Lạ hóa qua góc nhìn của phụ nữ

Một phần của tài liệu Lạ hóa trong diễn ngôn (Trang 50 - 72)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2 Lạ hóa qua góc nhìn của phụ nữ

A.Chekhov mô tả tình yêu, hôn nhân và thân phận nô lệ của người phụ nữ trong rất nhiều truyện (Người đàn bà phù phiếm, Huân chương Anna

nhị đẳng, Vôlôđia lớn và Vôlôđia bé, Một chuyện tình yêu, Đêm Noel, Câu chuyện của phu nhân N.N, Một chuyện đùa nho nhỏ, Varơsca, Vận xấu, Chị bếp đi lấy chồng, Người vợ chưa cưới…). Trong những câu chuyện này,

người phụ nữ hiện lên với cách nhìn cuộc sống mang đặc trưng riêng. Nếu như nhân vật trẻ em nhìn cuộc đời qua lăng kính vạn hoa đầy màu sắc và muôn hình muôn vẻ, luôn muốn khám phá, muốn tìm hiểu thì người phụ nữ

lại nhìn đời qua lăng kính hiển vi. Họ biến những cái không bình thường thành cái bình thường và cái bình thường thành cái không bình thường. Ngòi bút A.Chekhov đã tỏ rõ tài năng cũng như sự am hiểu sâu sắc đối tượng trong nghệ thuật miêu tả độc đáo.

Hầu hết người phụ nữ trong truyện của A.Chekhov đều không có hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân: Xophia Lovopna lấy người hơn mình ba mươi tuổi vì lý do giận dỗi (Volodia lớn và Volodia bé), Masenka lấy Vaxya không phải do tự nguyện và cô gái trẻ, xinh đẹp Vacvara vì gia đình nghèo phải lấy Aliosa gù lưng (Những người đàn bà)… Họ lấy chồng không vì tình yêu và vì thế hôn nhân trở nên bất hạnh, họ trở thành những nô lệ trong cuộc sống gia đình. Nhưng ngay cả khi tình yêu trở thành tình cảm lớn lao mang tính cảm hóa, thức tỉnh thì họ vẫn không có được hạnh phúc. Họ bị trói buộc bởi các mối quan hệ gia đình và bởi những nguyên tắc đạo đức. Anna Alechxayepna “che giấu tình cảm ấy một cách vụng về, lúng túng bởi nàng nghĩ đến chồng, đến con, đến mẹ mình” và ý thức được tình trạng bế tắc của hoàn cảnh (Một chuyện tình yêu), Anna và Gurop yêu nhau say đắm nhưng họ không đến được với nhau vì những định kiến xã hội, đạo đức, sự bất lực yếu đuối của con người (Người đàn bà và con chó nhỏ)…

Trong số những con người ầy, vẫn có những người nhận thức được hoàn cảnh và mong muốn thoát ra khỏi sự tù túng bế tắc ấy, nó thôi thúc mạnh mẽ từ bên trong. Xophia Lovopna vẫn ước ao làm lại cuộc đời, muốn được làm “một người trung thực, trong trắng, không biết đến lừa dối và sống có mục đích” [4, tr. 302], Anna Xecgayepna “muốn được một cái gì tốt đẹp hơn, tôi tự nhủ: có chứ, có một cuộc sống khác chứ. Tôi muốn sống! Sống và sống!” [4, tr. 481]… Tuy vậy họ không phải là những con người hành động. Nhân vật trong truyện A.Chekhov mới chỉ có khao khát hoặc mới chỉ

bắt đầu lên đường. Hình tượng Nadia trong truyện ngắn Người vợ chưa cưới đã bắt đầu hành động để hướng tới cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn, đã rất gần với những con người tích cực.

Xuyên suốt nhiều tác phẩm của A.Chekhov về người phụ nữ là sự đối lập quyết liệt giữa vĩ nhân, con người phi thường, siêu nhân với con người bình thường (Người đàn bà phù phiếm), ông thầy thuốc già phê phán bà quý tộc: “bà không bao giờ coi những kẻ nghèo hèn là con người cả” (Nữ hầu tước), người vợ nhận ra người chồng bình thường mà vĩ đại của mình quá

muộn màng (Người đàn bà phù phiếm). Thủ pháp nghịch dị được nhà văn dùng khá đắc địa để "lạ hóa" cái đời thường vốn tưởng chừng không có gì đáng chú ý. Truyện ngắn của Chekhov không chỉ đưa ra những điển hình của cuộc sống phù phiếm, nhỏ hẹp, tù túng tha hóa con người mà còn thể hiện những nỗi buồn nhân thế, những trăn trở, những sự bừng tỉnh của ý thức con người muốn vùng thoát khỏi bi kịch đời thường ấy. Bi kịch giao cảm giữa con người với con người, ý thức về cuộc sống hoài phí, sự trăn trở và bừng tỉnh ấy có thể đến cùng với khát vọng tình yêu, khát vọng sáng tạo (Ngôi nhà có căn gác nhỏ, Người đàn bà có con chó nhỏ), hướng con người đến những khoảng không bao la của ước vọng hạnh phúc (Hạnh phúc, Thảo

nguyên), đến với quyết tâm đoạn tuyệt với cuộc sống cũ vì niềm hy vọng

vào cuộc sống mới (Người vợ chưa cưới)…

Cuộc sống của người phụ nữ được miêu tả trong những truyện ngắn lặp đi lặp lại những thói quen tầm thường, dung tục, họ sống không có lý tưởng. Ngòi bút của A.Chekhov miêu tả rất khách quan, lạnh lùng. Ông miêu tả một con người với những đổi thay theo năm tháng nhưng đằng sau sự khác biệt ở hình dáng bề ngoài còn là sự tha hóa của tâm hồn bên trong. Cuộc sống được miêu tả tưởng chừng bình yên, thầm lặng nhưng chính sự

đơn điệu, tẻ nhạt ấy lại có khả năng ghê gớm trong sự xói mòn nhân cách. Truyện của Chekhov thấy không còn những con người thừa, nhưng lại tràn ngập những cuộc sống thừa, những cảnh đời thừa, vô vị, nhàm tẻ, đơn điệu, trống rỗng, tự huyễn hoặc mình và đầu độc bầu không khí chung quanh...

Ngòi bút lạ hóa của A.Chekhov khi miêu tả nhân vật phụ nữ rất tinh tế, ông không trực tiếp gọi tên sự vật và hành động, nhà văn dùng các kí hiệu biểu đạt, ngôn ngữ và chi tiết đặc biệt. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Chekhov giàu sức biểu cảm, chính xác, chân thực, miêu tả nhân vật tinh tế, sâu sắc. Truyện ngắn Chekhov xuất hiện khá nhiều chi tiết đắt giá, ẩn dụ có vai trò lớn trong việc biểu đạt nội dung và thông điệp nhà văn gửi gắm. Giọng văn nhẹ nhàng, sâu cay, thấm thía, tự vấn lương tâm. Giọng khách quan, văn phong mực thước tựa như dửng dưng nhưng lại tạo nên ấn tượng sâu xa và mạnh mẽ.

Viết về người phụ nữ, những chi tiết cô đúc và có sức gợi được nhà văn sử dụng rất đắc địa. Vốn dĩ phụ nữ là những trái tim đa sầu đa cảm, phức tạp, không chỉ vậy tâm tư của họ luôn thay đổi, muôn hình vạn trạng. Người ta có thể thấy bề ngoài họ thế này nhưng ẩn sâu trong nội tâm lại che giấu một con người khác, giằng xé, chôn kín, không dám bộc lộ ra bên ngoài. Chi tiết Xofia Lovopna trong truyện ngắn Volodia lớn và Volodia bé ngồi giữa hai người đàn ông: “nàng tựa mình sát vào người chồng và để mặc tâm trí mình miên man suy nghĩ . Volodia bé ngồi đối diện với nàng” [4, tr. 289] đã bộc lộ khá rõ ràng cuộc sống cũng như tâm hồn của Xofia. Đó là hai con người có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của nàng, trong nội tâm nàng diễn ra sự giằng xé khi rơi vào hoàn cảnh trớ trêu đó. Người nàng đang kề sát bên cạnh, cũng chính là chồng nàng là cuộc đời thực, là người kết hôn trên danh nghĩa nhưng khi nhìn chồng, nàng chỉ thấy “từ dáng đi đến cái nhìn, trông

Iaghich cứ như một con thú dữ.” Nàng không hề yêu chồng mà ngày nào cũng nén lại trong lòng mối tình tuyệt vọng “đối với một người khác – trẻ, đẹp, đáng yêu và như nàng cảm thấy, thật là khác thường.” Đó chính là người ngồi đối diện, là ước mơ tình yêu không thành, nỗi giận dỗi cả đời của nàng. Người ta có thể thấy ngạc nhiên, lạ lùng trước tình cảnh này, bản thân Xofia cũng sống trong nỗi giằng xé giữa một bên là cuộc sống thực với người chồng không hề yêu thương và một bên là những khát khao, những tình cảm sâu kín dành cho Volodia bé. Cuộc sống mỏi mòn ấy nhiều lúc khiến nàng muốn hành động, muốn thay đổi: “lẽ nào tự chôn sống mình là cách giải đáp cho câu hỏi cuộc đời? Bởi đó là cái chết chứ không phải là cuộc sống”, “tôi muốn cho cuộc đời này thay đổi đi, muốn được làm lại cuộc đời! Tôi sung sướng biết bao vì điều ấy. Tôi muốn được làm một con người trung thực, trong trắng, không biết đến lừa dối, sống có mục đích.” [4, tr. 302]. Bản thân nàng cũng nhận thấy cuộc sống mòn mỏi và vô vị của chính mình mà không thể thay đổi nó. Chỉ một chút giận dỗi của tình yêu, những lí do bốc đồng và lạ lùng đã khiến nàng quyết định điều hệ trọng nhất trong cuộc đời, đẩy bản thân vào cuộc sống bế tắc và chán chường không sao thoát ra được.

Người đàn bà có con chó nhỏ có lẽ là truyện ngắn nổi tiếng nhất của

A.Chekhov, với bút pháp tinh tế ông đã miêu tả được những biến động tinh vi nhất trong tình cảm của hai nhân vật chính trong truyện là Gurôp và Anna Xergêevna. Tác phẩm là bài thơ bằng văn xuôi về tình yêu chân chính làm tái sinh tâm hồn, nhân cách con người. Chi tiết về “một bức rào sắt nhọn màu xám chạy dài phía trước ngôi nhà” [4, tr. 490] vẫn bám sâu vào tiềm thức bạn đọc như một sự giam hãm, tù túng. Bức rào sắt xám xịt ấy bao quanh ngôi nhà, trói buộc cuộc sống tự do của Anna. Quả thực cuộc sống

của cô vô cùng chán nản bên một người chồng nhạt nhẽo. Và khi gặp Gurôp, tình yêu trong Anna bùng cháy. Cô đã làm thức dậy trong Gurôp sự chán chường với tất cả cuộc sống tẻ nhạt hiện tại: một cuộc sống công chức, gia đình nhàm chán bên người vợ học đòi hiểu biết, những mối tình vô nghĩa trước đây. Không gian chật chội của ngôi nhà, phía trong hàng rào sắt cảm giác bất cứ ai trông thấy cũng phải trốn chạy. “Nhìn thấy bức tường rào ấy chắc ai cũng phải bỏ chạy”. Chi tiết miêu tả nhỏ bé, im lìm nhưng lại có sức ám ảnh dai dẳng với người đọc. Một ngôi nhà của người phụ nữ mảnh dẻ, đáng yêu “một người phụ nữ còn trẻ, người tầm thước, có bộ tóc hung hung vàng, đầu đội mũ bêre” đáng lẽ theo hình dung của mọi người sẽ là một ngôi nhà xinh xắn, nhiều hoa rực rỡ, màu sắc tươi vui hay chí ít cũng có cổng và hàng rào màu hồng phớt tươi tắn… Nhưng trí tưởng tượng của người đọc bỗng chốc tan biến như khói khi bắt gặp một hàng rào lạnh lẽo, sắc nhọn và u ám. Dòng văn miêu tả của A.Chekhov bình thản, khách quan nhưng đằng sau đó truyền tải khá nhiều thông điệp. Đó có phải là ngôi nhà của một người thiết tha với cuộc sống này không? Ngôi nhà của một người luôn rộng mở với cuộc đời và mở lòng với cuộc sống không? Hình ảnh ấy đã nói lên tất cả. Sắc u buồn lạnh lẽo đến ghê rợn khi chứng kiến cảnh hàng rào sắt ấy cho thấy đây là một cuộc sống tù túng, bí bách và mỏi mòn theo từng ngày. Cuộc sống mà bất cứ ai ở phía trong nó đều có thể héo rũ đi vì sự tẻ nhạt và nhàm chán, sống mà như không sống, chỉ là sự tồn tại không hơn. Ta hiểu vì sao người đàn bà có con chó nhỏ ấy không dưới một lần thốt lên với Gurop rằng : “Tôi muốn sống! Sống và sống…” [4, tr. 481]. Trong cuộc đời, nàng đúng là một con người không hạnh phúc. Có hai cuộc sống tồn tại trong nàng: một cuộc sống với người chồng chăm chỉ, nô bộc nhưng không hạnh phúc và tình yêu thầm kín, lặng lẽ với Gurop.

Chi tiết chiếc rào sắt màu xám ấy còn tượng trưng cho những ràng buộc, định kiến xã hội trói buộc hai con người. Nếu muốn sống thật với tình yêu của đời mình, Gurop và Anna phải phá tan được rào xích ấy, đạp đổ rào cản đó để đến với nhau, chân thành sống thật với xã hội cũng như với lòng mình. Gurop đã gặp và yêu Anna như một định mệnh và họ nhận ra tình yêu đích thực của chính mình. Để rồi tình yêu ấy khiến hai con người sống một cuộc đời gần như là giả dối, phân thân. Nói như nhà văn “tất cả những gì hệ trọng, cần thiết, thích thú với anh, những gì mà anh chân thành yêu, anh không lừa dối mình, những gì tạo nên cốt lõi của cuộc đời thì lại bí mật trôi qua dưới mắt người đời; và tất cả những gì dối trá, lừa đảo, là cái bề ngoài để anh nấp vào che đậy sự thật… tất thảy đều phơi bày ra ngoất hết” [4, tr. 497]. Sống như vậy thật là bất hạnh, và hai con người ấy dù rất muốn phá tan hàng rào sắc lạnh để sống như ý mình cũng cảm nhận được “rõ ràng còn xa lắm, xa lắm mới đến ngày kết cục, và những gì rắc rối nhất, khó khăn nhất, chỉ vừa mới bắt đầu” [4, tr. 500]… Trong trí óc bạn đọc bất giác lại thấp thoáng bóng dáng của bức rào sắt nhọn màu xám chạy dài, biết bao giờ họ mới vượt qua được rào cản tù túng đó?

Bên cạnh các kí hiệu biểu đạt đầy sức năng, những chi tiết đắt giá và cô đúc A.Chekhov còn sử dụng những motif khác thường, kì lạ thông qua đánh giá của nhân vật. Bạn đọc thấy rất rõ những cảm quan và góc nhìn lạ kỳ của người phụ nữ qua truyện ngắn của ông. A.Chekhov là nhà văn hết sức cảnh giác khi sử dụng thủ pháp lặp lại trong tác phẩm của mình. Để nhấn mạnh ấn tượng nào đó, các nhà văn này thường sử dụng trùng điệp các từ ngữ với cùng một trường ngữ nghĩa tập trung trong cùng một lát cắt của văn bản. A.Chekhov trong văn chương là người kín đáo, biết kiềm chế, giản

dị, ưa gợi hơn đặc tả, bởi thế ông không chấp nhận thủ pháp lặp lại tập trung lộ liễu như vậy.

Đối tượng miêu tả chủ yếu trong sáng tác của A.Chekhov chính là cuộc sống với đầy dẫy những sự lặp lại quẩn quanh, nhàm chán, đời thường. Tận dụng điều này, A.Chekhov đã khéo léo bố trí sự lặp lại các thành tố liên kết các tín hiệu của mạch ngầm văn bản ẩn sau sự lặp lại dường như “tình cờ”, “tự nhiên” của cuộc sống ấy. Các mắt xích xâu chuỗi các tín hiệu của mạch ngầm văn bản với một số lượng tối thiểu chỉ vừa đủ để gợi liên tưởng chứ không trùng điệp như một sự nhấn mạnh cố ý được A.Chekhov sắp đặt ở các quãng cách xa nhau tương ứng với mạch vận động của cốt truyện. Các tín hiệu thường không quá nổi bật lên trên bề mặt văn bản, bởi chúng, trừ một số trường hợp đặc biệt hãn hữu, còn lại đều mang tính chất hết sức đời thường, tự chúng không có ý nghĩa biểu tượng, ý nghĩa ấy chỉ được thiết lập khi chúng được liên kết lại trước hết trong mạch tâm trạng của nhân vật, sau đó mới kết hợp với ý thức của tác giả và qua đó tác động đến người đọc.

Trong văn xuôi A.Chekhov có những lời nói được lặp đi lặp lại tình cờ vô ý thức, đôi lúc vô nghĩa như vẫn có trong cuộc sống đời thường. Thế nhưng, trong hệ thống nghệ thuật của nhà văn, chúng lại có thể là những “tín hiệu” hướng độc giả tới mạch tâm trạng và cảm nhận ở chiều sâu vô thức hay ý thức mong manh đang dần sống dậy của nhân vật bị vùi lấp dưới cuộc sống đời thường ấy

Trong truyện Thảo nguyên, người đọc dường như không thể quên hình ảnh bà mẹ chăm sóc đàn con thơ giữa cuộc sống mênh mông của thiên nhiên. Nếu như nhìn vào Iegoruska, những người khác chỉ thấy đó là thằng bé đang lênh đênh trên chuyến xe để đi học, nó phải vượt qua những khó

khăn của thiên tai đất trời cũng như cơn sốt bất ngờ trên hành trình, thấy đó là thằng bé sáng dạ, nhanh nhẹn và hoạt bát thì qua con mắt nhìn của người phụ nữ lại khác hẳn. Bà không quan tâm nó đi với ai, quan tâm xem nó có được đủ đầy áo ấm, vật chất hay không. Nhưng sự quan tâm của người phụ nữ lúc nào cũng có cái riêng của nó. Nó khiến tất cả chúng ta cảm động và ngậm ngùi.

Lặp lại hai lần câu nói của bà ta “Ăn đi cậu bé, ăn đi! – Cậu ở đây chẳng có mẹ, chẳng có ai cho cậu ăn cả. Cậu ăn đi” [3, tr. 401] rồi sau đó “Cầm lấy cậu – bà ta vừa nói vừa đưa bánh cho Iegoruska – Bây giờ cậu chẳng có mẹ, chẳng có ai mua bánh kẹo cho mà ăn” [3, tr. 403]. Đó là sự quan tâm rất phụ nữ, sự quan tâm mà chỉ có những người phụ nữ đã làm mẹ mới thấu hiểu hết đươc. Ieguruska lẻ loi đơn chiếc giữa hành trình ấy, bản

Một phần của tài liệu Lạ hóa trong diễn ngôn (Trang 50 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w