Lạ hóa trong diễn ngôn

105 493 2
Lạ hóa trong diễn ngôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhắc đến những cây bút truyện ngắn bậc thầy trong văn học thế giới, bên cạnh tên tuổi của Guy de Maupassant (Pháp), Maugham (Anh), Edgar Allan Poe (Mỹ), O. Henry (Mỹ), Lỗ Tấn (Trung Quốc)…bạn đọc yêu văn thơ không thể không kể tới A.Chekhov ở Nga. Có thể nói A.Chekhov là bậc thầy trong thể loại truyện ngắn, tên tuổi của ông gắn liền với thể loại truyện ngắn. Viết được một truyện ngắn đã khó, viết được truyện ngắn hay có sức lay động lòng người lại càng khó hơn, vậy mà A.Chekhov đã làm được điều đó. Ông đã để lại cho nhân loại khoảng ba trăm truyện ngắn có giá trị. Những tác phẩm truyện ngắn của A.Chekhov đã, đang và mãi mãi còn nguyên vẹn sức sống trong lòng độc giả và có ảnh hưởng lớn tới những ai còn muốn thử sức ở thể loại khó khăn này. Truyện ngắn, một thể loại có dung lượng khiêm tốn so với tiểu thuyết tự nó đã tạo nên thử thách tài năng cho mỗi người nghệ sĩ. Để nói được hết thông điệp muốn gửi gắm trong một truyện ngắn với dung lượng nhỏ không phải là điều dễ dàng, để thông điệp ấy có sức truyền cảm, có dấu ấn trong lòng bạn đọc lại càng khó hơn. A.Chekhov đã thành công khi tạo được sức hấp dẫn kì lạ và mới mẻ cho những truyên ngắn tưởng như rất đỗi bình thường của mình. Trong cuộc đời sáng tạo hơn hai mươi năm của mình, A.Chekhov đã dâng tặng cho độc giả rất nhiều tác phẩm nổi tiếng với nhiều thể loại, đề tài, kiểu nhân vật khác nhau. Đặc biệt ông luôn coi trọng việc phản ánh hai loại nhân vật là phụ nữ và trẻ em – những người thuộc nhóm xã hội yếu thế, nhất là trong chế độ phong kiến chuyên chế của Nga hoàng. Trẻ em và phụ nữ vốn không phải là đối tượng hiếm trong văn học, trái lại đã được rất nhiều nhà văn, người nghệ sĩ hướng ngòi bút vào với đủ cung bậc cảm xúc. Đây cũng là hai đối tượng với cách nhìn cuộc sống mang những dấu ấn chủ quan, thiên về cảm tính, rất đặc trưng, độc đáo và khác lạ. Và cũng chính vì họ luôn nhìn đời theo những cách rất riêng, rất lạ mà từ góc nhìn của hai nhóm đối tượng này, ngòi bút của A.Chekhov cũng theo đó bộc lộ tài năng nghệ thuật độc đáo, lạ hóa thiên bẩm. Trong một bức thư gửi I.L.LeontevShcheglov (ngày 22 tháng Giêng năm 1888), nhà văn đã hài hước nói về cương lĩnh của mình: Không có phụ nữ thì truyện cũng giống như thể cỗ máy không có động cơ hơi nước (...). Tôi không thể sống mà không có phụ nữ. Cũng trong một bức thư khác (gửi LazarevGruzinsky ngày 20 tháng Mười năm 1888) ông đã thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình khi nói về việc miêu tả phụ nữ không lãng mạn hóa mà gần gũi với đời sống thực tế hàng ngày: “Cần phải miêu tả phụ nữ sao cho độc giả cảm thấy rằng bạn đang mặc chiếc áo vest không cài khuy và không đeo cà vạt”. Còn với trẻ em, sự quan tâm của A.Chekhov không chỉ bởi ông “đã sống thời thơ ấu không có tuổi thơ” mà còn vì thế giới trẻ em là một thế giới khác lạ, đầy màu sắc và trong sáng khi chưa chịu tác động xấu của môi trường xã hội. Tuy không dành riêng đề tài sáng tác về phụ nữ và trẻ em nhưng trong những tác phẩm thuộc giai đoạn sáng tác sau (nửa cuối những năm tám mươi của thế kỷ XIX) viết về hai đối tượng có cách tri nhận hiện thực đặc biệt, với logic tâm lý “khác thường” này, A.Chekhov hướng đến việc tìm kiếm vẻ đẹp đạo đức trong sáng và giản dị, tự nhiên và thanh thoát. Ông đã tìm được hình thức độc đáo thể hiện nội dung đạo đứcthẩm mỹ này – đó là kỹ thuật lạ hóa. Trong luận văn, tôi muốn đi sâu tìm hiểu kỹ thuật lạ hóa trong truyện ngắn A.Chekhov, đặc biệt là nhóm truyện viết về đối tượng phụ nữ và trẻ em để thấy được rõ hơn tài năng bậc thầy của ngòi bút này và để trả lời thỏa đáng cho câu hỏi vẫn xoáy sâu trong tiềm thức cá nhân từ lâu đó là: “Sức hấp dẫn kì lạ của những thiên truyện nhỏ bé ấy nằm ở đâu?”

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu 4. Ph ương pháp nghiên cứu 5. Cấu trúc của luận văn Ch ương 1: LẠ HÓA TRONG HỆ THỐNG KHÔNG-THỜI GIAN 1.1 Lạ hóa trong không gian 1.2 Lạ hóa trong thời gian Ch ương 2: LẠ HÓA TRONG MIÊU TẢ NHÂN VẬT 2.1 Lạ hóa qua góc nhìn của trẻ em 2.2 Lạ hóa qua góc nhìn của phụ nữ Ch ương 3: LẠ HÓA TRONG DIỄN NGÔN 3.1 Cách định danh hiện thực 3.2 Các dạng lời nói: độc thoại nội tâm, đối thoại KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Nhắc đến những cây bút truyện ngắn bậc thầy trong văn học thế giới, bên cạnh tên tuổi của Guy de Maupassant (Pháp), Maugham (Anh), Edgar Allan Poe (Mỹ), O. Henry (Mỹ), Lỗ Tấn (Trung Quốc)…bạn đọc yêu văn thơ không thể không kể tới A.Chekhov ở Nga. Có thể nói A.Chekhov là bậc thầy trong thể loại truyện ngắn, tên tuổi của ông gắn liền với thể loại truyện ngắn. Viết được một truyện ngắn đã khó, viết được truyện ngắn hay có sức lay động lòng người lại càng khó hơn, vậy mà A.Chekhov đã làm được điều đó. Ông đã để lại cho nhân loại khoảng ba trăm truyện ngắn có giá trị. Những tác phẩm truyện ngắn của A.Chekhov đã, đang và mãi mãi còn nguyên vẹn sức sống trong lòng độc giả và có ảnh hưởng lớn tới những ai còn muốn thử sức ở thể loại khó khăn này. Truyện ngắn, một thể loại có dung lượng khiêm tốn so với tiểu thuyết tự nó đã tạo nên thử thách tài năng cho mỗi người nghệ sĩ. Để nói được hết thông điệp muốn gửi gắm trong một truyện ngắn với dung lượng nhỏ không phải là điều dễ dàng, để thông điệp ấy có sức truyền cảm, có dấu ấn trong lòng bạn đọc lại càng khó hơn. A.Chekhov đã thành công khi tạo được sức hấp dẫn kì lạ và mới mẻ cho những truyên ngắn tưởng như rất đỗi bình thường của mình. Trong cuộc đời sáng tạo hơn hai mươi năm của mình, A.Chekhov đã dâng tặng cho độc giả rất nhiều tác phẩm nổi tiếng với nhiều thể loại, đề tài, kiểu nhân vật khác nhau. Đặc biệt ông luôn coi trọng việc phản ánh hai loại nhân vật là phụ nữ và trẻ em – những người thuộc nhóm xã hội yếu thế, nhất là trong chế độ phong kiến chuyên chế của Nga hoàng. Trẻ em và phụ nữ vốn không phải là đối tượng hiếm trong văn học, trái lại đã được rất nhiều nhà văn, người nghệ sĩ hướng ngòi bút vào với đủ cung bậc cảm xúc. Đây cũng là hai đối tượng với cách nhìn cuộc sống mang những dấu ấn chủ quan, thiên về cảm tính, rất đặc trưng, độc đáo và khác lạ. Và cũng chính vì họ luôn nhìn đời theo những cách rất riêng, rất lạ mà từ góc nhìn của hai nhóm đối tượng này, ngòi bút của A.Chekhov cũng theo đó bộc lộ tài năng nghệ thuật độc đáo, lạ hóa thiên bẩm. Trong một bức thư gửi I.L.Leontev- Shcheglov (ngày 22 tháng Giêng năm 1888), nhà văn đã hài hước nói về "cương lĩnh" của mình: "Không có phụ nữ thì truyện cũng giống như thể cỗ máy không có động cơ hơi nước ( ). Tôi không thể sống mà không có phụ nữ". Cũng trong một bức thư khác (gửi Lazarev-Gruzinsky ngày 20 tháng Mười năm 1888) ông đã thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình khi nói về việc miêu tả phụ nữ không lãng mạn hóa mà gần gũi với đời sống thực tế hàng ngày: “Cần phải miêu tả phụ nữ sao cho độc giả cảm thấy rằng bạn đang mặc chiếc áo vest không cài khuy và không đeo cà vạt”. Còn với trẻ em, sự quan tâm của A.Chekhov không chỉ bởi ông “đã sống thời thơ ấu không có tuổi thơ” mà còn vì thế giới trẻ em là một thế giới khác lạ, đầy màu sắc và trong sáng khi chưa chịu tác động xấu của môi trường xã hội. Tuy không dành riêng đề tài sáng tác về phụ nữ và trẻ em nhưng trong những tác phẩm thuộc giai đoạn sáng tác sau (nửa cuối những năm tám mươi của thế kỷ XIX) viết về hai đối tượng có cách tri nhận hiện thực đặc biệt, với logic tâm lý “khác thường” này, A.Chekhov hướng đến việc tìm kiếm vẻ đẹp đạo đức trong sáng và giản dị, tự nhiên và thanh thoát. Ông đã tìm được hình thức độc đáo thể hiện nội dung đạo đức-thẩm mỹ này – đó là kỹ thuật lạ hóa. Trong luận văn, tôi muốn đi sâu tìm hiểu kỹ thuật lạ hóa trong truyện ngắn A.Chekhov, đặc biệt là nhóm truyện viết về đối tượng phụ nữ và trẻ em để thấy được rõ hơn tài năng bậc thầy của ngòi bút này và để trả lời thỏa đáng cho câu hỏi vẫn xoáy sâu trong tiềm thức cá nhân từ lâu đó là: “Sức hấp dẫn kì lạ của những thiên truyện nhỏ bé ấy nằm ở đâu?” 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể khẳng định rằng trong hơn một thế kỷ qua, việc nghiên cứu sáng tác của A.Chekhov nói chung, truyện ngắn của ông nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn và được đánh giá cao trên hầu khắp các lĩnh vực như nghiên cứu tiểu sử, văn bản học, nghiên cứu so sánh (lịch sử và loại hình), thi pháp học, dịch thuật và tiếp nhận…. Đánh giá cao đóng góp của A.Chekhov như một danh nhân văn hóa thế giới, UNESCO tuyên bố năm 2004 – năm kỉ niệm 100 năm ngày mất của nhà văn là năm Chekhov. Ở Nga và tại nhiều thành phố, nhiều trường đại học đã tổ chức những hội thảo quy mô lớn về cuộc đời và sáng tác của nhà văn. Ở Nga ngành Chekhov học có ấn phẩm định kỳ Thông báo khoa học về Chekhov (Chekhovskii Vestnik) trong đó thông báo những nghiên cứu mới nhất về A.Chekhov. Tác phẩm của ông được dịch và giới thiệu tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tác phẩm của A. Chekhov được dịch và giới thiệu ở Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ trước, được bạn đọc Việt Nam yêu thích. Ở Việt Nam, A.Chekhov đã trở thành đối tượng giảng dạy ở bậc đại học, được nghiên cứu trong các chuyên luận, bài báo, luận văn, luận án. Các hướng nghiên cứu về A.Chekhov rất đa dạng, từ phương diện diện thi pháp thể loại (văn xuôi, kịch) đến những mối liên hệ, tiếp xúc, ảnh hưởng và tiếp nhận. Cùng với sự xuất hiện của tập truyện ngắn đầu tiên của A.Chekhov được dịch ở Việt Nam năm 1957, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết bài nghiên cứu đầu tiên về những sáng tác của ông. Nguyễn Tuân đã khẳng định A.Chekhov là người đưa văn học hiện thực Nga lên đỉnh cao theo con đường của riêng mình, khẳng định vai trò và ý nghĩa vô cùng lớn của ông trong sự phát triển của văn học Nga. Phan Hồng Giang khi dịch và giới thiệu truyện ngắn của A.Chekhov, trong tập Truyện ngắn A.Chekhov của Nhà xuất bản Văn học năm 1977 đã có những lời nhận xét rất tinh tế về cây bút tài năng ấy. Chỉ bằng vài dòng ngắn gọn, mượt mà, nhà phê bình-dịch giả đã cho ta thấy được hồn văn A.Chekhov: “Ông đã làm thức dậy trong lòng người đọc khát vọng về sự đổi thay, về một thế giới đẹp đẽ, công bằng, cao thượng. Ông đã thêm một lần trả về cho văn học cái dáng vẻ nguyên sơ cao cả nhất: thật, đẹp và gồ ghề như cuộc sống, giản dị đến mức trong trong suốt, không gợn một chút uốn éo văn hoa, sáng rõ như những gì vốn là chân lý”. A.Chekhov còn có tên trong rất nhiều các giáo trình đại học, sách giáo khoa phổ thông. Trong Lịch sử Văn học Nga thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục Hà Nội năm 1962, Hoàng Xuân Nhị đã có bài viết rất chi tiết, có giá trị tư liệu tham khảo cao về A.Chekhov. Tác giả đã viết hết sức tỉ mỉ về tiểu sử A.Chekhov, những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời nhà văn lỗi lạc ấy và đi vào phân tích một số truyện ngắn, kịch tiêu biểu. Có thể nói bài nghiên cứu của Hoàng Xuân Nhị đã đã cung cấp những thông tin cơ bản về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà văn A.Chekhov. Những phân tích của ông về truyện A.Chekhov đã làm sáng rõ đặc điểm phong cách và tác dụng sự nghiệp sáng tác của A.Chekhov. Hoàng Xuân Nhị kết thúc bài viết của mình bằng lời nhận định của báo Sự thật, Liên Xô ngày 15- 7- 1954: “A.Chekhov là niềm tự hào của nhân dân chúng ta, là niềm tự hào của toàn nhân loại”. Năm 1966, trong phần viết về A.Chekhov (Giáo trình Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX, chương IX) Đỗ Xuân Hà khẳng định Chekhov “bước vào lịch sử văn học như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói”. Năm 1987, trong cuốn Nghệ thuật dân tộc và quốc tế (Nxb Văn hóa), Mai Thúc Luân đã có bài Tsekhop, nhà văn vĩ đại của nhân dân Nga. Tác giả đã khẳng định tất cả những nét độc đáo của nghệ thuật Chekhov đã đưa ông lên vị thế của một người “viết truyện vô song, bậc thầy của những người viết truyện ngắn”, làm nên sức sống cho những tác phẩm của ông. Trong Lịch sử Văn học Nga do Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên đồng biên soạn của NxB Giáo dục năm 1998, với lời văn khúc triết, uyển chuyển, Đỗ Hồng Chung đã cho bạn đọc hiểu hơn về văn chương A.Chekhov. Bên cạnh những giáo trình và các bài giới thiệu mang tính chất khái quát còn có nhiều chuyên khảo, bài báo, luận án, luận văn nghiên cứu chuyên sâu về A.Chekhov. Năm 2001, tác giả Phan Hồng Giang viết cuốn A.P.Tchekhov (truyện danh nhân) giới thiệu tới bạn đọc cuộc đời của nhà văn Nga vĩ đại. Tác giả đã khẳng định khát vọng cả một đời về sự thật, một thế giới đẹp đẽ, công bằng, xứng đáng với con người của Chekhov đã “biến những dòng chữ của ông trở thành bất tử”. Năm 2004, khi nhiều nơi trên thế giới kỉ niệm 100 năm ngày mất nhà văn vĩ đại A.Chekhov, tại Việt Nam, một số Hội thảo khoa học đã được tổ chức và xuất hiện nhiều bài nghiên cứu sâu sắc về cuộc đời và sáng tác của ông như nghiên cứu của Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Trường Lịch, Vương Trí Nhàn, Đào Tuấn Ảnh, Đỗ Hải Phong, Phong Lê, Phạm Vĩnh Cư, Trần Vĩnh Phúc… Bộ môn Văn học nước ngoài, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội nghị khoa học “A.Chekhov và nhà trường Việt Nam”. Gần 30 báo cáo và tham luận về những vấn đề: A.Chekhov với Việt Nam và văn học thế giới, vấn đề nghiên cứu và giảng dạy A. Chekhov trong nhà trường, so sánh Chekhov và Nam Cao của Việt Nam… Các bài viết gần gũi với vấn đề luận văn đang quan tâm như Cái mới trong truyện ngắn của A.Chekhov (Nguyễn Hải Hà), Cách tân nghệ thuật của Anton Chekhov (Đào Tuấn Ảnh), Sekhov và Nam Cao nhìn từ hai nền văn học (Phong Lê), Kết cấu thời gian trong truyện ngắn Sêkhôp và Nam Cao (Đào Tuấn Ảnh) và Tsekhov, nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch (Phạm Vĩnh Cư)… Khảo sát những công trình nghiên cứu về A.Chekhov ở Việt Nam và ở Nga ta có thể thấy các hình tượng phụ nữ và trẻ em dẫu riêng lẻ theo từng tác phẩm hoặc ở bình diện khái quát loại hình, thường được xem xét theo cách tiếp cận truyền thống, tức là đặt trong tương quan hệ thống nhân vật của nhà văn và soi chiếu nội dung tư tưởng-thẩm mĩ của hình tượng. Như vậy, nghiên cứu kỹ thuật lạ hóa trong truyện ngắn A.Chekhov viết về phụ nữ và trẻ em là đề tài là hoàn toàn mới ở Việt Nam. Còn trên thế giới, trong phạm vi hiểu biết của chúng tôi, và qua tư liệu do giảng viên hướng dẫn cung cấp, duy nhất ở Nga, trên tạp chí Chekhovskii Vestnik số 17 năm 2005 (nguồn: http://www.antonchekhov.ru/upload/uf/a25/vestnik17.pdf) có đôi dòng thông tin về một báo cáo khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài này (L.V.Laponina, Biện pháp lạ hóa trong truyện ngắn của A.Chekhov viết về trẻ em) tại Hội nghị quốc tế Các nhà nghiên cứu Chekhov trẻ. Đây chính là gợi ý quan trọng để chúng tôi triển khai đề tài luận văn này. 3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kỹ thuật lạ hóa trong truyện ngắn của A.Chekhov. Lạ hoá (phiên âm tiếng Nga: ostranenie, tiếng Anh: defamiliarization) là một thuật ngữ do V.B.Shklovsky- một trong những thành viên hoạt động tích cực nhất của trường phái hình thức Nga đưa ra trong bài báo Nghệ thuật như là thủ pháp (tuyển tập Thi pháp, 1919, St.Peterburg). Giống như M.Bakhtin đã nhìn F.Dostoevsky qua con mắt của văn hóa thế kỷ XX, V.B.Shklovsky đã xem L.Tolstoy như một nhà văn không chỉ phù hợp với thế kỷ XX mà ở một phương diện nào đó còn là người cùng thời với ông. Cùng thời là bởi cách nhìn tác phẩm nghệ thuật như là tổ hợp những nguyên tắc thuần túy mang tính kỹ thuật. Về vấn đề này V.B.Shklovsky viết như sau: “Biện pháp lạ hóa ở L.Tolstoy thể hiện ở chỗ ông không gọi sự vật bằng tên của nó mà miêu tả nó như thể lần đầu tiên nhìn thấy, cũng có khi như thể lần đầu tiên xuất hiện. Ngoài ra khi miêu tả sự vật ông không dùng những tên gọi các bộ phận đã được thừa nhận của chúng mà gọi chúng theo cách gọi các bộ phận tương ứng ở các sự vật khác”. Nhà văn dùng biện pháp lạ hóa “không phải đưa ý nghĩa sự vật gần lại cách hiểu của chúng ta mà tạo dựng một cách tri nhận đặc biệt về đối tượng, tạo dựng “cách nhìn” nó chứ không phải “cách hiểu” nó. V.B.Shklovsky có dẫn ra làm ví dụ là sự miêu tả cảnh opera qua con mắt của Natasha Rostova ở cuối tập 2 của Chiến tranh và hòa bình. Biện pháp lạ hóa có mục đích “đưa sự vật thoát ra khỏi cách tri nhận tự động máy móc”. Lạ hóa trong tác phẩm sử thi thường được khơi gợi bởi sự tham dự của người kể chuyện mà điểm nhìn của nó hiển nhiên không trùng với điểm nhìn của tác giả. Theo Từ điển thuật ngữ văn học [10, tr. 172], “lạ hoá” là toàn bộ những thủ pháp trong nghệ thuật (nghịch dị, nghịch lý…) dùng để đạt tới một kết quả nghệ thuật, theo đó, hiện tượng được miêu tả không phải như ta đã quen biết, hiển nhiên mà như một cái gì đó “mới mẻ”, “chưa quen”, “khác lạ”. Nghiên cứu kỹ thuật lạ hóa trong truyện ngắn của A.Chekhov thực chất là khám phá những đặc điểm thi pháp nói chung và nghệ thuật tâm lý nói riêng của nhà văn. Đó cũng chính là mục đích của luận văn. Để thực hiện mục đích nghiên cứu này, luận văn giải quyết các nhiệm vụ chỉ ra cơ sở và minh định những đặc điểm biểu hiện kỹ thuật lạ hóa của A.Chekhov ở tất cả các cấp độ của cấu trúc tác phẩm: cách xây dựng các tọa độ không gian và thời gian, miêu tả nhân vật và tổ chức ngôn từ. Luận văn tập trung chủ yếu vào nhóm các truyện ngắn của A. Chekhov viết phụ nữ và trẻ em như: Thảo nguyên, Người đàn bà phù phiếm, Người vợ chưa cưới, Buồn ngủ, Lũ trẻ, Ngôi nhà có căn gác nhỏ, Người đàn bà và con chó nhỏ, Những người đàn bà, Một chuyện tình, Volodia lớn và Volodia bé Nhóm truyện này đã được dịch sang tiếng Việt trong cuốn A.Tsekhôp (1977), Truyện ngắn (2 tập, Phan Hồng Giang và Cao Xuân Hạo dịch), Nhà xuất bản Văn học. Những truyện này cũng nằm trong các ấn phẩm truyện ngắn A.Chekhov được xuất bản rải rác sau đó. Những trích dẫn tác phẩm trong luận văn là rút từ bản in năm 1977 nêu trên. 4. Phương pháp nghiên cứu Vì vấn đề lạ hóa liên quan đến cách tri nhận sự vật, hiện tượng, tức là liên quan đến điểm nhìn nên hiển nhiên phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu ở luận văn là trần thuật học. Mặt khác, vấn đề được xem xét không thể tách rời với đặc trưng thể loại và nhân vật nên cần thiết phải có sự kết hợp phương pháp nghiên cứu trần thuật học với những nguyên tắc tiếp cận thi pháp học (thi pháp truyện ngắn) và loại hình học (loại hình nhân vật trẻ em và phụ nữ) cùng những thao tác thống kê phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Lạ hóa trong hệ thống không-thời gian. Chương 2: Lạ hóa trong miêu tả nhân vật. Chương 3: Lạ hóa trong diễn ngôn. [...]... lớn Nghiên cứu nghệ thuật lạ hóa có thể thấy rõ nhất qua nhóm truyện viết về trẻ em và phụ nữ Đây là hai đối tượng có khả năng mang đến cái khác lạ trong việc tri nhận hiện thực, cách nhìn cuộc sống mang những dấu ấn chủ quan, thiên về cảm tính, rất đặc trưng, độc đáo và khác lạ Nghệ thuật lạ hóa được biểu hiện qua tất cả các khía cạnh chính trong tác phẩm văn chương Lạ hóa trong văn xuôi nghệ thuật... khách quan trong miêu tả và tương quan giữa ba yếu tố: quan điểm nhân vật, thái độ người kể chuyện và lập trường nhà văn Nghệ thuật lạ hóa được biểu hiện qua tất cả các khía cạnh chính trong tác phẩm văn chương Lạ hóa trong văn xuôi nghệ thuật thường được tạo nên bởi người kể chuyện có điểm nhìn không trùng với điểm nhìn của tác giả Ngôn ngữ của người trần thuật từ lâu đã có vai trò then chốt trong phương...Chương 1: LẠ HÓA TRONG HỆ THỐNG KHÔNG-THỜI GIAN 1.1 Lạ hóa trong không gian Không gian trong tác phẩm nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó Không gian trong tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện... rất rõ sự lạ hóa trong cách kể chuyện của nhà văn Ông không miêu tả nhân vật bắt đầu từ việc kể lại tiểu sử, lai lịch gia đình họ Trong những truyện của ông, nhân vật thường tự biểu lộ mình, biểu lộ những cá tính, đặc điểm, bản chất của mình qua hành động, tư tưởng và ngôn ngữ Và nhà văn ẩn mình, giấu mình đằng sau các nhân vật đời thường ấy Cái bề ngoài dửng dưng mà người ta cảm nhận được trong truyện... hiện nhận thức, cách nhìn thế giới của mình Trong truyện ngắn của A.Chekhov, ông đã xây dựng được một thế giới nhân vật đông đúc, đa dạng Hơn tám nghìn nhân vật sinh sống, đi lại, gặp gỡ nhau trong tác phẩm của A.Chekhov Họ đều là những con người bình thường trong cuộc sống, bao gồm đủ mọi tầng lớp trong xã hội nước Nga bấy giờ: từ những công chức, quan lại, nông dân nghèo đến quý tộc nhỏ, người dân... không bao giờ người đọc gặp nỗi đơn điệu và nhàm chán Chương 2: LẠ HÓA TRONG MIÊU TẢ NHÂN VẬT Nhân vật trong một tác phẩm tự sự bao giờ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, kết tinh những độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn, đồng thời làm sáng lên những tư tưởng, thông điệp mà người viết gửi gắm Nhân vật là hình ảnh trung tâm trong tác phẩm văn học, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái... văn bản", "chủ nghĩa tâm lý mạch ngầm", "sự mỉa mai nội tại", "mạch ngầm trữ tình" trong các truyện ngắn và truyện vừa của Chekhov Cũng là lạ hóa từ điểm nhìn trần thuật nhưng truyện ngắn A.Chekhov lại có nét rất khác với truyện Robinson của Defoe Ronbinson Curoe là tác phẩm tiểu thuyết phiêu liêu mang lại sự nổi tiếng trong tiểu thuyết nước Anh lẫn tác giả Defoe Toàn bộ câu chuyện xoay quanh nhân vật... thường chỉ là những vai diễn nhằm truyền tải thông điệp của tác giả tới mọi người Trong tác phẩm của mình, A.Chekhov thường chú ý tới hai típ người trong xã hội: Típ “con người nhỏ bé” nhưng không có sự thiếu thốn vật chất như: Anh béo và anh gầy, Con kỳ nhông… Bên cạnh đó là những nhân vật trí thức, có học vấn, có văn hóa nhưng không có khả năng làm chủ cuộc đời mình Ví dụ như trong Vêsơka, Buồng số... mới, chưa từng biết, vừa bắt đầu đối với nó… Cuộc sống ấy rồi sẽ ra sao?” [3, tr 514] Những không gian dù chưa rõ ràng, chưa định hình trong tâm tưởng nhân vật nhưng chắc hẳn nó sẽ bớt tù túng, bớt tẻ nhạt và có ý nghĩa hơn hiện tại 1.2 Lạ hóa trong thời gian Thời gian trong các sáng tác của A.Chekhov là một hình tượng nghệ thuật hết sức độc đáo, nó gắn với quan niệm của ông về con người và cuộc sống,... và thái độ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, câu chuyện kể lại bởi một người kể chuyện hiện diện như một nhân vật trong truyện Người kể chuyện là một nhân vật ở cấp độ hành động, thông thường ngôi thứ nhất trần thuật theo điểm nhìn nhân vật Người kể chuyện ngôi thứ ba, câu chuyện được kể lại bởi một người không phải là một nhân vật trong truyện, thông thường ngôi . chương: Chương 1: Lạ hóa trong hệ thống không-thời gian. Chương 2: Lạ hóa trong miêu tả nhân vật. Chương 3: Lạ hóa trong diễn ngôn. Chương 1: LẠ HÓA TRONG HỆ THỐNG KHÔNG-THỜI GIAN 1.1 Lạ hóa trong không. ương 1: LẠ HÓA TRONG HỆ THỐNG KHÔNG-THỜI GIAN 1.1 Lạ hóa trong không gian 1.2 Lạ hóa trong thời gian Ch ương 2: LẠ HÓA TRONG MIÊU TẢ NHÂN VẬT 2.1 Lạ hóa qua góc nhìn của trẻ em 2.2 Lạ hóa qua. luận văn là kỹ thuật lạ hóa trong truyện ngắn của A.Chekhov. Lạ hoá (phiên âm tiếng Nga: ostranenie, tiếng Anh: defamiliarization) là một thuật ngữ do V.B.Shklovsky- một trong những thành viên

Ngày đăng: 18/07/2014, 16:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan