1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Quan điểm triết học về tôn giáo và sự vận dụng của đảng trong quá trình phát triển đất nước

23 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 114,5 KB

Nội dung

Cũng bởi vì tôn giáo nằm trong một bộ phận cấu thànhnên xã hội này nên cùng với sự thay đổi của loài người mà tôn giáo cũng cónhững sự biến đổi dù là về nội dung hay là về hình thức.. Tô

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

Chương 1 BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC, CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO

4

1.1 Bản chất của tôn giáo 4

1.2 Nguồn gốc của tôn giáo 5

1.3 Chức năng xã hội của tôn giáo 6

1.3.1 Thời kì đầu: hình thành và phát triển dưới tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm 7

1.3.2 Thời kì đã hình thành xã hội loài người có giai cấp 7

Chương 2 NHŨNG MẶT TRÁI CỦA TÔN GIÁO 10

2.1 Sai lầm trong nhận thức 10

2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội 10

2.2.1 Những ảnh hưởng do chính bản thân tôn giáo gây ra 10

2.2.2 Những ảnh hưởng do tôn giáo bị lợi dụng bởi các thế lực khác 11

Chương 3 TÔN GIÁO TRONG THẾ KỈ XXI 13

3.1 Sự phát triển của các loại tôn giáo 13

3.2 Sự phát triển tôn giáo ở Việt Nam 14

Chương 4 SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC 17

4.1 Quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo 17

4.2 Sự vận dụng của Đảng 19

Trang 2

KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống những năm đầu tiên của một thiên niên kỉ mới: thiênniên kỉ thứ 3 Xã hội loài người đã có những bước tiến vô cùng to lớn trongtất cả mọi mặt: Kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật Trong một

xã hội như vậy có một bộ phận không thể thiếu được, bởi nó chính là một bộphận cấu thành nên thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở của một xã hội, đóchính là tôn giáo

Tôn giáo một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất

nó luôn luôn mới mẻ Cũng bởi vì tôn giáo nằm trong một bộ phận cấu thànhnên xã hội này nên cùng với sự thay đổi của loài người mà tôn giáo cũng cónhững sự biến đổi dù là về nội dung hay là về hình thức Tôn giáo - một hiệntượng xã hội phức tạp, chỉ có thể giải thích nó một cách khách quan khoa họcdựa trên những quan niệm của nền tảng Triết học duy vật về lịch sử, cũng nhưnhận thức duy vật khoa học Tôn giáo là một hình thức phản ánh hư ảo, xuyêntạc đời sống hiện thực và đã ra đời cách đây hàng chục nghìn năm nhưngngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trên thế giới, tôngiáo có sự phát triển đa dạng về hình thức và rộng lớn về quy mô Vì vậydường như không thể giải quyết vấn đề tôn giáo một cách đơn thuần về mặtnhận thức xã hội

Mặt khác vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội ngày càng thể hiện

rõ nét, tôn giáo tham gia vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần, các tôngiáo lớn thường không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong phạm vi một quốc giariêng lẻ mà tầm ảnh hưởng còn mang tính quốc tế

Một số học giả phương Tây còn cho rằng trong thế kỉ tới cuộc đấu tranhtrong ý thức hệ không còn nữa mà chuyển sang đấu tranh tôn giáo

Trang 4

Trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay, vấn đề tôn giáohiện nay đã được Đảng và Nhà nước ta xem xét, đánh giá lại trên quan điểmkhách quan hơn, không xoá bỏ một cách duy ý chí như trước nữa mà nhìnnhận trên quan điểm phát huy những mặt tích cực, gạt bỏ những mặt tiêu cựctrong các tôn giáo, đặc biệt là các chỉ thị về tôn giáo, hay quan điểm của các

tôn giáo hiện nay là: sống tốt đời đẹp đạo Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Quan

điểm triết học về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng trong quá trình phát triển đất nước”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo

- Nghiên cứu bản chất và xu hướng phát triển của nó trong thế kỉ XXI

- Sự vận dụng của Đảng trong quá trình phát triển của đất nước

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Những quan niệm cơ bản của triết học về tôn giáo và sự vận dụng vấn đề

đó của Đảng vào quá trình phát triển đất nước

5 Phương pháp nghiên cứu

Phân tích và tổng hợp tài liệu, so sánh và hệ thống hoá kiến thức

Trang 5

Chương 1 BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC, CHỨC NĂNG

CỦA TÔN GIÁO

1.1 Bản chất của tôn giáo

Dựa trên cơ sở của quan niệm duy vật về lịch sử, cũng như những quanniệm của C Mác về tôn giáo, Ph Ănghen đã đưa ra một định nghĩa có tínhchất kinh điển từ góc độ triết học về tôn giáo như sau: “Nhưng tất cả mọi tôngiáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc con người - của nhữnglực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánhtrong đó những lực lượng ở trần thế đó mang hình thức những lực lượng siêutrần thế” Định nghĩa này không những chỉ ra được bản chất của tôn giáo màcũng chỉ ra con đường hình thành ý thức hay niềm tin tôn giáo Ở định nghĩatrên chúng ta thấy rằng, Ph Ănghen tiếp tục luận điểm cho rằng con ngườisáng tạo ra tôn giáo (tất nhiên con người ở đây là con người của hiện thực lịchsử) Sự sáng tạo ra tôn giáo của con người được thực hiện thông qua conđường nhận thức Chủ thể tạo ra tôn giáo là con người, đối tượng của sự phảnánh mà con người sáng tạo ra tôn giáo là sức mạnh ở bên ngoài thống trị cuộcsống hàng ngày của con người, cùng phương thức nhận thức để tạo ra tôngiáo là phương thức hư ảo Với chủ thể, đối tượng và phương thức của nhậnthức như trên kết quả là con người tạo ra cai siêu nhiên thần thánh trong đầu

óc của mình thuộc lĩnh vực ý thức, niềm tin

Định nghĩa của Ph Ănghen về tôn giáo tuy là định nghĩa có tính chấtbao quát về hiện tượng tôn giáo, là định nghĩa rộng cùng đó chỉ ra cái đặctrưng, cái bản chất của tôn giáo đó là niềm tin hay thế giới quan hoang đường

hư ảo của con người Sự ra đời hiện tượng tôn giáo với bản chất như trên là

Trang 6

tất yếu khách quan, bởi khi con người bị bất lực trước sức mạnh của thế giớibên ngoài thì con người cần đến tôn giáo nhằm bù đắp cho sự bất lực ấy Điều

đó cũng có nghĩa là bản chất của tôn giáo được thể hiện rõ nhất thông quachức năng đền bù hư ảo của nó

1.2 Nguồn gốc của tôn giáo

Lênin đã gọi toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm nảysinh niềm tin tôn giáo là những nguồn gốc của tôn giáo Nguồn gốc đó baogồm: Nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lý

Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân và điềukiện khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện nhữngniềm tin tôn giáo Trong đó có một số nguyên nhân và điều kiện gắn với mốiquan hệ giữa con người với con người Chúng ta thấy rằng, sự thống trị của tựnhiên đối với con người không phải được quyết định bởi những thuộc tính vàquy luật của bản thân giới tự nhiên mà được quyết định bởi tính chất mốiquan hệ của con người với tự nhiên, nghĩa là bởi sự phát triển kém của lựclượng sản xuất xã hội mà trước hết là công cụ lao động Như vậy không phảibản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo mà là mối quan hệ đặc thù của conngười với tự nhiên, do trình độ sản xuất quyết định Trong tất cả các hình thái

xã hội trước Cộng sản chủ nghĩa, những mối quan hệ xã hội đó phát triển mộtcách tự phát Những quy luật phát triển của xã hội biểu hiện như là những lựclượng mù quáng, trói buộc con người và ảnh hưởng quyết định đến số phậncủa họ Những lực lượng đó trong ý thức con người được thần thánh hoá vàmang hình thức của những lực lượng siêu nhiên

Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cũng như mọi ý thức sai lầm chính là

sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người (hay

Trang 7

hình thức chủ quan của nó), biến nó thành cái khung của nội dung kháchquan, khung của cơ sở “thế gian”, nghĩa là thành cái siêu nhiên thần thánh.Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo theo Phoi-ơ-bắc không chỉ bao gồmnhững tình cảm tiêu cực (sự lệ thuộc, sợ hãi, không thoả mãn, đau khổ, côđơn, …) mà cả những tình cảm tích cực (niềm vui, sự thoả mãn, tình yêu, sựkính trọng, …) không chỉ những tình cảm, mà cả những điều mong muốn,ước vọng, nhu cầu khắc phục những tình cảm tiêu cực muốn được đền bù hưảo.

1.3 Chức năng xã hội của tôn giáo

Chủ nghĩa Mác cho rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội, nguồn gốccủa nó là ở trong những điều kiện tồn tại vật chất của xã hội trong những giaiđoạn phát triển xã hội nhất định, nghĩa là ở các mối quan hệ hạn chế của conngười trước những sức mạnh tự nhiên và đối với nhau Sự bất lực của conngười trước những sức mạnh tự nhiên và xã hội đã nảy sinh ra nhu cầu đền bù

sự hạn chế của các mối quan hệ hiện thực, quan hệ “trần gian” - thế giới bênkia Và thế có thể gọi chức năng đền bù hư ảo là chức năng chủ yếu và đặcthù của tôn giáo

Luận điểm nổi tiếng của C Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”

đã làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo Giống như thuốc phiện, tôn giáo đãtạo ra cái vẻ bề ngoài của “sự làm nhẹ” tạm thời nỗi đau khổ của con người,

an ủi cho những mất mát, những thiếu hụt hiện thực của đời sống con người,đồng thời gây ra những tác động có hại đối với con người khi tạo ra ở họ nhucầu thường xuyên tách khỏi hiện thực, tiêm nhiễm cho họ những quan niệmphản khoa học

Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, tôn giáo thậm chí có thể là chỗ dựatinh thần cho những ước muốn chân chính của quần chúng bị áp bức, phục vụ

Trang 8

cho lợi ích của họ Ví dụ nó đã từng làm vỏ bọc tư tưởng của các phong trào

xã hội tiến bộ Nhưng ở đây nó vẫn không hề mất chức năng đền bù hư ảo, vỏhạt nhân cơ bản của các tôn giáo - niềm tin vào cái siêu nhiên - luôn luôn gâytác động kìm hãm đối với tính tích cực của quần chúng, chuyển hướng niềmtin và sự nỗ lực của họ vào con đường hư ảo Chính vì vậy Lê nin đã nhấnmạnh: “Tôn giáo là thuốc phiện đối với nhân dân - câu nói đó của C Mác làhòn đá tảng của toàn bộ quan điểm của chủ nghĩa Mác trong vấn đề tôn giáo

1.3.1 Thời kì đầu: hình thành và phát triển dưới tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm

Có thể nói ngay từ khi xuất hiện loài người trên trái đất này thì tôn giáocũng xuất hiện theo Như Lênin đã viết: sự sợ hãi đã tạo ra thần linh, conngười từ thưở đầu sơ khai vô cùng nhỏ bé và yếu ớt, họ cảm thấy kinh sợtrước sức mạnh của tự nhiên Trong thế giới quan của họ thiên nhiên được caiquản bởi các vị thần: thần sấm, thần mưa, thần gió được phác hoạ trong cáccuốn Kinh thánh hay các cuốn sách như: Thần thoại Hi lạp, hay các sách kinhcủa các đạo Hinđu (đạo của người ấn) Ví dụ như đạo Hinđu là một hệ thốngtôn giáo - tín ngưỡng - triết học Tôn giáo này quan niệm các vị thần cai quảnthế giới này như Indra (thần Sấm), Surya (thần Mặt trời), Varu (thần Gió),Agni (thần Lửa), Varuna (thần Không trung) Con người không hề có sựtác động gì đối với thế giới họ đang sống do đó chỉ có cúng tế kêu cầu thì conngười mới được thần linh phù hộ trong mọi công việc

Chính vì vậy mà trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì:

sự bất lực của con người trước những sức mạnh tự nhiên là nguyên nhân làmnảy sinh và tái hiện tôn giáo Tôn giáo khi đó là một phần trong đời sống conngười bởi nó đã bao gồm những sức mạnh nằm bên ngoài con người và đượcphản ánh vào trong thế giới quan của con người

1.3.2 Thời kì đã hình thành xã hội loài người có giai cấp

Trang 9

Cho đến khi con người thoát khỏi thời kì sơ khai, và đã có sự hìnhthành một xã hội loài người rõ rệt thì con người lại trở nên bất lực trước chínhnhững vấn đề của xã hội đó gây ra cho họ Họ tin vào những con người có sứcmạnh toàn năng có thể che chở cho họ và đem lại cho họ cuộc sống hạnhphúc và họ tôn sùng những con ngươi đó một cách tuyệt đối: đó có thể làChúa Giê-su (đạo Thiên chúa), Thánh Allah (đạo Hồi) hay Đức Phật Thích ca(đạo Phật), khi đó tôn giáo bắt đầu được hình thành một cách rõ rệt Điều đó

ta có thể cho là tất nhiên: yếu thì cần phải được che chở, nhưng xét trên quanđiểm duy vật biện chứng thì đó lại là một sai lầm: đó là sự tuyệt đối hoá, sựcường điệu một mặt nào đó của năng lực nhận thức, làm cho nhận thức củacon người xa rời thế giới hiên thực dẫn đến sự phản ánh sai lầm, hư ảo thếgiới đó Xét về mặt nhận thức và xét trên cặp phạm trù tất nhiên-ngẫu nhiên tacũng có thể hiểu một phần nào về sự hình thành tôn giáo: đó là do khi xã hộichưa phát triển con người vẫn còn nghèo đói và nhận thức của con người về

tự nhiên vẫn còn hạn hẹp thì sự ra đời của tôn giáo như một điều tất nhiênbởi mỗi tôn giáo đều có những tư tưởng riêng về giới tự nhiên cũng như conngười Con người là một trong “vạn vật ” nhưng đồng thời chính nó lại là quýgiá nhất trong toàn bộ thế giới “vạn vật” Con người là một sinh vật có nămbẩm tính tự nhiên Đó là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín “Nhân - là lòng nhân ái, khácvới bất nhân ở chỗ không phải là người có tâm ác” Điều đó có nghĩa là biếtthương người, yêu người Nghĩa - là chính nghĩa đồng thời cũn là nghĩa vụ,tức là thực hiện bổn phận của mình Lễ - là lễ độ cách cư xử tức là tuân theođạo để trưởng thành Trí - là sự hiểu biết, tức là quan sát và nhận thức sâu,không lầm lẫn Tín - là lòng chân thành, là tính chân thực tức là nhất mựctrung thành với một ai hoặc một việc gì đó mà không dao động, nghiêng ngả.Nếu nói sự ra đời của tôn giáo là một hiện tượng thì bản chất của nó cũng chỉphản ánh sự yếu ớt của con người trước những vấn đề của tự nhiên và xã hội,

Trang 10

bởi hầu hết các tôn giáo đều quan niệm đều coi bản thân con người là thực sựyếu ớt và nhỏ bé và luôn có một sức mạnh siêu nhiên nào đó để họ cầu cứu:Chúa trời, Thánh Alla, Đức Phật, như đã nói ở trên.

Trang 11

Chương 2 NHŨNG MẶT TRÁI CỦA TÔN GIÁO

2.1 Sai lầm trong nhận thức

Chính do sự sai lầm như đã nói ở trên, mà tôn giáo có ảnh hưởng khátiêu cực đối với sự phát triển hoàn chỉnh của hình thái kinh tế xã hội Xét vềmặt triết học trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, con ngườiluôn sử dụng nhận thức của mình để cải tạo xã hội ngày càng trở nên tốt đẹphơn, thì trong thế giới quan tôn giáo con người lại chẳng có tác dụng gì trongviệc cải biến thế giới Đạo Phật quan niệm đời là bể khổ nên chủ trương lánhđời để tự tu thân mong giải thoát khỏi cõi khổ đau để đạt tới cõi Niết bàn làtượng trưng cho sự siêu thoát, còn tu thân nhằm mục đích vượt ra khỏi nhữngtồn tại nhơ bẩn để trở thành giọt nước trong, không vương vấn gì trần thế.Đạo thiên Chúa quan niệm Chúa đã tạo nên tất cả và con người phải nghetheo lời Chúa dạy, tất cả đã được ghi trong Kinh thánh con người của tôn giáo

là con người nhỏ bé và họ luôn phải tìm kiếm sức mạnh ở bên ngoài conngười họ

2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội

Trong đề mục này tôi chỉ muốn nhấn mạnh vào những ảnh hưởng tiêucực xuất phát từ những nhận thức sai lầm của thế giới quan tôn giáo

2.2.1 Những ảnh hưởng do chính bản thân tôn giáo gây ra

Như ở trên đã nói thì con người trong thế giới quan tôn giáo là vô cùngnhỏ bé chính vì vậy con người không hề có tác dụng trong việc cải biến xãhội Nếu chỉ con người chỉ nhận thức thế giới dưới thế giới quan tôn giáo thìchắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ không bao giờ được như ngày nay mà

Trang 12

chúng ta sẽ mãi mãi chỉ là những sinh vật nhỏ bé và chịu ảnh hưởng hoàntoàn của các sức mạnh tự nhiên.

Ở phương Tây đã có một thời Thiên chúa giáo chi phối hoàn toàn nhậnthức của con người Khi đó những ai đi ngược lại những suy nghĩ của đạoThiên chúa đều phải nhận lấy những hình phạt nặng nề, như Galile chứngminh được rằng Trái đất quay xung quanh mặt trời nhưng nhà thờ lại quanniệm rằng trái đất là trung tâm và mặt trời phải quay quanh trái đất và kết cục

là Galile đã phải lĩnh án hoả thiêu

Chính vì thế giới quan tôn giáo có sự sai lệch như vậy nên sự sai lầmtrong nhận thức của những người theo đạo là một điều tất nhiên Tuy đã bướcsang thế kỉ XXI thế kỉ của văn minh, nhưng chỉ mới chỉ trước cái khoảnhkhắc mà chúng ta đang sống một thời gian ngắn thôi đã có những quan niệmhết sức sai lầm: tiêu biểu nhất là quan niệm về ngày tận thế (khi con ngườibước vào thế kỉ mới) khiến cho rất nhiều người phải chết oan bởi những vụ tựsát tập thể vì một viễn cảnh được cứu rỗi, được đến với Chúa khi bước sangthế giới bên kia

Cũng chính bởi nhận thức sai lệch mà trong một số giáo phái xuất hiệnnhững tư tưởng rất cực đoan: như vụ đầu độc bằng khí độc tại ga tàu điệnngầm của giáo phái Aum mấy năm trước tại Nhật Bản, hoặc những vụ khủng

bố của những phần tử Hồi giáo cực đoan như vụ khủng bố 11/9 tại trung tâmthương mại thế giới Mỹ vừa rồi của những phần tử này mà cầm đầu là BinLaden

2.2.2 Những ảnh hưởng do tôn giáo bị lợi dụng bởi các thế lực khác

Cũng chính bởi tôn giáo là một bộ phận cấu thành xã hội nên nó làphương tiện để người ta sử dụng nó cho các mục đích khác Chúng ta hẳn cònnhớ những vụ xây chùa giả rầm rộ ở chùa Hương để nhằm mục đích bòn rútnhững đồng tiền thành tâm của các tín đồ, rồi những trò nhảm nhí như lên

Ngày đăng: 14/04/2016, 15:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, NXB Văn hoá thông tin, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
[2] Triết học Mác - Lênin, NXB thống kê, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Mác - Lênin
Nhà XB: NXB thống kê
[3] Tạp chí Triết học, tháng 9 năm 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Triết học
[4] Almanach những nền văn minh thế giới, NXB Văn hoá thông tin, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Almanach những nền văn minh thế giới
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
[5] Chủ nghĩa duy vật lịch sử Lý luận và vận dụng, NXB sách giáo khoa Mác - Lênin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa duy vật lịch sử Lý luận và vận dụng
Nhà XB: NXB sách giáo khoa Mác- Lênin

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w