Vương Trí Nhàn với các thể loại văn học

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình văn học của vương trí nhàn (Trang 71 - 82)

6. Cấu trúc luận văn

2.4. Vương Trí Nhàn với các thể loại văn học

Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng những phương pháp chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực, có những cách thức xây dựng hình tượng khác nhau. Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người – hoặc trầm tư chiêm nghiệm, hoặc qua biến cố liên tục, hoặc qua xung đột làm cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất qui định lẫn nhau về các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn. Thể loại văn học, trong bản chất của nó phản ánh những khuynh hướng phát triển bền vững, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để giữ gìn, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó mà thể loại văn học luôn luôn vừa mới, vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định.

Vương Trí Nhàn đã bộc lộ những quan niệm đúng đắn về đặc trưng thể loại văn chương, đồng thời biểu hiện sự nỗ lực trong việc thể hiện những quan niệm này trong nghiên cứu, phê bình các tác gia, tác phẩm cụ thể của văn học Việt Nam hiện đại. Nguyên nhân của sự lựa chọn này chính là nhờ ở cảm quan nhạy bén và sự quan sát tinh tường cũng như sự kiên tâm của Vương Trí Nhàn trong quá trình nghiên cứu. Ông đã sớm nhận thấy nền văn chương nước nhà đến thời ông đã “hiện đại” thực sự. Đời sống văn học cho thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà sáng tác, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật và văn chương trở thành một nghề kiếm sống. Công chúng bạn đọc đã trở thành một lực lượng quan trọng, là đối tượng “tiêu thụ sản phẩm” đông đảo, kích thích sự phát triển của văn học như một yêu cầu tất yếu của một nền văn học hiện đại.

Vương Trí Nhàn là nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm đến vấn đề xác định thể loại. Ông đã từng phân biệt thế nào là kí sự, lịch sử tiểu thuyết, thế nào là truyện ngắn, phê bình, thế nào là phóng sự,… Ngay trong thể tài tiểu thuyết ông cũng cố gắng phân lọai một cách rõ ràng. Đối với các nhà văn, ông cũng xếp họ vào những loại nào thích ứng và nổi trội nhất của họ.

Nghiên cứu, phê bình văn học là công việc có tính chất đặc thù bởi kết quả của nó là sự kết hợp giữa tư duy khoa học chính xác và cảm hứng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Trong quá trình nghiên cứu, phê bình văn học và trong quan niệm học thuật của mình, Vương Trí Nhàn thường chú ý đến đặc thù của nghề văn, đến đặc trưng từng thể loại văn chương mà mình nghiên cứu. Vương Trí Nhàn quan tâm đến từng nét đặc thù trong phong cách của nhà văn có thực tài. Ông đánh giá cao những tác phẩm văn chương trong việc “hiện diện” với đương thời và “lưu lại” cho đời sau. Những thứ “văn chương bã mía” là một điều bất hạnh. Vương Trí Nhàn mong muốn vươn tới những “áng văn bất hủ”, “đến được sự tận thiện, tận mĩ” như một thứ quả quý.

Với tác phẩm Vương Trí Nhàn – Phê bình và Tiểu luận, ông đã bộc lộ những quan điểm đúng đắn về đặc trưng thể loại văn chương. Với ông, kí sự là thể tài xâm nhập cả vào các thể loại khác, hiện ra ở đủ mọi dáng vẻ khác nhau. Lí giải cho điều này, Vương Trí Nhàn đưa ra nhận định: “Bởi kí sự có thể đáp ứng nhiều yêu cầu đặt ra. Kí sự là thể văn thích hợp với những người vừa có cơ sở quan niệm vững chắc, lại vừa đi nhiều, xông xáo, thích quan sát, ham hố hiểu biết. Trên phương diện tư tưởng chung, kí có khả năng phát hiện được những cái mới trong đời sống, để thỏa mãn những mong mỏi của người đọc về mặt nhận thức, tư liệu” [Vương Trí Nhàn – Phê bình và Tiểu luận, tr11]. Và theo Vương Trí Nhàn: “đúng, hệt, giản dị và dựa vào lí trí mà xây dựng” chính là lí do để thể văn kí hôm nay có khả năng phát triển rất nhanh, vừa có sức xâm nhập vào các thể văn khác hết sức mạnh mẽ. Minh chứng cho những ưu thế vượt trội của thể kí, Vương Trí Nhàn đã đi sâu khảo sát những tác phẩm kí tiêu biểu như: Kí sự Cao Lạng (Nguyễn Huy Tưởng), Trận phố Ràng (Trần Đăng),… Vương Trí Nhàn tìm thấy ở mỗi tác phẩm kí có sự đan xem của những thể tài khác nhau như: tùy bút, bút kí chính luận, nhật kí,… Mỗi tác phẩm một dáng vẻ khác nhau. Có người chỉ dùng bút pháp đặc tả, có người lại dựng lên các nhân vật khá hoàn chỉnh, có người đan vào nhiều ý nghĩ. Nếu như ở nước ngoài, người ta có thể chồng chất cả thư từ, nhật kí và cả đủ các tư liệu khác. Phương thức rất nhiều, liều lượng lại nhân tâm tùy thích, mỗi người mỗi tác phẩm một vẻ riêng. Nhưng điều mà Vương Trí Nhàn muốn nói ở đây chính là mục đích, là quan niệm của người viết: cái quan trọng không phải là những điều mà nhà văn cảm nhận, suy xét, đánh giá mà theo ông, đó chính là đối tượng được nói tới. Tựu chung lại, nhà nghiên cứu phê bình Vương Trí Nhàn nhận định: “Sự thực là yếu tố hàng đầu mà thể kí nên hướng tới. Lí do của cái thực đó là một tình cảm trân trọng, một tình yêu sâu sắc với đối tượng, đến mức cảm thấy chỉ thế là đủ, không cần thêm gì vào nữa. Và để làm được điều đó, sự kiểm soát của lí trí đối với tình cảm và suy nghĩ phải chặt chẽ như một kỉ luật, đặng làm một thứ hàng rào ngăn cách

những “cái xác chủ quan” – chữ của Trần Đăng” [Vương Trí Nhàn – Phê

bình và Tiểu luận, tr15]. Do đó, Vương Trí Nhàn nhận thấy thể kí phù hợp

nhất với thời chiến.

Nếu như thơ để phát biểu cảm xúc, kí cũng là để phát biểu và nhất là để ghi chép sự kiện thì truyện ngắn là nơi để cho tất cả các cây bút sung sức nhất của chúng ta đến khoe sắc. Làm cho truyện ngắn đứng được, theo Vương Trí Nhàn chính là cái ý tứ chung của câu chuyện, điều định nói, đột ngột và quả quyết của tác giả. Goócki từng nhận xét truyện ngắn gần với tiểu luận và Vương Trí Nhàn cũng đồng suy nghĩ như vậy. Ông cho rằng: “có một lí do để truyện ngắn giai đoạn 1945 – 1946 gần với tiểu luận chính bởi vì đời sống đang ở những bước thay đổi quyết liệt, đòi hỏi mỗi người phải cam đảm để sống hết những quyết liệt ấy” [Vương Trí Nhàn – Phê bình và Tiểu luận, tr24]. Trong phạm vi cho phép, truyện ngắn cố gắng chăm chút cho sự hình thành và ảnh hưởng của vấn đề đặt ra hơn là các khâu hoàn thành nhân vật. Dù hoàn cảnh và nhân vật có được khắc họa kĩ lưỡng đến đâu, tự nó sẽ mất hết sức sống nếu thiếu đi sự soi rọi của vấn đề quán xuyến đó. Và không phải những lí sự vặt đâu mà toàn truyện ngắn là một phát biểu của tác giả trước một vấn đề nghiêm túc. Dẫn chứng cho đặc điểm này của thể tài truyện ngắn, Vương Trí Nhàn đưa ra ví dụ cụ thể: “Trận đói ghê gớm năm Dậu, nỗi khao khát của mỗi người, của cả xã hội muốn vượt lên trên đói kém, chết chóc để thay đổi mình, đó là cái tiếng nói của cuộc sống mà Nguyên Hồng nghe được trong những năm ấy. Trần Đăng thì cảm nghe thấy một cái gì đang giằng xé lòng mình, nỗi ao ước muốn chia tay với quá khứ, muốn tất cả hôm nay hãy dứt hẳn đi để đón lấy một cuộc sống mới” [Vương Trí Nhàn – Phê bình và

Tiểu luận, tr24].

Khi nhận diện thể truyện ngắn, Vương Trí Nhàn đã chú tâm vào sự tiến háo của nó về mặt thể tài. Trong bài viết Sự tiến hóa của truyện ngắn về mặt thể tài (in trong cuốn Vương Trí Nhàn, Phê bình và Tiểu luận, NXB Hội

nhà văn, HN, 2009), nhà nghiên cứu phê bình văn học Vương Trí Nhàn tìm thấy sự phát triển của thể tài này qua từng giai đoạn cụ thể. Nếu như ở những năm 1945 – 1946, truyện ngắn của chúng ta gần với tiểu luận thì tới những năm 1958 – 1963, truyện ngắn Việt Nam dựa trên cơ sở nhất trí về tư tưởng, đồng thời bút pháp cũng thay đổi, làm cho bức tranh chung thêm màu sắc. Ông đưa ra dẫn chứng: “Mùa cá bột của Đỗ Chu đưa vào đây là viết hồi 1963, từ đấy trở đi cho đến những năm 1967 – 1970, anh còn viết tiếp những

Phù sa, Ráng đỏ, làm nên một mạch truyện trữ tình, nó như một thứ hồi quang của truyện ngắn những năm 1964 trở về trước. Nói lên cái bỡ ngỡ đến lung trước một vẻ đẹp kì lạ mà mỗi người chưa từng biết tới – đó là trường hợp Mảnh trăng cuối rừng” [Vương Trí Nhàn – Phê bình và Tiểu luận, tr34] Nhận xét rằng truyện ngắn của chúng ta giàu chất thơ, theo Vương Trí Nhàn còn là chung chung. Ông nhận định: đã đến lúc nên nói sòng phẳng với nhau rằng chất thơ là như thế nào? Chất thơ Viêt Nam ra sao, từ đó có cách đánh giá về truyện ngắn cũng phải chăng hơn. Bên trong mỗi dòng truyện ngắn lại có vô số cách viết khác nhau, và giữa hai dòng (như một thứ truyện ngắn gần kí và một thứ truyện ngắn gần thơ) còn không biết bao nhiêu là khu vực nối tiếp, đủ chỗ cho những cây bút khác nhau nhất phô diễn vẻ đẹp riêng của mình. Và theo Vương Trí Nhàn, cái quan trọng nhất là chúng ta phải tìm ra một thứ mẫu số chung cho cả truyện, kí, thơ, nói rộng ra có thể coi là những nguyên tắc chung chỉ đạo việc tổ chức hình thức trong các tác phẩm văn học nghệ thuật của chúng ta. Có điều, hiện nay nhiều người mới tìm cách cảm nhận trong tiềm thức và làm theo thói quen, bảo ban nhau theo lối truyền khẩu; công việc khái quát còn phải đợi một thời gian nữa.

Mỗi tác giả đều có sở trường trong một thể loại nhất định. Chẳng hạn như, khi nói tới truyện ngắn, không ai không nhắc tới Nam Cao, khi đề cập tới tùy bút bạn đọc ngay tới Nguyễn Tuân, khi bàn về phóng sự người đọc liên tưởng tới Vũ Trọng Phụng, Tam Lang,… Tuy nhiên, nỗi ao ước của nhiều

người cầm bút vẫn là tiểu thuyết. Dù chỉ liếc qua nhiều cuộc đời văn học, chúng ta cũng có thể dễ dàng đồng ý với một nhận xét chung: rất nhiều nhà văn của chúng ta bắt đầu bằng cách viết thơ, làm thơ, rồi rất đông người từ thơ chuyển sang văn xuôi, và cái đích mà nhiều người nhất thiết phải đạt tới của một người viết văn xuôi chính là tiểu thuyết.

Tiểu thuyết, theo như M.Bakhtin, đó là “cái máy cái của văn học”. Tô Hoài cũng rất có lí khi cho rằng: “Không thể cho tiểu thuyết một nghĩa cố định, tiểu thuyết lúc nào cũng biến đổi và phát triển. Tiểu thuyết có khả năng tung hoành không bờ” [Vương Trí Nhàn – Phê bình và Tiểu luận, tr38]. Còn Vương Trí Nhàn có nhận định ra sao về thể loại này? Theo ông, xét trên phương diện bản thân thể loại, khả năng của tiểu thuyết gần như vô tận, nó không chịu bất cứ một qui phạm nào, nó luôn luôn là một cái nhìn mới mẻ đang hình thành. Vương Trí Nhàn cũng tìm thấy ở tiểu thuyết các sắc thái đa dạng.

Nếu như trong Nhà văn hiện đại quyển tư, Vũ Ngọc Phan phân chia tiểu thuyết trước cách mạng bao gồm: tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết truyền kì, tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết hoạt kê, tiểu thuyết tả chân, tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết trinh thám. Vương Trí Nhàn phê phán cách phân chia này của Vũ Ngọc Phan. Ông cho rằng: cách phân chia như vậy rắc rối và lấy những khái niệm như trên (phong tục, luận đề, truyền kì, phóng sự, hoạt kê, tả chân, xã hội, tình cảm, trinh thám) để phân chia tiểu thuyết thì không nên, chỉ nên dùng những khái niệm đó để nhấn mạnh sắc thái nổi bật ở tiểu thuyết này hay tiểu thuyết khác. Ông viện dẫn cho quan điểm của mình như sau:

“Vốn mạnh về tả chân, Tô Hoài thường đậm đà hơn cả trong những trang phong tục, rõ nhất là ở Đảo hoang. Cũng là Nguyễn Khải, trong khi

thuyết phiêu lưu, còn Cha và con và… lại có chất luận đề khá rõ” [Vương

Trí Nhàn – Phê bình và Tiểu luận, tr44].

Nhân Đường vui được xuất bản, phát biểu tại Hội nghị văn nghệ ở Việt Bắc kháng chiến, trong khi mọi người chỉ nói đến tùy bút thôi thì Nguyễn Tuân lại nói đến tiểu thuyết. Con người viết gì cũng ra tùy bút ấy không nói về sở trường của mình. Hướng về cái thể tài mà không ai bảo Nguyễn Tuân thông thạo, ông lên tiếng kêu gọi:

“Nhân nói đến tùy bút, tôi có ý kiến là chúng ta ghi chép tài liệu đã nhiều. Bây giờ là thời kì viết tiểu thuyết, đừng viết tùy bút nữa. Viết tiểu thuyết nhiều, chúng ta thấy ngại. Người thì cho đã viết phải toàn vẹn, phải hay. Có lẽ vì chúng ta hoặc lại quá tự miệt mình. Theo ý tôi, cứ nên viết tiểu thuyết đi” [Văn nghệ, số tranh luận 7 – 49]

Có lẽ vì biết Nguyễn Tuân cũng thích tiểu thuyết, cho nên sau này khi Sông Đà ra đời, muốn khen cho hết lời, Nguyên Ngọc liền nhấn mạnh đến cái chất tiểu thuyết của nó

“Khi khép lại trang sách cuối cùng, tôi có cái cảm giác vừa đọc xong một cuốn tiểu thuyết

… Anh đã nâng thể tùy bút, thể văn sở trường của anh lên một bước mới, tạo thành như là một thứ “tùy bút tiểu thuyết”” [Cảm tưởng đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân, Báo Văn học 23-9-1960]

Qua đó, Vương Trí Nhàn khẳng định rằng: giữa các thể loại văn học đều có sự giao thoa, sự phân chia tiểu thuyết thành các loại khác nhau hoàn toàn chỉ mang tính chất tương đối và tùy theo quan điểm của mỗi người. Nếu nhưu ở câu chuyện trên, Nguyễn Khải nhầm tiểu thuyết cảu mình là ghi chép (ghi – kí): nay Nguyên Ngọc lại gọi những trang văn xuôi tiêu biểu cho tùy bút của người khác bằng tiểu thuyết. Mỗi người biểu lộ sự kính trọng của

mình với tiểu thuyết theo một kiểu. Nhưng tựu chung lại, cả mấy câu chuyện có thực này cũng như nhiều câu chuyện khác mà Vương Trí Nhàn muốn đề cập tới ở đây đều chứng tỏ một điều mà bấy lâu nay chúng ta vẫn nói: tiểu thuyết là ở trong niềm mong mỏi của mọi người. Với nhiều cây bút văn xuôi, viết tiểu thuyết có nghĩa tài năng đã trưởng thành, nghề nghiệp đã chín, “võ nghệ” ít nhiều đã thuộc loại “cao cường”. Nhấn mạnh ưu thế của thể tài này, Vương Trí Nhàn đã mượn lời nhận định của một nhà văn Liên Xô để một lần nữa khẳng định lại quan điểm về thể loại tiểu thuyết của mình:

“Ở các nền văn học trẻ, văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết đang là một ngành chủ đạo, tác phẩm thơ ca mất đi sự ôm trùm vốn có của nó. Và đằng sau chữ tiểu thuyết kia, người ta hiểu (cả nhà văn và độc giả đều hiểu vậy) đây là một dấu hiệu của chất lượng” [Những vấn đề văn học, tiếng Nga, số 9 – 1971].

Ở văn học Việt Nam, các thể tài khá phong phú và đa dạng. Đặc trưng của từng thể loại là điều mà nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn muốn tìm hiểu, muốn đi sâu khai thác. Tuy không bàn sâu về nhiều thể loại nhưng những bài viết cũng như những nhận định của Vương Trí Nhàn về truyện ngắn, kí và tiểu thuyết sẽ phần nào giúp bạn đọc có cái nhìn đa chiều hơn, toàn vẹn hơn về các thể loại văn học..

2.5. Tiểu kết

Có thể nói, Vương Trí Nhàn đã dành nhiều tâm huyết của mình cho công tác lí luận phê bình văn học. Sự nghiệp phê bình của ông đã được đánh giá cao trên diễn đàn văn hóa, văn nghệ. Với các tập tiểu luận, phê bình của

Một phần của tài liệu Sự nghiệp phê bình văn học của vương trí nhàn (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w