0
Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Hiện trạng sản xuất sắ nở huyện Đồng Xuân

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 36 -41 )

4. Đóng góp mới của đề tài

1.2.2. Hiện trạng sản xuất sắ nở huyện Đồng Xuân

Huyện Đồng Xuân có điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu và kinh tế xã hội thuận lợi cho sự phát triển cây sắn. Huyện có hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ khép kín và do tính đặc thù khu vực tiếp biến khí hậu, độ cao, thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng, biên độ ngày và đêm phù hợp, nên Đồng Xuân rất thuận lợi cho lai tạo, tuyển chọn giống sắn và xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh sắn.

Đặc điểm thời tiết khí hậu ở huyện Đồng Xuân: Nhiệt độ bình quân biến động trong khoảng 22,5 - 29,60C. Tổng số giờ nắng hàng năm biến động từ 2.486 – 2.992 giờ. Tổng lượng mưa hàng tháng biến động từ 14,7 mm – 548,5 mm, hàng năm từ 1.502 đến 1.929 mm là rất lớn. Ẩm độ không khí trung bình 78 – 80%.

Đặc điểm thời tiết khí hậu ở địa điểm thí nghiệm thuộc xã Xuân Sơn Nam khá điển hình cho Tiểu vùng khu Trung tâm và Đông Nam huyện Đồng Xuân và phù hợp cho cây sắn khi được trồng trong khung mùa vụ thích hợp. Nhiệt độ trung bình tháng biến động trong khoảng 22,2 - 30,30C, bình quân năm 27,0 - 27,80C. Tổng lượng mưa hàng tháng biến động rất lớn, từ 2,5 mm – 680,0 mm.

Thống kê sản xuất sắn tại huyện Đồng Xuân: Sắn là một trong ba cây trồng chính tại huyện Đồng Xuân với diện tích và sản lượng sắn có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2012, tổng diện tích sắn toàn huyện là 4.000 ha, năng suất sắn củ tươi 16,9 tấn/ha, sản lượng sắn 67.200 tấn. Năm 2013 tổng diện tích sắn toàn huyện đạt 4.300 ha, năng suất sắn củ tươi 18,5 tấn/ha và sản lượng sắn 79.550

tấn. Năm 2014, thiên tai hạn hán nên tổng diện tích sắn toàn huyện là 3.986 ha, năng suất sắn là 17,9 tấn/ha, sản lượng sắn đạt 68.434 tấn. Năm 2015 diện tích sắn toàn huyện đạt 4.100 ha, năng suất sắn củ tươi 19,5 tấn/ha, sản lượng sắn 70.780 tấn, năm 2016 diện tích đạt 4.100 ha, năng suất sắn 19 tấn/ha, sản lượng sắn 88.139 tấn.

Thời vụ trồng sắn và thời điểm thu hoạch. Thời vụ trồng sắn ở huyện Đồng Xuân nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung là dịp tiết Tiểu mãn, khoảng ngày 21 hoặc

22 tháng 5 dương lịch. Thời điểm thu hoạch sắn từ tháng 12 đến cuối tháng 5 dương lịch, sắn đạt từ 7-11 tháng sau trồng. Giống sắn KM94 hơi dài ngày nên thu hoạch khoảng 11 tháng sau trồng vào tháng 5 và xuống giống vụ mới ngay sau đó. Giống sắn KM98-5 thu hoạch sớm hơn 8-10 tháng sau trồng nên 72% số hộ thu hoạch vào tháng

2 đến tháng 4 dương lịch, 18% thu hoạch sớm trong tháng 12 hoặc tháng 1 để có tiền tiêu Tết, 10% thu hoạch muộn vào 11 tháng sau trồng ở tháng 5 để giá bán cao hơn nhưng thường là hàm lượng tinh bột cũng thấp hơn vì chuyển mùa, sắn gặp mưa nên hàm lượng tinh bột giảm.

Bảng 1.13. Tổng hợp diện tích các loại đất huyện Đồng Xuân

TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

I Nhóm đất đỏ vàng F 89.831 84,06

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 8.847 8,28

Đất vàng đỏ trên đá macma acid Fa 80.984 75,78

II Nhóm đất xám X 5.980 5,60

Đất xám trên macma acid, đá cát Xa 5.980 5,60

III Nhóm đất phù sa P 5.210 4,86

Đất phù sa gley Pg 1.234 1,15

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 3.517 3,29

Đất phù sa ngòi suối Py 459 0,42

IV Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi H 5.100 4,77

Đất mùn vàng đỏ trên đá macma acid Ha 5.100 4,77

V Nhóm bãi cát ven sông C 605 0,57

Đất cát ven sông C 605 0,57

VI Nhóm đất thung lũng D 140 0,13

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 140 0,13

VII Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá E - -

Đất xói mòn trơ sỏi đá E - -

Tổng cộng 106.866 100

Tài nguyên đất và đặc điểm đất sắn: Huyện Đồng Xuân có 07 nhóm đất và 11 loại đất, trong đó có 03 nhóm đất chính là đất đỏ vàng (84,06%), đất xám (5,60%) và phù sa (4,86%) chiếm 94,5% tổng diện tích tự nhiên, các nhóm đất còn lại có diện tích ít (bảng 1.13). Sắn Đồng Xuân được trồng trên đất đỏ vàng 68,05%, đất xám bạc màu 17,50%, đất phù sa 8,89% và trên đất mùn vàng đỏ 4,77 %. Đất xám bạc màu tuy chỉ chiếm 5,60% nhưng sắn được trồng trên đất đất này chiếm 17,50%. Xuân Sơn Nam là địa bàn hội đủ yêu cầu chọn điểm được chọn theo yêu cầu địa phương.

Địa bàn sản xuất sắn trọng điểm của huyện tập trung nhiều ở xã Xuân Phước, Xuân Quang 1, Xuân Lãnh, Xuân Long, Đa Lộc, Xuân Sơn Nam. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong bốn nhóm đất chính trên đây đều không cao, đất sa cấu nhẹ, không bị ngập úng tuy thích hợp với trồng sắn, đậu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày nhưng đất chua và nghèo mùn, rất cần bón phân khoáng N, P, K, phân hữu cơ hoặc hữu cơ vi sinh.

Diện tích đất sắn mỗi nông hộ dao động từ 0,2 – 1,8 ha, bình quân là 1,20 ha, 75,3% diện tích sắn trồng thuần, 14,6% diện tích sắn trồng xen lạc, 10,1% diện tích sắn trồng xen đậu và các cây khác.

Cơ cấu giống sắn: Giống sắn chủ lực trong sản xuất hiện nay tại huyện Đồng Xuân là KM94 chiếm 59,86 % diện tích sắn trồng (bảng 1.14).

Bảng 1.14. Cơ cấu giống sắn và khả năng ra hoa đậu quả giống sắn tại Đồng Xuân

Năng Hàm Năng Năng Khả năng Ước tỷ

TT Tên giống suất lượng suất suất sắn thu quả lệ diện củ tươi tinh bột tinh bột lát khô (0 - tích

(tấn/ha) (%) (tấn) (tấn) *****) (%) 1 KM94 25,64 26,80 6,80 10,26 ** 59,86 2 KM98-5 28,01 26,80 7,47 11,20 **** 27,90 3 SM937-26 26,84 26,17 7,03 10,73 ** 6,89 4 KM140 31,50 26,54 8,36 12,64 *** 1,58 5 KM98-1 27,15 26,08 7,08 10,97 *** 0,86 6 SM2075-18 31,00 26,27 8,04 12,40 *** 2,24 7 KM419 34,90 27,35 9,54 13,80 **** 0,63

Giống sắn KM98-5 do nhà máy chế biến tinh bột sắn Đồng Xuân đầu tư vùng nguyên liệu sắn năm 2009 chiếm 27,90 % diện tích và đang ngày càng mở rộng thay thế cho giống sắn KM94 bị nhiễm bệnh chồi rồng. Các giống sắn khác khoảng 12,24% chủ yếu là những giống sắn khảo nghiệm mới đây.

Sử dụng phân bón cho sắn: 80% số hộ có bón lót khi trồng, 90% có bón thúc khi chăm sóc, nhưng đa phần bón phân đơn không kết hợp các loại phân với nhau, rất ít sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh. Do đất nghèo, trồng sắn lại là nguồn thu nhập chính của nông hộ, cùng với tác động mạnh mẽ của hoạt động khuyến nông nên những năm gần đây việc sử dụng phân khoáng NPK của nông hộ cao hơn so với trước. Phân Urea có 87% số hộ sử dụng mức bón tương đương 100N kg/ha; Super lân có 60% hộ sử dụng mức bón tương đương 60 P2O5 kg/ha; Kali Clorua có 72% số hộ sử dụng, mức bón tương đương 60 K2O kg/ha.

Mật độ và khoảng cách trồng sắn: Mật độ trồng sắn bình quân là 13.433 cây/ha, đối với sắn KM94 phổ biến trồng 1,0 m x 0,8 m (12.500 gốc/ha) và 1,0 m x 0,7

m (14.000 gốc/ha), đối với sắn KM98-5 phổ biến trồng 0,8 m x 0,8 m (15.600 gốc/ha) và 1,0 m x 0,7 m (14.000 gốc/ha), xu hướng trồng dày học theo cách làm Tây Ninh đang ngày được phổ biến rộng rãi.

Phương thức sắn xen lạc: Mô hình sắn xen sắn đã được một số nông hộ thực hiện. Hầu hết, các hộ đánh giá mô hình trồng lạc xen sắn có hiệu quả về kinh tế và môi trường. Lãi thuần trong mô hình sắn trồng thuần là 25,87 triệu đồng/ha, mô hình lạc xen sắn là 40,34 triệu đồng/ha; chênh lệch lãi ròng của hai phương thức canh tác là 14,47 triệu đồng/ha. Như vậy, mô hình trồng lạc xen sắn có hiệu quả kinh tế hơn.

Hình thức trồng và cách phòng trừ sâu bệnh hại: Sắn trên đất dốc chiếm 53,3%, trồng trên đất bằng 46,7%, cày đất toàn diện chiếm 56,7%, cuốc trồng theo hốc chiếm 43,3%; 96,7% trồng sắn nhờ nước trời, 3,3% trồng sắn có tưới, 30% hộ có phòng trừ sâu bệnh hại cho cây sắn.

Chế biến sau thu hoạch: Sắn củ tươi 77,6% được tư thương đến mua tại ruộng tại nhà, 23,3% nông hộ bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn hoặc các đại lý. 56,7% số hộ có dùng sắn cho gia đình. Nếu gia đình tự chế biến thì 80% xắt lát phơi khô, 16,3% chà xát bột, 3,3% chế biến khác. Mục đích của sử dụng sắn 40% dùng sắn cho chăn nuôi, 20% chế biến thành lương thực 40% sử dụng khác.

Đánh giá hiệu quả kinh tế: Tất cả các hộ trồng sắn đều cho lợi nhuận đáng kể, tỷ suất lợi nhuận của các hình thức trồng sắn khoảng 0,56-1,40. Chi phí cho 01 ha trồng sắn khoảng 7,80 - 22,23 triệu đồng/ha (bảng 1.15) do các hộ dân nghèo, ít vốn đầu tư.

Phân tích SWOT lựa chọn ưu tiên nghiên cứu: Sự cấp thiết phải tuyển chọn và xác định các giống sắn mới ngắn ngày thích hợp, năng suất bột cao thích hợp hiệu quả

tỉnh Phú Yên. Ưu tiên tiếp theo là nghiên cứu biện pháp thâm canh rải vụ sắn ở tỉnh Phú Yên.

Nội dung nghiên cứu ưu tiên qua thảo luận các vấn đề thực tiễn với các nông hộ điều tra sắn ở Đồng Xuân đã chú trọng xác định lượng phân bón phù hợp, mật độ trồng hợp lý, vụ trồng và thời điểm thu hoạch có lợi nhất cho giống sắn tốt nhất của kết quả nghiên cứu. Xây dựng mô hình và quy trình thâm canh sắn áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tổng hợp về giống mới, bón phân, mật độ; Hoàn thiện quy trình kỹ thuật tổng hợp thâm canh sắn và rải vụ. Tập huấn nông hộ, đào tạo xây dựng mạng lưới nông dân giỏi và khuyến nông viên, bảo tồn và phát triển sắn thích hợp bền vững.

Bảng 1.15. Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế trên 01 ha sắn ở Đồng Xuân

TT Diễn giải Đv Số lượng Đơn giá Thành tiền (đ)

A Chi phí đầu tư 23.267.000

1 Giống bó - - 0 2 Phân bón Phân chuồng tấn 6 600.000 0 Phân HCVS kg - 4.000 0 Phân ure kg 217 11.000 2.387.000 Phân lân kg 375 4.000 1.500.000 Phân kali kg 100 13.000 1.300.000 3 Thuốc BVTV đồng - - 0

4 Chi phi máy

Cày hai lần lần 2 1.000.000 2.000.000

Công lao động

Phát, dọn trước khi cày đất công 7 120.000 840.000

5 Trồng, bón phân, phun thuốc công 10 120.000 1.200.000

Làm cỏ lần 1 công 25 120.000 3.000.000

Làm cỏ lần 2 và vun gốc công 25 120.000 3.000.000

Thu hoạch công 15 120.000 1.800.000

6 Bốc vác lên xe đ/tấn 19,5 100.000 1.950.000

Cước vận chuyển về Nhà máy đ/tấn 19,5 220.000 4.290.000

B Thu nhập 34.710.000

Sản lượng tấn 19,5

Giá bán đ/tấn 1.780.000

C Lãi thuần đồng 11.443.000

D Tỷ suất lợi nhuận % 0,49

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 36 -41 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×