Hiện trạng sản xuất sắ nở huyện Sông Hinh

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 41 - 43)

4. Đóng góp mới của đề tài

1.2.3. Hiện trạng sản xuất sắ nở huyện Sông Hinh

Thống kê sản xuất sắn tại huyện Sông Hinh: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn Sông Hinh tăng mạnh những năm gần đây. Trong những năm 1995 – 2004 giá cả và thị trường tiêu thụ sắn có nhiều biến động nên diện tích trồng sắn phát triển không ổn định (dao động từ 200 – 700 ha/năm). Tuy nhiên, từ năm 2005 diện tích bắt đầu tăng mạnh và đạt 3.950 ha vào năm 2006, tăng gấp 20 lần năm 1995 (do trên địa bàn huyện có nhà máy sắn rất thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm sắn). Năm 2011, tổng diện tích sắn trên toàn huyện đạt 7.609 ha, năng suất trung bình 15 tấn/ha, sản lượng đạt 90.210 tấn. Năm 2012, tổng diện tích sắn toàn huyện là 7.718 ha, năng suất sắn củ tươi là 18 tấn/ha, sản lượng sắn 123.797 tấn. Năm 2013, tổng diện tích sắn toàn huyện là 9.987 ha, năng suất sắn củ tươi là 20 tấn/ha, sản lượng sắn là 199.740 tấn. Năm 2014, thiên tai hạn hán nên tổng diện tích sắn toàn huyện là 7.497 ha, năng suất bình quân là 19 tấn/ha, sản lượng sắn đạt 149.705 tấn. Năm 2015, dân trồng ồ ạt nên diện tích tăng mạnh 10.365 ha, sản lượng đạt 202.499 tấn. Năm 2016, diện tích 11.684 ha, sản lượng đạt 279.405 tấn.

Thời vụ trồng sắn và thời điểm thu hoạch: Thời vụ trồng sắn ở huyện Sông Hinh gần giống ở huyện Đồng Xuân. Thời vụ trồng những năm trước đây vụ Hè là phổ biến. Sắn trồng cuối tháng 5 dịp tiết tiểu mãn khoảng ngày 21 hoặc 22 tháng 5 dương lịch kéo dài đến giữa tháng 6. Thời điểm thu hoạch sắn từ cuối tháng 01 đến cuối tháng 5 dương lịch. Sắn có số tháng sau trồng từ 9 - 13 tháng. Thời vụ trồng sắn những năm gần đây có thay đổi do biến đổi bất thường của thời tiết, vụ Hè xuống giống thường bấp bênh do gặp hạn đầu vụ nên người dân bố trí tăng vụ sắn trồng vào cuối mùa mưa. Sắn vụ Xuân trồng đầu tháng 1 dương lịch, lợi dụng đất còn ẩm để sắn sinh trưởng phát triển vượt qua hai tháng đầu, sau đó chịu hạn trong mùa khô và phát triển mạnh mẽ trở lại trong mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5. Thời gian thu hoạch sắn vụ Xuân từ tháng 2 đến tháng 5, lúc sắn sau trồng 12 - 16 tháng. Sự chuyển đổi cơ cấu mùa vụ này rất được nông dân ưa chuộng. Vụ Hè giống sắn KM94 hơi dài ngày nên thu hoạch chính vụ vào tháng 4 và tháng 5, sau đó cây giống sắn được sử dụng để trồng lại cho vụ mới. Giống sắn KM98-5 ngắn ngày hơn KM94 nên 70 % số hộ thu hoạch vào tháng 2 đến tháng 4 dương lịch, 23% thu hoạch sớm trong tháng 1 để có tiền tiêu Tết, 7% thu hoạch muộn vào tháng 5 để giữ cây giống tốt hơn cho trồng lại vụ sau và giá bán cao hơn nhưng hàm lượng tinh bột thấp hơn do sắn gặp mưa nên hàm lượng tinh bột giảm.

Tài nguyên đất và đặc điểm đất sắn: Huyện Sông Hinh có 07 nhóm đất, trong đó có ba nhóm đất chính là đất đỏ vàng (66,7%), đất xám (16,1%) và đất mùn trên núi (6,9%) chiếm 89,7% tổng diện tích tự nhiên, các nhóm đất còn lại có diện tích ít.

Địa bàn sản xuất sắn trọng điểm: Cây sắn được trồng nhiều nhất ở các xã Đức Bình Đông, Sơn Giang, EaLy, thị trấn Hai Riêng. Năm 2016, diện tích sắn tăng cao đến 10.200 ha, sản lượng đạt 234.600 tấn. Đất trồng sắn Sông Hinh chủ yếu là đất đồi núi, có độ dốc cao. Đất được cày bằng máy, sau đó bừa để làm sạch cỏ dại. Rạch hàng để đặt hom.

Cơ cấu giống sắn: Sử dụng chủ yếu là 3 giống KM98-5 (42,8%), KM140 (22,5%) và KM94 (34,7%). Chuẩn bị hom: Sử dụng cây sắn sau khi thu hoạch để làm hom giống, lựa chọn những cây không bị sâu, bệnh. Chặt hom dài 10 – 20 cm.

Phương pháp trồng: Khoảng cách trồng mà người dân sử dụng là hàng x cây = 1m x 0,8m. Có nhiều khu vực, sau khi làm đất thì tiến hành cuốc hốc để trồng sắn.

Phân bón: Người dân ở Sông Hinh ít sử dụng phân bón cho cây sắn, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Chăm sóc: Làm cỏ kịp thời 2 lần kết hợp với vun luống vào 2 thời kỳ bón phân.

Hình thức trồng và cách phòng trừ sâu bệnh hại. Sắn trên đất dốc chiếm 77,9%, trồng trên đất bằng 12,1%, cày đất toàn diện chiếm 36,5%, cuốc trồng theo hốc chiếm 63,5%, 98,9 % trồng sắn nhờ nước trời, 1,1% trồng sắn có tưới, 33,3% hộ có phòng trừ sâu bệnh hại cho cây sắn.

Thời điểm thu hoạch: Thời vụ trồng những năm gần đây vụ Xuân trở thành vụ chính, thường bố trí trồng vào cuối mùa mưa. Sắn trồng cuối tháng 12 đến giữa tháng 1, thu hoạch tháng 1 đến tháng 5. Thời gian thu hoạch sắn khoảng 12 - 16 tháng sau trồng. Chủ yếu dùng sức người trong khâu thu hoạch.

Phân tích SWOT lựa chọn ưu tiên nghiên cứu: Qua tìm hiểu, những năm gần đây tình trạng nông dân ở Sông Hinh ồ ạt chuyển đổi các loại cây trồng sang trồng sắn, do giá sắn tăng cao, cây sắn lại đầu tư ít nên hiệu quả cao, trong đó đáng chú ý là nhiều người chuyển từ trồng mía sang trồng sắn làm cho diện tích sắn tăng nhanh. Địa bàn tăng sản lượng, diện tích sắn nhiều nhất Phú Yên là huyện Sông Hinh). Điều này dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch vùng nguyên liệu. Diện tích sắn tuy lớn nhưng người dân trồng sắn theo phong trào, không đầu tư hoặc ít đầu tư đúng mức, phương thức canh tác chủ yếu là quảng canh, sử dụng các biện pháp kỹ thuật theo tập quán cũ...

không tiếp thu những khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nên hiệu quả chưa cao, một số diện tích đất trồng sắn bị bạc màu nghiêm trọng do người dân quá lạm dụng đất đai, có diện tích mía trồng 2 - 3 vụ sắn liên tiếp.

Nội dung nghiên cứu ưu tiên qua thảo luận từ các vấn đề thực tiễn với nông hộ trồng sắn ở Sông Hinh cũng cho kết quả lựa chọn tương tự như ở Đồng Xuân.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w