, phân tâm, giải cấu trúc đềuđược giới thiệu Có thể nói: cả một hệ thống khái niệm lí luận văn học đangchuyển động theo hướng tiếp cận hệ thống ngôn ngữ lí luận của thế giới Mộtquan niệm mới về văn học được hình thành đã thực sự mở ra một không gianmới cho tư duy về văn học
b Cùng với việc đổi mới khái niệm lí luận là việc giới thiệu lí luận ởnước ngoài mà trước đây chưa làm được tốt Bắt đầu là Hoàng Trinh giớithiệu lí thuyết kí hiệu học và vận dụng vào đọc thơ, ca dao tục ngữ, tiếp đến làcác bài giới thiệu về văn học so sánh của Trương Đăng Dung, Nguyễn VănDân Phạm Vĩnh Cư Trần Đình Sử dịch và giới thiệu lí thuyết và các vấn đềthi pháp của M.Bakhtin Trương Đăng Dung dịch và giới thiệu về R.Ingarden,G.Lukacs Đỗ Lai Thúy dịch và giới thiệu chủ nghĩa hình thức Nga và phântâm học của S.Freud, V.Propp Lộc Phương Thủy dịch và giới thiệu lí luận,phê bình văn học Pháp thế kỉ XX Trịnh Bá Đĩnh dịch và giới thiệu về chủ
nghĩa cấu trúc, Phương Đông và phương Tây của N.Kônrát Nguyên Ngọc,
Phạm Xuân Nguyên dịch và giới thiệu lí luận tiểu thuyết của M.Kundera,…
Sự liệt kê trên đây hẳn chưa đầy đủ và cho dù có đầy đủ vẫn còn thiếusót rất nhiều so với yêu cầu cần phải làm, nhưng điều đáng chú ý là một thái
độ cởi mở và thực sự cầu thị muốn bổ sung, mở rộng, làm giàu thêm cách tiếpcận văn học và đó là điểm khởi đầu cho một thái độ mới không kì thị đối vớikho tàng lí luận văn học phương Tây
Trang 20c Song song với việc đổi mới lí luận, giới thiệu lí luận văn học là xâydựng lí luận và hình thành các hướng nghiên cứu mới Các nguyên tắc xã hội,lịch sử trong nghiên cứu vẫn được tiếp tục khẳng định nhưng đã có thêm cáchtiếp cận mới Thi pháp học của M.Bakhtin và Đ.Likhachốp được dịch, inrônêô để tham khảo trước đây nay thực sự khởi đầu bằng một số công trình
của Trần Đình Sử như: Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều (1981),
Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du (1982), Thi pháp thơ Tố Hữu (1987)
được tiếp cận phổ biến, có ảnh hưởng đối với các nhà nghiên cứu trẻ ở cáctrường đại học và viện nghiên cứu Tiểu luận, chuyên luận của Phan Ngọc về
Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Tìm hiểu phong cách Nguyễn
Du trong Truyện Kiều (1985) gây được ấn tượng Các công trình của Đỗ
Đức Hiểu, Đỗ Lai Thúy được đón nhận Hàng chục công trình nghiên cứu vềthi pháp học của các nhà văn xuất hiện Nếu trước đây, Hoài Thanh thườngchú ý mô tả ấn tượng của mình về thơ, về hồn thơ mà chưa mô tả bản thânthơ, thì các nhà thi pháp học hiện đại quan tâm tới việc mô tả chính bản thânthơ, văn như một nghệ thuật ngôn từ Đó phải coi là một bước tiến
Bên cạnh hướng thi pháp học, có thể kể đến hướng văn học so sánh,hướng nghiên cứu văn học trên bình diện văn hóa và vô thức, hướng nghiêncứu phương thức tồn tại của các tác phẩm văn học
Tuy các hướng nghiên cứu trên chưa nhiều, chưa đồng đều nhưngchúng đã tạo ra sự đa dạng trong cách tiếp cận văn học và hứa hẹn sự pháttriển về sau Thành tựu đổi mới lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học ở giaiđoạn đổi mới, giao thời trên các mặt là không nhỏ và rất đáng trân trọng
Trang 211.2.1.2.3 Thế hệ các nhà lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học giai đoạn 1986 đến nay.
Đặc điểm của thế hệ lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học giai đoạnnày là các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước không trực tiếp tham gia chỉ đạo líluận, phê bình và bàn luận về tác phẩm văn nghệ như giai đoạn trước, cho nêncác nhà lí luận, phê bình, nghiên cứu được phân bố vào ba khu vực chính: cácnhà văn, nhà báo, nhà quản lí văn nghệ; các trường đại học và các viện nghiêncứu Ngoài ra còn có các nhà lí luận phê bình văn học hải ngoại Tác phẩmcủa họ tạo nên diện mạo đời sống lí luận, phê bình văn học giai đoạn này
a Các nhà văn, nhà báo, nhà quản lí văn nghệ
Đội ngũ các nhà văn, nhà báo, nhà quản lí văn nghệ bao giờ cũng đôngđảo, nhất là vào thời kì đổi mới, báo chí xuất hiện nhiều Có thể kể tên cácnhà văn tham gia vào đời sống lí luận phê bình thời này như: Nguyễn MinhChâu, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Hà Xuân Trường, Nguyễn Văn Hạnh,Thiếu Mai, Từ Sơn, Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Thảo,Nguyễn Huy Thiệp, Lê Quang Trung, Đinh Xuân Dũng, Lê Thành Nghị, TrầnĐăng Khoa, Trần Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh, Văn Tâm, Nguyễn Văn Lưu, PhạmĐình Ân, Phạm Tiến Duật, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Ngô Thảo, ĐỗMinh Tuấn, Đông La, Trịnh Đình Khôi, Nguyễn Hoàng Sơn, Chu Lai, TrungTrung Đỉnh, Nguyễn Quang Thiều,… Trong số các nhà văn trên, xét ở tínhtiêu biểu về phương diện tư tưởng, phương pháp, nghề nghiệp và thành tựu cóthể kể đến: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Văn Tâm, Lại Nguyên Ân,Vương Trí Nhàn
b Các nhà lí luận, phê bình, nghiên cứu ở các trường đại học
Đội ngũ các nhà lí luận, phê bình, nghiên cứu ở đại học cũng rất đôngđảo Ngoài các cây bút đã nổi danh ở giai đoạn trước như Lê Trí Viễn, ĐinhGia Khánh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Đình Kị, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn
Trang 22Lộc, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Hoành Khung, Huỳnh Khái Vinh, Nguyễn ĐứcNam, Nguyễn Đăng Mạnh, Phương Lựu, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn XuânNam, Đặng Thanh Lê, Đặng Thị Hạnh, Nguyễn Hải Hà, Lương Duy Thứ,Trần Đình Hượu, Trần Thanh Đạm, đến giai đoạn này có thể kể thêm TrầnHữu Tá, Mã Giang Lân, Đặng Anh Đào, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà, HuỳnhNhư Phong, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Phạm Vĩnh Cư, Chu VănSơn, Phạm Quang Long, Mai Quốc Liên, Đỗ Văn Khang, Bùi Việt Thắng,Đào Duy Hiệp, Lã Nguyên, Trần Đăng Xuyền, Nguyễn Bá Thành, TrầnKhánh Thành,…
Xét về mặt khuynh hướng tư tưởng, phương pháp nghiên cứu có thểchọn các cây bút tiêu biểu sau: Lê Trí Viễn, Nguyễn Đăng Mạnh, PhươngLựu, Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Trần Đình Hượu
c Các nhà lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học ở các viện nghiên cứu
Các viện nghiên cứu văn học, văn hóa trong nước và khu vực có mộtlực lượng đông đảo các nhà nghiên cứu về văn học trong và ngoài nước Cóthể kể tên các tác giả như: Hoàng Trinh, Vũ Đức Phúc, Phong Lê, Lê Thị ĐứcHạnh, Nguyễn Huệ Chi, Phan Trọng Thưởng, Phạm Xuân Nguyên, NguyễnHữu Sơn, Nguyễn Đức Mậu, Lê Dục Tú, Tôn Phương Lan, Phan DiễmHương, Lưu Khánh Thơ, Bích Thu, Trịnh Bá Đĩnh, Đào Tuấn Ảnh, Vũ TuấnAnh, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Văn Dân, Phan Ngọc, Nguyễn Xuân Kính,Trương Đăng Dung,… Đặc điểm chung của nhóm tác giả này cũng giống nhưcác tác giả ở trường đại học là đi vào nghiên cứu các vấn đề lí luận chuyênsâu hoặc biên soạn, tổng kết các hiện tượng văn học Xét từ góc độ tác giả có
tư tưởng, có phương pháp và thành tựu có thể kể Phong Lê, Phan Ngọc, ĐỗLai Thúy
Trang 23Ở giai đoạn văn học 1986 đến nay, ngoài các nhà lí luận, phê bình vănhọc trong nước còn có thể kể thêm các tác giả Việt Nam ở hải ngoại Có thể
kể tên Thụy Khuê, Đặng Tiến (Pháp); Hoàng Ngọc Tuấn (Ôxtrâylia),… Đó lànhững cây bút sắc sảo về học thuật Do chưa có đủ tư liệu, chúng tôi chưagiới thiệu nhiều về họ
Nhìn lại nền lí luận phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn
1986 đến nay, chúng ta có thể thấy: đó là một quá trình phát triển mau lẹ, liêntục và không ít kịch tính Tuy vẫn còn có phần hạn chế nhưng những thànhtựu mà lí luận, phê bình văn học nước nhà đạt được trong giai đoạn này đãthực sự đồng hành với văn học dân tộc và với lí luận, phê bình văn học thếgiới trong những trào lưu lớn
1.2.2 Vị trí phê bình văn học của Vương Trí Nhàn
Vương Trí Nhàn (sinh năm 1942), quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh Ông
là nhà phê bình viết nhiều, có cách nhìn riêng về đời sống văn học từ phươngdiện đạo đức, văn hóa Ông là tác giả của hàng ngàn trang phê bình với nhiều
công trình nghiên cứu đặc sắc, kể từ: Bước đầu đến với văn học cho tới Nhà
văn Việt Nam và quá trình hiện đại hóa Chỉ tính riêng các tác phẩm lí luận
phê bình, có thể coi Vương Trí Nhàn là một “đại gia”, đặc biệt là những tácphẩm tìm hiểu về các nhà thơ cổ điển, về văn học cách mạng, văn học ViệtNam hiện đại xứng đáng là những công trình tầm cỡ, chỉ những nhà khoa họcthực sự tài hoa uyên bác mới vươn tới được
Có thể nói, lịch sử phê bình văn học Việt Nam đã ghi nhận sự đóng gópcủa nhiều nhóm phê bình: từ thế hệ những nhà phê bình đầu tiên như: Phan
Kế Bính, Phạm Quỳnh, Phan Khôi đến các nhà phê bình theo xu hướng tổngkết như: Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan; các nhà phê bình mácxitnhư: Hải Triều, Đặng Thai Mai và các nhà phê bình kiêm công tác quản lí vănnghệ như Tố Hữu, Trường Chinh đến các nhà phê bình thuộc giới văn nghệ sĩ
Trang 24như: Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân Tất cả đều
có một vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc, tạo được dấu ấn riêngtrong lòng bạn đọc Vương Trí Nhàn là nhà phê bình thuộc thế hệ các nhàvăn, nhà báo, nhà quản lí văn nghệ Xuất phát từ chỗ đứng của mình là ngườinghệ sĩ viết phê bình, do vậy phê bình văn học của Vương Trí Nhàn có cáinhìn của người trong cuộc Ông thường qua cuộc đời nhà văn với thân phận,buồn vui, thói quen, nếp nghĩ, cách làm để cảm nhận tác phẩm Vương TríNhàn chống lại lối nhìn lí tưởng hóa nhà văn rất thịnh hành Theo ông, cuộcsống của họ cũng xô bồ, tùy tiện, cư xử “lúc khôn lúc dại” Tác phẩm của họviết ra cái dở, cái hay và khi nhìn lại ở đó có rất nhiều điều vô lí, bất thường,tối sáng trộn lẫn, gây phiền phức cho những ai muốn có cái gì cũng rõ ràng
Với tư tưởng như vậy, Vương Trí Nhàn đã viết các tập Những kiếp hoa dại,
Cánh bướm và đóa hướng dương, Cây bút đời người với cái nhìn nhiều khi
soi mói vào những khía cạnh “cái dở”, “cái dại” của nhà văn – một điều trướcđây ít ai làm thế
Mỗi người khi viết phê bình đều có một mong muốn riêng hoặc đónggóp cho việc định hướng đường lối văn nghệ của Đảng hoặc giải quyết mộtvấn đề nào đó của văn học hoặc viết theo sở thích của mình Nguyễn Đình
Thi qua Nhận đường, Tiếng nói văn nghệ, Mấy vấn đề văn học với mong
muốn nhằm hình thành ý thức văn nghệ cách mạng thời đại Xuân Diệu qua
Dao có mài mới sắc, Đi trên đường lớn, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam với
một mong muốn suy nghĩ về những vấn đề đặt ra cho thơ ca, cho văn học và
trách nhiệm của nhà thơ Nguyễn Tuân qua Chuyện nghề, Bàn về văn học
nghệ thuật hi vọng truyền đạt kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân tới
người sáng tác và người tiếp nhận với mong muốn có thể đóng góp thật nhiềucho văn học Còn với Vương Trí Nhàn thì sao?
Trang 25Có thể nói: các bài viết, các tập tiểu luận, phê bình của Vương TríNhàn như muốn chống lại lối nhìn lí tưởng hóa nhà văn rất thịnh hành hiệnnay, bộc lộ đầy đủ cá tính của mình.
Hoạt động nghiên cứu, phê bình của Vương Trí Nhàn trải ra rất rộng,trên nhiều bình diện, nhiều lĩnh vực Hầu hết các sự kiện văn chương có tínhchất tiêu biểu, ông đều tham gia đóng góp ý kiến Với những nhận định mới
mẻ, tinh tế, ông đã làm cho những tên tuổi lớn trong kho tàng văn học dân tộcthêm thăng hoa tỏa sáng, từ đó người đọc thêm kính trọng và yêu thích hơncác nhà thơ cổ điển Việc nghiên cứu, phê bình thơ cổ điển có vai trò rất quantrọng trong đời sống văn học hiện đại Nó là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ,giúp ta “ôn cố tri ân” Đối với thơ ca hiện đại, những đóng góp của Vương TríNhàn đa dạng, nhiều màu sắc Dù là ở thời nào, trong hoàn cảnh nào, VươngTrí Nhàn cũng bộc lộ một phong cách phê bình riêng, khó trộn lẫn
Năm 2003, Vương Trí Nhàn được trao giải thưởng của Hội Nhà văn
Việt Nam với tập phê bình: Cây bút – đời người Giải thưởng này cùng tất cả
các công trình lớn nhỏ của ông đã cho chúng ta thấy được vị trí và nhữngđóng góp không nhỏ của Vương Trí Nhàn trong nền phê bình văn học ViệtNam hiện đại
1.2.3 Quan niệm của Vương Trí Nhàn về phê bình văn học
Phê bình văn học là cầu nối giữa tác giả, tác phẩm và công chúng Nhàphê bình chính là người “môi giới” quan trọng và cần thiết, giúp độc giảchiếm lĩnh giá trị văn hóa nhân loại nói chung cũng như giá trị của văn họcnói riêng Bất cứ nhà phê bình nào trước khi phê bình đều là độc giả, côngchúng của văn học Hay nói cách khác, ở bình diện thứ nhất: cả nhà phê bình
và công chúng đều là độc giả của tác phẩm văn học Ở bình diện thứ hai: trên
cơ sở lí thuyết và tầm hiểu biết cao hơn, nhà phê bình phải “điều chỉnh”, địnhhướng sự tiếp nhận các giá trị văn học Do vậy, khi đi sâu tìm hiểu quan niệm
Trang 26phê bình của mỗi người là để chúng ta nhìn nhận cũng như đánh giá lại sựnghiệp phê bình văn học của họ.
Có thể nói: mỗi nhà phê bình đều thể hiện một quan niệm riêng, gópmột tiếng nói riêng vào công tác lí luận phê bình Nguyễn Tuân đã từng phátbiểu: “Phê bình thật là khó Theo tôi nghĩ, có khi còn khó hơn cả sáng tác vìchính bản thân cái công tác ấy nó rất có tính sáng tạo, và nó cần được như thế.Làm đúng, làm hay, nó có giá trị cả hai mặt: trước là đánh chết, đánh lui cái
hư hỏng và cái ác; và mặt khác nó đưa cái tốt lên, làm yên tâm và gây hàohứng cho những thiện chí và nói theo vị tự kinh tế, nó đẩy mạnh lực lượng
sản xuất, mức sản xuất và chất lượng sản phẩm” [Nguyễn Tuân (1999) – Bàn
về văn học nghệ thuật, NXB Hội nhà văn] Đúng như Nguyễn Tuân đã nói,
cái việc khen chê thật là khó Khen thì mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cảhai phía mà không mất một “khoản kinh phí” nào, nhưng nếu khen quá, tângbốc quá thì sẽ rất có hại, không biết mình đang ở đâu Chê thì làm mất lòngnhau Còn Xuân Diệu cho rằng: “Khen hay chê chưa quan trọng bằng thôngcảm thấu hiểu” Với những người làm công tác phê bình, việc khen hay chê
có ảnh hưởng rất lớn tới cả người viết và người đọc Do vậy, phê bình cầnphải khen, chê một cách xác đáng, công tâm thì mới có giá trị đích thực trongviệc định hướng cho người đọc và thúc đẩy sáng tác phát triển
Cũng như những nhà phê bình, những nghệ sĩ chân chính khác, VươngTrí Nhàn luôn trăn trở về trách nhiệm, lương tâm của người cầm bút: “Đãđành viết văn là công việc của tâm huyết, của tư tưởng nhưng trong nghề vẫn
có những cái thuộc về kĩ thuật viết, những biểu hiện cụ thể của tư duy nghệthuật Nó là dấu hiệu khiến cho việc đọc văn của thế kỉ này khác thế kỉ khác”
[Vương Trí Nhàn – Phê bình và Tiểu luận, tr.210].
Khi bàn về phê bình văn học, Vương Trí Nhàn cho rằng: dù đều gọichung là phê bình nhưng cách hiểu của mỗi người về nội dung và phươngpháp làm việc có khác nhau, mà trong những nền văn học khác nhau thì
Trang 27những quan niệm này càng có nhiều điều phân biệt rõ rệt Trong khi nhiềungười thích nhấn mạnh cách khoa học của phê bình và thường mải miết đi tìmnhững lí thuyết mới, bởi họ cho rằng: giá trị của việc phê bình là nằm trongviệc áp dụng lí thuyết mới đó vào thực tiễn sáng tác thì Vương Trí Nhàn tựthấy mình thuộc kiểu phê bình cổ hơn, tức là phê bình dựa hẳn vào cảm nghĩ
cá nhân, và đặt phê bình vào khu vực của văn chương trước tiên, sau đó mới
là của khoa học Bởi vậy, với ông thì phê bình có thể và nên chủ quan Tuynhiên, Vương Trí Nhàn nhận định: chủ quan ở đây đồng nghĩa với tinh thầntrách nhiệm của người viết phê bình với sự giàu có trong ý kiến, giàu có trongcách xúc cảm suy nghĩ để vào sâu tác phẩm, đối thoại với tác giả và thức tỉnhnhững cách đọc, cách hiểu khác (chứ không phải là “chủ quan” với nghĩa tùytiện) Khi đã coi phê bình thuộc về văn học, theo Vương Trí Nhàn nên tính tới
cả hai đối tượng (người có trình độ cao và người có trình độ thấp)
Khi liên tưởng tới Kim Thánh Thán (Trung Quốc), Vương Trí Nhàn đã
nghĩ về quan niệm phê bình của ông qua lời Tựa trong cuốn Mái Tây:
“Tôi ngày nay sở dĩ phê bình Mái Tây thật là vì người sau họ nghĩ tới
tôi, tôi không có gì làm quà cho họ nên bất đắc dĩ mà làm việc đó Tôi thật
không rõ sơ tâm người viết vở Mái Tây có quả như thế không? Nếu quả cũng như thế thì ta có thể nói rằng nay mới bắt đầu thấy vở Mái Tây Bằng không như thế nữa, thì ta có thể nói trước đây vẫn thấy vở Mái Tây, nhưng nay lại thấy riêng vở Mái Tây của Thánh Thán cũng được… Tóm lại, chính ý tôi là
muốn làm duyên với đời sau đôi chút, chứ có hoài sức đâu chật vật với người
đời xưa” [Vương Trí Nhàn – Phê bình và Tiểu luận, tr.247].
Chúng ta cần nói rõ hơn chút về đoạn tự bạch này Cách làm việc củaKim Thánh Thán như sau: gọi là phê bình nhưng không chỉ dừng lại ở việcviết một bài ngắn hoặc một quyển sách luận bàn về đối tượng, mà ông “xôngthẳng” vào tác phẩm, rà soát từng câu, từng chữ trong đó Và điều quan trọngnhất mà Vương Trí Nhàn thấy được trong đoạn dẫn nói trên là ở chỗ: Kim
Trang 28Thánh Thán đã trình bày rõ mục đích của công việc phê bình Ông khổ công
làm việc với vở Mái Tây như vậy để làm gì? Để giúp cho độc giả hiểu thêm
về tác phẩm? Để làm nổi rõ một tác phẩm cổ điển? Những cái đó là có, nhưngtheo Vương Trí Nhàn thì không phải là cơ bản Như Kim Thánh Thánh đãchân thành thú nhận: ông không vì ai hết, mà muốn vì chính mình, muốn làmduyên với người đời sau, buộc người đời sau phải nhớ đến tên tuổi của mình
Và nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn coi đó là tuyên ngôn cho một cách làmphê bình
Song không chỉ dừng lại ở đó, phê bình văn học không chỉ bàn tớinhững chuyện chung chung của văn chương Cái “ác” của công việc phê bình
là nó thường phải đề cập tới những tác giả và tác phẩm cụ thể Theo VươngTrí Nhàn, để viết kĩ và hay về các tác giả, các tác phẩm, cần ít nhất hai điềukiện: thứ nhất là sự lịch lãm, tức là cái vốn chung về người đời, các kiểu mẫu,các “điển hình”; thứ hai là cần có một quan điểm vững chắc về con người, nóbắt nguồn từ sự hiểu biết về đời nhưng lại được chưng cất, kết tinh lại trong líluận và rồi sẽ trở thành kim chỉ nam giúp người ta tiếp tục sống
Khác với các khoa học khác, phê bình văn học ngoài tính chính xác,còn phải có tính nghệ thuật, tạo cảm hứng cho người đọc Hay nói cách khác,phê bình là một dạng hoạt động nhận thức – nhận thức thẩm mĩ Bêlinxki rất
có lí khi cho rằng: trong lĩnh vực của cái đẹp, phán đoán chỉ có thể đúng khinào lí trí và tình cảm hài hòa với nhau Ông nhận định: thẩm mĩ không phải làđại số, ngoài trí thông minh và học vấn còn có cảm xúc về cái đẹp Phê bình,bên cạnh sự cảm thụ nghệ thuật còn là cả niềm đam mê của người nghệ sĩ.Nhà phê bình cần có sự kết hợp của lí trí và “nguồn cảm hứng bởi hồn thơ”.Vương Trí Nhàn khi phát biểu về điều này, ông nêu ra quan niệm: “một trongnhững lí do khiến cho nhiều cây bút phê bình hiện nay không viết được hay,chẳng qua vì anh ta hoặc chị ta hiền quá, không dám là mình, hoặc nông cạnnon nớt quá, không có gì bộc lộ trên trang viết Không biết chăm lo cho
Trang 29những xúc động, những suy nghĩ nó nảy sinh trong tâm trí khi tiếp xúc với đối
tượng” [Vương Trí Nhàn – Phê bình và tiểu luận, tr.248] Với Vương Trí
Nhàn, người viết phê bình phải luôn luôn có được sự độc đáo trong cảm nhận
để từ đó khơi gợi một cách nghĩ rộng rãi về tác phẩm
Giữa phê bình và sáng tác có mối quan hệ mang tính chất cá nhân Khibài viết có vẻ nói đúng chỗ hay chỗ dở (nhất là xoáy vào chỗ “cơm chẳnglành, canh chẳng ngọt”) thì nhà sáng tác dễ sửng cồ lên với nhà phê bình:chẳng qua nhờ sáng tác của tôi, anh mới có lí do để viết nên bài Thế chẳngphải các anh là một thứ dây leo là gì? Tuy nhiên, Vương Trí Nhàn khẳngđịnh: nếu chỉ đặt phê bình trong mối quan hệ cá nhân cụ thể thì trước sau nhấtđịnh sẽ có sự rạn nứt, bởi lẽ trên đời này làm gì có hai người lúc nào cũng suynghĩ giống nhau Vả chăng, người ta lấy tư cách gì để in ra những bài viết chỉnhằm đáp ứng cho những đòi hỏi riêng tư của một ai đó? Là một nhà phê bìnhvăn học có ý thức nghề nghiệp, Vương Trí Nhàn cho rằng: trước khi tìnhnguyện công bố bài phê bình của mình, các nhà phê bình nên đặt ra cho mìnhnhững câu hỏi đại loại như: một nhà văn không phải đối tượng được nói tới sẽrút ra được điều gì có ích khi đọc bài viết của mình? Liệu anh ta có tìm thấymột số nhận xét liên quan đến nghề? Ngay cả độc giả bình thường không liênquan gì đến chuyện viết lách, khi đọc bài phê bình, ngoài việc dựa vào đó tìmsách, họ còn có thể phải suy nghĩ thêm về văn chương và việc đời ra sao?Tính được điều đó, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn tintưởng rằng: phê bình sẽ ở vào cái thế thông thoáng, rộng rãi hơn mà không bịkêu là “đánh đấm nhau” hoặc “bốc thơm nhau” – cả hai đều là mục đích tầmthường, mà theo ông không xứng đáng để bất cứ một nhà phê bình nào phải
bỏ cả cuộc đời để theo đuổi
Phê bình văn học là một bộ môn khoa học mang tính nghệ thuật Cũngchung là phê bình, nhưng ở đây mỗi người có cách làm riêng của mình Cóngười chuyên viết để tìm ra sai sót của người viết văn rồi tranh cãi bàn bạc,
Trang 30đính chính Họ thích đóng vai các ngự sử trên văn đàn Lại có những ngườichỉ thích tìm những câu văn hay, chữ dùng tài tình của người khác để “bình”,
để “tán”, nói chung là muốn trình bày và lí giải những vẻ đẹp trong vănchương để thiên hạ cùng có dịp thưởng thức Ngay một tài năng về phê bìnhgiới thiệu thơ – cả thư cổ lẫn thơ kim như Xuân Diệu, thực tế cũng viết theolối này Và gần đây, một số nhà nghiên cứu phê bình văn học nước ngoài lạiquan niệm rằng: cái mà nhà phê bình nên tập trung nghiên cứu là văn bản Họchê trách làm việc bám vào tiểu sử nhà văn, kiểu như G.Lanson ngày xưa là
cổ lỗ, bởi lẽ nó dễ dẫn đến suy diễn và làm mất ý nghĩa khách quan của việcnghiên cứu Trong khi đó, tác phẩm là một cái gì chứa đầy bí ẩn và nhà phêbình phải tìm cách giải mã nó, thông qua các công cụ hiện đại Vương TríNhàn công nhận những cách viết nói trên là hay, là có giá trị nhưng ôngkhông thể làm theo Sự từng trải, quá trình tích lũy, kiến thức và cả ý thức cánhân của ông đã khiến Vương Trí Nhàn đi theo một hướng khác Với VươngTrí Nhàn, đối tượng đầu tiên và cuối cùng mà nhà phê bình phải nghĩ là tácgiả Theo ông, viết phê bình không gì khác là đọc ra một tính cách, phác họa
ra một cá nhân cụ thể ẩn hiện qua các dòng chữ, giúp bạn đọc hình dung rađược một con người với mọi vấn đề mà chúng ta cùng quan tâm với số phận,tính cách, nhu cầu tự khẳng định, sự thích ứng… Nó là tấm gương để soi vàođấy ta nhận ra mình và hiểu chung về xã hội Cũng theo Vương Trí Nhàn,trong trường hợp lí tưởng, một tác phẩm phê bình có thể giúp người đọc làmquen với một nhà văn giống như: Nam Cao buộc người đọc phải nghĩ đến ChíPhèo hoặc Vũ Trọng Phụng ám ảnh đầu óc người ta bằng những bà Phó Đoanhay anh Xuân Tóc Đỏ
Trong khi Vương Trí Nhàn công nhận rằng: đặc tính mỗi cá thể là mộtđơn vị hoàn chỉnh, một thế giới có qui luật riêng, với hoàn cảnh mà tự nó nảysinh, nó không chỉ có chấp nhận, thích ứng mà còn có xu hướng chống lại để
tự khẳng định Theo ông, con người không phải là một thực thể quá cứng, có
Trang 31độ ổn định cao như người ta vẫn tưởng mà nhiều khi nó hiện ra lung linh kì
ảo, lúc thế này lúc thế khác, rất khó nắm bắt Vương Trí Nhàn nhận định: conngười hầu như lúc nào cũng chứa chất những tiềm năng không bao giờ đượcthực hiện hóa đầy đủ Giữa con người mà ta mong muốn trình diễn với chungquanh và con người mà ta trưởng thành, luôn luôn có một khoảng cách Sở dĩnhư vậy một phần là vì không chỉ có con người ý thức mà còn có cả conngười vô thức, nó xui khiến, làm cho chúng ta ăn nói hoạt động tới mức bảnthân ta cũng bỡ ngỡ tưởng là ai khác
Có thể nói: nhiều nhà văn lớn của thế kỉ XX như M.Proust, F.Kafka,W.Faulkner, E.Hemingway,… đã thể nghiệm và trình bày trong tác phẩmnhững quan niệm mới mẻ tương tự về con người và rồi trước sau nó đã tácđộng tới giới nghiên cứu và phê bình văn học Vương Trí Nhàn thú thực làviệc tiếp xúc với các tư tưởng ấy rất hấp dẫn, mà điều hấp dẫn nhất là chúngđúng với thực tế đời sống, đúng với những con người mà hàng ngày ông vẫnthường gặp Bằng tài năng và sức lực vốn có của mình, Vương Trí Nhàn đã
áp dụng những quan niệm ấy vào công việc phê bình Vương Trí Nhàn tinrằng: một nhà văn không bao giờ được khơi cạn Do vậy, ông vẫn thường suynghĩ về những tác giả đã từng được nghiên cứu nhiều (như Nguyễn Tuân,Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, hoặc lùi xa hơn trước là Hồ Xuân Hương, TúXương, ) những mong muốn tìm ra nhiều khía cạnh mà chưa ai nói tới Riêngvới các tác giả đương đại, những Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, NguyễnDuy, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh,… thì một nguyên tắc chủ đạo chi phốikhiến Vương Trí Nhàn nghiên cứu và viết đó là: con người họ không hoàntoàn như họ muốn mà khi hiện ra trong tác phẩm, nó có nhiều khía cạnh khác
có thể chính họ cũng không ngờ tới
Là một nhà nghiên cứu, phê bình văn học có ý thức nghề nghiệp vớinhững quan điểm đúng đắn và khoa học về văn học và phê bình văn học,
Trang 32những bài viết của Vương Trí Nhàn đã và đang thực sự trở thành nguồn tàiliệu quí giá cho nền học thuật nước nhà.
1.3 Tiểu kết
Viết phê bình để làm gì? Có bao nhiêu nhà phê bình thì có bấy nhiêucâu trả lời và chắc chắn rằng mỗi nhà phê bình sẽ trả lời một kiểu khác nhaunhưng không có nghĩa là không có điểm chung Điểm chung ấy là vì một nềnvăn chương bởi lẽ nếu không vì một nền văn chương thì phê bình sẽ đi rangoài mục đích văn học Những bài phê bình hay, ấn tượng là những bài cósức hấp dẫn với người đọc và làm cho người đọc yêu văn học Trong cuộcsống hiện đại ngày nay, mối quan tâm của độc giả dành cho văn học dườngnhư đang vơi cạn Chính vì vậy, phê bình cần phải “nhập cuộc” một cách tíchcực hơn nữa
Ai đó đã từng nói đến cái “xấu” của phê bình là “thích làm sống lạinhững người đã chết và làm chết đi những người đang sống” thì quả thực đókhông phải là phê bình chân chính Với Vương Trí Nhàn, một người nặnglòng với nghề nghiệp với mong muốn sao cho phê bình văn học đi vào đúngquỹ đạo của nó, làm sống dậy những giá trị tinh thần cao đẹp và làm mất đinhững cái xấu xa, giả dối, ươm những mầm non cho mai sau Với mấy chụcnăm trong nghề, Vương Trí Nhàn không chỉ làm giàu thêm cho nền lí luậnphê bình văn học Việt Nam mà còn góp tiếng nói tranh luận văn học ở nhữngthời điểm quan trọng Quan niệm của Vương Trí Nhàn về phê bình văn học,
về mối quan hệ giữa sáng tác và phê bình chính là sự tự ý thức về quá trìnhsáng tác Chính sự tự ý thức ấy đã giúp cho những đứa con tinh thần của ông
có sức hấp dẫn lớn, trở thành nguồn tư liệu quí cho nền lí luận phê bình vănhọc Việt Nam Danh hiệu “nhà phê bình có nghề” mà GS Nguyễn Đăng Mạnhđặt cho Vương Trí Nhàn thật là chính xác Với sự say mê nghiên cứu văn học,tinh thần lao động miệt mài, có ý thức với nhiều công trình nghiên cứu lí luậnphê bình đã minh chứng cho sức lao động bền bỉ, kiên tâm của Vương Trí
Trang 33Nhàn Từ quan niệm có tính chất thuyết lí đến thực tiễn là một khoảng cách.Người nêu ra quan niệm là người trước hết tự mình thu hẹp “khoảng cách” ấy.Vương Trí Nhàn, theo chúng tôi ông đã làm được điều này Ông là người luônnêu cao tinh thần lao động nghiêm túc, khiến chính nhà phê bình cũng phảiđào sâu suy nghĩ.
Quan niệm của Vương Trí Nhàn về phê bình văn học thực chất xuấtphát từ những kinh nghiệm thiết thực mà ông muốn bày tỏ cùng mọi người.Kinh nghiệm ấy có được từ sự trải nghiệm của bản thân về nghiệp vănchương cũng như tinh thần học hỏi không ngừng của ông Biết rằng “mọi líthuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mới mãi mãi xinh tươi” nhưng không cónghĩa là không xuất phát từ cơ sở này Dấu ấn chủ quan trong phê bình củaVương Trí Nhàn được thể hiện, được cụ thể hóa thông qua các quan niệm củaông Những điều này sẽ là xuất phát điểm, là cơ sở để chúng tôi tiếp tục tìmhiểu, nghiên cứu Vương Trí Nhàn và đánh giá về sự đóng góp của ông đối vớicông tác lí luận phê bình văn học nước nhà
Dù có những lúc ý kiến, quan điểm của Vương Trí Nhàn xuất phát từchủ quan cá nhân nhưng về cơ bản những gì mà ông nêu ra không nằm ngoàimục đích hướng tới một nền văn học nghệ thuật có giá trị đối với đời sốngcon người
Trang 34Trong chương 2, chúng tôi đặt cho mình nhiệm vụ:
- Phân tích những nhận định của Vương Trí Nhàn đối với văn học cổ điển Việt Nam
- Phân tích và chỉ ra những phát hiện mới mẻ của Vương Trí Nhàn đối với văn học Việt Nam hiện đại và các giá trị văn học nhân loại
- Phân tích để nêu bật quan điểm của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vương Trí Nhàn về các thể tài văn học
2.1 Vương Trí Nhàn với các giá trị văn học cổ điển
Vương Trí Nhàn tiếp cận gia tài văn học của ông cha với một tinh thầnyêu mến, với “một say sưa đầy rẫy” Ông trân trọng đặt từng bước trên “nềngạch cũ” để “tìm dấu vết người xưa” với một mong muốn tạo dựng một “bảotàng văn học” song song bên cạnh “bảo tàng lịch sử” Bằng tâm huyết củamình, Vương Trí Nhàn đã dành nhiều thời gian suy ngẫm để tìm ra những cáimới lạ của văn học truyền thống Với sự nghiên cứu có chọn lọc, Vương Trí
Trang 35Nhàn đã làm cho các giá trị văn học cổ điển nước nhà thêm thăng hoa, tỏasáng Đó là những: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương,…
2.1.1 “Cung oán ngâm khúc” – rực rỡ và khắc khoải
Khi tiếp cận với tác phẩm Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều,
Vương Trí Nhàn đã xác định rõ: đã đến lúc chúng ta phải bình tĩnh hơn trongviệc nhìn nhận cái gọi là chất quý tộc Ông cho rằng: quý tộc không chỉ đồngnghĩa với suy đồi, tàn tạ mà quý tộc còn nên được hiểu là một phẩm chất củavăn hóa Vương Trí Nhàn nhận định rằng: không rõ một mĩ cảm như thế sẽảnh hưởng tới cách ăn mặc, vui chơi hay sáng tác của chúng ta như thế nàonhưng nó chắc chắn là điều kiện thuận lợi để giúp ta công bằng hơn trong việc
nhìn nhận một số hiện tượng văn hóa, mà Cung oán ngâm của Nguyễn Gia
Thiều là một minh chứng
Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình thường đồng nhất cái đẹp với cái giản
dị và chỉ biết đến một sự hoàn thiện tự phát là hoàn thiện theo kiểu dân dã và
họ dễ khó chịu với Cung oán ngâm Các nhà nghiên cứu, phê bình đó thường
viết về thành tựu nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều với một sự thông cảm cópha chút chiếu cố Đến lượt mình, Vương Trí Nhàn đã có một cách nhìnphóng túng hơn về cái đẹp Ông cho rằng: mộc mạc tự nhiên đã đành là đẹprồi, song rực rỡ và óng ánh, thậm chí là dụng công tô vẽ như người con gáison phấn một cách khéo léo khiến người ta phải trầm trồ khen ngợi, vẻ đẹp ấyvẫn cứ rất đẹp và đáng trân trọng Vương Trí Nhàn phát hiện và khẳng định:
Cung oán ngâm có một vẻ đẹp “rực rỡ và khắc khoải”.
Vẻ đẹp “rực rỡ và khắc khoải” của Cung oán ngâm, theo Vương Trí
Nhàn, trước tiên được bộc lộ qua ngôn ngữ Đó là một thứ ngôn ngữ cô đọng,
gò thắt, không chấp nhận bất cứ sự “dừng chân” nào vội vàng chiếu lệ Ngoàinhững câu thơ kéo theo cả đoạn chú thích, chồng chất những điển tích từ sách
Trang 36tận đời Hán, đời Đường thì câu chữ trong tác phẩm còn có một vẻ đẹp vươnggiả, chau chuốt cầu kì mà kiêu sa tráng lệ:
- “Trải vách quế gió vàng hiu hắtMảnh vũ y lạng ngắt như đồng”
- “Chiều tịch mịch đã gầy bóng thỏ
Vẻ tiêu tao lại võ hoa đèn”
- “Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổĐường thế đồ gót rễ kì khuSóng cồn cửa bể nhấp nhôChiếc thuyền bào ảnh lô xô mặt ghềnh”
Vượt qua cái lạ, cái đẹp của câu chữ, Vương Trí Nhàn còn thấy ở Cung
oán ngâm là cái lạ của triết lí Thứ triết lí nhuốm đậm chất Thiền, Phật giáo.
Điều đó được toát ra qua từng câu thơ Cung oán ngâm với tất cả vẻ đậm, gắt
trong bút pháp tác giả Đạo Phật nói: “Đời là bể khổ” Nguyễn Gia Thiềukhông nói gì hơn, chỉ có điều ông thấm thía nó một cách sâu sắc và diễn tả nónhư là chính người cung nữ trong tác phẩm, chính ông nữa, vừa phát hiện chomình:
- “Kia thế cục như in giấc mộngMáy huyền vi mở đóng khôn lường”
- “Nghĩ thân phù thế mà đauBọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê”
Trong cái bể khổ đó, mỗi con người trở nên hết sức bé nhỏ, sự tồn tạicủa họ là một cái gì phi lí
Trang 37- “Phong trần đến cả sơn khêTang thương đến cả hoa kia cỏ này”
Mỗi khi bảo rằng: thơ Việt Nam cổ điển cũng trừu tượng, siêu hìnhlắm, các nhà thơ hôm nay thường dẫn ra cách hình dung về con người củaNguyễn Gia Thiều:
“Cái quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”
Ở đây, Vương Trí Nhàn còn bổ sung thêm: đấy còn là thứ thơ đi vàocảm giác tôn giáo nữa Khi con người bị đẩy vào cõi bơ vơ thì cũng là lúc ýniệm về một thế giới khác thường đến với họ
Xưa nay, trong văn học truyền thống, mọi khoái cảm xác thịt chỉ đượcdiễn tả một cách lấp lửng nửa vời nếu không nói là giấu biệt đi, bảo nhau
không nên đả động tới Ở Cung oán ngâm, Vương Trí Nhàn tìm thấy ở nhân
vật người phụ nữ có nét gần với con người hiện đại, sẵn sàng khoe ra tài năng
vẻ đẹp và cả tài năng quyến rũ của mình:
“Áng đào kiểm đâm bông não chúngKhóe thu ba dợn song khuynh thànhBóng gương lấp ló trong mành
Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa”
“Cổ điển và hiện đại” – hai nét đẹp ấy hài hòa, quyện vào nhau tạo nêncái đẹp của khúc ngâm nổi tiếng này Qua những nhận xét tài tình độc đáo,cũng như những phát hiện mới lạ của mình, Vương Trí Nhàn đã giúp ngườiđọc có một cái nhìn mới, đa chiều về tác phẩm Một nhận định của Vương Trí
Nhàn, theo chúng tôi là rất tinh tế khi cho rằng: “Đọc Cung oán ngâm là một
Trang 38cách để sống trọn vẹn hơn cái thế giới đa dạng bao quanh chúng ta Cuộc dulịch tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại những ấn tượng thật đậm Ngôi đền nghệthuật ấy có vẻ đẹp riêng của một kiến trúc cổ, song lại gợi ra những suy tư,những xúc động rất trần thế Cho nên, trước khi nói tới những hạn chế nào đócủa tác phẩm, thiết tưởng việc cần hơn là ghi nhận hết cái độc đáo có mộtkhông hai mà chỉ riêng nó mới có Chính cái độc đáo ấy cũng là lí do chínhkhiến cho khúc ngâm này của Nguyễn Gia Thiều trường tồn cùng lịch sử” [
Cánh bướm và đóa hướng dương, tr 12].
2.1.2 Những khám phá mới lạ về thơ đi sứ của Nguyễn Du
“Để hiểu được dân tộc này nhất thiết phải đến với Nguyễn Du” – đó làlời khẳng định của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn Qủađúng như vậy, những vần thơ hay nhất của thi sĩ dường như đã chạm tới vấn
đề của nhân loại Khi đi sâu nghiên cứu thi phẩm của đại thi hào dân tộc,
Vương Trí Nhàn không dừng lại ở Truyện Kiều Dẫu biết rằng, Truyện Kiều
của Nguyễn Du là một cái gì chín đầy rực rỡ Ông nhận định: “Chẳng phải làvới nhiều người chúng ta, những đoạn Kiều gần gũi nhất là những đoạn buồn.Những vấn đề tư tưởng ấy lại thấm vào mĩ cảm và nghệ thuật Xét về vẻ đẹp
thì quả thật Truyện Kiều là một cái gì chín đầy rực rỡ Nhưng phải nói thêm,
ngay trong việc vận dụng thể lục bát, cái đẹp ở đây nhiều khi đã như lạ lùng
ma quái” [Phê bình và Tiểu luận, tr 276].
Vương Trí Nhàn cho rằng: nếu như ở Truyện Kiều, người ta mới thấy
tấm lòng và tài năng người làm thơ thì tới thơ chữ Hán của Nguyễn Du, người
ta thấy được cả tầm vóc và bản lĩnh con người ấy Do vậy, Vương Trí Nhàn đisâu khám phá những nét độc đáo về thơ chữ Hán của Nguyễn Du, giúp ngườiđọc có cái nhìn tổng thể toàn diện hơn về di sản thơ của đại thi hào dân tộc
Trong bài viết Nguyễn Du – Trên đường tìm kiếm sự hài hòa (in trong
Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX, những vấn đề lí luận và lịch sử), nhà
Trang 39nghiên cứu phê bình Đỗ Lai Thúy cho rằng: hành trình tìm kiếm sự hài hòaNho – Phật – Đạo đã chi phối nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Du Ngược lại,Vương Trí Nhàn lại có quan điểm hoàn toàn khác Ông chủ trương khai thác
“niềm riêng tây nằm ở trong tiềm thức nhà thơ” Trong khi các nhà nho làmthơ với mục đích “thi ngôn chí”, khuyên con người ta sống như thế nào thìNguyễn Du hầu như triền miên sống trong băn khoăn, ông không tìm ra ýnghĩa của cuộc đời Do vậy, với Vương Trí Nhàn, động cơ chi phối thơNguyễn Du chính là cuộc tìm tòi của chính mình và về chính mình Nhànghiên cứu tìm thấy ở thơ Nguyễn Du nhiều khi hiện ra như là những lời cậtvấn, những câu hỏi siêu hình trừu tượng, nó làm cho những gì mà thi sĩ viết ra
có cái giọng khác đời, còn Nguyễn Du thì đạt tới tầm vóc của một kẻ sống hếttầm người, sống để đối diện với những vấn đề của nhân loại
Theo chúng tôi, mỗi khi nhắc tới Nguyễn Du, mấy câu thơ sau thuộcloại được nhắc nhở nhiều nhất:
“Bất tri tam bách dư niên hậuThiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
Với hai câu thơ trên, nhiều nhà nghiên cứu phê bình chỉ thấy đượcrằng: đấy là lúc ông thương cảm cho số phận của mình Nhưng ở đây, VươngTrí Nhàn đã có những nhận xét khá thâm thúy Vương Trí Nhàn phê bình:
“Nhưng tôi tưởng ở đây còn có một cái gì khác, một niềm riêng tây nằm trongtiềm thức của nhà thơ Trước một tài năng bị nhiều thiệt thòi (phần lớn thơTiểu Thanh bị đốt), ông hình dung ngay ra tương lai của mình và chỉ nói tớimột tiếng khóc Nhưng đằng sau chữ “khóc” ở đây phải chăng còn có chữ
“biết”? Bởi vì người ta chỉ khóc về những người mà người ta biết và cảmphục Thành thử, có thể Nguyễn Du chưa cảm nhận đầy đủ, song ở ông đã ẩnsẵn cái ý thức sâu xa về sự có mặt của mình trong tương lai, một cách “ở lại
với lịch sử”” [Phê bình và Tiểu luận, tr271].
Trang 40Có thể nói, nhà nghiên cứu phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã dànhnhiều tâm huyết và thời gian để nghiên cứu thơ chữ Hán của Nguyễn Du, và ởmảng thơ đi sứ, ông có nhiều nhận xét sắc sảo Qua mảng thơ này, Vương TríNhàn khẳng định: “chưa bao giờ trong thơ ca Việt Nam, cả thơ hiện đại có
một hồn thơ đi xa rộng trong không gian và thời gian như Nguyễn Du” [Phê bình và tiểu luận, tr272] Phát hiện này của Vương Trí Nhàn khá mới lạ và
độc đáo Bởi lẽ, nhà phê bình đã nhìn thấy được trong việc đi sứ, Nguyễn Du
đã có dịp sử dụng sự “gián cách” để “lạ hóa” đời sống Những tiềm năngtrong nhà thơ được đánh thức Những ràng buộc quen thuộc bị gạt bỏ,ông nhưtìm tới một “bậc tự do” mới cho sự suy nghĩ của mình Người nghệ sĩ trongNguyễn Du vượt lên tưởng như không bị một giới hạn nào ngăn cản ThơNguyễn Du thể hiện hồn cốt dân tộc Việt Nam, còn nhà thơ thì đạt tới tầmvóc của một kẻ sống hết tầm người
Với những phát hiện mới lạ về thơ đi sứ nói riêng và thơ chữ Hán nóichung của Nguyễn Du, nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã thực sự làm cho disản thơ của đại thi hào dân tộc thêm thăng hoa, tỏa sáng, góp thêm tiếng nóimới mẻ trong việc nghiên cứu thơ chữ Hán của thi nhân
2.1.3 Tú Xương – nhà thơ của sự phá cách
Là một ngòi bút trào phúng thực thụ và có bản lĩnh, thơ Tú Xương thuhút sự chú ý, tìm tòi của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình Ông vẫn thườngđược coi là nhà thơ cổ điển mang cốt cách hiện đại Ngoài những bài thơ
“hướng nội” (loại thơ tự trào, những bài thơ trữ tình thuần túy), thì khi nhắctới ông, người đọc nghĩ ngay tới loại thơ khắc họa chân dung những ngườiđương thời Những bài “hướng ngoại” như thế này thường nói tới một đốitượng cụ thể: một ông phủ, một ông đốc học nào đó trong vùng hoặc mộtngười bạn nào đó của tác giả Hầu hết các nhân vật được nói đến trong thơ TúXương đều có địa chỉ thật ở ngoài đời Các bài thơ đã hình thành như mộtcách để tác giả đánh dấu những gương mặt mà mình từng biết và phải chung