Cách định danh hiện thực

Một phần của tài liệu Lạ hóa trong diễn ngôn (Trang 72 - 105)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1 Cách định danh hiện thực

Đọc những truyện ngắn của A.Chekhov có thể thấy ông là một thiên tài trong lĩnh vực nắm bắt và phản ánh thực tại. Chỉ đôi dòng là nhà văn có thể đi sâu vào bản chất sự việc. Văn ông không khoa trương mà bình lặng, đầy suy tư. Ông là bậc thầy trong nghệ thuật khai thác tâm lí, khai thác

những rung động tinh tế trong hồn người. Những tác phẩm của A.Chekhov biểu hiện sâu xa ẩn lấp dưới bề mặt cuộc đời thường của những con người bình thường, trái ngược với những gì độc giả vẫn thường hình dung về thể loại truyện ngắn.

Truyện ngắn được định nghĩa là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Điều này đòi hỏi nhà văn phải nói trúng vấn đề, hay thường gửi gắm những “vấn đề to tát”, có nhiều biến cố, sự kiện nhằm nổi bật nội dung tư tưởng… Nhưng đi ngược lại với những quan niệm ấy, A.Chekhov lại miêu tả những cái rất bình thường, khác lạ trong truyện ngắn của mình.

Nhà văn chủ trương miêu tả cuộc sống một cách chân thực khách quan song ông hoàn toàn không dửng dưng đối với những gì mình viết. Bàng bạc khắp các tác phẩm là một tâm sự âm thầm, một ước mong khắc khoải, một khát vọng lay chuyển cuộc sống. Thái độ tình cảm của Chekhov bộc lộ một cách kín đáo, nhiều khi không thể bộc lên bằng âm thanh, từ ngữ mà chỉ “cảm” thấy qua toàn bộ những gì làm nên tác phẩm.

Chekhov từng tâm sự: Hãy nhớ rằng chỉ cần có một từ hay, một tên gọi đích đáng nào đó, cốt truyện sẽ tự đến. “Người trong bao” Belikov điển

hình cho kiểu người, lối sống, tư tưởng bảo thủ sợ hãi, trốn tránh trong lớp vỏ, lẩn tránh thực tại để tìm sự yên thân; còn “cái bao” chính là biểu tượng cho một xã hội tù đọng, ngột ngạt, khổng lồ trói buộc, bủa vây con người. Trong nhiều tác phẩm của A.Chekhov, nhà văn gọi tên sự vật sự việc khá chính xác, điều ấy thể hiện ngay ở nhan đề tác phẩm và cách miêu tả sự vật, hiện thực, cốt truyện từ những sự vật, sự việc tưởng chừng rất bình thường đó mà hình thành nên.

Nhan đề tác phẩm cho thấy rất rõ cách nhận biết, gọi tên và đánh giá sự vật, sự việc của nhà văn. Với Chekhov, nguyên liệu để tạo nên tác phẩm của ông chính là hiện thực, là cuộc sống ngổn ngang. Bởi vậy đối tượng nhà văn hướng đến cũng rất giản dị và đời thường. Nhà văn lấy tên nhân vật làm nhan đề truyện ngắn như Vanka, Veroska, Ionuts, Volodia lớn và Volodia

bé… hay sử dụng những danh từ, cụm danh từ chỉ sự vật, hiện tượng làm

nhan đề tác phẩm: Người đàn bà có con chó nhỏ, Những người đàn bà, Hai

người đẹp, Ngôi nhà có căn gác nhỏ, Một chuyện đùa, Một chuyện tình yêu, Nữ hầu tước, Lũ trẻ, Thảo nguyên, Nỗi buồn, Buồn ngủ, Người vợ chưa cưới… và cũng không ít những nhan đề vừa cho thấy đối tượng miêu tả, vừa

bộc lộ thái độ, đánh giá chủ quan của chính nhà văn : Người đàn bà phù

phiếm, Một câu chuyện tẻ nhạt, Người trong bao…

Hàng loạt nhan đề truyện ngắn với những cách gọi tên sự vật sự việc có vẻ đời thường và mộc mạc, không có gì đáng chú ý ấy nhưng bên trong nó lại chứa đựng cách nhìn nhận và đánh giá đối tượng của nhà văn A.Chekhov. Đọc những trang văn của A.Chekhov, người đọc nhận ra sự sâu sắc ở ông thường được giấu kín trong cái vẻ gần như tầm thường, chính vì vậy, khi phát hiện ra, chúng lại có cái sự hấp dẫn riêng. Ông luôn viết chính xác, chân thật mọi sự việc của đời sống xung quanh, dường như không thêm

bớt, hư cấu hay tưởng tượng. Ông viết giản dị như chính cuộc đời mình, để rồi với trái tim nhiệt huyết ấy, ông đã tạo ra những hình thức viết hoàn toàn mới mẻ, có sức lay động độc giả sâu sắc, một văn phong đậm chất Chekhov.

Những người đàn bà với cách đặt tên đơn giản nhưng câu chuyện lại

chất chứa suy cảm khi xoay quanh cuộc đời những người phụ nữ luôn khổ đau, không được hạnh phúc, không tự quyết định được cuộc đời mình, sống mỏi mòn, làm nô lệ cho những định kiến và ràng buộc của xã hội. Nhà văn viết về số phận của họ với trái tim nhức nhối và trăn trở. Một chuyện đùa

nhưng cốt truyện, biến cố trong đó lại chẳng hề vui vẻ, thanh thản như một chuyện mua vui. Chàng trai giờ đã đứng tuổi nhớ lại kỉ niệm thời trẻ với Nadia trong trò chơi trượt tuyết. Mỗi khi xe trượt tuyết lao băng băng xuống đồng cỏ, lao “vun vút như một viên đạn” và “mọi vật xung quanh nhập lại thành một vệt dài vun vút lao về phía sau” chàng trai lại thì thào “Nadia, Anh yêu em!” Bốn tiếng yêu thương ấy vang lên hay chỉ là tiếng gió rít bên tai? Chính bản thân Nadia cũng không biết và chính từ trò đùa ấy đã làm cho nàng buồn bã, thất vọng và cuộc đời của nàng cũng như chàng trai đều rẽ sang hai hướng khác nhau. Một trò đùa tưởng giản đơn nhưng nó là căn nguyên khiến trái tim nàng cả cuộc đời này không sao quên được, đó cũng là những phút giây hạnh phúc, xúc động và đẹp đẽ nhất trong đời nàng. Còn với chàng trai, “tôi không hiểu nổi vì lẽ gì tôi đã nói những lời đó, làm sao tôi đã đùa như thế…” [4, tr. 44]. Một chuyện đùa nhỏ thôi nhưng nó có tác động sâu sắc đến cuộc đời của một con người.

Không chỉ gọi tên chính xác sự vật, hiện tượng, A.Chekhov còn đánh giá sự vật hiện tượng ngay qua cách gọi tên chúng. Người đàn bà có con chó

nhỏ là truyện ngắn khá hay và giàu chất thơ của Chekhov. Nhan đề câu

lại, hình ảnh nhân vật nữ hiện lên khá chân thực, thơ mộng và nhẹ nhàng, nhà văn gọi chị là người đàn bà có con chó nhỏ. Người đọc hình dung ra nhân vật với cách nhận dạng đặc trưng là chú chó nhỏ đi kèm, đồng thời có thể tưởng tượng ra phong thái có vẻ nhàn hạ, thảnh thơi và giàu có của chị. Bề ngoài ấy không có gì khác thường, vẫn như mọi người và hòa vào cuộc sống thường nhật. Chính cách nhìn nhận đối tượng như vậy đã thể hiện một thái độ bao dung và nhân văn của A.Chekhov với người phụ nữ. Đi sâu vào tác phẩm bạn đọc phần nào hình dung rõ hơn về nội tâm phức tạp của người đàn bà có con chó nhỏ - Anna Xergheepna. Trái với vẻ bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng và vui tươi, nàng là một người bất hạnh trong tình yêu, không hài lòng với cuộc sống dù không phải chịu đựng một sự thiếu thốn nào về vật chất. Người đàn bà và con chó nhỏ là bài thơ đẹp về một tình yêu chân chính, câu chuyện khép lại bằng một dự cảm về tương lai tươi sáng: “Có cảm giác chỉ ít lúc nữa thôi là lối thoát sẽ được tìm ra, và lúc ấy, một cuộc đời hoàn toàn mới, thật đẹp đẽ sẽ đến, nhưng cả hai người đều thấy rõ ràng còn xa lắm, xa lắm mới đến ngày kết cục, và những gì rắc rối nhất, khó khăn nhất, chỉ vừa mới bắt đầu” [4, tr. 500]. Trong khi các nhà văn khác thường miêu tả những mối tình vụng trộm như một cái gì xấu xa hoặc chỉ gợi nên những tò mò nhảm nhí thì truyện của Chekhov lại miêu tả ở đó những khao khát tốt đẹp của con người.

Người đàn bà phù phiếm - ngay từ nhan đề đã nhận thấy cách gọi tên

và đánh giá của nhà văn dành cho đối tượng. Quả thực, Olga Ivanovna Ivanopna- vợ của bác sĩ Đumov sống bên cạnh người chồng vĩ đại của mình mà không hề biết đến giá trị khoa học cao quý của chồng mình. Đumov là người chồng tài năng và yêu thương vợ con nhưng nàng coi không khác gì một con số không, thậm chí nàng còn cho rằng Đumov là hạng người quá

tầm thường. Nàng săn đón những người nổi tiếng, chạy theo những hư danh nghệ thuật và ảo tưởng về tài năng của mình. Cảm xúc của nàng không có gì sâu sắc, tâm tư của nàng chỉ nhất thời. Bản chât của Olga Ivanovna là ích kỷ, thờ ơ đối với mọi người xung quanh, cuộc sống trống rỗng, không có mục đích, vô vị và vô dụng. A.Chekhov tỏ rõ thái độ lên án thói dung tục của Olga Ivanovna cũng như các tri thức phù phiếm khác trong truyện, đồng thời đề cao nhiệt tình những trí thức như Đumop, âm thầm lao động khoa học và tận tâm hết mình.

A.Chekhov đã rất tâm huyết khi ông chọn lựa, cân nhắc từ nào chính xác, diễn đạt đầy đủ nhất, sức biểu hiện cao nhất, gợi mở nhiều nhất. Chỉ một từ thôi đã cho thấy bản chất của sự vật hiện tượng. Cách đặt tên truyện của nhà văn cũng đầy sáng tạo và công phu. Mới nghe qua tưởng rất bình thường nhưng đọc truyện mới vỡ lẽ ra mọi điều trong cuộc sống. Buồn ngủ

không chỉ viết về một trạng thái quen thuộc của con người mà là nguyên cớ dẫn tới suy nghĩ và hành động của Varka, con sen mười ba tuổi. Volodia lớn

và Volodia bé không phải chỉ là hai nhân vật cùng tên mà đó là hai con

người có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của Xofia Lovopna, nàng đã quyết định lấy Volodia lớn làm chồng chỉ vì một sự giận dỗi và bởi ông cùng tên với Volodia bé…

Mỗi tác phẩm của A.Chekhov khiến bạn đọc ghê sợ cuộc sống dung tục, mòn mỏi, han rỉ, đầy lo âu, sợ sệt khiến con người bị thoái hóa, biến chất. Cuộc sống ấy quen thuộc quá đỗi, như cái tên thường gọi, như sự vật hiển hiện trước mắt, bình thường như hôm qua đã thế, hôm nay lại thế và ngày mai vẫn thế. Nhưng A.Chekhov đã phát hiện đằng sau vẻ bình thường ấy là cái không bình thường cần thay đổi. Tất cả những sự việc sự vật được miêu tả trong văn Chekhov cùng với thái độ yêu ghét rõ ràng đã chỉ ra với

độc giả rằng : “Các bạn hãy tự ngắm mình, hãy tự xét xem các bạn đang sống tồi tệ và buồn tẻ biết bao”.

Nhà văn khai thác thu lượm chất liệu làm nên truyện ngắn từ đời sống hàng ngày, ông không nói chuyện gì xa lạ, đó vẫn là những chuyện đường phố, truyện trong làng ngoài ngõ, ngay trong bản thân, gia đình người đọc… Đúng như bản thân ông cũng đã từng cho rằng, nhà văn là một loại phóng viên, một nhà quan sát cuộc sống, có thể tạo dựng lại cuộc sống một cách chính xác nhất, không che giấu chút gì, ông nói: “Nhà văn, dẫu sao, không phải là người làm mứt kẹo, một người chế nước hoa, một người mua vui cho mọi người… Anh ta giống như bất cứ phóng viên báo chí nào. Và lối viết là một văn phong của biên bản, không có từ rên rỉ, than vãn…” [19, tr. 46]. Chekhov trình bày sự thật đúng như nó có trong thực tế và rồi tha thiết mong con người mơ ước, hi vọng, đấu tranh để thay đổi nó. Truyện của ông thường như một lát cắt không đầu không cuối của bản thể. Mở đầu thường dẫn người đọc nhập thẳng vào khung cảnh của câu chuyện, tâm trạng của nhân vật, kết thúc thường gây cảm giác "chưa có chuyện gì xảy ra cả" tất cả vẫn như đang ở trong một sự đợi chờ khắc khoải cái tương lai còn chưa đến. Cái hấp dẫn trong truyện của ông chính là ở chỗ nó "mở" ra, hòa với dòng đời bất tận.

Truyện của A.Chekhov chân thật, ông sống thế nào thì viết thế đấy, không hoa mỹ, không ồn ào, giả dối. Song trong cuộc đời cầm bút, ông đã tìm thấy những điều mà ông cho rằng quý giá hơn cả đó là sự vật lộn muôn thủa giữa bản nguyên tối và bản nguyên sáng, giữa cái chết, tình yêu và sự sống trong tâm hồn mỗi con người. Từ đó ông làm thức dậy trong tâm trí người đọc khát vọng về một sự đổi thay, khát vọng về một thế giới đẹp đẽ, công bằng, cao thượng. Và đó cũng chính là niềm tin tưởng của ông trên con

đường tìm kiếm, niềm tin đã biến những truyện ngắn của ông trở nên bất tử. Trong các truyện ngắn của ông luôn luôn chứa chan tình yêu và sự thấu hiểu thế giới thực tại. Từ Olga Ivanovna và Dưmov trong Người đàn bà phù phiếm đến bác sĩ Kirilốp và Abôghin trong Hai kẻ thù đều được A.Chekhov

nhìn bằng con mắt nhân hậu, thương cảm. Ông không cho mình cái quyền được phán xét và lên án một ai, mỗi một nhân vật mà ông dựng lên là một tính cách, một hoàn cảnh, một số phận. Ông nhìn con người như bậc trên nhìn kẻ dưới, đầy độ lượng, bao dung.

Không bị ràng buộc vào các giáo điều cũ kỹ, truyện ngắn Chekhov chứa bao điều lạ lẫm lấy từ sinh hoạt hàng ngày, kể cả "nước mắt mà người đời không thấy", nhằm nhắn nhủ, cảnh tỉnh đến bạn đọc nhiều thế hệ "Hãy nhìn lại mình, hãy nhìn xem chúng ta đang sống tồi, sống tẻ như thế nào?" 3.2 Các dạng lời nói: độc thoại nội tâm, đối thoại

3.2.1 Độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm (tiếng Pháp: Monlogue int'erieur; tiếng Anh:

Interion monologue; tiếng Nga (đã chuyển ngữ sang la tinh): Vnoutrenni monolog) là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp

quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.

Độc thoại nội tâm là một loại độc thoại tồn tại chủ yếu trong văn bản nghệ thuật (tiểu thuyết, truyện ngắn) là phương thức để truyền đạt tư tưởng, tình cảm nên các nhà văn thường sử dụng độc thoại nội tâm như một thủ pháp nghệ thuật, nhằm thể hiện chân thực, sống động, nhân cách con người, với những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm thường thấy trong xã hội loài người. Khi sử dụng độc thoại nội tâm tức là nhà văn muốn sử dụng một ngôn ngữ

riêng, bỏ qua người đối thoại trực tiếp để đào sâu tính cách, tâm hồn của nhân vật. Có thể coi đó là hành vi “mượn lời” (mượn lời nhân vật) để thể hiện ý đồ của tác giả; điều này làm hoạt động ý thức của nhân vật sinh động hơn, nhân vật được khai thác sâu hơn, chân thực và sống động hơn.

Lời nội tâm là một dạng đặc biệt của lời trực tiếp. Thực chất nó không phải là lời giao tiếp, mặc dầu nhân vật có thể hướng đến ai đó hoặc là lời được cấu tạo theo cách của lời tự nhiên. Lời nội tâm (độc thoại nội tâm) thường được chỉ ra bằng các từ “tự nhủ”, “thầm nghĩ” và không phải bao giờ cũng rành rọt mà thường rối ren, lộn xộn, chắp nối.

Độc thoại nội tâm trong văn bản nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết) là một hình thức độc thoại đặc biệt, phong phú về hình thức, đa dạng về cách thức thể hiện và hoàn cảnh sử dụng. Trong văn xuôi, độc thoại nội tâm là một biện pháp bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩ thầm kín. Theo Tamara Motuliova thì độc thoại nội tâm “bao gồm lời nói không phát ra lời của nhân vật; lời nửa trực tiếp, nơi mà tác giả nhân danh mình nhưng lại nắm bắt từ ngữ và ngữ điệu của nhân vật, và lời độc thoại nội tâm trong đó có tiếng nói nhân vật dường như được tách ra làm hai tiếng nói tranh cãi nhau, và hàng loạt lời suy luận chặt chẽ của những ý nghĩ mù mờ hỗn loạn. Tất cả các hình

Một phần của tài liệu Lạ hóa trong diễn ngôn (Trang 72 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w