1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử lớp 10 bằng hệ thống kênh hình

19 2,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 170,5 KB

Nội dung

Vậy giải pháp gì để học sinh có hứng thú với môn học này, có lẽ rằng một giải pháp được nhiều thầy cô sử dụng đó là sử dụng các đồ dùng trực quan trong các tiết dạy của mình.. Thông tin

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 10

BẰNG HỆ THỐNG KÊNH HÌNH

Người thực hiện: Lê Trọng Việt

Chức vụ: Giáo viên

Tổ công tác: Tổ Lịch sử - GDCD

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong chương trình giáo dục hiện nay, môn Lịch sử là bộ môn có một vai trò vô cùng quan trọng Bởi vì đây là bộ môn giúp cho học sinh có thể hiểu biết về lịch sử của dân tộc và của thế giới Qua đó sẽ góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách của con người Tuy nhiên do đặc thù bộ môn đây là môn học nặng về lí thuyết, sự kiện, ngày tháng nên khi học sinh học thường chán và khó nhớ Trong những năm gần đây, do sự phát triển của kinh tế thị trường nên học sinh thường thích chọn những môn khoa học tự nhiên để thi đại học thì cơ hội việc làm sẽ thuận lợi hơn Điều đó, dẫn tới một hệ quả là thi tốt nghiệp, rồi đại học chất lượng môn lịch sử đang ở mức báo động

Vậy giải pháp gì để học sinh có hứng thú với môn học này, có lẽ rằng một giải pháp được nhiều thầy cô sử dụng đó là sử dụng các đồ dùng trực quan trong các tiết dạy của mình Những đồ dùng này khi sử dụng cũng có rất nhiều hiệu quả nhưng khi tìm kiếm, di chuyển và in ấn có lẽ cũng có những điều phải lưu tâm tại sao chúng ta không thử kết hợp với công nghệ thông tin để tạo ra những đồ dùng dạy học tự tạo vừa có thể tiết kiệm, vừa có thể lưu giữ và chỉnh sữa mỗi khi cần

và đặt biệt có thể chứa được một khối lượng kiến thức khổng lồ mà giáo viên muốn truyền tải cho học sinh

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài:

Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh, thông tin khoa học ngày càng nhiều Song thời gian dành cho mỗi tiết học trong trường phổ thông không thay đổi Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất, đầy đủ nhất trong một thời gian có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề bức xúc được nhiều người quan tâm

Vấn đề cập nhật thông tin và đổi mới luôn đặt lên hàng đầu Trong tình hình đó việc giảng dạy bộ môn Lịch sử cần phải đổi mới, cần phải có định hướng chung để học sinh tiếp xúc với nhiều tri thức, nhiều thông tin và rèn luyện kỹ năng làm bài, kỹ năng thực hành

Trang 3

Như chúng ta biết lịch sử là một trong những nội dung vô cùng quan trọng thuộc kiến thức xã hội Việc nhận thức lịch sử vừa phải tuân thủ quy luật nhận thức nói chung, nhưng đồng thời còn có nét đặc thù riêng “ Học sinh không thể

trực tiếp nhận thức ( tri giác ) các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là cái đã qua không

lặp lại nguyên xi, không thể dựng lại hoàn toàn hay thí nghiệm như khoa học tự nhiên Vì lẽ đó dạy học lịch sử trước hết là một quá trình truyền thông tin, thu nhận và xử lý thông tin giữa giáo viên và học sinh qua các phương tiện dạy học

Thông tin về sự kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú ( Sinh động và

vừa sức thì nhận thức lịch sử của học sinh càng sâu sắc bền vững,lời nói,hình ảnh cũng như các loại đồ dùng trực quan( hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa, máy chiếu… ) là những phương tiện dạy học, có khả năng chứa hoặc truyền thông tin

rất đa dạng và phong phú Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính trực quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh

Tuy nhiên, hiện trạng hiện nay ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên nói riêng và các trường phổ thông trên địa bàn Thanh Hóa nói chung việc sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ cho công tác giảng dạy nhiều khi chưa đạt được hiệu quả như mong muốn bởi vì chúng ta chưa biết khai thác đúng mức và tác dụng của các

đồ dùng đó, nhiều khi chỉ dùng cho qua loa, chiếu lệ Bên cạnh đó, tranh ảnh, đồ dùng ở một số tiết dạy còn thiếu Chính vì lẽ đó, bên cạnh các đồ dùng dạy học có sẵn, để đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy nhiều thầy cô giáo đã tạo ra các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với các nội dung bài dạy,vừa phù hợp, vừa hiệu quả

Mặt khác, Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển, trước tác động ngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trở ngại do chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo còn thấp hơn so với yêu cầu Và hơn thế nữa khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cũng kéo theo đó có nhiều nền văn hóa du nhập vào nước ta, bản lĩnh dân tộc đang bị lung lay khi bản sắc dân tộc có thể bị mất đi Khi chính những con người Việt Nam lại quên đi nguồn gốc, lịch sử dân tộc và những năm gần đây khi kết quả thi tốt nghiệp phổ thông và đại học môn lịch sử quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề: Vì sao lại như vậy ?

Trang 4

Nhưng dường như học sinh lại không thích học môn lịch sử vì cho rằng đó chỉ là môn phụ, không quan trọng, nội dung kiến thức quá dài, khó nhớ, nhiều sự kiện Và ngay cả ngoài xã hội cũng không xem trọng đối với môn học này

Chính vì lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học

môn Lịch Sử lớp 10 bằng hệ thống kênh hình ” nhằm tạo ra môi trường tương tác

đa dạng hấp dẫn giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau đồng thời gây hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo ở học sinh Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong nhà trường

2 Cơ sở lý luận.

Luật giáo dục ban hành ngày 02/12/1998, điều 2412 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự bồi dưỡng, rèn kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, đem lại hứng thú học tập cho học sinh…”

Lịch sử là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông Các giáo viên giảng dạy lịch sử cần có phương pháp giảng dạy hợp lí nhằm giúp học sinh tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức lịch sử

Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ

sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật

Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh

Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử,

là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan

Trang 5

Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung, quá khứ lịch sử được phản ảnh, minh họa như thế nào? Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua

Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng rất

lớn Ngắm nhìn một bức tranh diễn tả cuộc đấu tranh như “Tấn công phá ngục

Baxti” xem một cuốn phim tư liệu "C Mác và Ăng- ghen" hay "vài hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Lê-nin" xem xét một di vật lịch sử … học sinh có những tình cảm

mạnh mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, chiến sĩ cách mạng Lòng quý trọng lao động và nhân dân lao động, lòng căm thù bọn áp bức bóc lột và chiến tranh và chiến tranh

Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, kênh hình góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho

học sinh, nó là chiếc “cầu nối” giữa hiện thực với quá khứ, khách quan với đời

sống hiện tại

3 Cơ sở thực tiễn

Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học lịch sử coi đó là nguyên tắc trong dạy học, một phương pháp không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông Tuy nhiên sử dụng như thế nào để có hiệu quả dạy học nói chung, phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh nói riêng, trong dạy học lịch sử thì không đơn giản chưa có sự thống nhất mỗi người sử dụng một cách Tình trạng sử dụng các phương tiện dạy học còn mang tính hình thức chưa phát huy được những ưu thế của các đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Trong bài viết này tôi không trình bày lại phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử nói chung mà chủ yếu đề xuất một số biện pháp sử dụng nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh

Trang 6

Trước tiên khẳng định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học lịch sử do nhiều yếu tố quyết định: như chất lượng đồ dùng trực quan, hiện vật, bản đồ, tranh ảnh lịch sử … Phương pháp sử dụng, kỹ năng, năng lực sư phạm của giáo viên và đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan sẽ kết hợp được hai hệ thống tín hiệu trong quá trình nhận thức: "Tai nghe – Mắt thấy" Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu ,nhớ lâu, gây được mối quan hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát huy ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú đặc biệt là tính tích cực hoạt động độc lập Ngược lại, nếu không sử dụng đúng mức mà bị lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán xử lý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản chủ yếu, thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh

Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đã cho thấy: Không ít giáo viên đã coi nhẹ việc sử dụng đồ dùng trực quan Nếu có chăng phải sử dụng thì chủ yếu là minh hoạ một cách tẻ nhạt, cho học sinh xem qua loa mang tính hình thức, chứ không dùng trong khi giảng dạy Lý luận dạy học chỉ ra cho chúng ta thấy cần phải tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy và học tập Để đáp ứng yêu cầu này cũng như khắc phục tình trạng trước đây chúng ta cần phải biết kết hợp hài hoà giữa lời dạy và hình ảnh cụ thể qua đồ dùng trực quan Tuy nhiên đối với mỗi loại chúng ta có những phương pháp sử dụng riêng phù hợp với nội dung từng loại bài

4 Mục đích nghiên cứu

Nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong dạy học lịch sử, bản thân tôi là một giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường THPT, trực tiếp giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 10, tôi luôn suy nghĩ và xác định cho mình phải làm thế nào để khai thác có hiệu quả hệ thống kênh hình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin đưa ra một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng môn học, phát triển năng lực tư duy và hứng thú học lịch sử ở học sinh lớp 10

Trang 7

5 Phương pháp nghiến cứu

Để thực hiện bài viết này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Nghiên cứu lý thuyết

- Quan sát sự phạm

- Thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp thống kê

6 Đối tượng và phạm vi nguyên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung chương trình Lịch sử lớp 10, các kênh hình liên quan đến nội dung đề tài

- Phạm vi: do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất có hạn, ở đề tài này tôi xin trình bày một số biện pháp khai thác các đồ dùng trực quan liên quan đến môn lịch sử lớp 10 như một dẫn chứng sinh động cho kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả

đồ dùng trực quan của bản thân

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐẾ

1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài

1.1 Thuận lợi

-Tình hình giảng dạy môn lịch sử ở đơn vị:

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy Nhiều giáo viên có thâm niên cao, nhiều kinh nghiệm nên qua công tác dự giờ, thao giảng đã đóng góp ý kiến giúp cho các thành viên trong tổ có nhiều kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy

Nhà trường đã có phòng bộ môn và các loại tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ Nhà trường có phòng máy chiếu riêng, hiện đại, có kết nối mạng Internet

- Tình hình trường lớp, học sinh:

- Một số học sinh chăm học

- Đa số học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa

1.2 Khó khăn khi thực hiện đề tài

Trang 8

- Đa số học sinh vẫn còn thói quen học thuộc lòng, học vẹt, không nắm sâu được kiến thức vì thế sẽ mau quên kiến thức cũ

- Mặc dù đã cải cách chương trình giảng dạy nhưng vẫn còn một số bài quá dài, kiến thức dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thức đối với cả giáo viên truyền thụ lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh

- Học sinh ngại học lịch sử

- Trình độ tin học và sử dụng máy tính của giáo viên còn nhiều hạn chế

2 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan đạt hiểu quả cao nhất

Đồ dùng trực quan có rất nhiều loại và mỗi loại có công dụng và cách sử dụng khác nhau Vậy làm như thế nào để sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng trực quan đó Đây chính là mục đích chính của đề tài này muốn được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp Chính vì vậy tôi sẽ nêu ra kinh nghiệm của bản thân trong việc sử dụng từng loại đồ dùng trực quan khác nhau

2.1 Phương pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong SGK

Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực

Ví dụ: bức tranh “ Tượng người bằng đất nung trong khu lăng mộ Tần

Thủy Hoàng” (hình 12), "Một đoạn Vạn lí trường thành" ( hình 14) SGK lịch sử lớp

10, hay bức ảnh về “ Kim tự tháp ở Ai Cập” v.v….Những tranh ảnh lịch sử này

có giá trị như một tư liệu lịch sử quý giá, giúp học sinh hiểu sâu sắc tính chất sự kiện lịch sử và tạo cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về quá khứ Qua các hình ảnh này khắc họa cho học sinh thấy được những khả năng kì diệu của con người từ xa xưa, thời kì mà với công cụ lao động còn rất thô sơ, nhưng con người đã làm được những điều tưởng chừng như không thể

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp hướng dẫn các em quan sát các tranh ảnh in trong sách giáo khoa Học sinh thích xem tranh lịch sử nhưng ít biết khai thác nội dung của tranh để phục vụ bài học Vì thế để sử dụng có hiệu quả, giáo viên hướng dẫn gợi mở giúp học sinh tự tìm ra nội dung bức tranh Sau

Trang 9

đó giáo viên bổ sung, sửa chữa để các em hiểu bức tranh một cách đầy đủ, toàn diện sâu sắc hơn

Ví như: Khi sử dụng bức tranh “Toàn cảnh khu đền tháp

Bô-rô-bu-đua” ( hình22) trong bài 8 “ Ăng-co vát (Cam-pu-chia) ” SGK lịch sử 10 Giáo

viên phải gợi mở để học sinh quan sát: Hệ thống chùa tháp được xây dựng với kiến trúc như thế nào? Phật giáo ảnh hưởng như thế nào đến khu vực Đông Nam Á? Nước nào được mệnh danh là đất nước của chùa tháp ? Tất cả những điều này cuối cùng giúp học sinh nắm được ảnh hưởng của Phật giáo đối với khu vực Đông Nam Á, sự tài tình của cư dân Đông Nam Á trong việc xây dựng hệ thống kiến trúc đền chùa, thấy được những điểm chung, tương đồng về mặt văn hóa giữa các nước Đông Nam Á Tuy ra đời tại đất nước Ấn Độ xa xôi nhưng đạo Phật đã nhanh chóng cho thấy sức mạnh lan tỏa qua việc ảnh hưởng sâu sắc tới khu vực Đông Nam Á, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các quốc gia Đông Nam Á

Hình vẽ, tranh ảnh trong SGK, là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tính cách, mà còn phát triển tư duy học sinh, sử dụng tốt loại phương tiện trực quan này sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo ra sự hứng thú trong quá trình nhận thức Từ việc quan sát học sinh sẽ đi tới công việc tư duy trừu tượng Bản thân tranh ảnh không thể gây ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong tình huống có vấn đề Mặt khác thông qua quan sát, miêu

tả tranh ảnh học sinh rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú trong sáng Vì vậy trong dạy học lịch sử chúng ta cần phải khai thác triệt

để nội dung lịch sử được biểu hiện qua tranh ảnh, hình vẽ trong SGK Đồng thời khi

sử dụng cần kết hợp sử dụng câu hỏi, miêu tả hoặc tường thuật kiến thức lịch sử biểu hiện trong đồ dùng trực quan Sau khi quan sát học sinh cần nêu lên suy nghĩ của mình, phát biểu của các em dù đúng, sai nông cạn hay sâu sắc đều là cơ sở để giáo viên đánh giá trình độ của học sinh để uốn nắn, hướng dẫn nhận thức của các em Trong những điều kiện có thể cần gợi ý cần tạo ra các cuộc thảo luận, tranh luận của các em khi quan sát một bức tranh hay một hình vẽ nào đó

Trang 10

Ví dụ: Hình 38 trong SGK “Bia Tiến sĩ trong Văn Miếu (Hà Nội)”, giáo viên đặt câu hỏi: “ Dựa vào hình ảnh 38 em có nhận xét gì về giáo dục nước ta

thời Lê Sơ?" Học sinh trả lời sau đó giáo viên sẽ kết luận: Bia Tiến sĩ là sự vinh

danh đối với những người thi cử đỗ đạt, tên tuổi của họ được lưu lại trên bia Tiến

sĩ để cho đời đời sau biết đến, noi gương, học tập Việc làm này của vua Lê Thánh Tông đã có tác dụng kích thích,cổ vũ cho việc phát triển nền giáo dục nước nhà, làm cho số người học, đi thi và đỗ đạt ngày càng đông, hàng loạt trí thức tài giỏi

được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước “

Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí có mạnh thì nước mới vững”.

Ví dụ: Khi dạy bài 22 Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI-XVIII (Lịch sử lớp 10; tr.113), giáo viên cho học sinh xem hình 45“ Thương cảng Hội An” Giáo viên giới thiệu và phát vấn học sinh: Các em hãy quan sát bức tranh và rút ra nhận

xét? Sau khi đã có 1 đến 2 học sinh trả lời, giáo viên mới giải thích bức tranh với học

sinh Hình ảnh trên cho thấy trong các thế kỉ XVI đến XVIII ngoại thương ở nước ta rất phát triển mà bằng chứng là thuyền buôn các nước vào nước ta buôn bán ngày càng tấp nập, ngoài thuyền buôn của các nước châu Á còn xuất hiện thuyền buôn của các nước châu Âu

SGK hiện nay kênh hình tương đối đầy đủ và phong phú, do vậy việc sử dụng hình vẽ tranh ảnh để giới thiệu khắc sâu bài học lịch sử cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh hiệu quả nhất

VD: ở bài 23 trang 118 (Lịch sử lớp 10), giáo viên cho học sinh xem hình 46

“ Lược đồ trận Ngọc Hồi-Đống Đa” Qua các kênh hình này giáo viên có thể phát

vấn học sinh: Em hãy cho biết vua Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh bằng nghệ thuật quân sự nào? Học sinh trả lời, sau đó giáo viên khái quát: Bằng yếu tố thần tốc, bất ngờ vua Quang Trung đã chỉ huy quân ta đánh tan quân Thanh xâm lược

2.2 Sử dụng các ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử

Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng v.v…giáo viên sử dụng để giảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm tính cách

Ngày đăng: 18/07/2014, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w