Mối quan hệ giữa cung tiền, lãi suất, thanh khoản và giá chứng khoán ở việt nam và khu vực ASEAN

50 1.1K 1
Mối quan hệ giữa cung tiền, lãi suất, thanh khoản và giá chứng khoán ở việt nam và khu vực ASEAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Bài nghiên cứu với mục đích kiểm định mối quan hệ giữa cung tiền, lãi suất, tính thanh khoản và giá chứng khoán tại Việt Nam và khu vực ASEAN, chúng tôi đã sử dụng bộ dữ liệu thu thập theo tháng và quý từ năm 2001 đến 2013 cho Việt Nam và 5 nước ASEAN khác là Malaysia, Philippines, Singapore, Indonesia, Thailand. Chúng tôi tiến hành hồi quy bằng hệ phương trình đồng thời theo phương pháp 3SLS. Đối với các nước ASEAN chúng tôi chay GMM cho từng phương trình. Kết quả thực nghiệm cho thấy ở Việt Nam cung tiền và giá chứng khoán có mối tương quan thuận, qua lại hai chiều cả khi có khủng hoảng và không có khủng hoảng. Lượng tiền trong lưu thông (thanh khoản) tác động tiêu cực đến giá chứng khoán; thu nhập của nền kinh tế có tác động ngược chiều đến giá chứng khoán. Thu nhập, lãi suất, lạm phát có tác động dương đến cung tiền. Trong khi đó, tại khu vực ASEAN cũng có những mối tương quan tương tự chỉ có một số điểm khác biệt so với Việt Nam, GDP (đại diện cho thu nhập) có tương quan ngược chiều với giá chứng khoán P trong trường hợp ở Việt Nam trong khi đó GDP có tác động tích cực đối với giá chứng khoán ở khu vực ASEAN

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Bài nghiên cứu với mục đích kiểm định mối quan hệ giữa cung tiền, lãi suất, tính thanh khoản và giá chứng khoán tại Việt Nam và khu vực ASEAN, chúng tôi đã sử dụng bộ dữ liệu thu thập theo tháng và quý từ năm 2001 đến 2013 cho Việt Nam và 5 nước ASEAN khác là Malaysia, Philippines, Singapore, Indonesia, Thailand. Chúng tôi tiến hành hồi quy bằng hệ phương trình đồng thời theo phương pháp 3-SLS. Đối với các nước ASEAN chúng tôi chay GMM cho từng phương trình. Kết quả thực nghiệm cho thấy ở Việt Nam cung tiền và giá chứng khoán có mối tương quan thuận, qua lại hai chiều cả khi có khủng hoảng và không có khủng hoảng. Lượng tiền trong lưu thông (thanh khoản) tác động tiêu cực đến giá chứng khoán; thu nhập của nền kinh tế có tác động ngược chiều đến giá chứng khoán. Thu nhập, lãi suất, lạm phát có tác động dương đến cung tiền. Trong khi đó, tại khu vực ASEAN cũng có những mối tương quan tương tự chỉ có một số điểm khác biệt so với Việt Nam, GDP (đại diện cho thu nhập) có tương quan ngược chiều với giá chứng khoán P trong trường hợp ở Việt Nam trong khi đó GDP có tác động tích cực đối với giá chứng khoán ở khu vực ASEAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG 1 1. GIỚI THIỆU 1 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 1 2.1. Cung tiền và giá chứng khoán 1 2.1.1. Cung tiền tương quan dương với giá chứng khoán 1 2.1.2. Một số quan điểm trái chiều 6 2.2. Thanh khoản và giá chứng khoán 8 2.3. Lãi suất và giá chứng khoán 9 2.4. Mối quan hệ giữa các biến vĩ mô và giá chứng khoán 11 2.5. Một số nghiên cứu về thị trường chứng khoán ở các nước thuộc khối ASEAN . 13 3. CÁC VẤN ĐỀ TRONG KINH TẾ LƯỢNG 16 3.1. Kiểm định tính dừng 16 3.2. Kiểm định đồng liên kết: 16 3.3. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger 17 4. DỮ LIỆU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH. 18 4.1. Xây dựng giả thiết 18 4.2. Xây dựng hệ phương trình 19 4.3. Dữ liệu 20 5. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH 21 5.1. Kết quả kiểm định trên Việt Nam 21 5.1.1. Thống kê mô tả 21 5.1.2. Kiểm định tính dừng 22 5.1.3. Kiểm định đồng liên kết theo Johansen 23 5.1.4. Kiểm định Granger 23 5.1.5. Kết quả ước lượng hệ phương trình đồng thời bằng 3SLS 24 5.2 Kết quả kiểm định cho các nước khu vực ASEAN 28 5.2.1 Kết quả kiểm định Singapore 28 5.2.2 Kết quả kiểm định của các nước ASEAN 30 6 KẾT LUẬN 34 PHỤ LỤC 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Thống kê mô tả các biến 22 Bảng 2. Kiểm định tính dừng 22 Bang3. Kết quả kiểm đinh Granger 24 Bảng 4. Kết quả hồi quy hệ phương trình khi không có biến giả 26 Bảng 5. Hồi quy hệ phương trình khi có biến giả dummy 27 Bảng 6: Kết quả hồi qui Singapore không có kiểm soát khủng hoảng 29 Bảng 7. Kết quả hồi qui Singapore có kiểm soát khủng hoảng 30 Trang 1 1. GIỚI THIỆU Thị trường chứng khoán là một chủ thể chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm các nhân tố kinh tế vĩ mô và vi mô. Mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô với giá chứng khoán đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Friedman (1961) là một trong những nhà nghiên cứu tiên phong đã xem xét tác động của cung tiền, lãi suất, thanh khoản đến giá chứng khoán , cho thấy đây là những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến thị trường chứng khoán. Tiếp nối theo ông, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác về chủ đề này được tiến hành tuy nhiên các kết quả thực nghiệm trên các thị trường khác nhau vẫn là vấn đề có nhiều khác biệt, đôi khi trái ngược. Để làm cơ sở cho nghiên cứu, sau đây đề tài sẽ phân tích các lý thuyết và nghiên cứu trước đây liên quan đến các mối quan hệ này. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Cung tiền và giá chứng khoán Giá của chứng khoán được xác định bằng hiện giá của dòng tiền trong tương lai, được tính toán bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai về hiện tại với một mức lãi suất chiết khấu. Theo lý thuyết kinh tế, cung tiền có mối liên kết chặt chẽ với lãi suất chiết khấu và do đó có tương quan với giá chứng khoán. Có quan điểm cho rằng cung tiền có tương quan cùng chiều với giá chứng khoán nhưng cũng có những quan điểm cho rằng mối quan hệ này là ngược chiều. 2.1.1. Cung tiền tương quan dương với giá chứng khoán Sellin (2001) cho rằng thay đổi trong cung tiền chỉ tác động tới giá chứng khoán khi thay đổi trong cung tiền làm thay đổi kỳ vọng về chính sách tiền tệ trong tương lai. Ông cho rằng cú sốc cung tiền dương trong hiện tại sẽ tạo ra một dự đoán về việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong tương lai. Sự gia tăng sau đó trong cầu trái phiếu sẽ làm tăng lãi suất hiện hành. Khi lãi suất tăng lên, lãi suất chiết khấu cũng tăng, làm cho hiện giá của thu nhập trong tương lai giảm, giá chứng khoán giảm. Hơn nữa, Sellin (2001) cho rằng hoạt động kinh tế giảm do lãi suất tăng sẽ càng làm giá chứng khoán giảm thêm. Trang 2 Trái ngược với quan điểm của Sellin, các nhà kinh tế học theo trường phái nghiên cứu hoạt động kinh tế thực cho rằng cú sốc cung tiền dương sẽ làm giá chứng khoán tăng. Họ lập luận rằng thay đổi trong cung tiền sẽ cung cấp thông tin về cầu tiền, mà cầu tiền được tạo ra từ kỳ vọng về sản lượng trong tương lai. Nếu cung tiền tăng có nghĩa là cầu tiền tăng, điều này có ý nghĩa rằng sẽ có tăng trưởng. Và tăng trưởng có nghĩa là dòng tiền lớn hơn và giá chứng khoán cao hơn. Tiêu biểu cho trường phái này là Ben Bernanke và Kenneth Kutter (2005) cho rằng giá chứng khoán là một hàm số theo giá trị tiền tệ của chứng khoán và nhận thức về rủi ro của việc nắm giữ chứng khoán đó. Chứng khoán hấp dẫn khi giá trị tiền tệ nó chứa đựng cao. Ngược lại chứng khoán sẽ kém hấp dẫn khi chúng có rủi ro cao. Ben Bernanke và Kenneth Kutter cho rằng cung tiền ảnh hưởng tới giá trị tiền tệ của chứng khoán thông qua ảnh hưởng của nó đến lãi suất, cung tiền cũng ảnh hưởng đến nhận thức về rủi ro của chứng khoán. Hai tác giả này tin rằng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm tăng lãi suất thực. Lãi suất tăng làm tăng lãi suất chiết khấu từ đó làm giảm giá trị của chứng khoán. Ngoài ra, chính sách tiền tệ thắt chặt là dấu hiệu của việc tăng trưởng kinh tế chậm lại và làm giảm khả năng sinh lợi của các công ty, nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn, dẫn đến họ yêu cầu phần bù rủi ro lớn hơn trong việc nắm giữ chứng khoán có rủi ro. Điều này làm chứng khoán kém hấp dẫn, sẽ làm giảm giá chứng khoán. Như vậy mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán là thuận chiều. Không chỉ cho rằng cung tiền tương quan dương với giá chứng khoán mà Bernanke và Kuttner (2005) còn phân tích những tác động dự đoán trước và không được dự đoán của cung tiền bằng cách xem xét ảnh hưởng của những thay đổi lãi suất quỹ Liên Bang lên giá cổ phần. Hai tác giả này cũng nhận thấy rằng ảnh hưởng của những thay đổi không báo trước lớn hơn so với những thay đổi được dự báo trước. Kết quả này được lý giải bằng lập luận của Lý thuyết thị trường hiệu quả, theo đó giá chứng khoán phản ánh thông tin có liên quan, do đó chỉ có thay đổi cung tiền ngoài dự đoán mới có ảnh hưởng tới giá chứng khoán. Eric Sorensen (1982) cũng ủng hộ cho quan điểm nêu trên bằng nghiên cứu thực nghiệm của mình về ảnh hưởng của cung tiền đến giá chứng khoán, trong đó đặc biệt quan tâm tới thay đổi cung tiền dự đoán trước và thay đổi chung tiền ngoài dự đoán. Ông Trang 3 đã sử dụng mô hình hồi quy hai giai đoạn trong phân tích của mình. Trong giai đoạn một, ông sử dụng mô hình cung tiền của Barro, trong đó cung tiền được hồi quy ngược với cung tiền quá khứ, tỷ lệ thất nghiệp, chi tiêu công thực. Trong giai đoạn hai, chỉ số chứng khoán được hồi quy trên tăng trưởng tiền dự đoán sử dụng ước lượng của hồi quy ở giai đoạn 1. Số dư của phương trình hồi quy giai đoạn 1 được sử dụng như là phần không được dự đoán, hồi quy trên chỉ số chứng khoán để tìm ảnh hưởng của phần không dự đoán. Sorensen kết luận rằng ảnh hưởng của thay đổi cung tiền không dự đoán trước có ảnh hưởng lớn hơn ảnh hưởng của thay đổi cung tiền không dự đoán trước, kết quả này ủng hộ lý thuyết thị trường hiệu quả. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu không đồng tình với lý thuyết thị trường hiệu quả. Họ cho rằng giá chứng khoán không chứa tất cả các thông tin, do đó sự thay đổi cung tiền dự đoán trước cũng tác động đến giá chứng khoán. Vì có nhiều bất đồng quan điểm như trên nên Biniv Maskay đã so sánh hai nhóm quan điểm này và tiến hành thực nghiệm nhằm tìm hiểu cung tiền thực sự ảnh hưởng đến giá chứng khoán như thế nào. Ngoài ra ông còn mở rộng nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của thay đổi cung tiền được dự đoán trước và thay đổi của cung tiền ngoài dự đoán. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy thực tiễn thiên về quan điểm cung tiền và giá chứng khoán có mối tương quan dương, tức là cú sốc cung tiền dương sẽ làm tăng giá chứng khoán và ngược lại. Kết quả nghiên cứu của Biriv Maskay cũng ủng hộ quan điểm rằng những thay đổi dự đoán trước có ảnh hưỏng lớn hơn những thay đổi không được dự đoán đến giá chứng khoán. Khi xem xét cung tiền, người ta còn thấy rằng kênh dẫn truyền quan trọng tác động của cung tiền đến giá chứng khoán là thông qua ảnh hưởng đến thu nhập mong đợi trong tương lai và hiện tại của doanh nghiệp, đặc biệt là tác động đến tính thanh khoản của dòng tiền doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến cổ tức và tốc độ tăng trưởng cổ tức kỳ vọng. Điều này được giải thích như sau: khi cung tiền tăng làm lãi suất giảm, công ty chọn các dự án có NPV khả quan hơn bởi vì chi phí sử dụng vốn thấp hơn, dẫn đến sự thay đổi dài hạn trong thu nhập công ty và làm cho tốc độ tăng trưởng của cổ tức trong mô hình Gordon tăng lên. Vì vậy giá chứng khoán sẽ tăng tương ứng. Do đó, có thể nói Trang 4 cung tiền tác động một cách gián tiếp đến giá chứng khoán thông qua kênh thu nhập. Chúng có mối tương quan cùng chiều. Một mô hình lý thuyết khác được đưa ra từ các nhà tiền tệ học thể hiện mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán dưới dạng mô hình định lượng. Học thuyết định lượng tiền tệ (Brunner, 1961; Friedman &Swastz, 1963) chỉ ra rằng tăng cung tiền làm thay đổi vị trí cân bằng giữa tiền với các tài sản không phải là tiền (như chứng khoán) trong danh mục của người nắm giữ tài sản. Tác động này làm thay đổi cầu của các tài sản không phải là tiền. Học thuyết tiền tệ phát biểu như sau:  Trong đó, M là tổng lượng tiền của nền kinh tế trong một thời kì, thường là theo năm; P là giá cả hàng hóa tương ứng; P. Q là giá trị đầu ra danh nghĩa của tiền; V là số vòng quay (vận tốc) của tiền và Q là chỉ số giá trị thực tế của lượng chi tiêu cuối cùng. Khi tăng trưởng trong cung tiền vượt quá mức cân bằng, có thể làm tăng cầu chứng khoán và do đó giá chứng khoán sẽ tăng. Sự phản ứng này được mô tả là kênh tương tác trực tiếp của cung tiền đến giá chứng khoán - được giới thiệu lần đầu tiên bởi Sprinkle (1964). Ông đã kiểm định rõ ràng mô hình định giá tài sản. Khi cung tiền tăng, danh mục mong đợi của việc nắm giữ tiền sẽ mất cân bằng. Do việc nắm giữ tiền của nhà đầu tư, giá của các tài sản khác, hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng phải tăng lên để tạo ra mức cân bằng mới. Học thuyết này hiện nay vẫn được ưa chuộng mặc dù câu hỏi rằng cung tiền ảnh hưởng như thế nào đến giá tài sản đã có nhiều cách hiểu mới (Ariff và Khalid, 2012). Do đó, mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán được cho là cùng chiều một cách tự nhiên thông qua cơ chế điều chỉnh này. Nếu những cá nhân nắm giữ tài sản dưới hai hình thức tiền và chứng khoán thông thường thì theo mô hình danh mục Cooper (1970) cũng như Palmer (1970) có thể nhận định rằng cung tiền có ảnh hưởng đến giá tài sản. Thu nhập biên tế từ chứng khoán quyết định lượng tài sản nắm giữ dưới dạng chứng khoán. Một danh mục được xem là cân bằng khi mà thu nhập biên từ việc nắm giữ hai loại tài sản trên là như nhau. Trang 5            Trong đó, vế trái là thu nhập từ tài sản bằng tiền và vế phải là thu nhập từ chứng khoán; P t là phần trăm thay đổi mong đợi từ mức giá thông thường, r t là thu nhập bằng tiền thực tế của chứng khoán (cổ tức cộng với phần chênh lệch giá chứng khoán), MNPS là thu nhập biên bằng tiền của tài sản j– th. MNPS(M,t) hoàn toàn là một đặc tính của cầu tiền tệ ngoại trừ thu nhập từ tài sản thay thế. Tác động tích cực từ MNPS loại bỏ những yếu tố khác trong phương trình. Sự khác biệt giữa MNPS và MNPS chỉ đơn thuần là đặc tính của tiền tệ. Sự thay đổi lượng tiền dẫn đến sự điều chỉnh danh mục nắm giữ một phần tài sản của nhà đầu tư bằng cách thay đổi kế hoạch đầu tư và từ đó dẫn đến sự thay đổi về giá. Từ đó, cung tiền dẫn tác động đến thu nhập chứng khoán. Ta có thu nhập chứng khoán bằng cách chuyển vế phương trình:             Mô hình của Cooper chỉ ra cách kết hợp thay đổi trong cung tiền với mô hình định giá tài sản. Do đó quan điểm của Friedman nên được mở rộng vì cung tiền có ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Mô hình định giá tài sản (cổ phần) của Gordon rất thông dụng là:                        Trong đó: Po là giá trị hiện tại của chứng khoán. Do là cổ tức ở thời điểm năm 0, g là tốc độ tăng trưởng cố định của cổ tức,   là lãi suất phi rủi ro ở thời điểm t, và   là phần bù rủi ro tại thời điểm t. Khi cho    EPS, phương trình sẽ cho thấy mối liên hệ giữa giá chứng khoán và EPS hoặc một yếu tố khác như sản lượng công nghiệp (chuỗi dữ liệu theo tháng) cũng như thể hiện thu nhập của công ty. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng có đồng quan điểm cung tiền có mối tương quan thuận với giá chứng khoán như: Homa và Jaffe (1971) ước lượng mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán, thông qua công cụ dự báo trong các chiến lược đầu tư. Nghiên cứu của họ cho thấy giá Trang 6 chứng khoán thường sẽ được quyết định bởi 3 yếu tố: mức độ tăng trưởng cổ tức, lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro. Lãi suất phi rủi ro là một đặc tính của cung tiền, từ đó đưa đến kết luận mức giá chứng khoán trung bình có tương quan thuận với cung tiền. Hamburger và Kochin (1972) cho rằng tốc độ tăng trưởng tiền tệ tạo ra một số tác động trực tiếp và gián tiếp lên thị trường chứng khoán thông qua thêm các mức giá hiện hành cũng như lãi suất thương phiếu vào mô hình định giá chuẩn ban đầu. Pesando (1974) tìm thấy những bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ giữa cung tiền và giá chứng khoán thường trong mô hình mà Hamburger – Kochin và Homa – Jaffe sử dụng. Gupta (1974) đưa ra cách dự đoán điểm gãy trong giá chứng khoán trong khoảng thời gian định trước. Sử dụng dữ liệu quan sát điểm gãy cung tiền hàng tháng qua 23 năm, ông đã tìm thấy rằng 59% trường hợp chạm đỉnh trên thị trường chứng khoán có thể đã được dự báo chính xác. 2.1.2. Một số quan điểm trái chiều Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm cung tiền có mối tương quan dương với giá chứng khoán, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận trái ngược. Trong bài nghiên cứu “Can Money Supply Predict Stock Prices”, Sara Alatiqi and Shokoofeh Fazel (2008) tìm hiểu mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa cung tiền và giá chứng khoán. Bằng cách sử dụng kiểm định đồng liên kết theo Engle –Granger (cointegration test) và kiểm định nhân quả Granger, những nhà nghiên cứu này cho rằng có mối tương quan nghịch (yếu) giữa cung tiền đến lãi suất và từ lãi suất đến giá chứng khoán, điều này chứng tỏ cung tiền không có mối quan hệ mật thiết với giá chứng khoán trong dài hạn. Kraft và Kraff (1977) sử dụng phân tích chuỗi thời gian để nghiên cứu vấn đề này và nhận thấy không có mối tương quan giữa cung tiền và giá chứng khoán. Tuy nhiên nếu [...]... phát, giá chứng khoán và đầu tư nước ngoài, giá chứng khoán và GDP, giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán và tổng vốn cố định Tuy nhiên mối quan hệ nhân quả hai chiều tồn tại giữa giá chứng khoán và dự trữ ngoại hối, giá chứng khoán và cung tiền, giá chứng khoán và giá dầu thô, giá chứng khoán và chỉ số giá thị trường bán buôn Mô hình đa hồi quy cho thấy giá dầu và giá vàng có tác động nghịch... đến giá chứng khoán và dùng kiểm định nhân quả Granger để xác định xem có bao nhiêu mối quan hệ nhân quả giữa giá chứng khoán và các biến kinh tế vĩ mô.Ước lượng của ông về nhân quả Granger đa biến chỉ ra rằng không có mối quan hệ nhân quả giữa giá chứng khóan và lãi suất, giá chứng khoán và chỉ số sản xuất công nghiệp, nhưng tồn tại mối quan hệ một chiều giữa giá chứng khoán và lạm phát, giá chứng khoán. .. này làm giảm cầu chứng khoán và từ đó làm giảm giá chứng khoán Nói cách khác, khi lãi suất tiền gửi tăng, lãi suất cho vay cũng tăng làm giảm đầu tư và từ đó làm giảm giá chứng khoán Đây chính là mối quan hệ giữa lãi suất và giá chứng khoán 2.4 Mối quan hệ giữa các biến vĩ mô và giá chứng khoán Có nhiều cách để đo lường mối tác động của các biến vĩ mô và thu nhập lên thị trường chứng khoán, có thể kể... ảnh hưởng lên GDP H2: GDP ảnh hưởng lên MS hoặc có mối quan hệ nhân quả (2 chiều) giữa MS và GDP H3: Có mối quan hệ nhân quả giữa cung tiền và GDP H4: MS có ảnh hưởng đến tính thanh khoản: điều này được đề xuất bởi Friedman nhưng vẫn chưa được xác minh H5: Tính thanh khoản ảnh hưởng đến cung tiền MS H6: Giá cả chứng khoán ảnh hưởng đến tính thanh khoản Nới lỏng tín dụng để đảm bảo tính thanh khoản. .. giá và GDP có mối tương quan hai chiều với nhau Giả thuyết thứ 6 giá chứng khoán P không tác động đến tính thanh khoản LQ đã được kiểm chứng , vì vậy cho thấy không có mối qua hệ nhân quả giữa tính thanh khoản và giá chứng khoán Giả thiết khác là giá chứng khoán P không liên quan đến MS cũng được chứng minh Bên cạnh đó cung tiền và tính thanh khoản trong thực tế có mối quan hệ một chiều nó xác nhận... với thanh khoản với hệ số ước lượng âm (mặc dù không có ý nghĩa thống kê) Có một sự khác biệt kết quả tương quan giữa thu nhập và giá chứng khoán của Việt Nam so với các nước ASEAN, GDP (đại diện cho thu nhập) có tương quan ngược chiều với giá chứng khoán P trong trường hợp ở Việt Nam trong khi đó GDP có tác động tích cực đối với giá chứng khoán ở khu vực ASEAN do thị trường chứng khoán ở các nước... số vĩ mô lên giá chứng khoán ở Mỹ và Nhật Bản Phân tích tính đồng liên kết đánh giá mối liên hệ trong dài hạn giữa chỉ số công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, lãi suất dài hạn lên giá chứng khoán ở Mỹ & Nhật Ở Mỹ, họ tìm thấy dữ liệu đồng nhất với vector đồng liên kết đơn, giá chứng khoán có tương quan dương đến chỉ số công nghiệp và tương quan âm với chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất dài hạn... thích thông qua mối liên hệ giữa giá chứng khoán và sự thay đổi trong lãi suất theo chuỗi thời gian và mô hình hồi quy dạng bảng Cụ thể lãi suất có tương quan âm với giá chứng khoán ở tất cả các quốc gia nhưng sự thay đổi của lãi suất thì chỉ có tác động lên giá chứng khoán ở 6 quốc gia mà thôi Ologunde, Elumilade, and Asaolu (2006) cho rằng giá chứng khoán có khả năng đảm bảo cam kết giá trị vốn thực... những kết luận đáng chú ý về mối liên hệ giữa các biến vĩ mô và giá chứng khoán Nelson (1976), Jaffe và Mandelker (1976), Fama và Schwert (1977) đã phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô với TTCK Mỹ và kết luận rằng các biến số kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tới giá chứng khoán Fama (1981) đã tìm thấy bằng chứng về mối tương quan dương giữa tỷ suất sinh lợi của chứng khoán với các biến số kinh... tương quan âm trong dài hạn giữa giá chứng khoán và cung tiền, trong khi đó sự gia tăng trong cung tiền lại tạo ra tác động tăng cho giá chứng khoán của các nước này Những nhà nghiên cứu còn ghi nhận rằng sự cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thế giới giải thích cho mối tương quan dương giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái, mối tương quan âm có thể giải thích qua góc nhìn tài Trang 14 sản của tỷ giá . có mối quan hệ nhân quả giữa giá chứng khóan và lãi suất, giá chứng khoán và chỉ số sản xuất công nghiệp, nhưng tồn tại mối quan hệ một chiều giữa giá chứng khoán và lạm phát, giá chứng khoán. tiền và giá chứng khoán 1 2.1.1. Cung tiền tương quan dương với giá chứng khoán 1 2.1.2. Một số quan điểm trái chiều 6 2.2. Thanh khoản và giá chứng khoán 8 2.3. Lãi suất và giá chứng khoán. mục đích kiểm định mối quan hệ giữa cung tiền, lãi suất, tính thanh khoản và giá chứng khoán tại Việt Nam và khu vực ASEAN, chúng tôi đã sử dụng bộ dữ liệu thu thập theo tháng và quý từ năm 2001

Ngày đăng: 18/07/2014, 16:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Untitled

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan