1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ quan điểm của v i lênin về tôn giáo và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam hiện nay

93 286 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 524,5 KB

Nội dung

Từ vai trò và vị trí quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo: Quan điểm về tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong hệ thống lý luận của V.I.Lênin đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Kế thừa và phát triển sáng tạo những tư tưởng về tôn giáo trong lịch sử, mà trực tiếp là quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã xây dựng quan điểm về tôn giáo hết sức cách mạng và khoa học. Đặt biệt, quan điểm về thái độ và con đường đấu tranh chống tôn giáo đã được V.I.Lênin và Đảng Bốnsêvích vận dụng giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo ở Nga, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Tháng Mười năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau này.

Trang 1

MỤC LỤC Trang

Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ TÔN GIÁO 111.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành, phát triển quan

1.2 Nội dung quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về tôn giáo 221.3 Ý nghĩa quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo 38

Chương 2: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG QUAN

ĐIỂM V.I.LÊNIN VỀ TÔN GIÁO HIỆN NAY 42

2.1 Quá trình vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo

của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI đến nay 422.2 Một số yếu tố tác động và định hướng cơ bản nâng cao

hiệu quả vận dụng quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo ởViệt Nam hiện nay

Từ vai trò và vị trí quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo: Quan điểm về tôn

giáo là một bộ phận quan trọng trong hệ thống lý luận của V.I.Lênin đến nay

Trang 2

vẫn còn nguyên giá trị Kế thừa và phát triển sáng tạo những tư tưởng về tôngiáo trong lịch sử, mà trực tiếp là quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen,V.I.Lênin đã xây dựng quan điểm về tôn giáo hết sức cách mạng và khoa học.Đặt biệt, quan điểm về thái độ và con đường đấu tranh chống tôn giáo đãđược V.I.Lênin và Đảng Bốnsêvích vận dụng giải quyết đúng đắn vấn đề tôngiáo ở Nga, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Tháng Mườinăm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau này Đếnnay, những quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo vẫn có ý nghĩa lý luận, thựctiễn sâu sắc, vẫn là những định hướng quan trọng để các Đảng Cộng sảnnghiên cứu, vận dụng vào giải quyết vấn đề tôn giáo ở các nước trong trongđiều kiện lịch sử mới.

Từ thực trạng quá trình vận dụng quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo của Đảng ta hiện nay Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước,

nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội nói chung trong đó có lý luậnV.I.Lênin về tôn giáo ngày càng sáng rõ hơn Hệ thống quan điểm, chínhsách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo ngày càng hoàn thiện, từngbước giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo Chính đường lối, chính sách tôngiáo đúng đắn đã góp phần đưa sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước giànhđược những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử

Tuy nhiên, cạnh những kết quả đã đạt được là không thể phủ nhận, quátrình nhận thức và vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo còn bộc lộnhiều hạn chế, bất cập, nhiều vấn đề thực tiễn tôn giáo ở nước ta đã và đangđặt ra cần phải nghiên cứu giải quyết trước sự phát triển của tình hình thựctiễn và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới

Trước sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng hiện nay, đòi hỏi Đảng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để hoàn thiện quan điểm, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Hiện nay, tình hình thế giới đã và đang có những chuyển biến phức tạp, khó

Trang 3

lường; sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang đứng trước những thời cơ đan xenvới nhiều nguy cơ và thách thức mới Trong khi đó, thực tiễn tín ngưỡng, tôngiáo đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi lý luận và chính sách tôngiáo phải giải quyết

Thêm vào đó, các thế lực thù địch đã và đang tăng cường thực hiệnchiến lược “Diễn biến hoà bình”, với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, trong

đó lợi dụng hoạt động tôn giáo làm ngòi nổ, tạo nguyên cớ nhằm chống phá

sự nghiệp cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta, gây cảntrở lớn đối với công cuộc đổi mới đất nước

Cho nên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần tăng cường nghiên cứu lýluận chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo nóiriêng, luận giải một cách sâu sắc cơ sở khoa học để vận dụng vào giải quyếtđúng đắn vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với đời sống xã hội; vôhiệu quả việc kẻ thù lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng ở ViệtNam; tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;làm cơ sở để quán triệt và thực hiện tốt quan điểm, chính sách tín ngưỡng, tôn

giáo của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới Vì vậy, Đại hội XII của Đảng

xác định cần phải tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để “Tiếp tụchoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo…” [11, tr.165]

Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Quan điểm của V.I.Lênin

về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay” làm

luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học là vấn đề có ýnghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn

1.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Về vấn đề tôn giáo luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vàđến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tôn giáo được công

Trang 4

bố Trong đó, có thể kể ra một số công trình và bài viết về quan điểm củaV.I.Lênin về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

* Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo

Ở nước ta, đã có nhiều công trình, ấn phẩm, bài viết nghiên cứu tưtưởng của V.I.Lênin về các vấn đề chính trị - xã hội, về tôn giáo và sự vậndụng của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới các góc độ khác nhau, tiêu biểu như:

Tiến sĩ Phan Thanh Khôi chủ nhiệm đề tài (2000), Nghiên cứu một số tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin trên cơ sở nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội khoa học, Ban đề tài đã đề cập đến tư tưởng của

V.I.Lênin về nhiều vấn đề lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó cóbàn về vấn đề tôn giáo

Tiến sĩ Lê Đại Nghĩa (2002), trong bài báo Lênin bảo vệ và phát triên

tư tưởng của Mác, Ăngghen về tôn giáo, đã làm rõ sự phát triển tư tưởng

V.I.Lênin về tôn giáo, giải quyết vấn đề tôn giáo; vận dụng trong giải quyếtvấn đề tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội và ở Việt Nam

Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 145 năm ngày sinh V.I.Lênin

(2015), Phát triển và vận dụng sáng tạo di sản tư tưởng V.I.Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong ấn phẩm này, các bài tham luận hội thảo của

các nhà khoa học có nghiên cứu tư tưởng V.I.Lênin về tôn giáo Có một sốbài viết đã phân tích làm rõ giá trị tư tưởng V.I.Lênin về tôn giáo cũng nhưcác nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

Tiến sĩ Lê Văn Lợi (2016), trong bài báo Tư tưởng V.I.Lênin về tôn giáo trong thực tiễn Việt Nam hiện nay, tác giả đã đưa ra tư tưởng, quan điểm

V.I.Lênin về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam để giảiquyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam

* Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 5

GS.TS Đỗ Quang Hưng (2005) Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, tác giả đã làm rõ các nội dung, như: Bối cảnh thế

giới và trong nước của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam thế kỷ XX; chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và bước khởi đầu nhận thức vềvấn đề tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự phát triển quan điểm về tôngiáo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1945 đến nay

Trần Thanh Giang (2008), Quá trình đổi mới nhận thức về vấn đề tôn giáo

và việc hoàn thiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Triết học, Số 9 (208) Bài viết đã khẳng định quá trình đổi mới tư duy

của Đảng ta về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ đổi mới dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…

Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân 2008 Cuốn sách cũng

đã khẳng định giá trị và sự cần thiết bổ sung, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có vấn đề tôn giáo

Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991-2011), Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, 2010 của Cương lĩnh năm 1991 qua các nhiệm kỳ đại hội Tổngkết, đánh giá những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của 20 nămthực hiện Cương lĩnh năm 1991 Những vấn đề lớn trong bổ sung, phát triểncương lĩnh năm 1991 (trong đó có đánh giá về quá trình vận dụng quan điểmchủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam)

Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2011, cuốn sách đã đánh giá quá trình đổi mới tư

duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay trên tất cả cáclĩnh vực trong đó có vấn đề tôn giáo, từ đó khẳng định những thành tựu trongquá trình nhận thức và vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về tôn giáo ở nước ta

Trang 6

Một số vấn đề về lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà nội - Sự

thật, 2015 Cuốn sách đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trìnhnhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta,trong đó có lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáotrong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ

*Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vai trò Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta

Tiến sĩ Lê Đại Nghĩa (2001), Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội Đề tài

tác giả đã làm rõ: Thực chất ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đến đời sốngtinh thần quân nhân; những yếu tố tác động, thực trạng tín ngưỡng tôn giáotrong quân đội Sau khi phân tích thực trạng, chỉ rõ xu hướng, yêu cầu kháchquan phải khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo đến đờisống tinh thần quân nhân, tác giả đề xuất định hướng và giải pháp cơ bảnkhắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo đến đời sống tinh thầnquân nhân ở đơn vị cơ sở hiện nay

Tiến sĩ Nguyễn Như Trúc (2006), Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay,

Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội Luận án đã trìnhbày: quan niệm về vai trò của quân đội trong công tác vận động đồng bào cótôn giáo ở Tây Nguyên Từ đó, tác giả phân tích và chỉ ra định hướng pháthuy vai trò quân đội trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyênhiện nay Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra các giải pháp cơ bản để phát huy vai tròcủa quân đội trong vận động đồng bào tôn giáo ở Tây Nguyên

Như vậy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu quan điểmV.I.Lênin về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới

Trang 7

nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau:

Có các công trình nghiên cứu về những đóng góp của V.I.Lênin trongviệc chỉ ra nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, những nguyên tắc giải quyết vấn

đề tôn giáo…;

Có công trình nghiên cứu về đường lối, quan điểm, chính sách tôn giáocủa Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như sự vận dụng quan điểm của chủnghĩa Mác – Lênin để giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam;

Có công trình nghiên cứu vai trò của quân đội trong thực hiện quanđiểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta

Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách

hệ thống, toàn diện quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo và sự vận dụng củaĐảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, nhất là dưới góc độ luận án, luận văn,chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải một số vấn đề cơ bản quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo và

sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đề xuất một số địnhhướng nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về tôngiáo ở nước ta giai đoạn hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành, phát triển quan điểm củaV.I.Lênin về tôn giáo;

- Làm rõ nội dung, ý nghĩa quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo và sựvận dụng, phát triển sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội Đảng

VI đến nay;

- Đề xuất định hướng cơ bản nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểmcủa V.I.Lênin về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Trang 8

Quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộngsản Việt Nam hiện nay.

* Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về tôn giáothông qua một số tác phẩm tiêu biểu của Người và sự vận dụng quan điểm củaV.I.Lênin về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng tổng hợp các phươngpháp nghiên cứu tác phẩm kinh điển và lịch sử tư tưởng; phương pháp nghiêncứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng kết hợp cácphương pháp: lịch sử và lôgíc; phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng

hợp và phương pháp chuyên gia… để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài đặt ra.

6 Ý nghĩa của luận văn

Trang 9

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trongnghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các nhà trường trong và ngoài quân đội vềcác nội dung liên quan.

7 Kết cấu của luận văn

Gồm phần mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục và các công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu

Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ TÔN GIÁO

Trang 10

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành, phát triển quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo

Cũng như mọi học thuyết khoa học khác, quan điểm của V.I.Lênin vềtôn giáo chính là sự kế thừa những quan điểm, tư tưởng về tôn giáo trong lịch

sử, mà trực tiếp là những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo.Những quan điểm về tôn giáo của C.Mác và Ph.Ăngghen đã được V.I.Lêninnghiên cứu, vận dụng, bổ sung và phát triển trong điều kiện thực tiễn của thếgiới và nước Nga vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, để xâydựng thành một hệ thống lý luận cách mạng và khoa học

1.1.1 Cơ sở lý luận hình thành, phát triển quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo

C.Mác và Ph.Ăngghen trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý củacác nhà tư tưởng đi trước đã nghiên cứu để tìm ra quan điểm đúng đắn về tôngiáo như chỉ ra nguồn gốc, bản chất, chức năng xã hội của tôn giáo cũng nhưnguyên tắc, phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo

Một là, về nguồn gốc của tôn giáo

Đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử C.Mác và Ph.Ăngghenkhẳng định, tôn giáo ra đời không phải từ hư vô, tôn giáo xuất hiện từ chínhđời sống hiện thực của xã hội loài người, từ chính nhận thức và tâm lý tìnhcảm của con người

Về nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo: C.Mác và Ph.Ăngghen đã

luận giải rằng nguồn gốc quan trọng nhất của tôn giáo chính là điều kiệnkinh tế – xã hội Để tồn tại và phát triển, con người không ngừng chinh phục

tự nhiên để tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình Nhưng do trình độ vàkhả năng cải tạo tự nhiên còn thấp kém, con người luôn cảm thấy yếu đuối,bất lực trước các hiện tượng tự nhiên và đã gắn cho tự nhiên những sứcmạnh huyền bí Đặc biệt, khi xã hội có sự phân chia và áp bức giai cấp thìcác mối quan hệ xã hội càng phức tạp, một bộ phận người dân rơi vào tình

Trang 11

thế cùng quẫn, bất lực trước các thế lực thống trị Đó cũng là nguyên nhânquan trọng khiến người ta tìm đến và dựa vào sự che chở của tôn giáo.Ph.Ăngghen viết:

Trong những thời kỳ đầu của lịch sử chính những lực lượng thiên nhiên

là những cái trước tiên được phản ánh như thế, và trong quá trình pháttriển hơn nữa thì ở những dân tộc khác nhau, những lực lượng thiênnhiên ấy đã được nhân cách hóa một cách hết sức nhiều vẻ và hết sứchỗn tạp Nhưng chẳng bao lâu, bên cạnh những lực lượng thiên nhiênlại còn có cả những lực lượng xã hội tác động - những lực lượng nàyđối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểuđược đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giốngnhư bản thân những lực lượng tự nhiên vậy [34, tr.437]

Về nguồn gốc nhận thức: Tôn giáo nảy sinh còn từ nhận thức chưa

đúng đắn về hiện thực khách quan của con người, họ đã tưởng tượng và nhâncách hoá các hiện tượng của tự nhiên và xã hội thành một lực lượng thần bí.Ph.Ăngghen viết: “Tôn giáo sinh ra trong một thời đại hết sức nguyên thủy, từnhững khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thủy của con người về bản chất củachính họ và về giới tự nhiên bên ngoài, xung quanh họ” [36, tr.445]

Về nguồn gốc tâm lý tình cảm: Từ tác động của các yếu tố kinh tế - xã

hội, cùng với quá trình nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn hiện thực kháchquan đã gây ra sự sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, con ngườicần có một lực lượng siêu nhiên để an ủi, che chở… đó cũng chính là cơ sở đểtôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển

Hai là, về bản chất và ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội

Về bản chất của tôn giáo: Trên cơ sở phân tích nguồn gốc của tôn giáo,

C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định bản chất tôn giáo, đó là một hình thái ýthức xã hội phản ánh “lộn ngược”, “hoang đường” thế giới khách quan; thểhiện sự bất lực của con người trước hiện thực C.Mác và Ph.Ăngghen chorằng: “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào

Trang 12

đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sốnghàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thếmang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [34, tr.437]

Trong Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác đã viết: “Sựnghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sựphản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo là tiếng thở dài củachúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó làtinh thần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện củanhân dân” [34, tr.570] Chính vì bản chất của tôn giáo là sự phản ánh hoangđường hiện thực khách quan, thể hiện sự bế tắc, bất lực của con người trướcsức mạnh của tự nhiên và xã hội Cho nên, tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến sựtồn tại và phát triển của xã hội loài người

Về ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội Tôn giáo làm cho con

người không nhận thức đúng đắn về hiện thực và chính bản thân mình, làm chocon người sống an phận, cam chịu, phó mặc số phận của mình cho lực lượngsiêu nhiên Đặc biệt, trong xã hội có đối kháng giai cấp, tôn giáo bị giai cấpthống trị lợi dụng trở thành công cụ để đàn áp, nô dịch quần chúng Tuy nhiên,câu nói “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉ muốn khẳngđịnh tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnh đến sự tồntại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng để xoadịu những nỗi đau trần thế Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướngtới, hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình,cho dù đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sựphản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xãhội nhưng nó cũng có những yếu tố tích cực nhất định đối với đời sống conngười, mặc dù sự đền bù đó là hư ảo

Ba là, tính chất của tôn giáo

Tính lịch sử của tôn giáo Tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi gắn với

Trang 13

những điều kiện lịch sử nhất định C.Mác viết: “Nói chung, sự phản ánh cótính chất tôn giáo của thế giới thực tại chỉ có thể mất đi khi nào mà nhữngquan hệ trong đời sống thực tiễn hàng ngày của con người được biểu hiệnbằng những mối liên hệ rõ ràng và hợp lý giữa người ta với nhau và với thiênnhiên” [36, tr.126] Như vậy, tôn giáo sẽ không phải là một hiện tượng vĩnhviễn, nó tồn tại và biến đổi theo sự vận động biến đổi của thực tiễn đời sống

xã hội và sẽ mất đi khi các điều kiện sinh ra tôn giáo mất đi

Tính quần chúng của tôn giáo Tính quần chúng của tôn giáo biểu hiện

ở chỗ tôn giáo đã trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân loại, phảnánh khát vọng của quần chúng bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác

ái (dù đó là hư ảo), làm cho nhiều người trong các tầng lớp khác nhau của xãhội tin theo Ph.Ăngghen viết: “Tôn giáo do con người sáng tạo ra, bản thânnhững người này cảm thấy được nhu cầu cần phải có tôn giáo và họ hiểu đượcnhững nhu cầu cần có tôn giáo của quần chúng” [37, tr.438]

Tính chính trị của tôn giáo Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi

xã hội đã phân chia giai cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo, biếntôn giáo thành công cụ thống trị áp bức, bóc lột quần chúng

Bốn là, về nguyên tắc, phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo

Về nguyên tắc chung nhất mà C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra để giải

quyết vấn đề tôn giáo đó chính là: Muốn giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo phải cải tạo hiện thực sinh ra tôn giáo Trên cơ sở phân tích nguồn gốc và

bản chất của tôn giáo, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kịch liệt phản đối nhữnghành vi cực đoan để can thiệp vào tôn giáo Tôn giáo là một hình thái ý thức

xã hội, nên về nguyên tắc, nó chỉ thay đổi khi bản thân tồn tại xã hội đượcthay đổi, nó chỉ được giải quyết khi bản thân hiện thực nảy sinh tôn giáo đượccải tạo C.Mác khẳng định:

Xoá bỏ tôn giáo, coi là hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầuthực hiện hạnh phúc thực sự của nhân dân Đòi hỏi nhân dân từ bỏ

Trang 14

những ảo tưởng về tình cảnh của mình nghĩa là đòi hỏi nhân dân từ bỏmột tình cảnh đang cần có ảo tưởng Do đó, việc phê phán tôn giáo làhình thức manh nha của sự phê phán cái biển khổ ấy, cái biển khổ màtôn giáo là vòng hào quang thần thánh [33, tr.570]

Do đó, theo ông, “nhiệm vụ của lịch sử, sau khi thế giới bên kia của chân

lý đã mất đi, là xác lập chân lý của thế giới bên này… Như vậy, phê phánthượng giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phánpháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị” [33, tr.571]

Như vậy, trên cơ sở lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử C.Mác và

Ph.Ăngghen đã đưa ra những quan niệm đúng đắn, khoa học về nguồn gốc,bản chất, tính chất, vai trò của tôn giáo đối với xã hội cũng như đề ra nguyêntắc chung trong giải quyết vấn đề tôn giáo Đây chính là cơ sở lý luận trựctiếp, quan trọng để V.I.Lênin kế thừa, bổ sung, vận dụng và phát triển lý luận

về tôn giáo trong điều kiện thực tiễn mới

1.1.2 Cơ sở thực tiễn hình thành, phát triển quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo

Hiện thực thế giới và nước Nga những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ

XX là cơ sở thực tiễn hình thành, phát triển chủ nghĩa V.I.Lênin nói chung,quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo nói riêng; đồng thời tạo điều kiện choV.I.Lênin vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác và hiện thực hoá những tưtưởng cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen về tôn giáo trong thực tiễn cách mạng

Một là, sự phát triển của khoa học kỹ thuật vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đạt được những thành tựu quan trọng củng cố thêm tính đúng đắn của thế giới quan duy vật biện chứng

Vào khoảng những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX, lực lượng sảnxuất ở các nước tư bản đạt đến trình độ phát triển cao Nhờ những phát minhkhoa học trong các lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh học , con người đã đi sâu

Trang 15

khám phá được nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên, phục vụ cho nhucầu cuộc sống ngày càng cao của mình.

Trong lĩnh vực Vật lý, những phát hiện về hiện tượng phóng xạ của cácnhà bác học người Pháp Hăng-ri Béc-cơ-ren (1852 - 1908), Pi-e Quy-ri và Ma-

ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân; côngtrình nghiên cứu của nhà Vật lý học người Anh Ec-nét Rơ-dơ-pho (1871 -1937) là một bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất và trở thànhchiếc chìa khoá thần kì để tìm hiểu thế giới bên trong của nguyên tử Phát minhcủa nhà bác học người Đức Vin-hem Rơn-ghen (1845 - 1923) về tia X vào năm

1895 đã giúp y học chẩn đoán chính xác bệnh tật, biết hướng điều trị nhằmphục hồi sức khoẻ cho con người Những sáng kiến về kĩ thuật trong thời kỳnày đã mở ra khả năng rộng lớn trong việc thúc đẩy sản xuất Nhờ ứng dụngnhững thành tựu mới, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng

Những thành tựu khoa học kỹ thuật đó đã chứng minh tính đúng đắncủa chủ nghĩa duy vật mà C.Mác và Ph.Ănghen đã xây dựng lên, phủ địnhlại thế giới quan tôn giáo, là cơ sở để V.I.Lênin đưa ra quan điểm đúng đắn

Trang 16

giai cấp địa chủ, phong kiến phản động sử dụng mọi thủ đoạn, trong đó cóvấn đề tôn giáo để lừa bịp, kìm kẹp, nô dịch tinh thần nhân dân, bóc lột nhândân lao động, làm cho đời sống của họ càng khổ cực hơn

Giai đoạn này, giai cấp công nhân đã phát triển rất nhanh cả về số lượng

và chất lượng, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sảndiễn ra mạnh mẽ Tuy nhiên, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân vànhân dân lao động đã bị giai cấp tư sản dìm trong biển máu Thất bại trước sứcmạnh tàn bạo của giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân lao động rơi vào trạngthái bất lực với bản thân, họ đã đi tìm một sức mạnh siêu nhiên có thể giúp mìnhthoát khỏi hiện thực đầy khổ đau, đó chính sức mạnh của chúa, trời

Hơn nữa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang bị chủ nghĩa

cơ hội, xét lại chống phá một cách ráo riết, mang tính quốc tế Chúng tìmcách công khai hoặc ngấm ngầm đòi xét lại hoặc xuyên tạc những nguyên lýcủa chủ nghĩa Mác nói chung, trong đó có vấn đề tôn giáo Chúng xuyên tạccâu nói của C.Mác “tôn giáo là việc của tư nhân” – như vậy có nghĩa là nhànước và đảng của giai cấp vô sản xem tôn giáo là việc của tư nhân

Trong thời gian trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917, V.I.Lênin đãhoạt động cách mạng ở nhiều nước, khi đi sang các nước Đức, Anh, Thụy Điển,Phần Lan, Người có điều kiện tiếp cận với lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen,trong đó có lý luận về tôn giáo Vì vậy, để bảo vệ và phát triển lý luận mácxít vềtôn giáo, qua đó tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giai cấp công nhân vànhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, V.I.Lênin đã viếtnhiều tác phẩm thể hiện quan điểm của mình về tôn giáo

Ba là, tình hình cách mạng nước Nga đòi hỏi phải giải quyết vấn đề tôn giáo để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng vô sản

Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Nga và sự lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng của kẻ thù Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trung tâm

cách mạng thế giới đã chuyển từ Đức sang Nga Nước Nga bước vào con

Trang 17

đường phát triển tư bản chủ nghĩa chậm hơn các nước khác ở châu Âu, trình

độ chỉ ở mức trung bình Tư bản ở Nga cũng chuyển sang giai đoạn đế quốcchủ nghĩa vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, làm cho tất cả các mâu thuẫngiai cấp, mâu thuẫn dân tộc ở Nga càng thêm sâu sắc vì giai cấp tư sản cấu kếtvới chế độ nông nô, cùng nhau thống trị nước Nga Nước Nga là nơi tập trungcác mâu thuẫn cơ bản của thế giới Đời sống mọi mặt của nước Nga, nhất làvấn đề tôn giáo lúc này hết sức rối ren, tôn giáo đang bị kẻ thù lợi dụng đểchống phá cách mạng vô sản

Trào lưu “tìm thần”, “tạo thần” ở Nga diễn ra mạnh mẽ đã ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào cách mạng của Nga Trước sự áp bức, bóc lột của

giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân đã đứng lên đấu tranh, tiêu biểu là cuộccách mạng 1905, nhưng bị thất bại, làm cho họ hoang mang, dao động Từ đóxuất hiện trào lưu “tìm thần”, “tạo thần”, muốn kết hợp giữa chủ nghĩa xã hộikhoa học với niềm tin tôn giáo, coi chủ nghĩa xã hội là một loại tôn giáo Cáctrào lưu “tìm thần”, “tạo thần” gây tác hại lớn cho phong trào cách mạng, làmcho quần chúng mất phương hướng V.I.Lênin chỉ rõ các trào lưu này là mộtdạng biện hộ cho thế lực phản động, là “độc tố ngọt ngào nhất và được cheđậy khéo léo nhất trong những viên kẹo bọc bằng đủ loại giấy màu sặc sỡ”,khiến quần chúng nhân dân bị mê muội và cam chịu ách áp bức, bóc lột Ngaytrong Đảng Dân chủ - Xã hội Nga cũng đã xuất hiện các quan niệm “hữukhuynh”, “tả khuynh” và cơ hội, muốn thỏa hiệp với tôn giáo

Sự lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá phong trào cách mạng của giai cấp tư sản Nga và Nga Hoàng Run sợ trước phong trào cách mạng đang

ngày một dâng cao, các thế lực phản động tìm cách lôi kéo, kích động các hoạtđộng tôn giáo nhằm đánh lạc hướng quần chúng, khiến họ xao nhãng với cuộcđấu tranh giành quyền tự do, dân chủ V.I.Lênin đã chỉ rõ âm mưu của các thếlực phản động: “Khắp nơi bọn tư bản phản động đã chú trọng, và ở nước ta hiệnnay chúng cũng bắt đầu chú trọng khêu lên những sự hằn thù tôn giáo, để làm

Trang 18

cho quần chúng chú ý về phía đó, khiến cho họ không để ý đến vấn đề chính trị

và kinh tế thật sự quan trọng và chủ yếu” [18, tr.171] Các thế lực cơ hội phảnđộng duy tâm tôn giáo đã ngự trị trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.Nhận định về xã hội Nga thời kì này, V.I.Lênin viết: “Có tình trạng thoái trí, mấttinh thần, phân liệt, chạy dài, từ bỏ lập trường, nói chuyện dâm bôn chứ khôngphải chính trị nữa Xu hướng ngày càng ngả về triết học duy tâm; chủ nghĩa thần

bí dùng để che đậy tinh thần phản cách mạng” [26, tr.11] Sự phục hồi tư tưởngthần bí tôn giáo đều đã in dấu trong mọi lĩnh vực của đời sống nước Nga, kể cảtrong khoa học, văn học, nghệ thuật Chiếm địa vị thống trị trong triết học lànhững hình thức chủ nghĩa duy tâm phản động Trong giới tư sản, đặc biệt làtrong thế giới trí thức lan chuyền rộng rãi “thuyết tìm thần” Đó là một trào lưutriết học tôn giáo phản động Những đại biểu của trào lưu ấy cho rằng: nhân dânNga “đã mất chúa” và nhiệm vụ là phải “tìm lại” chúa

Như vậy, lúc này tôn giáo trở thành một vấn đề lớn ở nước Nga, ảnhhưởng trực tiếp đến phong trào công nhân và việc tập hợp lực lượng chuẩn bịcho cách mạng xã hội chủ nghĩa V.I.Lênin nhận xét: “Một điều không thểnghi ngờ được là hiện nay, sự quan tâm đối với mọi cái có liên quan đến tôngiáo đã lan tới những giới rộng rãi trong “xã hội” và đã ăn sâu vào các giới tríthức gần gũi với phong trào công nhân, cũng như vào một vài bộ phận trongcông nhân” [22, tr.510]

Mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng và thực tiễn đòi hỏi đoàn kết, tập hợp lực lượng, tạo sức mạnh để giành thắng lợi Thực tiễn tình hình tôn giáo

nước Nga lúc này hết sức phức tạp, không chỉ đại bộ phận quần chúng nhândân mù chữ tìm đến với tôn giáo mà một bộ phận trí thức Nga cũng đang tìmđến tôn giáo như một thứ để an ủi số phận của mình; chủ nghĩa tư bản cấukết với bọn phong kiến Nga hoàng sử dụng tôn giáo để lừa bịp, chia rẽ tinhthần đoàn kết dân tộc, kìm kẹp quần chúng nhân dân lao động dưới màu sắccủa tôn giáo Vì vậy, mục tiêu, nhiệm vụ và thực tiễn cách mạng vô sản

Trang 19

nước Nga lúc này đòi hỏi phải giải phóng giai cấp công nhân và quần chúngnhân dân lao động khỏi sự áp bức về mặt tinh thần của tôn giáo, nâng caonhận thức cho họ đứng lên hành động cách mạng để giải phóng mình thaycho sự phó mạc số phận cho chúa trời.

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng vô sản lúc này đã đến gần,đòi hỏi Đảng Bốnsêvích Nga phải giáo dục, tập hợp quần chúng các tôn giáo,những người theo tôn giáo với không theo tôn giáo với nhau, thành một lựclượng cách mạng hùng hậu, tạo sức mạnh đoàn kết để giành thắng lợi chocách mạng vô sản Nga năm 1917

Từ yêu cầu xây dựng chế độ xã hội mới đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo Sau khi giành chính quyền, nước Nga bước vào xây dựng chế

độ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chính quyền Xô Viết còn non trẻ, tình hìnhcách mạng gặp nhiều khó khăn thử thách: đất nước nghèo nàn, lạc hậu; ngườidân phần lớn là mù chữ, tư tưởng thần học vẫn còn ngự trị trong đời sống nhândân Cùng với đó, kẻ thù tiếp tục sử dụng mọi thủ đoạn nhằm xoá bỏ chế độ xãhội chủ nghĩa ở Nga bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có vấn đề tôngiáo Vì vậy, giải phóng nhân dân ra khỏi sự ngự trị của tư tưởng thần học,nâng cao nhận thức và đoàn kết lực lượng cách mạng, chống lại âm mưu và thủđoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng.V.I.Lênin đã phải tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận về tôn giáo để giảiquyết đúng đắn vấn đề này trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

Như vậy, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng thế giới và nước Nga

lúc đó đòi hỏi phải được giải quyết những vấn đề lý luận hết sức cấp bách liênquan đến tôn giáo, như: về nguồn gốc, bản chất xã hội của tôn giáo; thái độ củaĐảng Cộng sản với tôn giáo, con đường khắc phục những ảnh hưởng của tôn giáo

ra khỏi đời sống xã hội Qua đó, V.I.Lênin bảo vệ lý luận mácxít về tôn giáo, nângcao nhận thức, tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân laođộng lại để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng vô sản

Bốn là, những hoạt động thực tiễn của V.I.Lênin hiện thực

Trang 20

hoá quan điểm giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga

Cùng với hoạt động lý luận, V.I.Lênin còn là nhà tổ chức và hoạt độngthực tiễn thiên tài Trong vấn đề tự do tín ngưỡng, V.I.Lênin không nhữngkiên định với quan điểm của C.Mác, Ph.Ănghen mà còn phát triển lý luận vềtôn giáo và hiện thực hóa quan điểm đó trong thực tế

Tích cực đấu tranh để bảo vệ, phát triển và tuyên truyền quan điểm mácxít về tôn giáo trong phong trào công nhân, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng vô sản Trong giai đoạn này trên cơ sở nghiên cứu,

tiếp thu chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin đã thực sự bắt tay vào viết nhiều tác phẩm

lý luận về tôn giáo có giá trị, tiêu biểu như: Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo; Vềthái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo; Thái độ của giai cấp và của cácđảng phái đối với tôn giáo, v.v trong đó Người đã luận giải, làm sâu sắcthêm nhiều khía cạnh liên quan đến vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề tôngiáo, qua đó bảo vệ và phát triển lý luận mácxit về tôn giáo

Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga,chuẩn bị thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân nhằm tập hợp, đoànkết lực lượng cách mạng để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cáchmạng vô sản Năm 1900, V.I.Lênin đã tổ chức tờ báo “Tia lửa” để tuyêntruyền cương lĩnh của Đảng và giáo dục công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa

cơ hội và chủ nghĩa duy tâm tôn giáo để tạo sự thống nhất tư tưởng trongnhững người xã hội - dân chủ Tháng 7 năm 1903, tiến hành thành lập đảngkiểu mới của giai cấp công nhân Từ đó, V.I.Lênin cùng những người cộngsản vừa đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội - xét lại vàchủ nghĩa duy tâm tôn giáo, vừa tổ chức tuyên truyền chủ nghĩa Mác vàophong trào công nhân, đồng thời phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa họcnói chung trong đó có lý luận về tôn giáo nói riêng cho phù hợp với điều kiệnlịch sử mới Thông qua tuyên truyền lý luận của mình về tôn giáo, V.I.Lênin

Trang 21

vă Đảng Bốnsívích Nga đê nđng cao nhận thức cho quần chúng nhđn dđn, tậphợp đoăn kết những người theo tôn giâo vă không theo tôn giâo với nhau, tạonín sức mạnh để giănh thắng lợi trong cuộc Câch mạng Thâng Mười năm

1917, mở ra thời đại mới cho nước Nga vă xê hội loăi người

Hiện thực hoâ quan điểm giải quyết vấn đề tôn giâo trong quâ trình xđy dựng chế độ mới (từ 1917 – 1924) Nhằm đâp ứng những đòi hỏi đặt ra từ

thực tiễn xđy dựng Đảng cầm quyền, V.I.Línin đê níu những luận điểm cótính đột phâ trong vấn đề kết nạp đảng viín lă chức sắc, nhă tu hănh tôn giâo.Người cho rằng, không nín cứng nhắc khi tuyín bố một linh mục có thể haykhông thể văo Đảng Người chỉ rõ: “Nếu có linh mục năo đó cùng đi vớichúng ta để cùng hoạt động chính trị, tận tđm lăm tròn nhiệm vụ của mìnhtrong đảng vă không chống lại cương lĩnh của đảng, thì chúng ta có thể kếtnạp người ấy văo hăng ngũ của Đảng Dđn chủ - Xê hội” [22, tr.519].

Sau Câch mạng Thâng Mười, quyền tự do tín ngưỡng tôn giâo văkhông tín ngưỡng tôn giâo đê được V.I.Línin vă Đảng Bốnsívích Nga triểnkhai thực hiện trong quâ trình xđy dựng chế độ xê hội mới, điều năy được ghi

rõ trong Hiến phâp của nước Nga Xô viết Phât biểu trong Hội nghị Câc đạibiểu ngoăi đảng ngăy 26-12-2921, V.I.Línin nhấn mạnh “theo Hiến phâp củachúng ta, theo đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa chúng ta thì quyền tự do tínngưỡng về tôn giâo đê được tuyệt đối bảo đảm cho mọi người” [29, tr.410]

Như vậy, cùng với quâ trình nghiín cứu về tôn giâo, V.I.Línin đê vận

dụng lý luận đó văo giải quyết thực tiễn vấn đề tôn giâo ở nước Nga đặt ra,qua đó bảo vệ, bổ sung vă phât triển lý luận mâcxit về tôn giâo

1.2 Nội dung quan điểm cơ bản của V.I.Línin về tôn giâo

Kế thừa những quan điểm của C.Mâc vă Ph.Ăngghen về tôn giâo trongđiều kiện lịch sử mới, V.I.Línin đê lăm rõ nhiều vấn đề về tôn giâo, đặc biệt lẵng đê phđn tích sđu sắc hơn nguồn gốc kinh tế - xê hội, chỉ rõ tính chất chính trị

vă ảnh hưởng tiíu cực của tôn giâo đối với xê hội, lăm rõ thâi độ của những

Trang 22

người cộng sản đối với tôn giáo, cũng như chỉ ra những vấn đề có tính nguyêntắc, phương pháp luận để giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủnghĩa, qua đó phát triển lý luận mácxít về tôn giáo lên một tầm cao mới.

1.2.1 V.I.Lênin khẳng định chế độ tư hữu và sự áp bức bóc lột trong chế

độ tư bản là nguồn gốc sâu xa, quyết định sự tồn tại, phát triển của tôn giáo

Từ nghiên cứu quan điểm C.Mác và Ph.Ăngghen về nguồn gốc của tôngiáo, V.I.Lênin đã phân tích làm rõ hơn nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáodưới chế độ tư bản chủ nghĩa, qua đó chống lại các quan điểm sai trái của chủnghĩa cơ hội xét lại và chủ nghĩa duy tâm tôn giáo khi nói về vấn đề này

V.I.Lênin khẳng định nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của tôn giáo đó là từ chế độ tư hữu và chế độ áp bức, bóc lột trong xã hội tư bản

Về nguồn gốc kinh tế, V.I.Lênin khẳng định rằng chính kinh tế là nguồn

gốc sâu xa dẫn tới sự ra đời của tôn giáo Ông viết: “Sự áp bức công nhân vềmặt kinh tế nhất định gây nên và đẻ ra mọi hình thức áp bức chính trị đối vớiquần chúng, làm cho địa vị xã hội của quần chúng thấp kém đi, làm cho đờisống tinh thần và đạo đức của quần chúng mê muội và tối tăm”[20, tr.169].Như vậy, nguồn gốc kinh tế, đặc biệt là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủnghĩa chính là nguồn sâu xa của tôn giáo, nguồn gốc kinh tế được biểu hiệntrực tiếp thông qua nguồn gốc xã hội

Về nguồn gốc xã hội, trong tác phẩm Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo,

V.I.Lênin viết: “Trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, những nguồn gốc

ấy của tôn giáo chủ yếu là những nguồn gốc xã hội” [22, tr.515] Ông khẳngđịnh chính sự áp bức bóc lột hết sức tàn bạo, dã man, vô liêm sỉ của giai cấp

tư sản đã đẩy giai cấp công nhân và nhân dân lao động đến chỗ bần cùng,túng quẫn, đau thương và bế tắc Chính điều đó đã dẫn quần chúng đến vớitôn giáo Về vấn đề này V.I.Lênin đã khẳng định:

Sự áp bức đối với quần chúng lao động về mặt xã hội, tình trạng có vẻ hoàntoàn bất lực của họ trước các thế lực mù quáng tư bản đang hàng ngày hàng

Trang 23

giờ gây ra cho những người lao động bình thường, những nỗi thống khổcực kỳ ghê gớm, những sự đau thương thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìnlần so với những biến cố phi thường như chiến tranh, động đất - đó lànhững nguồn gốc sâu xa nhất hiện nay của tôn giáo [22, tr.515]

Ông còn chỉ rõ: “Sự sợ hãi đã tạo ra thần linh” sợ hãi trước thế lực mùquáng của tư bản – là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản

và người tiểu chủ, cũng đe doạ đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự phásản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong, biến họthành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnhchết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại” [22, tr.516].V.I.Lênin cho rằng chính sự bất lực, bế tắc, cùng quẫn của giai cấp bị áp bứcbóc lột tất đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp ở thế giới bên kia Vì thế tôngiáo được ví như thuốc phiện, là thứ “rượu tinh thần” xoa dịu nỗi đau khổ và

bù đắp niềm tin nơi trần thế cho quần chúng bị áp bức bóc lột Tôn giáo làhạnh phúc ảo tưởng, là những bông hoa giả trang điểm cho những xiềng xíchtrên cổ người lao động

Như vậy, theo V.I.Lênin trong xã hội có đối kháng giai cấp, đặc biệt làdưới chế độ tư bản chủ nghĩa với sự áp bức, bóc lột giai cấp công nhân vànhân dân lao động một cách vô liêm sỉ của giai cấp tư sản đã làm cho conngười rơi vào bước đường cùng, sự bất lực trước các thế lực xã hội đã buộc

họ phải đi tìm cho mình chỗ dựa về mặt tinh thần ở nơi chúa trời, thượng đế

Vì vậy, sự áp bức, bóc lột trong xã hội tư bản chủ nghĩa chính là nguồn gốcsâu xa dẫn tới sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo

V.I.Lênin phê phán các quan điểm sai trái về nguồn gốc tôn giáo Từ việc chỉ rõ kinh tế - xã hội là nguồn gốc chủ yếu làm nảy sinh tôn giáo,

V.I.Lênin kịch liệt phê phán quan điểm của những người cấp tiến trong giaicấp tư sản, chúng cho rằng nguồn gốc của tôn giáo là do tình trạng ngu dốtcủa nhân dân V.I.Lênin cho rằng quan điểm đó không đúng, không triệt để

Trang 24

Ông khẳng định: “Đó là quan điểm văn hoá chủ nghĩa nông cạn, chật hẹp kiểu

tư sản Một quan điểm như thế không giải thích được khá sâu sắc nguồn gốccủa tôn giáo, không giải thích theo quan điểm duy vật mà là theo quan điểmduy tâm” [22, tr.516] Với luận điểm đó, V.I.Lênin không phủ nhận nguồngốc nhận thức của tôn giáo, tức là sự ngu dốt của nhân dân, nhưng theo ông,nếu tuyệt đối hoá nguồn gốc nhận thức và cho đó là nguyên nhân duy nhấtcho sự nảy sinh và tồn tại của tôn giáo thì đó là quan điểm nông cạn, duy tâm

và không thể vạch ra được nguồn gốc chủ yếu, đích thực của tôn giáo Vàtheo V.I.Lênin, cách giải thích đó là cách giải thích của giai cấp tư sản, cáchgiải thích đó chỉ vì lợi ích của giai cấp tư sản

Phản bác lại quan niệm của những người theo thuyết “tạo thần” rằng

“thần” là phức hợp ý niệm làm thức tỉnh và tổ chức những tình cảm xã hội,Người chỉ rõ, “Thần (về mặt lịch sử và sinh hoạt) thì trước hết là một phứchợp những ý niệm được sản sinh ra bởi tình trạng con người chịu đè nén mộtcách ngoan ngoãn, bởi giới tự nhiên bên ngoài và ách áp bức giai cấp, tức làmột phức hợp những ý niệm ghi nhận sự đè nén đó và xoa dịu cuộc đấutranh giai cấp” [48, tr.300-301] Từ đó V.I.Lênin đã phản bác lại quan điểm

tư sản phản động và duy tâm tôn giáo về nguồn gốc ra đời, tồn tại và pháttriển của tôn giáo

Như vậy, từ sự kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng của C.Mác vàPh.Ăngghen, trên cơ sở phân tích sự bần cùng hoá của giai cấp công nhân vànhân dân lao động, dưới sự bóc lột của tư bản, V.I.Lênin đã khẳng định nguồngốc kinh tế - xã hội là cơ bản nhất nảy sinh ra tôn giáo, tuy đó không phải lànguồn gốc duy nhất, nhưng đó cũng là cội nguồn, là chủ yếu, sâu xa của tôngiáo trong xã hội tư bản hiện đại Chính từ sự khẳng định đó có ý nghĩa to lớntrong việc bảo vệ, phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về nguồngốc tôn giáo, là cơ sở thế giới quan khoa học đấu tranh quan điểm sai tráixung quanh vấn đề tôn giáo Đồng thời, đây là cơ sở khoa học quan trọng để

Trang 25

V.I.Lênin đề ra các nguyên tắc, phương pháp luận giải quyết vấn đề tôn giáotrong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

1.2.2 V.I.Lênin khẳng định kẻ thù luôn lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mục đích chính trị của chúng và tôn giáo ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người và xã hội

Từ luận giải sâu sắc nguồn gốc kinh tế - xã hội hình thành tôn giáo,V.I.Lênin đã làm rõ tính chất chính trị và ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đốivới đời sống xã hội

Kẻ thù luôn lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Kế thừa và phát

triển quan điểm C.Mác và Ph.Ăngghen về tính chất của tôn giáo trong điềukiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã làm rõ tính chất chính trị của tôn giáo Tínhchính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi bị giai cấp thống trị sử dụng tôn giáonhư một công cụ, phương tiện để áp bức, nô dịch, xâm lược và thủ tiêu ý chíđấu tranh của quần chúng lao động, cầm tù tư tưởng quần chúng trong các họcthuyết tôn giáo để phục vụ cho những mưu đồ chính trị đen tối của chúng.V.I.Lênin viết:

Theo ý nghĩa mà giai cấp tư sản đã tuyên truyền, nó cho rằng đạo đức

là do giới luật của Thượng đế mà có Về điểm này, tất nhiên chúng tanói rằng chúng ta không tin ở Thượng đế và chúng ta biết rất rõ là giới

tu hành, bọn địa chủ và giai cấp tư sản chỉ viện danh nghĩa Thượng đế

để bảo vệ quyền lợi bóc lột của chúng Hoặc giả, không nói rằng đạođức là do quy tắc của luân lý, do giới luật của Thượng đế mà ra, thìchúng lại giải thích đạo đức bằng những câu duy tâm hay nửa duy tâm

mà những câu này rút cục bao giờ cũng là những cái rất giống vớinhững giới luật của Thượng đế [32, tr.366 - 367]

Ông khẳng định tiếp “Ngày nay ở châu Âu lẫn ở Nga mọi việc bảo vệhoặc biện hộ cho ý niệm về thần, dù được thực hiện một cách khôn khéo nhất,với một ý định tốt đẹp nhất, thì cũng đều là một sự biện hộ cho thế lực phản

Trang 26

động” [48, tr.293] Như vậy, các quan niệm về tôn giáo trong xã hội có giaicấp đã được các giai cấp thống trị lợi dụng như một công cụ “siêu hình” đểphục vụ hữu hiệu cho sự thống trị, áp bức, bóc lột của chúng.

Tôn giáo ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với xã hội Do bản chất

của tôn giáo chính là sự phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan,thể hiện sự bế tắc, bất lực của con người trong cải tạo tự nhiên và xã hội Chonên, tôn giáo đã kìm hãm sự phát triển của đời sống con người và xã hội loàingười Đó là sự phản kháng tiêu cực, yếu đuối, tự phát của tầng lớp nhân dân

bị áp bức Mặt khác, chính tôn giáo đã mang lại cho con người sự nhận thức

hư ảo, không chân thực về thế giới khách quan và ru ngủ tinh thần con người

Nó đã làm cho con người trở nên mềm yếu, thụ động, an phận và cam chịutrước áp bức, trở thành nô lệ của các giai cấp bóc lột thống trị và các lựclượng siêu nhiên thần bí V.I.Lênin viết: “Đối với những ai suốt đời vẫn laođộng và sống trong cảnh thiếu thốn, tôn giáo dạy họ phải sống theo tinh thầncam chịu và nhẫn nhục trong cuộc sống dưới trần gian cách làm cho họ hyvọng sẽ được đền đáp khi lên thiên đường ” [20, tr.170]

Chính sự phản ánh đó nó làm cho những người nô lệ trong xã hội tư bảnmất phẩm cách con người và quên mất những điều họ đòi hỏi để được sốngmột cuộc đời đôi chút xứng đáng với con người Lênin viết: “Tôn giáo là thuốcphiện của nhân dân Tôn giáo là thứ rượu tinh thần, làm cho những người nô lệcủa tư bản mất phẩm cách con người và quên mất hết những điều họ đòi hỏi đểđược sống một cuộc đời đôi chút xứng đáng với con người”[20, tr.170] Chính

sự phản ánh hoang đường đó đã buộc chặt con người vào sự u mê mù quáng,

sự thống trị ấy nó đã trở thành vũ khí trong tay giai cấp thống trị, ngày càng đènặng lên những người nghèo khổ thực hiện chính sách ngu dân của chúng

Tôn giáo có mặt tác dụng làm giảm nỗi đau tinh thần của con người, bùđắp về mặt tinh thần, làm cho con người hy vọng vào kiếp sau cho dù hy vọng

đó là ảo tưởng Giai cấp thống trị lợi dụng niềm tin tôn giáo của tín đồ để che

Trang 27

đậy sự áp bức, bóc lột của mình, làm bần cùng cuộc sống của nhân dân laođộng Niềm tin tôn giáo khi đã ngấm vào trong tư tưởng của tín đồ, điều đó sẽtrói buộc con người làm cho con người mất niềm tin vào chính bản thân chínhmình trong việc đáp ứng nhu cầu của chính bản thân mình Lênin viết: “Tôngiáo là một trong những hình thức áp bức về mặt tinh thần, luôn luôn và bất cứ

ở đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì phải lao động suốtđời cho người khác hưởng, vì phải chịu cảnh bần cùng và cô độc” [20, tr.169]

Như vậy, theo quan điểm của V.I.Lênin thì sự ra đời, tồn tại và pháttriển của tôn giáo ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, thủ tiêu tinh thầnđấu tranh của quần chúng lao động; trở thành công cụ hiệu quả cho giai cấpthống trị để ru ngủ, đàn áp quần chúng, phục vụ đắc lực cho các thế lực phảnđộng Từ đó, V.I.Lênin đã bày tỏ thái độ của những người công sản đối vớivấn đề tôn giáo, và tìm ra con đường để đấu tranh chống lại tôn giáo, khắcphục ảnh hưởng tiêu cực của nó trong đời sống xã hội, phục vụ cho mục tiêucủa cách mạng vô sản

1.2.3 V.I.Lênin xác định rõ lập trường của đảng công nhân là đấu tranh xóa bỏ ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, xem tôn giáo là “việc của tư nhân” và việc kết nạp đảng viên từ người theo đạo trên cơ sở có nguyên tắc

Trên cơ sở phân tích nguồn gốc, tính chất chính trị và ảnh hưởng tiêucực của tôn giáo đối với đời sống xã hội, V.I.Lênin đã khẳng định lập trườngcủa đảng công nhân đối với tôn giáo

Một là, đảng công nhân phải đấu tranh tiến tới xoá bỏ ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội Theo V.I.Lênin vì quan điểm của

đảng giai cấp công nhân là đối lập với tôn giáo, cho nên phải đấu tranh tiếntới xoá bỏ ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội V.I.Lêningiải thích quan điểm này dựa trên cơ sở khoa học như sau:

Do tác động tiêu cực của tôn giáo đối với đời sống xã hội Từ luận

điểm của C.Mác “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đó là hòn đá tảng của

Trang 28

toàn bộ thế giới quan mácxít về vấn đề tôn giáo Mặc dù tôn giáo có nhữngyếu tố tích cực nhất định đối với đời sống xã hội Tuy nhiên, tôn giáo chủ yếutác động tiêu cực đến đời sống xã hội, khi nó ngấm sâu vào con người sẽ tróibuộc con người, làm cho con người mất niềm tin vào chính bản thân mình.Cho nên, muốn giải phóng họ khỏi thứ thuốc phiện độc hại đó, thì phải loạitrừ tôn giáo khỏi đời sống tinh thần của con người.

Do thế giới quan cũng như thái độ chính trị của những người cộng sản là đối lập với tôn giáo V.I.Lênin đã chỉ ra “Đảng dân chủ xã hội xây

dựng toàn bộ quan điểm của mình trên cơ sở chủ nghĩa xã hội khoa học,nghĩa là trên cơ sở chủ nghĩa Mác, trên cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác,

đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng, tức là chủ nghĩa duy vật tuyệt đối vôthần…” [22, tr.510, 511] Theo V.I.Lênin, giai cấp vô sản phải xem xét vàgiải quyết vấn đề tôn giáo, trên lập trường thế giới quan, phương pháp luậnduy vật biện chứng và phải đấu tranh kiên quyết với mọi tiêu cực của tôngiáo Điều đó cho thấy rằng, sự đối lập hoàn toàn một bên thế giới quanduy tâm tôn giáo và một bên thế giới quan duy vật biện chứng, chứ khôngphải là sự đối lập với những người đi theo tôn giáo Sự đối lập giữa hai thếgiới quan đó, tất yếu dẫn tới sự đối lập hai hệ tư tưởng, đó là hệ tư tưởng

vô thần khoa học và hệ tư tưởng tôn giáo Đó là sự đối lập giữa chủ nghĩaduy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình, dẫntới cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, chính vì vậy thùđịch là thù địch thế giới quan V.I.Lênin chỉ ra đảng công nhân không chỉđối lập với tôn giáo về mặt thế giới quan mà đối lập cả về thái độ quanđiểm chính trị Đảng công nhân chủ trương giải phóng giai cấp, giải phóngnhân loại đem hạnh phúc thực sự đến cho con người, còn đối với tôn giáochủ trương ru ngủ quần chúng trong thứ thuốc phiện độc hại, trong hạnhphúc ảo tưởng, đem đến cho loài người những bông hoa giả, trên xiềngxích của họ V.I.Lênin đã khẳng định lại quan điểm “Chủ nghĩa Mác bao

Trang 29

giờ cũng coi tôn giáo và các giáo hội, tất cả các tổ chức tôn giáo hiện có,đều là những cơ quan của thế lực phản động tư sản, dùng để bảo vệ chế độbóc lột và đầu độc giai cấp công nhân” [22, tr.511].

V.I.Lênin phê phán thái độ nửa vời, cải lương trong đấu tranh chống tôn giáo Ông nhấn mạnh rằng Ăngghen đã “công kích nhà duy vật và vô thần

Đuyrinh là đã thiếu cương quyết giữ vững lập trường tư tưởng chủ nghĩa duyvật của mình, đã để lại kẽ hở cho tôn giáo và triết học tôn giáo” Đồng thờiV.I.Lênin cũng đấu tranh quyết liệt với “thuyết tạo thần” theo kiểu Phoiơbắchay theo kiểu của Lunatsácxki Ở đây, V.I.Lênin cũng nhấn mạnh rằngĂngghen đã trách cứ Phoiơbắc “là đã đấu tranh với tôn giáo không phải nhằmmục đích tiêu diệt nó, mà là nhằm nhào nặn nó lại, chế tạo ra một thứ tôn giáomới, “cao thượng” V.I.Lênin cũng coi khẳng định của Lunatsácxki “Chủnghĩa xã hội là một tôn giáo” là một hình thức quá độ từ chủ nghĩa xã hộisang tôn giáo; và là sự tuyên truyền cho “Chủ nghĩa tạo thần”

Tóm lại, theo V.I.Lênin người mácxít phải là người duy vật, nhiệm vụcủa đảng công nhân là giáo dục, tổ chức quần chúng đấu tranh chống lại mọitôn giáo, giải phóng họ khỏi những thiên kiến tôn giáo độc hại

Hai là, tôn giáo là việc của tư nhân Tiếp thu tư tưởng của C.Mác,

V.I.Lênin đã làm rõ luận đề “tôn giáo là việc của tư nhân” trong quan hệ giữatôn giáo với nhà nước và quan hệ giữa tôn giáo với đảng của giai cấp vô sản

Về vấn đề này, V.I.Lênin đã khẳng định như sau: “Chúng ta đòi hỏi rằng, đốivới nhà nước mà nói, tôn giáo phải là một việc tư nhân, nhưng đối với đảngcủa chính chúng ta, thì bất luận thế nào, chúng ta không thể coi tôn giáo làmột việc tư nhân được” [18, tr.170-171]

Như vậy, theo V.I.Lênin thì trong mối quan hệ với tôn giáo, nhà nướcxem “tôn giáo là việc của tư nhân” có nghĩa là nhà nước bắt buộc giáo hộiphải tách khỏi nhà nước, nhà thờ tách khỏi trường học, hay nói cách khác mọiquyền lực của tôn giáo sẽ không còn được thừa nhận trong bộ máy nhà nước

Trang 30

kiểu mới của giai cấp vô sản V.I.Lênin khẳng định tiếp: “Giai cấp vô sảncách mạng nhất định sẽ đạt đến mục đích là làm cho tôn giáo thực sự trởthành một việc tư nhân đối với nhà nước” [18, tr.178-179] Đồng thời, Ngườicòn chống lại sự xuyên tạc của kẻ thù về câu nói của C.Mác “tôn giáo là việccủa tư nhân” (theo nghĩa nhà nước không được dính đến tôn giáo, các đoànthể tôn giáo không được dính đến nhà nước, bất kỳ ai cũng được hoàn toàn tự

do theo tôn giáo mình thích ) bằng những lời lẽ xét lại nói rằng tôn giáo làcông việc riêng đối với từng đảng viên cũng như với toàn đảng nói chung.Phản bác lai quan điểm này, V.I.Lênin đã chỉ rõ:

Đảng của giai cấp vô sản đòi hỏi nhà nước phải tuyên bố rằng tôn giáo làmột việc của tư nhân, nhưng như thế hoàn toàn không có nghĩa là đảngcoi vấn đề đấu tranh chống thứ thuốc phiện đối với nhân dân, đấu tranhchống các mê tín tôn giáo, là một "việc của tư nhân" đâu Bọn cơ hộichủ nghĩa xuyên tạc vấn đề cốt để làm cho người ta tưởng lầm rằngĐảng dân chủ - xã hội coi tôn giáo là một việc của tư nhân! [18, tr.521].Trong mối quan hệ với tôn giáo, đảng của giai cấp vô sản không xemtôn giáo là việc của tư nhân, mà việc tuyên tuyền để nâng cao giác ngộ chogiai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động, để đoàn kết họ chốnglại ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đó là nhiệm vụ của đảng vô sản:

Đối với Đảng của giai cấp vô sản xã hội chủ nghĩa, tôn giáo không phải làmột việc tư nhân Đảng ta là một tổ chức gồm những chiến sĩ tiên phong

và giác ngộ đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân Một tổ chức như thếkhông thể và không được thờ ơ trước tình trạng thiếu giác ngộ, dốt nát;hoặc mê muội mà biểu hiện là những tín ngưỡng tôn giáo [18, tr.172]

Ba là, việc kết nạp đảng viên từ những người theo đạo phải dựa trên cơ

sở có nguyên tắc V.I.Lênin cũng đã chỉ rõ thái độ của đảng công nhân đối với

tôn giáo trong việc sự cần thiết kết nạp đảng viên của đảng “Không những phảisẵn sàng kết nạp, mà còn cố gắng để thu hút vào trong đảng dân chủ xã hội tất

Trang 31

cả những công nhân nào còn tin ở thượng đế, chúng ta nhất định phản đối bất

cứ một sự xúc phạm nào đến những tín ngưỡng tôn giáo của họ”[22, tr.520].Theo ý kiến của V.I.Lênin, thậm chí Đảng công nhân có thể kết nạp cả các linhmục vào trong Đảng nếu những linh mục đó đi cùng đường với Đảng, tận tâmlàm tròn nhiệm vụ của mình trong Đảng và không chống lại cương lĩnh củaĐảng Nhưng V.I.Lênin cũng dạy rằng: “Chúng ta thu hút họ để giáo dục họtheo tinh thần cương lĩnh của chúng ta, chứ không phải để họ tích cực chống lạicương lĩnh ấy” [22, tr.520] Phải đưa ra khỏi đảng những phần tử chống lạicương lĩnh của đảng và tuyên truyền cho tôn giáo Ông viết “Chúng ta khôngbắt buộc cứ phải nắm tay cùng đi với những kẻ tuyên truyền tích cực chonhững quan điểm mà đa số trong Đảng đã bác bỏ” [22, tr.520]

Tóm lại, theo V.I.Lênin thì quan điểm của đảng giai cấp công nhân là đốilập với tôn giáo phản động, vì đảng ấy là đảng theo chủ nghĩa vô thần, đảng ấychủ trương giải phóng loài người khỏi vòng nô lệ về vật chất và sự đầu độc trongđời sống tinh thần Tuy nhiên, thái độ ấy phải được thực hiện bằng những chiếnlược, sách lược, bằng con đường đúng đắn Mọi biểu hiện “tả khuynh” hay “hữukhuynh” đều không thể xoá bỏ được tôn giáo mà còn làm cho tôn giáo khó điđến chỗ tiêu vong hơn Đây là một thái độ hết sức đúng đắn được rút ra từ thựctiễn đấu tranh chống tôn giáo trong lịch sử và từ việc vận dụng sáng tạo thế giớiquan duy vật biện chứng vào xem xét đời sống tôn giáo, chỉ ra nguồn gốc thực

sự của tôn giáo và phương pháp đấu tranh để loại trừ nguồn gốc ấy

1.2.4 Những vấn đề có tính nguyên tắc, phương pháp luận trong giải quyết vấn đề tôn giáo

Từ phân tích nguồn gốc xã hội, tính chất chính trị và ảnh hưởng tiêucực của tôn giáo đới với xã hội cũng như từ lập trường của đảng công nhânđối với tôn giáo, V.I.Lênin đã thể hiện quan điểm giải quyết vấn đề tôn giáoqua những vấn đề có tính nguyên tắc phương pháp luận giải quyết vấn đề tôngiáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

Trang 32

Giải quyết vấn đề tôn giáo phải hết sức thận trọng, không được tuyên

chiến với tôn giáo Trên cơ sở phân tích một cách hết sức khoa học, nguồn

gốc của tôn giáo, đặc biệt là về nguồn gốc kinh tế - xã hội, V.I.Lênin cho rằngkhông thể xoá bỏ tôn giáo bằng những lời tuyên chiến ầm ĩ, bằng những hìnhthức cấm đoán, hay bằng những biện pháp đàn áp tôn giáo Nếu làm như vậychỉ làm lợi cho tôn giáo, đưa tôn giáo đến chỗ khó tiêu vong hơn Đây là bàihọc được các nhà kinh điển rút ra từ cuộc đấu tranh chống tôn giáo trongphong trào xã hội chủ nghĩa V.I.Lênin phê phán những kẻ ba hoa, tả khuynhmuốn thay thế việc tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa vô thần, chống tôn giáomột cách hệ thống bằng những biện pháp hành chính nhằm chống lại nhà thờ

và các tín đồ V.I.Lênin nhắc lại lời của Ph.Ăngghen “coi lời tuyên chiến ầm ĩcủa họ với tôn giáo là dại dột Ông khẳng định tiếp:

Đấu tranh chống lại các thành kiến tôn giáo thì phải cực kỳ thận trọng;trong cuộc chiến đấu này, ai làm thương tổn đến tình cảm tôn giáo,người đó sẽ gây thiệt hại lớn Cần phải đấu tranh bằng tuyên truyền,bằng giáo dục Nếu hành động thô bạo, chúng ta sẽ làm cho quần chúngtức giận; hành động như vậy sẽ càng gây thêm chia rẽ trong quần chúng

về vấn đề tôn giáo, mà sức mạnh của ta là ở chỗ đoàn kết Nguồn gốcsâu xa nhất của các thành kiến giáo là cùng khổ và dốt nát; chính cái tệ

ấy là chúng ta cần phải đấu tranh [25, tr221]

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân Đây là một

nguyên tắc quan trọng mà V.I.Lênin chỉ ra trong việc giải quyết vấn đề tôngiáo Về vấn đề này V.I.Lênin đã khẳng định: “Bất kỳ ai cũng hoàn toàn được

tự do theo tôn giáo mình thích, hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào, nghĩa

là được làm người vô thần Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công dân

có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được”[23, tr.212] Phát biểu trong Hội nghị Các đại biểu ngoài đảng ngày 26-12-

1921, Người nhấn mạnh “theo Hiến pháp của chúng ta, theo đạo luật cơ bản

Trang 33

của nước Cộng hòa chúng ta thì quyền tự do tín ngưỡng về tôn giáo đã đượctuyệt đối bảo đảm cho mọi người” [29, tr.410] Quan điểm này được Chủ tịch

Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng vào trong xây dựng Hiến pháp đầu tiên củađất nước: “Trong Hiến pháp ta đã định rõ: Tín ngưỡng tự do Nếu ai làm saiHiến pháp, khiêu khích tôn giáo thì sẽ bị xử phạt” [38, tr.44]

Phải tập hợp, đoàn kết quần chúng nhân dân lao động đấu tranh xoá

bỏ nguồn gốc sinh ra tôn giáo gắn liền với cuộc đấu tranh nhằm thực hiện

thắng lợi sự nghiệp cách mạng V.I.Lênin cũng chỉ ra rằng không thể bằng

tuyên truyền giáo dục một cách thuần tuý chủ nghĩa vô thần mà giải thoátđược cho quần chúng khỏi những thiên kiến tôn giáo độc hại Ông viết:

Không một quyển sách tuyên truyền nào sẽ tẩy trừ được tôn giáo trongđám quần chúng bị nhà tù tư bản làm cho đần độn, bị lệ thuộc vàonhững thế lực mù quáng tư bản, chừng nào đám quần chúng ấy vẫn cònchưa học tập, đấu tranh một cách đoàn kết, nhất trí, có tổ chức, có kếhoạch và có ý thức chống các nguồn gốc ấy của tôn giáo, chống sựthống trị của tư bản dưới tất cả mọi hình thức của nó [22, tr.516]

Điều ấy có nghĩa là cuộc đấu tranh chống tôn giáo cũng như mọi hoạt độngnhằm giáo dục chủ nghĩa vô thần chỉ có giá trị thật sự khi nó gắn với cuộc đấutranh giai cấp của giai cấp vô sản nhằm xoá bỏ xã hội hiện tồn – xã hội đã làm chocon người bị tha hoá và đẩy họ đến với tôn giáo; xây dựng một xã hội mới tốt đẹp,đem lại hạnh phúc thật sự trong cuộc sống trần tục cho quần chúng lao động

Theo V.I.Lênin, để có thái độ và sách lược đấu tranh chống tôn giáo

đúng đắn, cần giải quyết một số vấn đề về nhận thức: Một là, nhận rõ tính

chất độc hại, phản tiến bộ, phản văn hoá của tôn giáo “tôn giáo là thuốc phiện

của nhân dân”; Hai là, vạch rõ vai trò giai cấp của giáo hội và tăng lữ với chính phủ, qua đó vạch trần tính chất phản động của giáo hội; Ba là, cần phải

giải thích rõ ràng luận điểm “tuyên bố tôn giáo là một việc của tư nhân” nhằmchống lại sự xuyên tạc của bọn cơ hội và tránh sự hiểu lầm trong đảng viêncủa Đảng dân chủ - xã hội

Trang 34

Không phủ nhận vai trò của việc tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa vô thần,chống tôn giáo nhưng V.I.Lênin cho rằng chỉ có lôi kéo quần chúng vào cuộcđấu tranh giai cấp thì cuộc đấu tranh chống tôn giáo mới thực sự có hiệu quả.Ông viết “Cuộc đấu tranh giai cấp ấy sẽ đưa những công nhân theo đạo thiênchúa đến với Đảng dân chủ - xã hội và với chủ nghĩa vô thần, dẫn đến một cáchtrăm lần có hiệu quả hơn là chỉ tuyên truyền về chủ nghĩa vô thần” [22, tr.517,518] Như vậy, điều quan trọng nhất trong đấu tranh chống tôn giáo không phải

là tuyên truyền chống lại nó mà là vấn đề đoàn kết, tập hợp quần chúng côngnhân trong cuộc đấu tranh giai cấp chống ách tư bản Theo V.I.Lênin, công táctuyên truyền của Đảng dân chủ - xã hội về chủ nghĩa vô thần phải phục vụ việcphát triển cuộc đấu tranh giai cấp của quần chúng bị bóc lột chống lại bọn bóclột Như vậy, đấu tranh chống tôn giáo gắn liền với đấu tranh cho chủ nghĩa xãhội, vì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội Và chỉ có thắng lợi của chủ nghĩa xã hộithì cuộc đấu tranh chống tôn giáo mới đạt được hiệu qủa trên thực tế

V.I.Lênin cũng yêu cầu những người mácxít phải phân biệt rõ cuộc đấutranh chống tôn giáo của giai cấp tư sản với cuộc đấu tranh chống tôn giáo củaĐảng dân chủ xã hội, cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chủ nghĩa tăng

lữ là một thủ đoạn để đánh lạc hướng quần chúng công nhân làm cho họ khỏichú ý đến chủ nghĩa xã hội Còn cuộc đấu tranh của Đảng dân chủ xã hộichống tôn giáo là phục vụ cho cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội Về vấn đềnày, V.I.Lênin viết:

Trong lĩnh vực chính sách tôn giáo, nhiệm vụ của chính quyền vô sản(của Đảng Cộng sản Nga) không phải chỉ bó hẹp ở chỗ ban hành một sắclệnh tách rời giáo hội ra khỏi nhà nước, tách rời trường học ra khỏi giáohội, nghĩa là những biện pháp mà chế độ dân chủ tư sản đã hứa hẹn,nhưng chẳng thực hiện triệt để ở nơi nào trên thế giới cả, vì giữa tư bản

và việc tuyên truyền tôn giáo có muôn vàn mối liên hệ thực tế Chuyênchính vô sản phải trừ bỏ triệt để những mối liên hệ giữa một bên là cácgiai cấp bóc lột, tức bọn địa chủ và bọn tư sản, với một bên là tổ chức

Trang 35

tuyên truyền tôn giáo là những mối liên hệ nhằm giữ quần chúng trongvòng ngu muội Chuyên chính vô sản phải kiên trì thực hiện việc giảiphóng thực sự quần chúng lao động khỏi thiên kiến tôn giáo, bằng cáchtuyên truyền và nâng cao giác ngộ của quần chúng, đồng thời hết sứcchú ý tránh không xúc phạm gì đến tình cảm của tín đồ trong quần chúng

và tránh làm tăng thêm lòng cuồng tín tôn giáo [27, tr.117-118]

Phải đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử, phải có quan điểm lịch

sử, cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo Về phương pháp luận chung nhất

trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo, V.I.Lênin yêu cầu những người mácxítphải đứng trên lập trường duy vật biện chứng, phải có quan điểm lịch sử cụ thể,phải có hình thức và phương pháp đấu tranh sáng tạo Ông viết:

Người mácxít phải là người duy vật, nghĩa là kẻ thù của tôn giáo, nhưngphải là người duy vật biện chứng, nghĩa là đặt vấn đề đấu tranh chốngtôn giáo không phải một cách trừu tượng lúc nào cũng giống lúc nào,

mà phải đặt vấn đề một cách cụ thể, căn cứ vào thực tế cuộc đấu tranhgiai cấp đang diễn ra và có tác dụng giáo dục quần chúng nhiều hơn hết

và có hiệu quả hơn hết [22, tr.518-519]

Giải quyết vấn đề tôn giáo cần phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng của nó Mặt chính trị của tôn giáo là phản ánh mâu thuẫn đối kháng

giai cấp giữa các thế lực chính trị lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạngvới giai cấp công nhân và nhân dân lao động Mặt tư tưởng của tôn giáo làphản ánh mâu thuẫn về thế giới quan và nhận thức trong nội bộ nhân dân Đó

là mâu thuẫn giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm thần bí, giữanhững người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không có tín ngưỡng tôngiáo, giữa những người theo tín ngưỡng tôn giáo này và những người theo tínngưỡng tôn giáo khác; mâu thuẫn về nhận thức khác nhau của mỗi người,giữa cái biết và không biết, tin và không tin trước các sự vật, hiện tượng tựnhiên và xã hội Mâu thuẫn này không mang tính đối kháng

Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thực chất là phân

Trang 36

biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn để có thái độ và phương phápđúng đắn khi giải quyết vấn đề tôn giáo Kiên quyết đấu tranh loại bỏ mặtchính trị phản động trong tôn giáo, chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo

để hoạt động chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng về tư tưởng phảihết sức thận trọng, tỉ mỉ, không được nôn nóng, vội vàng Mâu thuẫn về mặtthế giới quan và nhận thức trong nội bộ nhân dân cần phải được giải quyếtbằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục và cải tạo xã hội trên cơ sở tôn trọngquyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, tránh đối đầu về mặt tư tưởng

Muốn đấu tranh hiệu quả vấn đề tôn giáo phải dựa trên thế giới quan khoa học Theo V.I.Lênin, chỉ có đứng trên cơ sở thế giới quan duy vật biện

chứng chúng ta mới có thể hiểu đúng đắn quan điểm, thái độ và sách lược đấutranh chống tôn giáo Bởi vì, toàn bộ những quan điểm, đường lối của đảngcủa giai cấp công nhân đối với vấn đề tôn giáo là được rút ra một cách tất yếu

từ chủ nghĩa duy vật biện chứng Người viết: “Chủ nghĩa Mác là chủ nghĩaduy vật Chính vì vậy mà nó cũng đối địch với tôn giáo một cách quyết liệt…phải biết cách đấu tranh chống tôn giáo, nhưng muốn thế thì phải lấy quanđiểm duy vật mà giải thích nguồn gốc tín ngưỡng và nguồn gốc tôn giáo củaquần chúng” [22, tr.514] V.I.Lênin yêu cầu người mácxít phải là người theochủ nghĩa duy vật biện chứng, từ đó mới có thể xác định được chiến lược,sách lược và những biện pháp đấu tranh chống tôn giáo có hiệu quả.V.I.Lênin đã khẳng định: “Giai cấp vô sản hiện đại đứng về phía chủ nghĩa xãhội, là chủ nghĩa đưa khoa học vào cuộc đấu tranh chống các đám mây mùtôn giáo và làm cho công nhân khỏi tin vào một cuộc đời ở thế giới bên kia,bằng cách đoàn kết họ lại vì cuộc đấu tranh thực sự nhằm giành lấy một cuộcđời tốt đẹp hơn trên trần thế [20, tr.170]

Như vậy, đấu tranh chống lại tiêu cực của tôn giáo theo V.I.Lênin là tấtyếu đối với những người mácxít Song cuộc đấu tranh chống tôn giáo đòi hỏiphải có phương pháp đúng đắn Phải tập hợp quần chúng vào cuộc đấu tranhxoá bỏ nguồn gốc tôn giáo, cuộc đấu tranh giai cấp chống chủ nghĩa tư bản và

Trang 37

đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội Thông qua cuộc đấu tranh ấy mà giáo dục chủnghĩa vô thần cho quần chúng, khắc phục, ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo.

Tóm lại, qua các tác phẩm của mình, V.I.Lênin đã đề cập và giải quyết

một cách sâu sắc những vấn đề lý luận về tôn giáo Trong đó, ông làm nổi bậtvấn đề nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo; chỉ rõ tính chất chính trị và ảnhhưởng tiêu cực của tôn giáo đối với xã hội; khẳng định thái độ của những ngườimácxít đối với tôn giáo và những vấn đề có tính nguyên tắc, phương pháp luậnđấu tranh chống tôn giáo của Đảng mácxít Những quan điểm, tư tưởng củaV.I.Lênin về tôn giáo đến nay vẫn còn ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

1.3 Ý nghĩa quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo

V.I.Lênin nghiên cứu tôn giáo không phải vì mục đích tự thân, cũngkhông nhằm xây dựng một hệ thống lý luận “thuần túy” về tôn giáo, mà donhững đòi hỏi đặt ra từ thực tiễn của phong trào cách mạng của giai cấp vôsản Với bản chất cách mạng và khoa học của mình, những quan điểm củaV.I.Lênin về tôn giáo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đặc biệt sâu sắc, đến nayvẫn còn nguyên giá trị thời đại của nó

Thứ nhất, quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo đã góp phần phát triển

và hoàn thiện lý luận mácxít về tôn giáo Trên cơ sở kế thừa quan điểm

C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo trong điều kiên lịch sử mới, V.I.Lênin đãluận giải, làm sâu sắc thêm, cụ thể hoá và hoàn thiện thêm nhiều vấn đề vềtôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, qua đó pháttriển lý luận C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo lên một tầm cao mới Thôngqua các tác phẩm tiêu biểu như: Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo; Về thái độ củađảng công nhân đối với tôn giáo; Thái độ của giai cấp và của các đảng pháiđối với tôn giáo, v.v V.I.Lênin đã làm rõ hơn nguồn gốc hình thành tôn giáođặc biệt là nguồn gốc xã hội của tôn giáo; chỉ ra thái độ của những ngườicộng sản đối với vấn đề tôn giáo; đề ra được những vấn đề có tính nguyên tắc,phương pháp luận để giải quyết tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa…

Trang 38

Những quan điểm của V.I.Lênin về vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề tôngiáo có giá trị ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, thể hiện tư duysáng tạo của một thiên tài của lãnh tụ cách mạng vô sản, Người đã có nhiềuđóng góp quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện lý luận mácxit về tôngiáo để nó thực sự là một hệ thống lý luận cách mạng và khoa học.

Thứ hai, quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo góp phần quan trọng vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới ở Nga.

Quan điểm V.I.Lênin về vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo đãđược Đảng Bốnsêvích áp dụng trong giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước Nga

và được thực tiễn chứng minh là hoàn toàn đúng đắn Nhờ giải quyết tốt vấn

đề tôn giáo trong quá trình cách mạng đã nâng cao nhận thức cho giai cấpcông nhân và quần chúng nhân dân lao động; vô hiệu hoá việc lợi dụng tôngiáo để chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; quan điểm củaV.I.Lênin về tôn giáo góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại bọn

cơ hội, xét lại, bọn vô chính phủ ở Nga trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo,chống lại thuyết “tìm thần”, “tạo thần” trong giới trí thức Nga

Những quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo là cơ sở lý luận quan trọng đểđảng dân chủ - xã hội Nga đề ra đường lối đấu tranh chống tôn giáo; là cơ sở

lý luận để tập hợp giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga trong cuộcđấu tranh giai cấp chống các thế lực tư bản Đồng thời, nó cũng là cơ sở lýluận quan trọng để thống nhất nhận thức và hành động của những người cộngsản Nga lúc đó xung quanh vấn đề tôn giáo Nhờ giải quyết đúng đắn vấn đềtôn giáo đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cách mạng xã hội chủnghĩa tháng Mười Nga năm 1917

Đồng thời, sau khi bước vào xây dựng chế độ xã hội mới, những quan điểm

về tôn giáo của V.I.Lênin đã được Đảng Bốnsêvích Nga vận dụng vào giải quyếtvấn đề tôn giáo ở nước Nga, để đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho nhân dân, thuhút những người theo tôn giáo đứng về phía cách mạng, đoàn kết đồng bào cáctôn giáo… góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng chế độ xã hội mới

Trang 39

Thứ ba, quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo góp phần quan trọng đánh bại các quan điểm, tư tưởng sai trái, phản động trong quốc tế II và phong trào cộng sản công nhân quốc tế Đứng vững trên lập trường chủ nghĩa duy vật và với nhãn

quan chính trị sắc bén, V.I.Lênin đã kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi quanđiểm, tư tưởng phản động trong quốc tế II và phong trào cộng sản và công nhânquốc tế khi chúng cố tình xuyên tạc, phủ nhận quan điểm C.Mác – Ph.Ăngghen vềtôn giáo Qua đó bảo vệ bản chất cách mạng, khoa học quan điểm mácxít về tôngiáo và phát triển, hoàn thiện lý luận chủ nghĩa xã hội về tôn giáo

Thứ tư, là cơ sở lý luận, tư tưởng cho các đảng cộng sản nhận thức, đề

ra và thực hiện chính sách đúng đắn đối với vấn đề tôn giáo hiện nay Những

quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo đưa ra cách đây đã một thế kỷ, thếnhưng những quan điểm, tư tưởng của Người về tôn giáo và con đường đấutranh chống tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đến nay vẫn còn giữnguyên giá trị Với bản chất cách mạng và khoa học của mình, những quanđiểm, tư tưởng của V.I.Lênin về tôn giáo trở thành cơ sở khoa học để cácĐảng Cộng sản nghiên cứu, vận dụng và phát triển vào giải quyết vấn đề tôngiáo trong điều kiện lịch sử mới của thời đại hiện nay

Mặc dù vậy, do bối cảnh và điều kiện lịch sử, V.I.Lênin chưa đi sâu bàn

về các điều kiện, cơ chế để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chưa

có điều kiện làm rõ những đóng góp của tôn giáo về mặt đạo đức, văn hoá…Đây cũng chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung và phát triển lýluận về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay

Qua đây chúng ta thấy rằng những quan điểm của V.I.Lênin về vấn đềtôn giáo có giá trị khoa học và nhân văn sâu sắc, cùng với lý luận của C.Mác

và Ph.Ăngghen và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành cơ sở lý luận quan trọng

để Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức, vận dụng, bổ sung và phát triển quanđiểm V.I.Lênin về tôn giáo cho phù hợp với thực tiễn cách mạng hiện nay

*

Trang 40

Trên cơ sở kế thừa và phát triển sáng tạo lý luận tôn giáo trong lịch sử,

mà trực tiếp là quan điểm, tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáotrong điều kiện lịch sử mới, khi chủ nghĩa tư bản đang chuyển sang giai đoạnchủ nghĩa đế quốc Bằng tài năng và tâm huyết của một lãnh tụ trong phongtrào cách mạng vô sản, V.I.Lênin đã viết nhiều tác phẩm, không ngừng pháttriển và hoàn thiện quan điểm của mình về tôn giáo Đặc biệt, V.I.Lênin đãlàm rõ thêm nguồn gốc kinh tế - xã hội trong việc hình thành tôn giáo; khẳngđịnh thái độ của các Đảng Cộng sản đối với vấn đề tôn giáo; chỉ ra những vấn

đề nguyên tắc mang tính phương pháp luận trong việc giải quyết vấn đề tôngiáo Qua đó phát triển lý luận mácxit về tôn giáo lên một tầm cao mới.Những quan điểm, tư tưởng của V.I.Lênin về tôn giáo đã được ĐảngBốnsêvích vận dụng vào giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước Nga và được thựctiễn chứng minh là hoàn toàn đúng đắn Những vấn đề lý luận về tôn giáo đếnnay vẫn còn giữ nguyên giá trị thời đại của nó, là cơ sở để Đảng Cộng sản tiếptục nghiên cứu để vận dụng để giải quyết vấn đề tôn giáo ở mỗi nước cho phùhợp với điều kiện lịch sử mới

Ngày đăng: 05/01/2019, 07:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Số 22/2005/NĐ-CP, ngày 01 tháng 03 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị địnhcủa Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh tínngưỡng, tôn giáo
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết số 24 NQ-TW của Bộ Chính trị khóa VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhàxuất bản Sự thật
Năm: 1990
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1996
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội lần thứ 5, Ban chấp hànhTrung ương Khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1998
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy ban chấp hành Trung ương khoá IX về Công tác tôn giáo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy ban chấphành Trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trịquốc gia
Năm: 2003
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 284 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhàxuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2005
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương (Khóa X), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấphành Trung ương (Khóa X)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2007
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2011
13. Đỗ Quang Hưng (2007), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, Lý luận và thực tiễn, (Tái bản lần thứ nhất), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, Lýluận và thực tiễn
Tác giả: Đỗ Quang Hưng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốcgia
Năm: 2007
14. Hồ Trọng Hoài, Nguyễn Thị Nga (2006), Quan điểm của C.Mác- Ph.Ăngghen - V.I.Lênin- Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản, Nhà xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm của C.Mác-Ph.Ăngghen - V.I.Lênin- Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng củaĐảng Cộng sản
Tác giả: Hồ Trọng Hoài, Nguyễn Thị Nga
Năm: 2006
15. Đỗ Quang Khắc (2009), “Quan điểm mácxít về tôn giáo”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, Số 2 - 2009, tr. 3 - 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm mácxít về tôn giáo”, "Tạp chí nghiêncứu Tôn giáo
Tác giả: Đỗ Quang Khắc
Năm: 2009
16. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 145 năm ngày sinh V.I.Lênin (2015), Di sản V.I.Lênin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị - hành chính, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản V.I.Lênin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới ởViệt Nam
Tác giả: Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 145 năm ngày sinh V.I.Lênin
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị - hành chính
Năm: 2015
17. V.I.Lênin, toàn tập, Tập 29, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
18. V.I.Lênin (1905), “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo” V.I Lênin toàn tập, Tập 12, nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tr. 169 - 175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo” "V.I Lênin toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: nhà xuất bản Tiến bộ
Năm: 1905
19. V.I.Lênin (1905), “Đấu tranh cách mạng và hành động môi giới của phái tự do”, V.I.Lênin toàn tập, Tập 10, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đấu tranh cách mạng và hành động môi giới của phái tựdo”, "V.I.Lênin toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
Năm: 1905
20. V.I.Lênin (1905), “Những nhiệm vụ của chúng ta và Xô viết đại biểu công nhân”, V.I.Lênin toàn tập, Tập 12, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhiệm vụ của chúng ta và Xô viết đại biểu côngnhân”," V.I.Lênin toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
Năm: 1905
21. V.I.Lênin (1907), “Thái độ của giai cấp và của các đảng phái đối với tôn giáo”, V.I.Lênin toàn tập, Tập 15, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái độ của giai cấp và của các đảng phái đối với tôngiáo”, "V.I.Lênin toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
Năm: 1907
22. V.I.Lênin (1909), “Về thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo”, V.I.Lênin toàn tập, Tập 17, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1979, tr. 510 - 526 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo”,V.I.Lênin "toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ Mátxcơva
Năm: 1909
23. V.I.Lênin, toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w