Vương Trí Nhàn với các giá trị văn học Việt Nam hiện đại

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình văn học của vương trí nhàn (Trang 44 - 68)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Vương Trí Nhàn với các giá trị văn học Việt Nam hiện đại

2.2.1. Vương Trí Nhàn trong việc khẳng định những giá trị của phong trào Thơ mới với đại diện tiêu biểu Xuân Diệu

Có lẽ, trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945, Xuân Diệu là tác gia được giới nghiên cứu, phê bình khai thác nhiều nhất. Trong phạm vi Thơ mới, tuy ông không có những bài thơ được coi là mở đầu như Phan Khôi, không có vai trò người khai phá đầy tài năng như Thế Lữ, không có những tác phẩm chín như Huy Cận, song, nói đến thời đại này là phải nói đến ông. Qua Xuân Diệu, chúng ta thấy cả sự vận động của phong trào Thơ mới.

Trong số nhiều gương mặt tiêu biểu sáng chói tạo nên một “thời đại thi ca”, Vương Trí Nhàn cũng tìm đến Xuân Diệu. Cùng chung quan điểm với các nhà nghiên cứu, Vương Trí Nhàn nhận thấy: “Xuân Diệu là tất cả cái hay, cái dở của Thơ mới, là sự cởi mở và tham vọng của con người đương thời, là hào hứng đi ra với thế giới nhưng cũng là nông nổi, cạn cợt, là nhanh chóng chán chường và bế tắc” [Vương Trí Nhàn – Phê bình và Tiểu luận, tr.337].

Khi bàn về vai trò của Xuân Diệu, nhà phê bình Hoài Thanh là người đầu tiên cho rằng: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”. Thanh Lãng cũng viết ra một câu tương tự như thế trong bài Ba thế hệ của nền văn học mới in trong tập Bản lược đồ của văn học Việt Nam. Cho đến nay, “công thức” ấy vẫn được nhiều người nhắc lại. Tuy nhiên, nếu cần gọi một câu về vai trò của Xuân Diệu, Vương Trí Nhàn lại không cho rằng: ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới. Lí giải cho ý kiến của mình, trong bài viết

Xuân Diệu – nhà thơ số một của Thơ mới, nhà nghiên cứu nhận định: “có lẽ ý kiến đó hình thành một phần là do từ trước, Hàn Mặc Tử còn ít được đọc và được nghiên cứu. Còn ngày nay, với sự phổ biến của Hàn Mặc Tử, thì theo tôi, vai trò người mới nhất của Thơ mới phải thuộc về Hàn Mặc Tử mới đúng” [Vương Trí Nhàn – Phê bình và Tiểu luận, tr.338]. Bởi lẽ, nếu từ góc độ khoa học của vấn đề, Hàn Mặc Tử đã là người đi xa nhất và do đó mới nhất. Thứ nữa, nếu xem xét hiệu ứng của thơ trong đời sống thì những ấn tượng Xuân Diệu để lại trong lòng mọi người không ai có thể so sánh được.

Do vậy, thay cho công thức “gương mặt tiêu biểu” đã mòn, Vương Trí Nhàn muốn nói tới: Xuân Diệu là hiện thân của Thơ mới, là nhà thơ số một của phong trào Thơ mới, chứ không phải là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới. Có thể nói, nhận định này của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã góp thêm một tiếng nói mới vào “khu vực” nghiên cứu Xuân Diệu. Từ đó, vai trò và sự nghiệp của Xuân Diệu sẽ được nhìn nhận, xem xét dưới một góc độ khác và điều đó tạo cảm giác là có thể nói thêm được nhiều điều mới mẻ về thi sĩ này.

Theo Vương Trí Nhàn, Xuân Diệu bằng tài năng của mình đã xây dựng được một thế giới nghệ thuật phức điệu với đầy đủ các gam màu, nhiều vỉa tầng, lớp lang mà tìm hiểu cho được, bóc tách cho hết vẫn đang còn là công việc ở phía trước. Nói Xuân Diệu là hiện thân của Thơ mới, Vương Trí Nhàn đã chứng minh tính hiện đại trong thơ ông mà trước đây chúng ta không tìm thấy trong thơ ca truyền thống. Hiện đại và mới mẻ cả trong nội dung và hình thức biểu hiện. Xuân Diệu – theo Vương Trí Nhàn, trước hết đại biểu cho những con người tiếp xúc với văn hóa phương Tây ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ thuở “tâm hồn như trang giấy thấm”. Nó là nhân tố hình thành nên một nhân cách Xuân Diệu chưa từng có trong xã hội trước đó.

Là hiện thân của Thơ mới, ở Xuân Diệu trước tiên bộc lộ lòng ham muốn có mặt ở cuộc đời này, một ham muốn sống say đắm, sống hết mình.

Ông sẵn sàng đốt cháy cuộc đời mình lên cho hết độ sang của nó, sẵn sàng nồng nhiệt. Chỉ cần đọc một câu thơ: Anh nhớ tiếng anh nhớ hình anh nhớ ảnh/ Anh nhớ em anh nhớ lắm em ơi, người ta đã biết ngay rằng: nó không thể có ở các nhà thơ cổ điển, nó phải thuộc về một nhà thơ hiện đại. Nhưng không chỉ có hồn nhiên tuổi trẻ, mà càng về sau, Xuân Diệu càng tỏ ra sống hết với cái đã đầy của cuộc sống. Bài Hy Mã lạp sơn là một cách ướm thử sự vượt lên cái thông thường, vươn tới cái tuyệt đối của nhà thơ.

Xuân Diệu là hiện thân của Thơ mới – điều đó một lần nữa lại được Vương Trí Nhàn khẳng định lại và chứng minh trên phương diện hình thức nghệ thuật thơ Xuân Diệu. So với các nhà Thơ mới khác, “ông hoàng thơ tình” đã để lại những ấn tượng riêng – về một cái gì vừa miệng với số đông, nghĩa là rất phổ biến. Có thể nói, qua trường hợp Xuân Diệu, thể thơ tám chữ đã đạt đến mức hoàn chỉnh, thơ lục bát và thơ bảy chữ thực sự đã có những cách tân mới mẻ.

Nếu như đọc Thế Lữ, chúng ta có cảm giác về một cái gì đó cũ cũ, ngoài Nhớ rừng, các bài thơ tám chữ khác của ông để lại một ấn tượng khá nặng nề do sự xâm nhập của yếu tố văn xuôi, còn những sáng tác của Huy Cận như: Đi giữa đường thơm, Nhạc sầu hay Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh, dường như thơ tám chữ chỉ đơn thuần tự nhiên là một sản phẩm thuần Việt thì những thi phẩm như: Tương tư chiều, Vội vàng, Hoa đêm của Xuân Diệu cùng với Lời kĩ nữ, Hy Mã lạp sơn xứng đáng là những sáng tác hoàn thiện. Sự hoàn thiện ấy là minh chứng cho sự sáng tạo của thơ ca Xuân Diệu nói riêng và của cả phong trào Thơ mới nói chung trên phương diện hình thức nghệ thuật so với thơ ca truyền thống.

Cùng chung quan điểm với nhà phê bình Hoài Thanh, Vương Trí Nhàn cho rằng: thơ tám chữ của Xuân Diệu có nguồn gốc ở ca trù. Cảm giác gần gũi có được trong các sáng tác của Xuân Diệu chính là do hồn thơ – “một cái gì đó thanh thoát mà lại hơi lẳng lơ tinh nghịch”. Theo nhà nghiên cứu, tính

số câu của một bài thơ, nếu như trong Tiếng địch sông Ô của Huy Thông làm chúng ta rợn ngợp thì các bài thơ tám chữ của Xuân Diệu lại gợi một cảm giác gần gũi hơn hẳn.

Những cách tân mà Xuân Diệu mang đến cho thể thơ tám chữ thì như vậy, còn với thể thơ bảy chữ thì sao? Khi đi sâu nghiên cứu, khảo sát trường hợp Xuân Diệu, Vương Trí Nhàn đã đưa ra nhận định rất xác đáng về sự đóng góp quan trọng của thi sĩ trong việc sáng tạo, cách điệu thể thơ này. Ông nhận xét: “Những bài thơ gồm ba – bốn khổ của Xuân Diệu, nó là một hơi thơ mạnh như một lát dao sắc”. Khi khảo sát các sáng tác của Tản Đà, Vương Trí Nhàn nhận thấy: không có bài thơ nào sử dụng tứ tuyệt như vậy, còn trong số bốn mươi bảy bài của Mấy vần thơ (Thế Lữ), dường như chỉ thấy một bài tên

Yêu bao gồm ba khổ như thế này. Còn ở Xuân Diệu, là hàng loạt các trường hợp: Nguyệt cầm, Nụ cười xuân, Huyền diệu, Gặp gỡ, Yêu, Tình trai, Đây mùa thu tới, Ý thu, Hẹn hò, Đơn sơ. Song không chỉ dừng lại ở đó, qua các bài thơ trên, Vương Trí Nhàn còn phát hiện ra tính “hiện đại” của chúng. Xét về hình thức, theo ông, những thi phẩm ấy có sự tương đồng gần gũi với thể thơ sonnet của Pháp. Nhà nghiên cứu đưa ra luận điểm của mình: “Tôi chợt nhớ tới thể thơ sonnet của Pháp và muốn giả thiết rằng: ở những bài thơ nói trên, Xuân Diệu đã làm một cuộc hôn phối giữa thơ Pháp và thơ ca dân tộc. Ông Việt hóa sonnet từ nền văn hóa mà ông tiếp nhận và mang lại cho nó một âm hưởng phương Đông bằng cách lai tạo nó với thất ngôn tứ tuyệt” [Vương Trí Nhàn – Phê bình và Tiểu luận, tr.342]. Từ đó góp phần tạo nên nét đặc sắc trong thơ ca Xuân Diệu – đó là sự kết hợp giữa Đông và Tây, cổ điển và hiện đại trong tư tưởng và tình cảm thẩm mĩ.

“Ở Xuân Diệu, không chỉ có Rimbaud với Verlaine,… mà có cả chất Trung Hoa” – đó là nhận định hết sức tinh tế của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn khi nói về cái mới đến từ hội nhập thể hiện trong các sáng tác của Xuân Diệu. Theo ông, cái chất Trung Hoa đó xuất hiện ở

nhiều dạng và được thể hiện rõ nhất ở hai tập thơ Thơ thơGửi hương cho gió. Chất Trung Hoa biểu thị trong vốn từ, trong nhịp thơ và cả trong thi liệu:

Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi/ Tôi yêu Ly Cơ hình mơ màng/ Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng/ Trong cung nhớ nàng Dương Qúy Phi và có cả một bài thơ mang tên Mơ xưa nhắc lại những Gió liễu chiều còn nhớ kẻ dương quan. Để chúng ta thấy rõ hơn chất Trung Hoa trong các sáng tác của Xuân Diệu cũng như khẳng định thêm sự sáng tạo kì lạ về ngôn ngữ của “ông hoàng thơ tình”, Vương Trí Nhàn đã viện dẫn thêm trường hợp Nguyệt cầm. Chúng tôi xin trích một đoạn của nhà nghiên cứu khi bàn về thi phẩm này: “Ở Nguyệt cầm, trăng ở đây được gọi là nguyệt, đàn ở đây được gọi là cầm. Nguyệt và trăng, đàn và cầm cùng tồn tại song song, cái hồn hiện đại nhập vào cảnh cũ

Linh lung ánh sáng bỗng rung mình. Những trăng và đàn lại là môtip của thơ ca cổ phương Đông, còn chữ linh lung với nghĩa ánh sáng chấp chới thì không biết có phải lấy từ bài Ngọc giai oán của Lí Bạch (Khước há thủy tinh liêm/ Linh lung vọng thu nguyệt), chỉ biết sau Xuân Diệu không ai dùng nó nữa và các từ điển tiếng Việt mới in nửa sau thế kỉ XX chỉ ghi lung linh, chứ không có linh lung”. [Vương Trí Nhàn – Phê bình và Tiểu luận, tr.344].

Với đại diện tiêu biểu là Xuân Diệu, một lần nữa Vương Trí Nhàn muốn khẳng định: thơ Việt Nam giai đoạn này đã bước vào kỉ nguyên mới, được coi là “kỉ nguyên đẹp nhất và rực rỡ nhất trong lịch sử thi ca dân tộc”.

2.2.2. Vương Trí Nhàn với các nhà văn tiền chiến giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945

Văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 được xem như là một trong những giai đoạn đẹp đẽ nhất trong đời sống tinh thần của dân tộc, khi mà “sự gặp gỡ phương Tây là một cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỉ (…). Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyên hình như trước (…) Phương Tây bây giờ đã đi đến chỗ sâu nhất trong tâm hồn ta” [Thi nhân Việt Nam, tr.43].

Việc tìm hiểu và đánh giá lại văn học Việt Nam giai đoạn này có thể được tiến hành theo nhiều cách, nhiều hướng khác nhau. Với Vương Trí Nhàn, ông nhìn nhận, xem xét, đánh giá văn học nước nhà giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 như hình ảnh rõ nhất của một cuộc vận động mang ý nghĩa đặc biệt, khi những trang sách văn chương viết bằng chữ Quốc ngữ đã tự nhào nặn để chín dần theo hướng có thể hội nhập với văn học thế giới và do đó trở thành một trong những thời kì sáng chói nhất của văn học Việt Nam.

Theo quan điểm của Vương Trí Nhàn, đối tượng đầu tiên và cuối cùng mà nhà phê bình phải suy nghĩ – đó là tác giả. Do vậy, tựu chung lại, khi chứng minh cho sự rực rỡ, sáng chói của văn học giai đoạn này, ông vẫn xoáy sâu vào các tác giả và đi sâu khai thác quá trình hiện đại hóa diễn ra ở họ như thế nào? Đó là những Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Vũ Bằng,… Họ là đối tượng miêu tả, khảo sát của nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ, chúng tôi không tham vọng khảo sát tất cả các trường hợp mà nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã nhận định, đánh giá. Nổi lên trên tất cả những “ánh sáng chói lọi nhất” của văn học Việt Nam giai đoạn này, chúng tôi thiết nghĩ đó là: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân. Mỗi người một vẻ, tất cả đã tạo nên một diện mạo mới của văn xuôi Việt Nam giai đoạn giao thời. Lựa chọn các tác giả này, về phần mình, chúng tôi muốn chứng minh và nhận định vai trò của Vương Trí Nhàn trong việc chỉ ra cách tồn tại của họ trong văn học, cũng như ý nghĩa xã hội mà người ta có thể đọc được từ sự tồn tại này và những nhận định sắc bén, có chính kiến của Vương Trí Nhàn về những đóng góp nổi bật của họ về mặt hình thức thể loại.

2.2.2.1. Nguyễn Công Hoan và thể tài tiểu thuyết

Nói tới những thành tựu nổi bật và quan trọng nhất của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX ở khía cạnh phát triển thể loại, người ta thường lưu ý

tới hai hiện tượng: một là sự ra đời của Thơ mới, hai là sự ra đời của tiểu thuyết. Tuy nhiên, khi đánh giá, nhìn nhận sự hình thành và phát triển, cũng như những thành tựu của “cỗ máy cái của văn học” trong giai đoạn này, Vương Trí Nhàn lại bỏ qua những “hiện tượng”: Hoàng Ngọc Phách, hay Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo của Tự lực văn đoàn. Trong cuốn Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX cho tới 1945 của Vương Trí Nhàn, không có bất cứ một bài viết nào của ông đánh giá và công nhận những đóng góp của các tên tuổi trong nhóm Tự lực văn đoàn về mặt hình thức thể loại tiểu thuyết. Ông tự nhận thấy đó là thiếu sót của một người làm công tác lí luận, phê bình.

Bỏ qua các “cây đại thụ” của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX đến 1945, Vương Trí Nhàn lại tìm đến Nguyễn Công Hoan. Sở dĩ như vậy vì ông cho rằng: với đặc trưng “không bị cứng lại trong những qui phạm có sẵn” của thể tiểu thuyết rất phù hợp với “thói lê la chơi bời, biết nhiều biết rộng và cái xu hướng nhìn đời theo lối khinh thế ngạo vật, không coi cái gì là quan trọng” của Nguyễn Công Hoan. Vương Trí Nhàn tìm thấy ở nhà văn này với tiểu thuyết có một “mối nhân duyên” kì lạ và tự nhiên. Nhà nghiên cứu khẳng định: “muốn cho công bằng, mỗi khi xem xét quá trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam trước 1945, chúng ta bắt buộc phải dừng lại ở trường hợp Nguyễn Công Hoan. Đặt bên cạnh các tác giả có những thành tựu tương đối hoàn chỉnh như: Hoàng Ngọc Phách với Tố Tâm, Khái Hưng với Hồn bướm mơ tiên, Vũ Trọng Phụng với Số đỏ, Nguyễn Công Hoan có cách tồn tại riêng và có một sự biệt nhãn hiếm có” [Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX cho tới 1945, tr.72].

Trong bài viết Qúa trình du nhập của một thể tài, in trong cuốn Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX cho tới 1945, Vương Trí Nhàn đưa ra nhận xét của mình: “đầu thế kỉ XX, cuộc Âu hóa xảy ra trên tất cả các phương diện: môi trường văn học, chủ

thể sáng tác, quan niệm về sáng tác và các mối quan hệ của sáng tác với đời sống. Thế nhưng không ở đâu người ta thấy rõ điều đó như trong vấn đề thể loại. Những biến động trên phương diện hình thức, tức là việc tiếp nhận các thể loại cụ thể (“những nhân vật chính” của một nền văn học, như cách nói

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình văn học của vương trí nhàn (Trang 44 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w