Kết quả ước lượng hệ phương trình đồng thời bằng 3SLS

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cung tiền, lãi suất, thanh khoản và giá chứng khoán ở việt nam và khu vực ASEAN (Trang 28 - 32)

5. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

5.1.5.Kết quả ước lượng hệ phương trình đồng thời bằng 3SLS

Các nhân tố trong nền kinh tế Việt Nam tác động qua lại với nhau theo chính sách điều hành nền kinh tế của chính phủ, vì vậy chúng tôi tiến hành hồi quy hệ phương trình đồng thời để xác định mối tương quan giữa các nhân tố theo hệ phương trình đã được xây dựng bởi Mohamed và cộng sự (2012).

Đầu tiên chúng tôi hồi quy hệ phương trình khi chưa có biến khủng hoảng

-

Cả 3 phương trình đều có P-value <0.001  đạt ý nghĩa thống kê. Nhìn vào hệ phương trình trên ta thấy rằng cung tiền và giá chứng khoán có mối tương quan thuận,

qua lại hai chiều. Khi các yếu tố khác không đổi, 1% thay đổi trong cung tiền dẫn đến 1,57% thay đổi trong giá chứng khoán. Ngược lại, 1% thay đổi trong giá chứng khoán sẽ tác động làm cho cung tiền thay đổi 0,058%. Như vậy hướng tác động từ cung tiền lên giá chứng khoán mạnh hơn chiều ngược lại. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đây tại các thị trường khác và ủng hộ cho quan điểm của Friedman rằng cung tiền và giá chứng khoán có mối quan hệ thuận chiều. Thu nhập, lãi suất, lạm phát có tác động dương đến cung tiền. Kết quả này phù hợp với các lý thuyết kinh tế bởi vì khi nền kinh tế tăng trưởng (thể hiện qua thu nhập tăng) đòi hỏi gia tăng phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh VN là một quốc gia còn thiếu cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho sản xuất và phát triển đất nước thì nhu cầu này dẫn đến sự gia tăng trong cung tiền. Tính thanh khoản có tác động âm lên giá chứng khoán, khi dự trữ tiền tăng thì giá chứng khoán sẽ giảm.

Tiến hành chạy hệ phương trình đồng thời như trên với việc bổ sung thêm biến giả là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 ta được hệ phương trình mới như sau:

-

Nhìn vào phương trình trên ta thấy khi bổ sung thêm biến khủng hoảng thì kết quả cũng tương tự như khi không có khủng hoảng ngoại trừ tác động của CPI đến cung tiền. Khi không có biến giả thì CPI đồng biến với cung tiền trong khi đó khi bổ sung biến giả thì CPI lại nghịch biến với cung tiền. Lúc này khi CPI tăng 1% thì cung tiền giảm 0.16%

5.2 Kết quả kiểm định cho các nước khu vực ASEAN 5.2.1 Kết quả kiểm định Singapore

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cung tiền, lãi suất, thanh khoản và giá chứng khoán ở việt nam và khu vực ASEAN (Trang 28 - 32)