1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong sách giáo khoa vận dụng vào dạy học môn địa lý lớp 11 ở trường thpt quan sơn 2

21 2,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 245,5 KB

Nội dung

Trong quá trình dạy học tôi luôn nghiên cứu tìm tòi những phương pháp giảngdạy sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh để giúp các em nắmvững kiến thức và luôn hứng thú

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Như chúng ta đã biết mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là đào tạo ranhững con người phát triển toàn diện về nhiều mặt: Đức, trí, thể, mỹ và bồi dưỡngcho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo Mục tiêu này lại được cụ thể hoá trong cácmục tiêu của các môn học trong chương trình dạy học ở trường THPT Để thựchiện tốt mục tiêu này bên cạnh việc nắm vững hệ thống kiến thức của chương trình,nội dung kiến thức và mục tiêu của từng môn thì một yếu tố không kém phần quantrọng đó là phương pháp dạy học

Trong quá trình dạy học tôi luôn nghiên cứu tìm tòi những phương pháp giảngdạy sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh để giúp các em nắmvững kiến thức và luôn hứng thú học tập môn Địa Lí của học sinh

Từ thực tiễn của việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) Địa Lí vàthực tiễn của việc giảng dạy môn Địa Lí ở trường THPT trong các năm vừa qua,nhằm góp phần nâng cao khả năng và giúp học sinh (HS) có khả năng nhận thứckiến thức và tự hoàn thiện kiến thức

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Khai thác

kiến thức từ tranh ảnh trong sách giáo khoa vận dụng vào dạy học môn Địa Lí lớp 11 ở trường THPT Quan Sơn 2 ”.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài

2.1 Mục tiêu

Nhằm tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các kênh hình trong SGK địa lí

- Giúp HS có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến thức,tự hoànthiện kiến thức trong và sau bài học

- Góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộmôn Địa Lí

2.2 Nhiệm vụ

Trang 2

Đề tài nhằm giải quyết những nội dung sau:

- Lí luận về phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Địa Lí

- Hướng dẫn hoc sinh trong việc sử dụng tranh ảnh Địa Lí

- Hướng dẫn học sinh khai thác một số tranh ảnh trong SGK Địa Lí 11

2.3 Giới hạn

Đề tài này tôi nghiên cứu ở một số bài học Địa Lí 11, chương trình SGK ban

cơ bản và giới hạn trong việc tạo kĩ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh trongSGK của HS và GV

- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện, dạy học địa

lí ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục, năm 1998

- Tiến sĩ Hoàng Việt Anh, Vận dụng phương pháp Graph vào giảng dạy, địa lí lớp 6

và lớp 8, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, năm 1993

- PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng số liệu thống kê, trong dạyhọc địa lí kinh tế- xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 1997

- Ths Nguyễn Hữu Huấn, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy, học địa lí ởlớp 7 trung học cơ sở, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, 2005

- Ths Nguyễn Thị Dung, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy, học địa lílớp 11 THPT theo hướng tích cực, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo, dục, 2005

- Ths Hà Phúc Thuận, Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực, trong mônĐịa lia 10 THPT tại tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo, dục, 2009.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

- Phương pháp thử nghiệm.

- Phương pháp quan sát qua các tiết dự giờ thao giảng

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp khảo sát, thống kê

5 Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm.

- Sáng kiến kinh nghiệm đã tổng hợp lí luận về các phương pháp dạy hoc trựcquan và khai thác tranh ảnh trong SGK Địa Lí 11

- Sáng kiến kinh nghiệm hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo quý cho học sinh,sinh viên và giáo viên chuyên ngành Địa lí trong trường phổ thông có thể học tốtcũng như dạy tốt môn Địa Lí lớp 11

6 Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Sáng kiến kinh nghiệm gồm ba

chương:

- Chương 1 Cơ sở lí luận của đề tài

- Chương 2 Cơ cở thực tiễn

- Chương 3 Khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong sách giáo khoa vận dụng vào dạy học môn Địa Lí lớp 11

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tìm hiểu phương pháp dạy học trực quan.

1.1.1 Khái niệm.

Khi nghiên cứu phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong giảng

dạy Địa Lí, chúng ta cần phải xác đinh nội dung khái niệm “Phương tiện trực quan”

(PTTQ) Trong giảng dạy Địa Lí, HS nhận biết các hiện tượng và sự vật không chỉ

bằng tai nghe mà còn bằng mắt nhìn, hoặc cầm nắm.Vậy tất cả những cái gì có thểlĩnh hội (tri giác) nhờ sự hỗ trợ của các tín hiệu ngoài lời giảng của giáo viên đềugọi là PTTQ

Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp sử dụng các PTTQ trước,

trong và sau khi lĩnh hội kiến thức, tài liệu học tập mới Sử dụng các PTTQ nhằmgợi mở và hướng dẫn HS khai thác các nguồn tri thức và phát triển các năng lực tưduy, sáng tạo cho HS

1.1.2 Vai trò của phương pháp dạy học trực quan.

Phương pháp dạy học trực quan có vai trò rất quan trọng đối với việc dạy vàhọc Địa Lý, đặc biệt là đối với dạy và học môn Địa Lý theo phương pháp đổi mới.Bởi vì HS chỉ có thể quan sát được một phần nhỏ các đối tượng xung quanh, cònphần lớn các đối tượng khác thì không có điều kiện quan sát trực tiếp.Các phươngtiện dạy học trực quan vừa là phương tiện để dạy học, nhưng nó vừa chứa đựngnguồn tri thức cụ thể cho học sinh khai thác Các phương tiện dạy học trực quanđược thể hiện thông qua phương pháp dạy học trực quan, giúp học sinh hiểu bàinhanh chóng và nhớ lâu hơn, đặc biệt nó gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò,khả năng sáng tạo của học sinh, làm cho giờ học thêm sinh động

1.1.3 Các phương pháp trong “phương pháp dạy học trực quan”.

- Phương pháp sử dụng bản đồ

- Phương pháp sử dụng tranh ảnh, hình vẽ

- Các phương pháp khác

Trang 5

1.1.4 Hình thức sử dụng phương tiện trực quan.

Người GV địa lí muốn vận dụng phương pháp sử dụng các PTTQ, thì cần phảinắm được nội dung, hình thức và đặc điểm của từng loại phương tiện (Gọi làphương pháp) PTTQ theo ý kiến của M.V.Xtuđênikin, bao giờ cũng có hai chứcnăng: vừa là đồ dùng để minh hoạ, vừa là nguồn tri thức Nếu sử dụng nó như mộtnguồn tri thức để cho HS khai thác trong quá trình học tập thì việc sử dụng PTTQ

có thể coi như một phương pháp, còn chỉ sử dụng nó như một đồ dùng để minhhoạ, thì đó chỉ là một biện pháp phục vụ cho phương pháp dùng lời

Hiện nay việc sử dụng PTTQ thường có hai hình thức:

- GV dùng các PTTQ để vừa giảng, hướng dẫn HS tìm ra kiến thức và vừa minhhoạ những kiến thức địa lí để HS dễ lĩnh hội kiến thức, qua việc tri giác trực tiếpđối tượng quan sát

- GV dùng câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát các phương tiện trực quan vàyêu cầu giải thích những kiến thức trong bài hoặc làm sáng tỏ những mối liên hệgiữa các sự vật và hiện tượng địa lí

1.1.5 Những yêu cầu khi sử dung phương tiện trực quan

Vì các PTTQ có tác dụng chủ yếu là tạo cho học sinh những biểu tượng sinhđộng, gần với thực tế về các sự vật, hiện tượng cũng như quá trình địa lí, cho nêntrong quá trình sử dụng chúng, GV cần phải chú ý đến một số yêu cầu như:

+ Cần lựa chọn PTTQ sao cho phù hợp với mục đích sư phạm, với nội dung bàidạy

+ Cần triệt để khai thác tính trực quan của chúng để phục vụ cho hoạt động nhậnthức của học sinh

+ Cần quan tâm đến các yêu cầu về mỹ thuật, kĩ thuật và kinh tế

1.2 Phương pháp sử dụng các tranh ảnh trong việc dạy địa lí.

Nhiệm vụ chính của tranh ảnh (Tranh ảnh địa lí treo tường, tranh ảnh địa lítrong sách giáo khoa, tranh ảnh đial lí khổ nhỏ cắt ra từ hoạ báo, tạp chí v.v ) làhình ảnh cho HS những biểu tượng cụ thể về địa lí.Trong các loại kể trên, có ý

Trang 6

nghĩa quan trọng hơn cả là các tranh treo tường in sẵn và các tranh ảnh địa lí trongsách giá khoa, vì nội dung của chúng đều được lựa chọn cẩn thận, phù hợp với nộidung các bài dạy trong chương trình.

Tranh ảnh minh hoạ có thể sử dụng trong nhiều khâu giảng dạy khác nhau,nhưng nhiều hơn cả là trong khâu lĩnh hội tri thức mới của HS bằng cách:

- GV có thể cho HS quan sát, đặt một số câu hỏi cho HS phân tích tranh trước,rồi sau đó mới dùng cách quy nạp trình bày tài liệu, rút ra kết luận Nhưng cũng cóthể, GV dùng tranh ảnh để củng cố bài học,bổ sung kiến thức cho HS sau khi dạy

- GV dùng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn HS quan sát, tập trung chú ýkhai thác những chi tiết quan trọng HS trong khi lĩnh hội tri thức phải vừa quansát, vừa suy nghĩ, trả lời những câu hỏi của GV

- Trong khi giải thích tài liệu mới, GV cũng có thể kết hợp việc minh hoạ bàibằng tranh ảnh với việc đọc tài liệu trong sách giáo khoa Khi tranh ảnh không nêuđược các chi tiết quan trọng của đối tượng thì GV phải bổ sung bằng các hình vẽtrên bảng

- Trong quá trình dạy, tranh ảnh cũng phải được sử dụng đúng chỗ, đúng lúcthì mới phát huy được hết tác dụng không làm cho HS giảm hứng thú, phân tán tưtưởng

Trang 7

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1 Thực trạng sử dụng tranh ảnh trong dạy và học Địa Lí ở trường THPT.

2.1.1 Về phía giáo viên :

Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề: Hầu hết các GV có sử dụng tranh ảnhtrong SGK nhưng chưa thường xuyên, sử dụng còn qua loa, nên vai trò và chứcnăng của đồ dùng trực quan nói chung và tranh ảnh nói riêng, bị hạn chế rất nhiều

mà trong khi đó chương trình địa lí mới đã biên soạn lại nội dung và bổ sung thêmcác kênh hình Vì những lý do trên nên kết quả dạy - học theo phương pháp mớivẫn chưa cao

Việc nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp “Khai thác kiến thức từ tranh

ảnh trong sách giáo khoa Địa Lí 11” để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên dạy

Địa Lí có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn

2.1.2 Về phía học sinh:

Do quan niệm đây là bộ môn phụ nên HS chưa đầu tư thời gian thích đáng choviệc học tập bộ môn Phần vì kiến thức Địa lý khá trìu tượng, nhiều mối quan hệ tựnhiên - xã hội rất phức tạp, bản chất là một môn học rất khô khan nên học sinh ítthích học Cho nên trong suốt năm học 2011 - 2012 vừa qua chất lượng học sinhđạt kết quả cao trong các tiết học chưa nhiều, các mức độ biết khai thác và vậndụng hình ảnh vào trong bài học được chia thành các mức độ sau: tốt, khá, trungbình, yếu:

Số lượng

Trang 8

Trong điều kiện dụng cụ trực quan còn chưa được cung cấp đồng bộ Trướcmắt người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng mọi biện pháp, mọi khả năng cóthể để xây dựng kế hoạch hoạt động cho mình, tự thiết kế những đồ dùng đơn giản.Sưu tầm tranh ảnh minh họa, cung cấp thông tin cho học sinh hoặc vẽ những sơ đồ,hình vẽ trong sách giáo khoa phóng to để sử dụng

Như vậy việc chuẩn bị của giáo viên ở nhà là rất quan trọng, giáo viên phảinghiên cứu thật kỹ nội dung bài dạy để sáng tạo cho mình những đồ dùng trực quanphù hợp sinh động nhất

Đối với những đồ dùng trực quan đã có sẵn chúng ta cần khai thác triệt đểlượng kiến thức cho phép trong đồ dùng trực quan đó phát huy vai trò của đồ dùngtrực quan, của kênh hình và kênh chữ trong một bài học, chú trọng vào chất lượngdạy và học, lựa chọn phương pháp phù hợp cần kết hợp giữa khai thác, kiểm tra vàrèn luyện kỹ năng cho học sinh

CHƯƠNG 3 KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ TRANH ẢNH TRONG SÁCH

Trang 9

3.1 Một số vấn đề trong dạy học địa lí 11:

Đối với chương trình địa lí 11được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tìnhhuống, thông tin đã được lựa chọn Vậy giáo viên phải tổ chức học tập, phân tích, tổng hợp và xử lí thông tin, tạo điều kiện cho HS trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được kiến thức vừa rèn luyện các kỹ năng và nắm được phương pháp học tậptạo điều kiện tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới, phát huy tínhtích cực, độc lập của học sinh

Những tranh ảnh, hình vẽ trong sách giáo khoa không đơn thuần chỉ là minhhọa cho bài giảng mà chúng còn gắn bó hữu cơ với bài học là một phần không thểthiếu được trong nội dung bài học

một câu hỏi: Dựa vào hình 5.1 kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết đặc điểm khí hậu và cảnh quan của Châu Phi?

Trang 10

- HS có thể quan sát hình 5.1 kết hợp với hình 5.2 nêu một số đặc điểm khí hậu vàcảnh quan của Châu Phi như sau:

+ Châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan là chủ yếu

- Trên cở sở đó giáo viên có thể đưa thêm câu hỏi nâng cao: Hãy nêu những hiểu biết của mình về hoang mạc Xahara?

- HS trả lời dựa trên phần kết thức lĩnh hội được như:

+ Vị trí, diện tích, phạm vi

+ Đặc điểm cơ bản của hoang mạc

+ Tác động của hoang mạc đến sự phát triển kinh tế xã hội của Châu Phi

Như vậy việc sử dụng hình 5.2 vừa giúp HS khai thác kiến thức đồng thờigiúp học sinh lĩnh hội được tri thưc mới

3.2.2 Bài 5 Tiết 3: Một số vấn đề của của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

Dạy phần I, mục 1: Tây Nam Á

Hình 5.6 Vườn treo Ba – bi – lon.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Lấy ví dụ để chứng minh cho nền văn minh rực

rỡ của Tây Nam Á?

- HS quan sát vào hình 5.6 để trả lời: Vườn treo Babilon và cho biết thêm đây làmột trong bảy kì quan của thế giới cổ đại

Trang 11

- GV cung cấp thêm một số thông tin ve vườn treo: Vườn treo được xây dựng nên

để cho bà vợ của Nebuchadnezzar làAmyitis khuây nỗi nhớ quê hương Amyitis làcon gái vua xứ Medes, đã cưới Nebuchadnezzar để tạo nên một liên minh giữa hainước Quê hương bà là một vùng đất xanh tươi với những núi non hùng vĩ, và bàcoi vùng đất Lưỡng Hà (một vùng ở phía Tây nam Châu Á) bằng phẳng bị mặt trờithiêu đốt là buồn chán Nhà vua quyết định tái tạo lại quê hương hoàng hậu bằngcách xây nên một vùng núi non nhân tạo bằng những vườn treo trên mái nhà

Vườn treo Babylon dựng ngay cạnh cung điện nhà vua, bên bờ sông Euphratethuộc lưu vực Lưỡng Hà, cách thành Baghdad, Iraq 50 km về phía nam Dù cònnhiều tranh cãi về hình dáng và đặc điểm, nhưng Vườn treo Babylon đã đánh dấumột thời vàng son của lịch sử vùng Lưỡng Hà, thời kì phát triển rực rỡ của vươngquốc Chaldean, hay còn gọi là Tân Babylon Nhà vua Nabuchadnezzar trị vì đấtnước được 44 năm thì qua đời Sau đó, vườn treo Babylon cũng tàn lụi theo

3.2.3 Bài 5 Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

Dạy phần II, mục 2: Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố

Hình 5.9 Nạn nhân của cuộc xung đột tại Tây Nam Á

- Để khai thác được hình có hiệu quả thì trước khi khai thác GV cần giới thiệu vềhình 5.9 như sau: Hình 5.9 mô tả hình ảnh một người phụ nữ và hai đưa con ngồi

Trang 12

trên một đống gạch đổ nát hoang tàn Gương mặt nguời mẹ trông mệt mỏi, chánnản và đau khổ, trong khi hai đứa trẻ vãn ngây thơ chưa biết gì đến nổi đau và sựmát mát của chiến tranh.

- Từ sự dẫn dắt đó, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Vậy hình ảnh trên

đã nói lên điều gì?

- HS trả lời: Đây là một hình ảnh có sức lan toả sâu rộng, kêu gọi mọi người trênTrái Đất hãy lên án và ngăn chặn chiến tranh, hãy bảo vệ lấy thế hệ tương lai củachúng ta

3.2.4 Bài 7: Liên minh Châu Âu ( EU )

Tiết 1: EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới

Dạy phần I, mục 2: Mục đích và thể chế

Hình 7.3 Những trụ ccột của ngôi nhà chung EU

- GV hướng dẫn học sinh quan sát ba trụ cột của EU là Cộng đồng Châu Âu ,Chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hợp tác về tư pháp và nội vụ Yêu cầu HS

trả lời câu hỏi giữa bài: Trình bày những liên minh hợp tác chính của EU?

Trang 13

- HS quan sát hình vẽ và trả lời được:

+ Liên minh: thuế quan, thị trường nội địa, kinh tế và tiền tệ

+ Hợp tác: Hợp tác trong chính sách đối ngoại, phối hợp hành động để giữ gìn hoàbình, chính sách an ninh, chính sách nhập cư, đấu tranh chống tội phạm, hợp tác vềcảnh sát và tư pháp

- GV: yêu cầu HS chỉ ra được mục đích của EU: Là tạo ra một khu vực liên thông

về hàng hoá, dịch vụ, con người và tiền vốn trong các nước thành viên trên cơ sởtăng cường sự liên kết kinh tế, pháp luật, nội vụ , an ninh, đối ngoại

3.2.5 Bài 7: Liên minh Châu Âu ( EU )

Tiết 1: EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới

Dạy phần I, mục 2: Mục đích và thể chế

Hình 7.4 Các cơ quan đầu não của EU

- GV: Yêu cầu HS quan sát hinh 7.4 kể tên các trung tâm đầu não của EU?

- HS: Quan sát hình trả lời:

+ Hội đồng Châu Âu

+ Nghị viện Châu Âu

+ Hội đồng bộ trưởng Châu Âu

+ Uỷ ban liên minh Châu Âu

+ Toà án Châu Âu

Ngày đăng: 18/07/2014, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w