1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tôn giáo dưới góc nhìn triết học và xu hướng phát triển của tôn giáo trong thế kỉ XXI

27 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 147 KB

Nội dung

Cũng bởi vì tôn giáo nằm trong một bộ phận cấu thànhnên xã hội này nên cùng với sự thay đổi của loài người mà tôn giáo cũng cónhững sự biến đổi dù là về nội dung hay chỉ là về hình thức.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện tiểu luận này, em rất vui mừng vì đã nhận được sự giúp

đỡ nhiệt tình của Thầy giáo TS Vi Thái Lang, các đoàn thể, cá nhân và sự nỗlực cố gắng của bản thân

Trước hết em xin bày tỏ lời cám ơn tới Thư viện, phòng sau đại học,tập thể K16 TGT, các đơn vị liên quan của trường ĐHSP Hà Nội 2 và lòngbiết ơn sâu sắc tới TS Vi Thái Lang người đã trang bị cho em những kiếnthức quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thiện tiểu luận

Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên,chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em có đượcmột kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu này

Hà Nội, tháng 01 năm 2013

TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ NINH

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luận

này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Em cũng xin cam

đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện tiểu luận này đã được cảm ơn và

các thông tin trích dẫn trong tiểu luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 01 năm 2013

TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ NINH

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn 2

Lời cam đoan 3

Mục lục 4

Mở đầu 5

Nội dung 7

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÔN GIÁO 7

1.1 Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo 7

1.2 Chức năng xã hội của tôn giáo 9

1.3. Thời kì đầu: hình thành và phát triển dưới tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm……….11

1.4. Thời kì đã hình thành xã hội loài người có giai cấp……… 15

CHƯƠNG 2: TÔN GIÁO VÀ NHỮNG MẶT TRÁI 16

2.1 Sai lầm trong nhận thức 16

2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội 16

CHƯƠNG 3: TÔN GIÁO TRONG THẾ KỈ XXI 18

3.1 Sự phát triển các loại tôn giáo 18

3.2 Về sự phát triển tôn giáo ở Việt Nam 19

3.3 Sự phát triển mang tính hình thức 23

3.4 Sự suy thoái thực sự 23

Kết luận 25

Tài liệu tham khảo 27

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống những năm đầu tiên của một thiên niên kỉ mới: thiênniên kỉ thứ 3 Xã hội loài người đã có những bước tiến vô cùng to lớn trongtất cả mọi mặt: Kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật Trong một

xã hội như vậy có một bộ phận không thể thiếu được, bởi nó chính là một bộphận cấu thành nên thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở của một xã hội, đóchính là tôn giáo

Tôn giáo một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất

nó luôn luôn mới mẻ Cũng bởi vì tôn giáo nằm trong một bộ phận cấu thànhnên xã hội này nên cùng với sự thay đổi của loài người mà tôn giáo cũng cónhững sự biến đổi dù là về nội dung hay chỉ là về hình thức Tôn giáo mộthiện tượng xã hội phức tạp, chỉ cú thể giải thích nó một cách khách quan khoahọc dựa trên những quan niệm của nền tảng Triết học duy vật về lịch sử, cũngnhư nhận thức duy vật khoa học Tôn giáo là một hình thức phản ánh hư ảo,xuyên tạc đời sống hiện thực và đã ra đời cách đây hàng chục nghìn nămnhưng ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trên thếgiới, tôn giáo dường như vẫn có sự phát triển đa dạng về hình thức và rộnglớn về quy mô Vì vậy dường như không thể giải quyết vấn đề tôn giáo mộtcách đơn thuần về mặt nhận thức xã hội

Mặt khác vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội ngày càng thể hiện

rõ nét, tôn giáo tham gia vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần, các tôngiáo lớn thường không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong phạm vi một quốc giariêng lẻ mà tầm ảnh hưởng còn mang tính quốc tế

Một số học giả phương Tây còn cho rằng trong thế kỉ tới cuộc đấu tranhtrong ý thức hệ không còn nữa mà chuyển sang đấu tranh tôn giáo

Trang 5

Trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay, vấn đề tôn giáohiện nay đã được Đảng và Nhà nước ta xem xét, đánh giá lại trên quan điểmkhách quan hơn, không xoá bỏ một cách duy ý chí như trước nữa mà nhìnnhận trên quan điểm phát huy những mặt tích cực, gạt bỏ những mặt tiêu cựctrong các tôn giáo đặc biệt là các chỉ thị về tôn giáo, hay quan điểm của cáctôn giáo hiện nay là: “Sống tốt đời đẹp đạo”.

Trong bài tiểu luận “Tôn giáo dưới góc nhìn triết học và xu hướng phát triển của tôn giáo trong thế kỉ XXI” của mình em chỉ muốn nhìn nhận

vấn đề này dưới góc độ triết học, đặc biệt là nhìn nhận tôn giáo trên quanđiểm duy vật biện chứng của Mác - Lênin

Vì chỉ là một bài tiểu luận ngắn nên em chỉ có thể nói sơ qua về quátrình hình thành và phát triển của tôn giáo nhưng sẽ tập trung vào phân tíchbản chất và xu hướng phát triển của nó trong thế kỉ XXI này (những khoảnhkhắc mà chúng ta đang sống) trong đó lấy lịch sử hình thành và phát triển củatôn giáo làm cái nền để nhìn nhận nó như là một mối liên hệ nhân quả tất yếu

2 Đối tượng nghiên cứu

- Bản chất và quy luật của sự phát sinh và phát triển tôn giáo, vai trò, tácdụng của tôn giáo đối với đời sống xã hội và con đường khắc phục những ảnhhưởng tiêu cực của tôn giáo

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tôn giáo về mặt lý luận và đấu tranh chống những biểu hiệntiêu cực của tôn giáo về mặt thực tiễn

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÔN GIÁO

1.1 Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo

1.1.1 Bản chất

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội Đặc điểm quan trọng trong ýthức tôn giáo là một mặt nó phản ánh tồn tại xã hội Mặt khác, nó lại có xuhướng phản kháng lại xã hội đã sản sinh ra và nuôi dưỡng nó Vì vậy, từ khi

ra đời đến nay, cùng với sự biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo.Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học, người ta đã chứngminh được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm (từ 4 – 6 triệunăm) Tuy nhiên, với những hiện vật thu được người ta khẳng định: có đếnhàng triệu năm con người không hề biết đến tôn giáo Bởi vì tôn giáo đòi hỏitương ứng với nó là một trình độ nhận thức cao, nó là sản phẩm của tư duytrừu tượng trong một đời sống xã hội ổn định

Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi con người hiệnđại – người khôn ngoan (Homo Sapiens) – hình thành và tổ chức thành xãhội, tôn giáo mới xuất hiện Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000năm Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên Đa số cácnhà khoa học đều khẳng định tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đâyvới những hình thức tôn giáo sơ khai như đạo Vật tổ (Tôtem), Ma thuật vàTang lễ Đây là thời kỳ tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ.

Dựa trên cơ sở của quan niệm duy vật về lịch sử, cũng như những quanniệm của C.Mác về tôn giáo, Ph Ăng-ghen đó đưa ra một định nghĩa có tínhchất kinh điển từ góc độ triết học về tôn giáo như sau: “tất cả mọi tôn giáochẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người của những lựclượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh

Trang 7

trong đó những lực lượng ở trần thế đó mang hình thức những lực lượng siêutrần thế” Định nghĩa này không những chỉ ra được bản chất của tôn giáo màcũng chỉ ra con đường hình thành ý thức hay niềm tin tôn giáo Ở định nghĩatrên chúng ta thấy rằng, Ph Ănghen tiếp tục luận điểm cho rằng con ngườisáng tạo ra tôn giáo Sự sáng tạo ra tôn giáo của con người được thực hiệnbằng con đường nhận thức Chủ thể tạo ra tôn giáo là con người, đối tượngcủa sự phản ánh là sức mạnh ở bên ngoài thống trị cuộc sống hàng ngày củacon người, dùng phương thức nhận thức để tạo ra tôn giáo là phương thức hư

ảo Với chủ thể, đối tượng và phương thức của nhận thức như trên thì kết quả

là con người tạo ra cái siêu nhiên thần thánh trong đầu óc của mình thuộc lĩnhvực ý thức, niềm tin

Định nghĩa của Ph.Ănghen về tôn giáo là định nghĩa rộng những cũng đóchỉ rõ cái đặc trưng, cái bản chất của tôn giáo đó là niềm tin hay thế giới quanhoang đường hư ảo của con người Sự ra đời hiện tượng tôn giáo với bản chấtnhư trên là tất yếu khách quan Vì khi con người bị bất lực trước sức mạnhcủa thế giới bên ngoài thì con người cần đến tôn giáo nhằm bù đắp cho sự bấtlực ấy Điều đó cũng có nghĩa là bản chất của tôn giáo được thể hiện rõ nhấtthông qua chức năng đền bù hư ảo của nó

1.1.2 Nguồn gốc

VI Lê -nin đó gọi toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện tất yếu làmnảy sinh niềm tin tôn giáo là những nguồn gốc của tôn giáo Nguồn gốc đóbao gồm ba yếu tố cấu thành: Nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức, nguồngốc tâm lý

Nguồn gốc xã hội là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện khách

quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và thể hiện những niềm tin tôngiáo Chúng ta thấy rằng, sự thống trị của tự nhiên đối với con người khôngphải được quyết định bởi những thuộc tính và quy luật của bản thân giới tự

Trang 8

nhiên mà được quyết định bởi tính chất mối quan hệ của con người với tựnhiên, nghĩa là bởi sự phát triển kém của lực lượng sản xuất xã hội mà trướchết là công cụ lao động Như vậy không phải bản thân giới tự nhiên sinh ratôn giáo mà là mối quan hệ đặc thù của con người với tự nhiên, do trình độsản xuất quyết định Trong tất cả các hình thái xã hội trước Cộng sản chủnghĩa, những mối quan hệ xã hội đó phát triển một cách tự phát Những quyluật phát triển của xã hội biểu hiện như là những lực lượng mù quáng, tróibuộc con người và ảnh hưởng quyết định đến số phận của họ Những lựclượng đó trong ý thức con người được thần thánh hoá và mang hình thức củanhững lực lượng siêu nhiên.

Nguồn gốc nhận thức là sự tuyệt đối hoá, sự cương điệu mặt chủ thể của

nhận thức con người

Nguồn gốc tâm lý không chỉ bao gồm những tình cảm tiêu cực (sự lệ

thuộc sợ đói, không thoả mãn, đau khổ, cô đơn ) mà cả những tình cảm tíchcực (niềm vui, sự thoả mãn, tình yêu, sự kính trọng…), không chỉ những tìnhcảm, mà cả những điều mong muốn, ước vọng, nhu cầu khắc phục những tìnhcảm tình cảm tiêu cực muốn được đền bù hư ảo

1.2 Chức năng xã hội của tôn giáo

Ở các ngôi mộ người tiền sử có niên đại khoảng 100,000 năm trước, cácnhà khảo cổ đã tìm thấy công cụ và vũ khí được chôn theo Dưới góc độ nhânhọc, điều đó có nghĩa là người cổ đại tin vào thế giới bên kia Đó chính lànhững manh nha đầu tiên của Tôn giáo Vậy Tôn giáo có chức năng gì đối với

xã hội loài người? Các nhà nhân học tổng kết và chia các chức năng đó dưới

một trong hai phạm trù xã hội và tâm lý Xã hội: Thứ nhất Tôn giáo là một

cách kiểm soát xã hội Thông qua các điều răn, luật lệ Tôn giáo duy trì trật tự

xã hội bằng cách ủng hộ các hành vì được xã hội chấp nhận và ngược lại Mọitôn giáo đều mang trong nó một hệ thống các chuẩn mực đạo đức quy định

Trang 9

các hành vi đúng đắn trong bối cảnh của xã hội nó tồn tại Khi mà các chuẩnmực này được gắn liền với các thế lực siêu nhiên, nó có tác động mạnh hơn.

Vì khi các thành viên tin vào sự tồn tại của các thế lực siêu nhiên, họ sẽ tuânthủ các chuẩn mực một cách chặt chẽ hơn Không ăn vật phẩm từ lợn trongĐạo Hồi, hay không giết bò ở văn hóa Hindu là những minh chứng cho chứcnăng kiểm soát xã hội của Tôn giáo Thứ hai, Tôn giáo là giúp giải quyếtxung đột Thông qua Tôn giáo, những lo lắng căng thẳng về mặt tâm lý đượcgiảm nhẹ Nhờ đó nguy cơ về xung đột xã hội cũng được giảm bớt Thứ banhờ Tôn giáo và sự đoàn kết cộng đồng được củng cố Vì thông qua tôn giáocác thành viên cộng đồng có thể biểu lộ sự đồng nhất của mình, thông qua đómối quan hệ xã hội chặt chẽ được xây dựng Nói cụ thể hơn, mỗi tôn giáo đều

có một hệ thống thần thánh hay thế lực siêu nhiên cụ thể Các thành viên vớiviệc tham gia các lễ nghi sẽ có cùng một niền tin, một truyền thống sẽ cảm

thấy gần gũi hơn Thông qua đó, tính đoàn kết cộng đồng được tăng lên Tâm lý: Theo các nhà nhân học, Tôn giáo có hai chức năng tâm lý là nhận thức do

đó nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh ngày càng nhiều Tuy nhiên, mọi

xã hội, kể cả hiện đại, đều có những sự vật hiện tượng mà không giải thíchmột cách logic được Ví dụ như: Cuộc sống bắt đầu khi nào ? Sau cái chết thìcái gì sẽ diễn ra ? Tôn giáo giúp chúng ta trả lời các hiện tượng không giảithích này Về mặt tình cảm, Tôn giáo giúp các cá nhân đối mặt với sự lo lắngthường xuất phát từ cuộc sống hàng ngày Vì con người chưa bao giờ kiểmsoát được thế giới xung quanh, nên Tôn giáo giúp tối đa hóa sự kiểm soát này.Con người tham gia vào các lễ nghi tôn giáo như là một cách cầu xin các thếlực siêu nhiên giúp họ kiểm soát các hiện tượng mà họ chưa bao giờ kiểmsoát được

Chủ nghĩa Mác cho rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội, nguồn gốccủa nó là ở trong những điều kiện tồn tại vật chất của xã hội trong những giai

Trang 10

đoạn phát triển xã hội nhất định, nghĩa là ở các mối quan hệ hạn chế của conngười trước những sức mạnh tự nhiên và đối với nhau Sự bất lực của conngười trước những sức mạnh tự nhiên và xã hội đó nảy sinh ra nhu cầu đền bù

sự hạn chế của các mối quan hệ hiện thực, quan hệ “trần gian” thế giới bênkia Vì thế có thể gọi chức năng đền bù hư ảo là chức năng chủ yếu và đặc thùcủa tôn giáo

Luận điểm nổi tiếng của C.Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.Giống như thuốc phiện, tôn giáo tạo ra bề ngoài của “sự làm nhẹ” tạm thờinỗi đau khổ của con người, an ủi cho những mất mát, những thiếu hụt hiệnthực của đời sống con người Đồng thời gây ra những tác động có hại đối vớicon người khi tạo ra ở họ nhu cầu thường xuyên tách khỏi hiện thực, tiêmnhiễm cho họ những quan niệm phản khoa học

Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, tôn giáo thậm chí có thể là chỗ dựatinh thần cho những ước muốn chân chính của quần chúng bị áp bức, phục vụcho lợi ích của họ Nhưng ở đây nó vẫn không hề mất chức năng đền bù hư

ảo, vỡ hạt nhân cơ bản của các tôn giáo niềm tin vào cái siêu nhiên luôn luôngây tác động đối với tính tích cực của quần chúng, chuyển hướng niềm tin và

sự nỗ lực của họ vào con đường hư ảo Chính vì vậy VI.Lê nin đã nhấn mạnh:

“Tôn giáo là thuốc phiện đối với nhân dân” Câu nói đó là “hòn đá tảng” củatoàn bộ quan điểm của chủ nghĩa Mác trong vấn đề tôn giáo

1.3 Thời kì đầu: hình thành và phát triển dưới tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm

Có thể nói ngay từ khi xuất hiện loài người trên trái đất này thì tôn giáocũng xuất hiện theo Như Lênin đã viết: sự sợ hãi đã tạo ra thần linh, conngười từ thuở đầu sơ khai vô cùng nhỏ bé và yếu ớt, họ cảm thấy kinh sợtrước sức mạnh của tự nhiên Trong thế giới quan của họ thiên nhiên được caiquản bởi các vị thần: thần sấm, thần mưa, thần gió được phác họa trong các

Trang 11

cuốn Kinh thánh hay các cuốn sách như: Thần thoại Hi Lạp, hay các sáchkinh của các đạo Hinđu (đạo của người Ấn) Ví dụ như đạo Hinđu là một hệthống tôn giáo - tín ngưỡng- triết học Tôn giáo này quan niệm các vị thần caiquản thế giới này như Indra (thần sấm), Surya (thần mặt trời), Varu (thầngió), Agni (thần lửa) , Varuna (thần không trung) Con người không hề có sựtác động gì đối với thế giới họ đang sống do đó chỉ có cúng tế kêu cầu thì conngười mới được Thần linh phù hộ trong mọi công việc.

Bước sang thời kỳ đồ đá giữa, con người chuyển dần từ săn bắt, hái lượmsang trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với sựthiêng liêng hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống:thần Lúa, thần Khoai, thần Sông… hoặc tôn thờ các biểu tượng của sự sinhsôi (thờ giống cái, hình ảnh phụ nữ, phồn thực…), đó là các vị thần của cácthị tộc Mẫu hệ Khi đồ sắt xuất hiện, các quốc gia dân tộc ra đời nhằm mụcđích phục vụ cho sự củng cố và phát triển của dân tộc Tất cả các vị thần ấycòn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn tại của đế chế và đượcchấp nhận như một tôn giáo chính thống Theo thời gian, do nội dung của cáctôn giáo mang tính phổ quát, không gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các

vị thần cụ thể, với nghi thức cụ thể của một cộng đồng tộc người, dân tộc hayđịa phương nhất định nên sự bành trướng của nó diễn ra thuận lợi, dễ dàngthích nghi với các dân tộc khác Do vậy, dù được phổ biến bằng cách nào(chiến tranh hay hòa bình), các tôn giáo đó đã được các quốc gia bị lệ thuộctrực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác tiếp nhận và trên nền tảngcủa tôn giáo truyền thống, biến đổi thành tôn giáo riêng của quốc gia đó Sựbành trướng kiểu như vậy diễn ra trong suốt thời kỳ văn minh công nghiệp vàcho đến tận ngày nay Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng, giữa tôn giáo khuvực hay tôn giáo thế giới vừa chung sống cạnh nhau, vừa tranh chấp xung độtnhau và không ít trường hợp, với sự ủng hộ của các thế lực quân sự, chính trị,

Trang 12

chiến tranh tôn giáo đã xảy ra Những tôn giáo như Kitô, Hồi do tính cựcđoan của mình (chỉ coi chúa hay thánh của mình là đối tượng tôn thờ duynhất) nên ban đầu đi đến đâu cũng khó chung sống với các tôn giáo khác đã

có mặt ở đó từ trước Còn một số tôn giáo phương Đông như Nho, Phật thìkhác, chúng chấp nhận hòa đồng với các tôn giáo bản địa, có xu hướng trầntục nhiều hơn là thế giới bên kia

Ăng nghen cho rằng tôn giáo xuất hiện từ ngay trong thời kỳ nguyênthủy, từ những quan niệm hết sức dốt nát, tối tăm, nguyên thủy của con người

về bản thân mình và thiên nhiên bao quanh họ Các tôn giáo nguyên thủy, sơkhai thể hiện niềm tin bản năng của con người và lúc ấy chưa gắn với các lợiích về kinh tế - xã hội Các hình thức phổ biến của tôn giáo nguyên thủy làcác dạng sau:

loài Đây là hình thức tôn giáo cổ xưa nhất, thể hiện niềm tin vào mối quan hệgần gũi, huyết thống giữa một cộng đồng người (thị tộc, bộ lạc) với một loàiđộng thực vật hoặc một đối tượng nào đó Tô tem giáo thể hiện hình thứcnhận biết đầu tiên về mối liên hệ của con người với các hiện tượng xungquanh Chẳng hạn: một bộ lạc tồn tại được nhờ săn bắt một loài động vật nào

đó dẫn đến xuất hiện một ảo tưởng về mối quan hệ giữa loài vật đó với cộngđồng người săn nó và cuối cùng con vật này lại trở thành tổ tiên chung – làmột tô tem của một tập thể nào đó

biểu hiện của việc người nguyên thủy tin vào khả năng tác động đến tự nhiênbằng những hành động tượng trưng (cầu khấn, phù phép, thần chú…) nghĩa làbằng con đường siêu nhiên Nhờ các biện pháp ma thuật, người nguyên thủy

cố gắng tác động đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo ý mình mong

Trang 13

muốn Về sau, ma thuật trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếuđược của các tôn giáo phát triển Việc thờ cúng của bất kỳ tôn giáo nào cũngphải có ma thuật (cầu nguyện, làm phép…) Tàn dư của ma thuật là các hiệntượng bói toán, tướng số ngày nay.

vật giáo xuất hiện vào lúc mới hình thành tôn giáo và sự thờ cúng Bái vậtgiáo đặt lòng tin vào những thuộc tính siêu nhiên của các vật thể như hòn đá,gốc cây, bùa, tượng… Họ cho rằng có một lực lượng siêu nhiên, thần bí trúngụ trong vật đó Bái vật giáo là thành tố tất yếu của sự thờ cúng tôn giáo Đó

là sự thờ cúng các tượng gỗ, cây thánh giá… hoặc lòng tin vào sức mạnh kỳquái của các lá bùa…

của con người đã đủ khả năng hình thành nên những khái niệm Vật linh giáo

là lòng tin ở linh hồn Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình thành nênquan niệm về cái siêu nhiên của người cổ xưa Giai đoạn này đã có ảo tưởngcho rằng có hai thế giới: một thế giới tồn tại thực sự và một thế giới siêunhiên, trong đó thế giới siêu nhiên thống trị thế giới thực tại Thế giới siêunhiên này của người nguyên thủy cũng đầy đủ động vật, thực vật, các đốitượng do tinh thần tưởng tượng ra và không khác biệt gì lắm so với thế giớithực tại

Chính vì vậy mà trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì:

sự bất lực của con người trước những sức mạnh tự nhiên là nguyên nhân làm

Ngày đăng: 14/04/2016, 15:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w