Lạ hóa qua góc nhìn của trẻ em

Một phần của tài liệu Lạ hóa trong diễn ngôn (Trang 36 - 50)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1 Lạ hóa qua góc nhìn của trẻ em

Nghệ thuật lạ hóa của A.Chekhov thể hiện khá tinh tế khi hướng về đối tượng trẻ em ngây thơ và hồn nhiên. Có thể nói A.Chekhov am hiểu khá kỹ tâm lí trẻ nhỏ, bắt nhịp với lối suy nghĩ của trẻ nhỏ trong những truyện ngắn của mình. Bên cạnh những người lớn bị đầy đọa, là những đứa trẻ với thân phận tôi đòi, bị đầy đọa không kém gì người lớn. Cuộc sống cơ cực của những em bé này xuất hiện không nhiều, chỉ 3/7 truyện, nhưng sức tố cáo thật lớn. Những truyện đơn giản nhưng đã làm xúc động người đọc. A.Chekhov dường như chỉ chú ý vào những "chuyện đời vặt vãnh" trong cuộc sống hằng ngày, song lại chở nặng ý nghĩa thức tỉnh phẩm giá con

người. Đó chính là điểm ngời sáng khác biệt đầu tiên và cơ bản trong thế giới quan cũng như trong thi pháp của Chekhov.

Đó là một cơn buồn ngủ của con sen Varka trong tình huống khủng khiếp vì mất ngủ, bỗng nhìn ra kẻ thù của mình chính là đứa bé con chủ nhà khóc ngằn ngặt suốt ngày, và do thế phải bóp cổ cho nó chết để được ngủ (Buồn ngủ). Là cậu bé Vanka với bức thư viết gửi cho ông ở làng, một bức thư không tem, không địa chỉ; thế mà chú hy vọng thư sẽ đến tay ông - để ông biết hết được mọi khổ cực của chú và đến đón chú về (Vanka). Là canh bạc của trẻ con, như sự tiên báo diện mạo tương lai của mỗi đứa (Lũ trẻ)…

Các em nhìn cuộc sống vừa ngây thơ, trong sáng, vừa đơn giản, chân thật. Điều đáng quý là các em luôn hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn, muốn sống hạnh phúc hơn trong bối cảnh khó khăn, tù túng ấy. Càng hồn nhiên bao nhiêu trong việc tìm lối thoát càng cho thấy, trẻ em càng tội nghiệp, số phận của chúng càng bấp bênh, càng bế tắc.

Lạ hóa trước hết được thể hiện qua việc Chekhov không trực tiếp gọi tên sự vật hành động, nhà văn dùng các kí hiệu biểu đạt tương tự, sử dụng chi tiết và ngôn ngữ đắt giá trong những truyện ngắn của mình.

Qua con mắt nhìn của trẻ thơ, mọi thứ trong cuộc sống đều đơn giản, dễ hiểu nhưng cũng đầy bí ẩn và chúng luôn thắc mắc tò mò, luôn đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó, lí giải mọi thứ theo góc độ trong trẻo của con trẻ. Trong truyện ngắn Lũ trẻ, chúng còn thức chưa đi ngủ vì lí do rất ngây thơ: “đã dến giờ đi ngủ rồi; nhưng chưa hỏi mẹ xem ở lễ rửa tội con búp bê nó thế nào và ở buổi ăn tối có những món gì thì làm sao mà ngủ được?” Rồi chúng vừa chơi vừa kể chuyện cho nhau, chơi chán, chúng lăn ra ngủ. Chi tiết miêu tả cảnh ngủ ngon lành của lũ trẻ mới thấy hết sự ngây thơ,

đáng yêu của chúng: “Cả đám đều ra theo, và mấy phút sau trên giường mẹ diễn ra một cảnh tượng rất lạ lùng. Xonia ngủ, Aletxi nằm ngáy bên cạnh Gơrêgoa và Anna gối đầu lên chân nhau ngủ nốt. Ngay cả Ăngđơrê, đứa con chị nấu bếp cũng chen vào ngủ luôn…” [3, tr. 106] và chắc chắn một điều rằng ở thế giới của người lớn, nhất là trong xã hội bấy giờ cảnh tượng này sẽ khó bắt gặp. Chỉ có ở lũ trẻ, hồn nhiên, trong trẻo mới có những cảnh đẹp và bình đẳng, công bằng đến vậy.

Truyện ngắn Vanka lại khiến bạn đọc bao day dứt với chi tiết Vanka gửi đi lá thư không hề có địa chỉ người nhận. Bao nỗi niềm, hi vọng, Vanka tâm sự trong bức thư và gửi đi với một địa chỉ vu vơ. Giữa xô bồ bao nhiêu cái ác, giữa vạn trùng giả dối, vô lương, thờ ơ, vô trách nhiệm… bức thư của Vanka với địa chỉ lơ lửng kia, làm sao đến tay người nhận, để ông nó biết được nỗi đau khổ vô tận của nó? Số phận bức thư, A.Chekhov không nói, nhưng người đọc dự cảm được. Lá thư cũng như Vanka, ngây thơ đến khờ khạo, hồn nhiên đến đau lòng, cũng sẽ bị lưu lạc và rồi sẽ bị lãng quên, bị vứt vào một xó nào của xã hội đen ngòm đó. Nó không hề tính đến khả năng ông nó sẽ mãi mãi không đọc được bức thư tâm huyết ấy mà khát khao tìm lối thoát ở sự sẻ chia và mơ ước mong manh được trở về ngày xưa. Các chi tiết nhỏ tưởng chừng không có gì đáng để bận tâm nhưng đằng sau đó là một mảnh đời, một số phận, các em sẽ ra sao giữa cuộc sống lẫn lộn, giả dối và thờ ơ đến đáng sợ đó.

Không phải là truyện ngắn, Thảo nguyên của Chekhov là một truyện dài, thảo nguyên rộng lớn như một thế giới đầy bí ẩn, khác lạ và chứa đựng những điều ẩn kín mà bé Iegoruska luôn nhìn với ánh mắt tò mò và lạ kỳ. Trước cuộc sống ấy, trẻ thơ vẫn có cách để hòa nhập thich nghi, trước khó khăn nó vẫn tìm ra những niềm vui nho nhỏ. Ngòi bút của A.Chekhov rất

tinh tế khi ông miêu tả những cảm nhận thú vị về thiên nhiên từ ánh mắt trẻ thơ “Bây giờ nó có cảm giác là trời gần nó hơn, mà mặt đất thì xa đi”. Mặc dù phải đón nhận một giấc ngủ không hề êm ấm như nệm êm ở nhà nhưng nó vẫn mỉm cười và khoái trá bắt chước âm thanh của con chim ngủ “bây giờ thì ngủ, ngủ, ngủ…” Chi tiết miêu tả nụ cười của nó khi chìm vào giấc ngủ khiến ta vừa thương cảm, vừa thấy đáng mến, và hẳn bạn đọc có thể học hỏi được rất nhiều tinh thần lạc quan, đón nhận hạnh phúc giản dị trong những hoàn cảnh nhọc nhằn đó “Iegoruska nắm thật chặt sợi dây thừng ràng các bó lông cừu, lại cười lên một tiếng khoái trá, nắn lại cho ngay cái bánh nướng ở trong túi và bắt đầu thiếp đi như thường khi vẫn ngủ trên giường ở nhà” [3, tr. 418].

Trẻ con luôn hiếu động và luôn nhìn cuộc sống với con mắt của kính vạn hoa, biến đổi muôn hình muôn trạng. Iegoruska cũng vậy, nhìn xung quanh, bao giờ nó cũng đặt câu hỏi về những sự vật, sự việc, con người đó và tìm lời giải đáp cho mình. “Thay cho con đường là một cái gì rộng rãi, phóng khoáng, dũng mãnh phi thường chạy dài trên thảo nguyên; đó là một dải thẳng màu xám, phẳng phiu và phủ bụi như mọi con đường khác, nhưng rộng đến mấy chục mét. Chiều rộng thênh thang của nó khiến cho Iegoruska băn khoăn và gợi lên trong trí của nó những ý nghĩ hoang đường. Ai vẫn thường đi trên con đường này? Ai đi mà đường phải rộng như thế? Thật khó hiểu và kỳ dị…” [3, tr. 419]. Đây cũng là hành động quen thuộc của nó trong suốt truyện ngắn, nhìn mọi vật và bắt đầu tưởng tượng. Thấy cái gì lạ, Iegoruska đều tò mò tìm hiểu, Thảo nguyên tràn ngập những câu hỏi thắc mắc của nó: “Ông ơi, làng nào đấy hả ông?”, “Ông ơi sắp có cơn giông à?”, “Ông ơi cây thánh giá cắm ở đây để làm gì thế hả ông?”, “Đã phát bánh thánh chưa thế bác?”…

Những chi tiết miêu tả nhân vật, miêu tả cảnh thiên nhiên cũng được nhà văn miêu tả khá kỹ, nó hiện lên qua cái nhìn ngây thơ và lạ lẫm của trẻ thơ. “Khi hắn ta ngoảnh lại, Iegoruska trông thấy một khuôn mặt dài, đỏ gay, có bộ râu dê thưa thớt và ở dưới mắt bên phải có một cái mụn cóc xôm xốp.” [3, tr. 476]. Thế giới qua con mắt quan sát tỉ mỉ và hồn nhiên ấy trở nên sinh động hơn rất nhiều. Người đọc được dõi nhìn mọi vật bằng con mắt của trẻ thơ. Vừa lạ lẫm, vừa chi tiết lại vừa có nét ngộ nghĩnh, trong trẻo.

Ngòi bút A.Chekhov không chỉ sử dụng chi tiết, ngôn ngữ thần tình mà còn thể hiện các motif khác thường, lạ kỳ thông qua đánh giá của nhân vật, mà ở đây chính là những nhân vật trẻ thơ. Thảo nguyên là một trong số những truyện cho ta thấy rõ nghệ thuật ấy. Là một thiên truyện ngắn đặc sắc của Chekhov, người ta xếp Thảo nguyên vào loại truyện ngắn nhưng dung lượng của nó khá dài 110 trang [3, tr. 358-514].

Nội dung truyện kể về một thằng bé lên chín tuổi, đi theo một đoàn xe ngựa chở lông cừu, từ một thị trấn nhỏ lên tỉnh học trường trung học. Con đường ra tỉnh xuyên qua một thảo nguyên rộng lớn. Hình ảnh thảo nguyên cằn cỗi, chán chường chính là hình ảnh của một nước Nga lạc hậu, cũ kỹ, buồn tẻ và ngột ngạt không sao chịu đựng nổi. Cuộc sống ấy rồi sẽ ra sao? Đó chính là câu hỏi băn khoăn, day dứt đặt ra cuối câu chuyện không chỉ cho cậu bé mà còn cho cả nước Nga lúc bấy giờ. Phương tiện thì cổ lỗ mà thảo nguyên thì rộng mênh mông, sâu thẳm, vô cùng, vô tận, không biết bao giờ mới tới nơi kết thúc. Thằng bé còn ít tuổi quá, nên nó thực sự không biết mình đi đâu và đi để làm gì. Thêm vào đó là tiết trời nóng nực, khó chịu. Vì vậy, cảm xúc bao trùm như một chủ âm của nhịp điệu trần thuật là cảm xúc buồn bã, chán chường.

Dưới con mắt thằng bé, thảo nguyên thật buồn tẻ, đơn điệu và ngột ngạt với những cảm giác: sự sống lịm đi, sao ngột ngạt và buồn tẻ thế, nhìn mãi cũng chỉ có thế, không khí ngưng đọng, uể oải, bải hoải, thẫn thờ… Và đỉnh điểm của sự buồn chán ấy là cảm giác về một thời gian và không gian đã ngưng đọng và hoá đá: thời gian kéo dài vô tận, tựa hồ nó cũng đã đọng lại, ngừng trôi, tưởng chừng từ sáng tới giờ đã qua một thế kỷ. Còn những con người sống trên thảo nguyên cũng chịu một số phận tối tăm, buồn bã. Một cuộc sống mà hiện tại luôn rất đáng buồn. Mọi tốt đẹp đều thuộc về quá khứ. Thậm chí, mọi người còn có thái độ khinh bỉ thời hiện tại, bởi nó toàn những điều không như ý, bởi họ đã cảm thấy cuộc đời thật buồn bã, đáng chán, do quá nghèo khổ, nhọc nhằn, bởi không ai hiểu ai… Tiếng hát cất lên cũng ai oán như số phận họ vậy. Anh Do thái Xôlômôn đốt hết tiền vì không biết để làm gì, Dưmov cãi lộn vì buồn chán, ông già Pantêlây suốt ngày rên rỉ và kể toàn các chuyện không có thật, ông cậu luôn mồm kêu ca. Anh chàng làm thuê Vaxia có cặp mắt tinh tường, có khả năng nhìn thấu và tận hưởng vẻ đẹp của thảo nguyên dưới những dạng vẻ nhỏ nhoi nhất. Trái tim anh ta đã bị tổn thương khiến phải ứa lệ vì một con rắn lành vô cớ bị đánh chết…

Trong truyện rất nhiều lần các chi tiết được miêu tả lặp lại. Đó là cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của bé Iegoruska cứ chốc chốc lại như lặp lại giống đoạn đã đi qua “Cứ như thể xe đi ngược lại chứ không phải đi đâu xa hơn, mấy người trên xe vẫn trông thấy một quang cảnh hệt như ban sáng. Những quả đồi vẫn chạy mãi về phía màu tím xa xăm, chẳng thấy đến đâu mới hết, vẫn những bãi cỏ dài, những hòn đá cuội…” [3, tr. 376]. Không dưới một lần bạn đọc bắt gặp quang cảnh được miêu tả lặp lại và đơn điệu ấy: “Iegoruska nhìn mãi cũng vẫn chỉ thấy có thế - bầu trời, dải đồng bằng,

mấy dãy đồi…”; “Cảnh vật vẫn giống như ban sáng: cánh đồng bằng, những dãy đồi, bầu trời, khoảng xa màu tím…” Không gian được miêu tả khiến cảnh vật thảo nguyên trở nên đơn điệu và tẻ nhạt. Người ta sẽ sống thế nào? Sẽ vượt qua cái tẻ nhạt đến vô vọng của không gian bằng cách nào? Nhất là với đứa trẻ mới “lên chín, khuôn mặt nâu sạm đi vì rám nắng và ướt đẫm vì nước mắt’ như Iegoruska?

Ngòi bút của A.Chekhov đã rất tài tình khi miêu tả cuộc sống trong thảo nguyên ấy. Giữa cái nắng gió khắc nghiệt của thiên nhiên và quang cảnh tưởng có thể nhấn chìm tâm trạng con người trong nỗi chán chường đó vẫn có những trái tim và tình người ấm áp.

Trong truyện, ta bắt gặp câu nói quen thuộc khi có người nhìn Iegoruska mà thương cảm: “Iegoruska trông thấy một bà Do Thái to béo, tóc xõa lòa xòa… và nó chưa kịp định thần thì bà đã đưa vào sát mồm nó một mẩu bánh mì phết mật

• Ăn đi cậu bé, ăn đi ! – bà ta nói – Cậu ở đây chẳng có mẹ, chẳng có ai cho cậu ăn cả. Cậu ăn đi”

Khi chi tay, bà ta chúi đầu vào cái tủ ngăn, giở một gói vải xanh xanh và lấy ra một chiếc bánh nướng rất to hình quả tim làm bằng lúa mì đen.

• Cầm lấy cậu, - bà ta vừa nói vừa đưa bánh cho Iegoruska. – Bây giờ cậu chẳng có mẹ, chẳng có ai mua bánh kẹo cho mà ăn.” [3, tr. 401] Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lặp lại nhiều lần câu nói tưởng như vô vị, nhỏ nhặt của bà lão Do Thái, lặp lại về sự quan tâm đến khía cạnh ăn uống của trẻ thơ. Đó là điều quen thuộc với một đứa trẻ mới chín tuổi như Iegoruska. Ăn và chơi là hai nhu cầu thiết yếu của bất kì một đứa trẻ nào.

Vậy mà Iegoruska đã phải xa rời vòng tay của mẹ quá sớm, cô độc, lẻ loi, không đươc mẹ chăm sóc kỹ càng và không có ai hiểu nó. Bà lão Do Thái cũng như vô vàn những bà mẹ khác luôn nhìn trẻ thơ ấm áp từ góc độ của người nuôi dưỡng, gắn bó hằng ngày, thấu hiểu nó và cho nó những thức ăn vừa ấm bụng vừa ấm lòng. Với tình thương ấy và với sự lạc quan đáng ngạc nhiên từ một đứa bé chín tuổi, nó đã trải qua những ngày dài đằng đẵng trên thảo nguyên để đến trường học. Bạn đọc vừa thấy thương vừa thấy đáng mến và cảm phục nó. Kết thúc truyện tác giả đưa ra lời gợi mở : “Cuộc sống ấy rồi sẽ ra sao?” Chưa có gì rõ ràng, sáng sủa nhưng chắc chắn cuộc sống ấy sẽ tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn, xứng đáng với nghị lực và tất cả những gì mà Iegoruska đã vượt lên một cách đầy mạnh mẽ và bản lĩnh.

Trong truyện Buồn ngủ, motif lặp lại từ đầu đến cuối truyện khắc khoải lòng bạn đọc là những câu đối thoại, câu mệnh lệnh khô khốc từ ông bà chủ: “Varka, đốt lò sưởi lên lên cái nào!”, “Varka, đặt ấm lò đi!”, “Varka, đánh giày cho ông chủ!, “Varka, rửa phía ngoài cầu thang đi”, “Varka chạy đi mua ba chai bia về đây”, “Varka ru em nhé”… Những câu ra lệnh liên tiếp ồ ạt khiến con bé chạy không kịp, làm không ngơi nghỉ. Nhưng thật lạ là nó lại thích được chạy đi chạy lại làm việc như thế. Bạn đọc cảm thương với ý nghĩ hồn nhiên của con bé: “Nó mừng lắm, chạy đi chạy lại thế này thì không buồn ngủ như khi ngồi yên một chỗ.” Cũng giống như nhu cầu chơi đùa và ăn bánh ngọt như Iegoruska thì Varka cũng vẫn là một đứa trẻ, nó thèm ngủ, đó là nhu cầu thiết yếu nếu không muốn khẳng định là rất quan trọng, nhất là đối với một đứa trẻ đang lớn. Vậy mà điều mong ước giản đơn được ngủ tròn giấc của nó không bao giờ thành sự thật. “Có những phút nó cứ muốn bất chấp mọi sự, ngã lăn ra sàn mà ngủ”. [3, tr. 267].

Những đứa trẻ trong truyện ngắn A.Chekhov đều giống nhau ở những hoàn cảnh éo le, khó khăn. Và chúng tự vượt qua bằng trí óc non nớt cũng như suy nghĩ hết sức ngây thơ hồn nhiên của mình. Varka cũng thế. Bị ra lệnh ru em ban đêm, bị nỗi buồn ngủ xâm chiếm không sao cưỡng lại được, nó nghĩ nguyên nhân trực tiếp là em bé. Tư duy còn quá non nớt của nó đã hiểu sai vấn đề và giải quyết mọi việc cũng sai hướng. Kết thúc câu truyện là nụ cười của Varka và dáng nó ngủ say như chết khiến cho ai cũng cảm thấy đắng họng và giật mình tỉnh ngộ.

Lạ hóa trong ngòi bút của A.Chekhov còn ở chỗ nhà văn miêu tả gián tiếp một đối tượng lạ thông qua so sánh với một đối tượng quen. Người đọc

Một phần của tài liệu Lạ hóa trong diễn ngôn (Trang 36 - 50)

w